Đối với tiền xu có tất cả 8 loại mệnh giá khác nhau 1, 2, 5, 10, 20, 50 cent và 1, 2 euro (1 euro = 100 cent). Các loại mệnh giá khác nhau về kích cỡ, trọng lượng, chất liệu, màu sắc, độ dày mỏng và cả rìa đồng tiền (giúp người khiếm thị nhận biết).
Đồng tiền có cấu tạo đơn giản hơn tiền giấy, đối với 3 loại có giá trị thấp nhất có hình bản đồ với biểu tượng tượng trưng cho Liên minh châu Âu như một khối thống nhất từ nhiều quốc gia thành viên. Các loại tiền xu còn lại có biểu tượng của cả khối Liên minh châu Âu.
69 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận môn ngân hàng trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Thảo luậnMôn Ngân hàng trung ương GVHD: Đặng Hương Giang Danh sách nhóm 3 Hoàng Thị Hậu ( Nhóm trưởng) 1 Nguyễn Huệ Chi 2 Nguyễn Lê Phương Anh 3 Mai Thị Bích 4 Quách Thị Bích Hà 5 Nguyễn Lan Hương 6 Lê Thị Cúc 8 Đỗ Thị Minh Tâm 9 Nguyễn Thị Lành 10 Lê Thị Hoa 11 Trần Thị Hạnh 12 Mai Thị Huyền 13 Đỗ Thị Lý 7 Câu 3 – Chương 1 Ưu nhược điểm của các mô hình ngân hàng TW? Lấy VD minh họa. Các loại mô hình của NHTW Mô hình thứ nhất - Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ: + NHTW là cơ quan ngang Bộ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ. + Chính phủ kiểm tra giám sát hoạt động của NHTW Các nước đang sử dụng mô hình này: phần lớn là các nước Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Việt Nam …) Có 2 loại mô hình tổ chức Mô hình thứ hai – Mô hình NHTW trực thuộc Quốc hội: + NHTW độc lập vs Chính phủ + Chính phủ không giám sát kiểm tra hoạt động ở hầu hết các quốc gia phát triển như Mỹ , Đức , Nhật , Thụy Điển , Thụy Sỹ… thì mô hình tổ chức là độc lập với chính phủ Mô hình thứ nhất: NHTW trực thuộc Chính phủ Ưu điểm Nhược điểm Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ. MH được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng trong thời kỳ tiền phát triển Chính phủ dùng công cụ phát hành để bù đắp bội chi ngân sách NN, gây ra lạm phát NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ . Sự phụ thuộc vào Chính phủ có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ , góp phần tăng trưởng kinh tế Ví dụ: NHTW Việt Nam Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lợi ích từ việc sử dụng mô hình này - Tạo được sự đồng bộ trong mục tiêu phát triển kinh tế vs chính phủ Tương lai để tăng cường hiệu quả hoạt động vs tư cách là 1 NHTW trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao tính độc lập là hết sức cần thiết do đó sử dụng mô hình này là nền tảng cho những thay đổi mang tính độc lập sau này Giúp Chính phủ hoàn thành mục tiêu đề ra, giảm thâm hụt ngân sách NN Tạo niềm tin và hệ thống ngân hàng Các hạn chế: Chính phủ quyết định chính sách (cả mục tiêu và chỉ tiêu hoạt động). Đây là 1 trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả HĐ của NHNN Việt Nam hiện nay. Mức độ độc lập tự chủ chủ này đã bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế bất cập làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành HĐ Mất đi sự chủ động trong việc thực hiện CS tiền tệ. Vì là cơ quan của Chính phủ nên có khi NHNN phải thực hiện các nhiệm vụ không phù hợp vs CS tiền tệ. NHTW Myanmar mô hình trực thuộc Chính phủ nằm dưới quyền quyết định của thủ tướng Thein Sein. Chính sách tiền tệ - "người hầu gái" cho chính sách tài khóa Chi tiêu chính phủ duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2000-2010, tương ứng lượng tín dụng cung cấp cho chính phủ cũng gần ngang bằng. Có thể thấy, nguồn thu từ thuế không bù đắp nổi chi tiêu ngân sách, mà chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay nợ. NHTW Myanmar phải in nhiều tiền để tài trợ cho chi tiêu chính phủ, khiến lạm phát tăng tới 2 con số. (Nguồn: IMF). Dường như mọi nguồn lực đáng lẽ được dùng để phát triển kinh tế, đã chuyển sang dùng để củng cố chính trị. Chi tiêu chính phủ lớn nhưng không phục vụ cho đầu tư. Bằng chứng là chi tiêu chính phủ lên tới 60% GDP năm 2006, trong khi tỷ lệ đầu tư của Myanmar thấp nhất trong khối nước Đông Nam Á. Rõ ràng, chính phủ Myanmar đã lạm dụng tiền nhằm phục vụ cho chính trị thay vì kinh tế. Chi tiêu chính phủ cao, nhưng tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế Myanmar nằm trong nhóm thấp nhất khu vực ASEAN, trung bình 14,2%. (Nguồn: ADB). Người dọn dẹp không ai khác ngoài NHTW. Để tài trợ cho các khoản chi tiêu và thâm hụt ngân sách chính phủ, buộc NHTW phải cho chính phủ vay. Nhưng cần lưu ý rằng, mức nợ chính phủ trong giai đoạn 1998-2008 trung bình xấp xỉ 100% GDP. Nợ chính phủ liên tục ở mức cao trong giai đoạn 1998-2008.(Nguồn: Bộ Tài chính Myanmar). Ngoài khác khoản nợ, NHTW còn có nhiệm vụ bù đắp thâm hụt ngân sách cho chính phủ Myanmar. Tình trạng thâm hụt ngày càng nghiêm trọng từ năm 2001 đến nay, gây ra áp lực ngày càng lớn cho NHTW. Thâm hụt ngân sách chính phủ Myanmar bắt đầu trầm trọng từ năm 2001 cho đến nay. (Nguồn: Bộ Tài chính Myanmar). Tài trợ cho chính phủ bằng cách in thêm tiền sẽ lành mạnh nếu có tài sản đảm bảo (vàng, chứng thư vàng, tài sản cố định,…). Ngược lại, khi in tiền quá tay và không có tài sản đảm bảo, chắc chắn lạm phát cao là điều nền Myanmar không thể tránh khỏi. Không còn tin tưởng đồng kyat đã mất giá, không chấp nhận thứ thuế ngầm đang bào mòn giá trị tài sản (thuế lạm phát), người dân Myanmar quay sang sử dụng đô la Mỹ, khiến cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế trở nên phổ biến. Quyết định thả nổi đồng kyat hồi tháng 4/2012, được coi như sự công nhận thất bại của chính phủ Myanmar sau nỗ lực cố định tỷ giá đã quá chênh lệch với thị trường chợ đen. Để cho nhân dân mất niềm tin vào đồng nội tệ chính là thất bại lớn nhất của bất kì NHTW nào trên thế giới và không may, đó lại chính là trường hợp của NHTW Myanmar. Mô hình thứ hai: NHTW không trực thuộc Chính phủ Ưu điểm + NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực kinh tế khác + NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt dưới quyền của chính phủ mà phải do quốc hôi kiểm soát. + Tăng hiệu quả của mục tiêu kiểm soát lạm phát , tăng trưởng kinh tế , giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính + Được giao quyền lựa chọn mục tiêu , mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ Chính phủ hay cơ quan liên quan khác : rõ ràng , cụ thể, và thống nhất + Quyết định trong việc thực thi các chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ + Có thể từ chối mục tiêu thâm hụt ngân sách + Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự Nhược điểm Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có thể kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ (do NHTW thực hiện) và chính sách tài khóa (do Chính phủ chi phối) để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả. Có nguy cơ bị thâu tóm cũng như sự kiểm soát của tư nhân, các nhà tài phiệt ngân hàng, tài chính nếu không có cơ chế phù hợp Ví dụ: Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ – FED Ở Hoa Kỳ, năm 1908 Đạo luật Aldrich – Vreeland được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đã xác định rõ sự cần thiết phải quy định hệ thống ngân hàng độc lập với Chính phủ. Sau đó, năm 1913, Đạo luật về Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ khẳng định NHTW Hoa Kỳ (Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ – FED) có vị trí độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội, độc lập trong việc quyết định cung ứng tiền tệ và thực hiện CSTTQG. Theo đạo luật này, cơ quan lãnh đạo cao nhất của FED là Hội đồng Thống đốc, người điều hành FED là Chủ tịch. Hội đồng gồm 7 thành viên, do Tổng thống bổ nhiệm, với sự tham vấn và đồng thuận của Thượng viện (Phần 10, Điều 1), là cơ quan quyền lực đối với hoạt động của NHTW, mọi quyết định đều được thông qua một cách dân chủ, đa số, tránh tình trạng lạm quyền. Không một nghị sỹ nào trong Quốc hội được là thành viên của Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ liên bang hoặc là cán bộ hay là Giám đốc của Ngân hàng Dự trữ liên bang (Phần 4 Điều 13). Hội đồng Thống đốc hoạt động theo quy chế độc lập, là cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội Mỹ (Phần 2B, Khoản a), có nhiệm vụ điều hòa tiền tệ, tín dụng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Mỹ với mục đích đảm bảo sự ổn định giá trị đồng tiền USD và sự tăng trưởng kinh tế, có thẩm quyền quy định mức chiết khấu, mức dự trữ tối thiểu, điều hòa chính sách thị trường mở, quyết định quy chế hoạt động của các ngân hàng dự trữ liên bang và các ngân hàng thành viên hệ thống dự trữ liên bang, giám sát hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ Nhược điểm FED bị khống chế bởi các nhà tài phiệt ngân hàng và tập đoàn công nghiệp hàng đầu tại Mỹ và châu Âu. FED luôn đóng vai trò là NHTW của Hoa Kỳ và cũng là NHTW của thế giới, bởi FED luôn hội tụ những bậc kỳ tài về lĩnh vực tài chính ngân hàng (nói đúng hơn là những nhà tài phiệt hàng đầu thế giới về lĩnh vực ngân hàng) nắm giữ vai trò điều hành FED. Họ là những thế lực có thể tạo ra bất cứ cuộc khủng hoảng nào, nếu họ cần. Vì vậy, bất cứ cuộc khủng hoảng nào xảy ra, đều có nguyên nhân và ẩn chứa đằng sau đó là cả một thế lực thao túng. Trong các năm 1857, 1870, 1907 vì muốn ép Chính phủ Mỹ xây dựng lại NHTW tư hữu (tức FED ngày nay), các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế liên tục hợp tác và cùng nhau tạo ra khủng hoảng tài chính, từ đó khống chế hoàn toàn quyền phát hành tiền của Mỹ. Chỉ tính riêng cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ năm 1930 đến 1933, tổng cộng đã có 8.812 ngân hàng phải đóng cửa Đứng về người vay tiền, chỉ tính riêng 1 ngày, tại 1 bang của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng 1930-1933 đã có 60.000 ngôi nhà và nông trường bị phát mại. Một thủ đoạn kiếm tiền khác của các ngân hàng quốc tế đó là tạo ra các cuộc suy thoái kinh tế Câu 3 – Chương 2 Tìm hiểu về đồng chung châu Âu (EURO). EURO Lịch sử hình thành và vị thế của đồng EURO Dấu hiệu chống giả 3 Hình dạng đồng EURO 2 Lịch sử hình thành và vị thế của EURO 1. Lịch sử hình thành Euro là tiền tệ thống nhất trong châu Âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của Liên minh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Một mặt việc hòa nhập kinh tế thông qua Liên minh thuế quan 1968 đã có những bước tiến dài, mặt khác sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dẫn đến việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh mà theo như cách nhìn của giới chính trị thì đã cản trở thương mại. Năm 1970 lần đầu tiên ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu Âu được cụ thể hóa. Dự tính với mục đích thành lập liên minh này cho đến năm 1980 đã thất bại mà một trong những nguyên nhân là sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Thay vào đó Liên minh Tỷ giá hối đoái Châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là Hệ thống Tiền tệ Châu Âu vào năm 1979. Hệ thống tiền tệ châu Âu có nhiệm vụ ngăn cản việc các tiền tệ quốc gia dao động quá mạnh. 1. Lịch sử hình thành đồng EURO Đơn vị Tiền tệ Châu Âu (tiếng Anh: European Currency Unit – ECU), một đơn vị thanh toán, ra đời vì mục đích này và có thể xem như là tiền thân của đồng Euro. Năm 1988 một ủy ban xem xét về liên minh kinh tế và tiền tệ dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jacques Delors, đã soạn thảo cái gọi là báo cáo Delors, dự định thành lập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu qua 3 bước. 1. Lịch sử hình thành đồng EURO Bước đầu tiên bắt đầu vào ngày 01/07/1990, việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong Liên minh châu Âu. Vào ngày 01/01/1994 bước thứ hai bắt đầu: Viện tiền tệ Châu Âu, tiền thân của NHTW Châu Âu (ECB), được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên bắt đầu được xem xét. Ngoài ra, vào ngày 16/12/1995 Hội đồng Châu Âu tại Madrid (Tây Ban Nha) đã quyết định tên của loại tiền tệ mới: "Euro". 1. Lịch sử hình thành đồng EURO NHTW Châu Âu (ECB) Bước thứ ba của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu bắt đầu có hiệu lực cùng với cuộc họp của Hội đồng châu Âu từ ngày 01/05 đến ngày 03/05 năm 1998, xác định 11 quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ theo các tiêu chuẩn hội tụ được quy định trước. Ngày 19/06/2000 Hội đồng châu Âu đi đến "nhận định là Hy Lạp đã đạt hội tụ bền vững ở mức độ cao và trên cơ sở này thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa tiền tệ chung vào sử dụng". Vì thế 01/01/2001 Hy Lạp gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. 1. Lịch sử hình thành đồng EURO Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Ngay ngày hôm sau, ngày 02/01, các thị trường chứng khoán tại Milano (Ý), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả các chứng khoán bằng Euro. 1. Lịch sử hình thành đồng EURO 1. Lịch sử hình thành đồng EURO Một thay đổi khác có liên quan với thời điểm đưa đồng Euro vào sử dụng là việc thay thế cách ghi giá cho ngoại tệ. Trước ngày đã định, việc ghi theo giá (1 USD = xxx DEM) là hình thức thông dụng. Từ ngày 01/01/1999, trong mua bán ngoại tệ tại các nước thành viên, giá trị của ngoại tệ được ghi theo lượng (1 EUR = xxx USD). Thêm vào đó, có thể chuyển khoản bằng Euro (Tại Hy Lạp từ 01/01/2001). Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 01/01/2002. Khu vực Euro: Khu vực Euro (17) Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro(8) Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro(1) Quốc gia Liên Âu dự định mở cuộc trưng cầu ý dân về việc gia nhập hệ thống Euro nhưng với quyền rút khỏi hệ thống(1) Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng(5) Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp(4) Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm bằng đường gạch màu xanh. 2. Vị thế đồng EURO 2.1. Khu vực đồng EURO 2. Vị thế đồng EURO a, Các thành viên chính thức 17 nước đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành: Vào 01/01/2014, Latvia sẽ là nước thứ 18 Một vài quốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: Monaco San Marino Tòa thánh Vantican a, Các thành viên không chính thức Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU): Andorra (có ý định phát hành tiền kim loại Euro, cho đến nay vẫn không có sự đồng ý của EU) Kosovo Montenegro Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, vì thế mà (về mặt đồng Euro) các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu. c, Các quốc gia trong EU tạm thời không sử dụng đồng Euro Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã quyết định không dùng tiền tệ mới và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia. Tính tại thời điểm tháng 1 năm 2011, có 10 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sau đây vẫn chưa tham gia vào khu vực đồng Euro: Anh Ba Lan Bulgaria Cộng hòa Séc Đan Mạch Hungary Latvia Litva Romania Thụy Điển 2.1. Tác động kinh tế 2. Vị thế đồng EURO Đối với các nước thành viên EU. - Thị trường cùng Châu Âu sẽ trở nên thực sự đồng nhất và có hiệu quả hơn. - Tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch ngoại hối. - Giảm rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro. - Khuyến khích đầu tư kích thích tăng trưởng kinh tế. - Tăng cường hoạt động thương mại giữa các nước thành viên. - Tăng cường thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào và thúc đẩy hoạt động đầu tư trong khối.Các hoạt động du lịch sẽ được tăng cường có điều kiện phát triển do các khách du lịch sẽ có nhiều cơ hội tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ hơn từ sự đồng nhất của thị trường chung Đối với nền kinh tế thế giới. Trên thị trường tài chính. EURO tham gia vào lưu thông tiền tệ sẽ tác động đến những nước có sử dụng EURO nói riêng và đối với cả thế giới nói chung, trước hết là trên thị trường tài chính. Ngoài EU, nhiều nước khác cũng sẽ chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình từ USD sang EURO để bớt lệ thuộc vào đồng USD. Theo một bản nghiên cứu của NHTW châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% năm 2001 lên 16,4% năm 2002 và đến 18,7% năm 2003, cũng trong thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Sự ra đời của EURO còn làm đa dạng hoá các thị trường chứng khoán. Tỷ lệ chứng khoán tư nhân được phát hành bằng các đồng tiền Châu Âu năm 1981 là 13% đã tăng lên 37%. Các đồng tiền Châu Âu trong trái phiếu quốc tế đã tăng lên gấp đôi và hiện nay đạt tới 37%. Năm 1999, 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi Trong cuối 09/2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yên và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sỹ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời. Tác động đến hệ thống tiền tệ quốc tế. Sự ra đời của đồng EURO sẽ thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển theo hướng đa cực, làm cho vai trò độc tôn của USD giảm đi đáng kể. Thế giới sẽ bớt lệ thuộc hơn vào đồng USD, rủi ro về biến động tỷ giá sẽ được phân tán, hệ thống tiền tệ thế giới do vậy sẽ có cơ sở ổn định hơn. Tác động tới Việt Nam. Thuận lợi: Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU hiện nay ngày càng có chiều hướng tốt đẹp do đó sự ra đời của đồng EURO đã phần nào làm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD của Việt Nam, đồng thời Việt Nam thực hiện được chính sách mở cửa và đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan tế quốc tế. EU là đối tác quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại vì vậy đồng EURO ra đời phát huy tính tích cực của nó làm cho quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng trôi chảy và thuận lợi hơn. Thuận lợi của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư: EU là khu vực có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, với việc ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nhà đầu tư của cả hai phía dễ dàng so sánh và lựa chọn cơ hội đầu tư. Khi đồng EURO ra đời đã làm giảm đi các chi phí giao dịch hối đoái, thanh toán, giảm rủi ro về tỷ giá và lãi suất. Khó khăn: Nền kinh tế Việt Nam còn quá nhỏ nên chưa thấy hết được những thuận lợi để tận dụng một cách triệt để, chủ quan trước những tác động tiêu cực nhỏ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền của các nước Châu Âu quá nhỏ dẫn tới rủi ro về tỷ giá. Như vậy, Việt Nam cần phải có những nhìn nhận đúng trước những tác động của đồng EURO đối với kinh tế Việt Nam. Tận dụng mọi cơ hội, chủ động ứng phó với tất cả những tác động ngược trở lại của đồng EURO. Quan trọng nhất là trong hoạt động ngân hàng cần phải có những cơ cấu ngoại tệ thích hợp giữa các đồng tiền để giảm bớt được những rủi ro tiền tệ, rủi ro tỷ giá, tránh những tác động tiêu cực mạnh làm suy sụp nền kinh tế, nhất là hiện tại nền kinh tế Việt Nam còn đang phát triển. Hình dạng đồng EURO 1.Mã tiền tệ ISO Ký hiệu quốc tế bao gồm ba mẫu tự của đồng Euro (mã tiền tệ ISO) là EUR. Ký hiệu này là một trường hợp đặc biệt trong mã tiền tệ ISO vì nhiều lý do:Thông thường thì chữ cái đầu tiên của ký hiệu cho một loại tiền tệ được sử dụng trong khuôn khổ của một liên minh tiền tệ là chữ X.Vì thế ký hiệu nếu như theo như tiêu chuẩn phải là XEU. Không có ký hiệu chính thức và cũng không có cách viết tắt chính thức cho Cent (xu) của Euro. 2. Ký hiệu tiền tệ Hình dạng đồng EURO Dấu hiệu Euro được Ủy ban châu Âu đưa vào sử dụng như là ký hiệu của đồng tiền tệ cộng đồng châu Âu vào năm 1997. Ký hiệu này là một chữ E tròn và lớn có hai vạch nằm ngang €. Ký hiệu này gợi nhớ đến chữ epsilon của Hy Lạp và vì vậy là gợi nhớ đến châu Âu thời cổ điển. Hai vạch ngang tượng trưng cho sự bền vững của Euro và của vùng kinh tế châu Âu. Hình dạng đồng EURO 3. Tiền kim loại Các đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia. Thế nhưng vẫn có thể trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một euro được chia thành 100 cent, tại Hy Lạp thay vì cent người ta dùng lepto (số ít) hay lepta (số nhiều) trên các đồng tiền kim loại của Hy Lạp. Hình dạng đồng EURO Tiền kim loại Euro có 8 mệnh giá: 1, 2, 5, 10, 20, 50 cent, 1 Euro, 2 Euro. Các đồng 1, 2, 5 cent lưu hành từ 2002, các đồng còn lại được phát hành vào năm 2007. Hình dạng đồng EURO Những đồng Euro nhỏ nhất. Tại Phần Lan và Hà Lan, đồng 1 và 2 cent không được sử dụng phổ biến nhưng nó vẫn là loại tiền hợp pháp. Sự khác nhau trong đồng Euro giữa các quốc gia Các đồng Euro kim loại đều có mặt trước giống nhau, chỉ có mặt sau là hình ảnh đại diện cho từng quốc gia. Ví dụ: Tiền Ý phát hành 2002 2 Euro: mô tả một bức chân dung được vẽ bởi Raphaël của Dante Alighieri, nằm trong cánh Giáo hoàng Julius II của cung điện Vatican 1 Euro: đồng xu này cho thấy bản vẽ nổi tiếng, The Vitruvian Man, bởi Leonardo da Vinci, được hiển thị trong thư viện của Học viện ở Venice, minh họa tỷ lệ lý tưởng của cơ thể con người. 50 Cents Euro: này mô tả các bức tượng của Hoàng đế Marcus Aurelius trên lưng ngựa. 20 Euro Cents: đồng xu này miêu tả một tác phẩm điêu khắc của Umberto Boccioni, nhà lãnh đạo của trường tương lai học người Ý.Lưu ý 7 indents hoặc sò điệp trên các cạnh. 10 Cents Euro: Đồng này kỷ niệm một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong nghệ thuật Ý. Nó cho thấy một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trên thế giới, các "sinh của Venus" của Sandro Botticelli. 5 Euro Cents: mô tả các giảng đường Flavius, mà Hoàng đế Vespasian bắt đầu xây dựng khoảng 75 AD (thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên) và Hoàng đế Titus khánh thành vào năm 80 AD. 2 Cents Euro: mô tả Mole Antonelliana, một tòa tháp được thiết kế vào năm 1863 bởi Alessandro Antonelli. 1 Euro Cent: Các Castel del Monte xuất hiện trên đồng tiền này. Áo 2002 2 Euro: mô tả một bức chân dung của hòa bình triệt Bertha von Suttner, một biểu tượng của những nỗ lực của Áo trong nhiều thập kỷ qua, để hỗ trợ hòa bình. 1 Euro: mô tả Wolfgang Amadeus Mozart, nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo, miêu tả Áo như một vùng đất của âm nhạc. 50 Cents Euro: mô tả việc xây dựng sự ly khai ở Vienna, minh họa sự ra đời của Nouveau nghệ thuật tại Áo và tượng trưng cho sự ra đời của một thời đại mới, đại diện cho một cây cầu để một kỷ nguyên tiền tệ mới. 20 Cents Euro: mô tả Belvedere Palace, một trong những cung điện Baroque đẹp nhất ở Áo. Đây là nơi mà các Hiệp ước tái lập chủ quyền của Áo đã được ký kết vào năm 1955, làm cho tên của nó đồng nghĩa với tự do. 10 Cents Euro: mô tả Nhà thờ St Stephen, một trong những đồ trang sức của kiến trúc Gothic Vienna và là một địa điểm du lịch nổi tiếng. 5 Euro Cents: mô tả một phần của loại hoa Primroses, tượng trưng cho một nhiệm vụ đối với môi trường và phần Áo đang trong sự phát triển của một chính sách môi trường cộng đồng. 2 Cents Euro: mô tả một phần của loại hoa Edelweiss,tượng trưng cho một nhiệm vụ đối với môi trường và phần Áo đang trong sự phát triển của một chính sách môi trường cộng đồng. 1 Euro Cent: mô tả một cây khổ sâm, như là phần cuối cùng của loại cây, tượng trưng cho một nhiệm vụ đối với môi trường và phần Áo đang trong sự phát triển của một chính sách môi trường cộng đồng. Bỉ (2002) 2 Euro: mô tả Vua Albert II và một chữ viết lồng nhau – một chữ viết hoa "A" bên dưới một vương miện ở giữa 12 ngôi sao, tượng trưng cho châu Âu. Năm phát hành là một phần của thiết kế, cùng với năm đồng tiền được đúc. Tất cả tám mệnh giá đều mang thiết kế tương tự như đối với 2 Euro ngoại trừ kích thước và màu sắc của chúng. Riêng 20 Euro Cents có 7 vết lõm hoặc sò điệp trên các cạnh. Phần Lan 2002 2 Euro:Được mô tả bằng quả và lá cây mâm xôi, được thiết kế bởi Raimo Heino. 1 Euro: miêu tả hai con thiên nga bay Mặt chính các đồng 50, 20, 10, 5, 2, và 1Euro cent là giống hệt nhau từ kích thước của chúng. Riêng 20 Euro Cents có 7 vết lõm hoặc sò điệp trên các cạnh. Mặt đồng tiền được miêu tả một con sư tử huy hiệu đó là sự sao chép của một thiết kế bởi nhà điêu khắc Heikki Häiväoja. Pháp 2002 1 và 2 EURO đều giống nhau, ngoại trừ kích thước và màu sắc, miêu tả một cái cây tượng trưng cho cuộc sống, liên tục và phát triển chứa trong một hình lục giác và được bao quanh bởi phương châm của nước Cộng hòa Pháp "Liberté, Egalité, Fraternité". Các đồng 50, 20, 10 EURO cent đều giống nhau, ngoại trừ kích thước, riêng 20 Euro Cents có 7 vết lõm, vs hình ảnh người gieo giống. Các đồng 5, 2, 1 EURO cent đều giống nhau, ngoại trừ kích thước, vs hình ảnh Marianne một người phụ nữ trẻ biểu tượng cho quốc gia, tổ quốc, những giá trị của nước Pháp, phẩm hạnh của công dân Pháp Tất cả tám mệnh giá đều mang thiết kế tương tự như đối với 2 Euro ngoại trừ kích thước và màu sắc của chúng. Riêng 20 Euro Cents có 7 vết lõm hoặc sò điệp trên các cạnh. Với hình ảnh hình cây đàn hạc Celtic , một biểu tượng truyền thống của Ai-len, trang trí với năm phát hành và từ "Eire“. Ailen 2002 Tây Ban Nha 2002 Đồng 1 và 2 EURO đều giống nhau, ngoại trừ kích thước và màu sắc, miêu tả bức chân dung của vua Juan Carlos 1 de Borbon y Borbon, Vua Tây Ban Nha. Các đồng 50, 20, 10 EURO cent đều giống nhau từ kích thước, riêng 20 Euro Cents có 7 vết lõm, được thể hiện trên những đồng tiền là hình ảnh Miguel de Cervantes, cha đẻ của văn học Tây Ban Nha. Các đồng 5, 2, 1 EURO cent giống hệt nhau từ kích thước, vs hình ảnh Nhà thờ Santiago de Compostela, một viên ngọc quý của nghệ thuật La Mã Tây Ban Nha 3. Tiền Giấy Tiền giấy Euro có họa tiết trang trí giống nhau hoàn toàn trong tất cả các nước. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5, 10, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Đây không phải là hình ảnh của các công trình xây dựng có thật mà chỉ là đặc điểm của từng thời kỳ kiến trúc. Mặt trước Tất cả các tờ tiền giấy đều có: cờ hiệu châu Âu chữ đầu tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu bao gồm 5 ngôn ngữ (BCE, ECB, EZB, EKT, EKP), tên "Euro" bằng chữ La tinh và chữ Hy Lạp chữ ký của Giám đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đương nhiệm 12 ngôi sao của EU cũng có trên tờ tiền giấy Euro(12 là số thành viên của châu Âu năm 1986). một bản đồ châu Âu (bao gồm cả các khu hành chính hải ngoại của Pháp) Mặt sau Tờ 5 Euro có màu xám, mang kiến trúc cổ điển. Mặt trước có hình cánh cổng, 12 ngôi sao của EU và chữ kí Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu. Mặt sau là hình cây cầu và bản đồ châu Âu. Tờ 10 Euro có màu đỏ và mang phong cách kiến trúc La Mã. Tờ 20 EURO màu xanh da trời mang kiến trúc Gothic. Tờ 50 Euro màu vàng có kiến trúc thời kỳ Phục Hưng. Tờ 100 Euro xanh lá cây mang kiến trúc Barock và Rococo. Vẫn là cây cầu và chiếc cổng, nhưng tờ 200 Euro màu vàng nâu đã chuyển sang kiến trúc bằng thép và kính. Tờ 500 Euro màu tím mang kiến trúc hiện đại. 3. Dấu hiệu chống giả Các tờ tiền giấy Euro có nhiều đặc điểm an toàn nhằm để ngăn cản hay làm cho việc giả mạo khó khăn hơn. Các đặc điểm chung Giấy dùng để in tiền được làm từ sợi bông vải, có thể được xác minh bằng bút thử đặc biệt, nếu là tiền thật thì dùng loại bút thử này không để lại dấu vết. Hình chìm trên giấy. Dây an toàn, khi đưa giấy lên trước ánh sáng có thể nhìn thấy. Một vài phần của hình có thể cảm nhận được khi sờ lên. Một mệnh giá được in một phần ở mặt trước và một phần ở mặt sau, khi đưa lên trước ánh sáng sẽ nhìn thấy toàn phần (Hai mặt bổ sung chính xác cho nhau). Chữ siêu nhỏ. Dưới ánh sáng của tia cực tím có thể nhìn thấy các sợi có nhiều màu. Các đặc điểm của từng mệnh giá Mặt trước trên, phía bên phải của những đồng mệnh giá 5, 10, 20 euro có một vạch 3 chiều (có chứa hình ảnh 3 chiều), khi lật hai mặt của đồng tiền có thể thấy ký hiệu đồng euro, con số mệnh giá màu sắc tươi sáng. Còn đối với đồng có mệnh giá 50, 100, 200 và 500 euro, cũng có vạch 3 chiều nhưng khi dịch chuyển đồng tiền có thể thấy con số chỉ mệnh giá cùng các công trình kiến trúc có màu sắc tươi. Đối với 4 đồng tiền có mệnh giá lớn nhất, các con số chỉ giá trị đồng tiền trên góc dưới bên phải của mặt trái các đồng tiền đều in bằng mực đổi màu. Nó có mầu tím khi nhìn thẳng, chuyển sang ôliu, hoặc thậm chí là nâu khi nhìn nghiêng. Đối với 3 loại đồng tiền mệnh giá thấp có một vạch ngũ sắc chỉ xuất hiện ở mặt trái, phát sáng dưới ánh sáng mạnh và có thể nhìn rõ ký hiệu euro và con số giá trị đồng tiền ở vạch ngũ sắc đó. 3. Dấu hiệu chống giả Đối với tiền xu có tất cả 8 loại mệnh giá khác nhau 1, 2, 5, 10, 20, 50 cent và 1, 2 euro (1 euro = 100 cent). Các loại mệnh giá khác nhau về kích cỡ, trọng lượng, chất liệu, màu sắc, độ dày mỏng và cả rìa đồng tiền (giúp người khiếm thị nhận biết). Đồng tiền có cấu tạo đơn giản hơn tiền giấy, đối với 3 loại có giá trị thấp nhất có hình bản đồ với biểu tượng tượng trưng cho Liên minh châu Âu như một khối thống nhất từ nhiều quốc gia thành viên. Các loại tiền xu còn lại có biểu tượng của cả khối Liên minh châu Âu. 3. Dấu hiệu chống giả Add your company slogan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- uu_nhuoc_diem_cua_cac_mo_hinh_nhtw_dong_euro_4234.ppt