Bài thảo luận lần 2 môn tài chính tiền tệ

Nếu chúng ta có thể giữ mức lạm phát với mức vừa phải ( thường là 2% đến 5%/năm ở những nước kém phát triển và dưới 10%/năm ở những nước phát triển), và với việc “chỉ số hóa” lạm phát cùng các chỉ số kỹ thuật tương ứng khác thì lạm phát sẽ đem lại một số lợi ích: - Lạm phát tựa như dầu mỡ “bôi trơn” nền kinh tế. Trong điều kiện nào đó, có thể thông qua lạm phát từ 2-4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ đầu tư, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế. Lạm phát, phá sản và thất nghiệp dường như là những căn bệnh đặc trưng vốn có của một nền kinh tế thị trường và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau ( lạm phát tỉ lệ nghịch với thất nghiệp và tỉ lệ thuận với tăng lương). - Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng và tài trợ lạm phát. Giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Điều này sẽ các cần thiết khi có sự suy thoái chung và lạm phát đang ở mức thấp như tình hình kinh tế thế giới thời gian 1997-1998.

docx8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận lần 2 môn tài chính tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận lần 2 môn tài chính tiền tệ. Câu hỏi thảo luận : Các loại lạm phát và hậu quả của lạm phát. Các biện pháp kiềm chế lạm phát ? Liên hệ với Việt Nam thời gian gần đây . LẠM PHÁT 1. Định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với lượng cần thiết cho lưu thông làm cho giá cả mọi thứ tăng lên. Lạm phát càng cao thì đồng tiền mất giá càng nhiều. 2. Nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát là kết quả của nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội, mỗi loại lạm phát có những nguyên nhân riêng của nó. Nguyên nhân của một nền kinh tế phát triển có hiệu quả khác với nguyên nhân lạm phát của một nền kinh tế suy thoái không có hiệu quả. Không những thế, lạm phát ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển khác với lạm phát ở các nước đang phát triển, cũng như là ở các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao. Song dù khác nhau như thế nào đi nữa, các cuộc lạm phát có những nguyên nhân có tính chất như: - Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của Nhà nước: + Sự kém hiệu quả của các chính sách điều tiết vĩ mô mà điển hình là việc phát hành tiền quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Trong thập niên 1980, Việt Nam đã bị lạm phát do thâm hụt ngân sách của chính phủ ngày càng cao và do chính phủ bù đắp cho khoản thâm hụt đó bằng cách phát hành tiền. + Chính sách thuế không hợp lý, không đảm bảo được các nguồn thu. - Những nguyên nhân do chi phí sản xuất gia tăng + Chi phí quản lý + Tiền lương lao động + Nguyên liệu, vật tư - Những nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên ( bất khả kháng) như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, động đất khiến cung sụt giảm đột ngột so với cầu. Các nguyên nhân gây ra lạm phát rất đa dạng và bao quát trong cả lĩnh vực cung cầu, cả sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng, cả chính tài chính-tiền tệ lẫn các yếu tố tâm lý, cả nhân tố bên trong lẫn các nhân tố bên ngoài, các nhân tố khách quan và chủ quan…,mà tùy theo điều kiện cụ thể, lạm phát nảy sinh với tư cách là kết quả trực tiếp và gián tiếp của tổ hợp các nguyên nhân trên hoặc chỉ do vài nguyên nhân trong số đó. II. CÁC LOẠI LẠM PHÁT Có nhiều cách phân loại lạm phát, nhưng người ta thường phân biệt thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. 1. Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải (lạm phát với một con số 1-9%) nhìn chung là không ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân cũng như toàn nền kinh tế. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng tương đối chậm và không khác mức bình thường bao nhiêu, lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa chênh lẹch nhau khong đáng kể, sự ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng của người dân là rất thấp. 2. Lạm phát phi mã Khi xuất hiện lạm phát phi mã thì sự ảnh hưởng tới đời sống của người dân cũng như nền kinh tế bắt đầu tăng mạnh thậm chí là rất đáng lo ngại. Lạm phát phi mã xuất hiện khi mà giá cả tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số 40%, 120%, 300% một năm. Đồng tiền nhanh chóng bị mất giá, nhân dân tránh giữ nhiều tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng, cho vay với lãi suất cao hơn bình thường hoặc đầu tư vào bất động sản, đối lấy vàng và ngoại tệ mạnh làm cho nền kinh tế rối loạn, mất ổn định. Vì vậy lạm phát phi mã có tác động rất tiêu cực đối với đời sống của người dân cũng như toàn nền kinh tế. 3. Siêu lạm phát Lạm phát phi mã đã gây ra trở ngại đối với nền kinh tế nhưng vẫn có thể khắc phục được, nhưng khi đã xảy ra siêu lạm phát tức là mức lạm phát rất lớn, lạm phát với nhiều con số làm cho nền kinh tế khốn đốn. Các chính sách được đưa ra để khắc phục lạm phát gần như vô hiệu do căn bệnh lạm phát đã trở nên quá trầm trọng với tốc độ giá cả tăng nhanh vùn vụt không thể kiểm soát nổi đẫn đến đồng tiền cũng mất giá nhanh chóng. III. HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT 1. Tác động tích cực của lạm phát Nếu chúng ta có thể giữ mức lạm phát với mức vừa phải ( thường là 2% đến 5%/năm ở những nước kém phát triển và dưới 10%/năm ở những nước phát triển), và với việc “chỉ số hóa” lạm phát cùng các chỉ số kỹ thuật tương ứng khác thì lạm phát sẽ đem lại một số lợi ích: - Lạm phát tựa như dầu mỡ “bôi trơn” nền kinh tế. Trong điều kiện nào đó, có thể thông qua lạm phát từ 2-4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ đầu tư, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế. Lạm phát, phá sản và thất nghiệp dường như là những căn bệnh đặc trưng vốn có của một nền kinh tế thị trường và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau ( lạm phát tỉ lệ nghịch với thất nghiệp và tỉ lệ thuận với tăng lương). - Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng và tài trợ lạm phát. Giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Điều này sẽ các cần thiết khi có sự suy thoái chung và lạm phát đang ở mức thấp như tình hình kinh tế thế giới thời gian 1997-1998. Theo Palu Krugman, nhà kinh tế Mỹ, thì các ngân hàng trung ương cần duy trì tỷ lệ lạm phá ở mức 3-4% để cóa lợi cho sự phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp. 2. Tác động tiêu cực của lạm phát Nếu các nước mà để xảy ra lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát thì lạm phát sẽ tác đọng tiêu cực đối với nền kinh tế. Lạm phát có thể gây ra những tác động như sau: a. Tác động làm phân phối lại thu nhập Việc phân phối thu nhập thường kém đồng đều trong các thời kỳ lạm phát. Một số người nắm giữ hàng hóa có giá cả tăng đột biến trở nên giàu có nhanh chóng, và ngược lại, những người có các hàng hóa, tài sản mà giá cả không tăng hoặc tăng chậm bị nghèo đi, mức lương thực tế cũng sụt giảm làm tổn hại đến mức sống thực tế của người có thu nhập thấp và cố định. Khi dự đoán có lạm phát người ta thường dự trữ vàng, đầu tư vào bất động sản và ngồi chờ lạm phát xảy ra. Ví như trong khoảng thời gian1987-1988 và đầu năm 1989 nhiều người đầu cơ vàng và bất động sản ở Việt Nam đã giàu lên nhanh chóng. Còn những người làm công ăn lương cũng nghèo đi nhanh cóng như vậy. Khi giá vàng bị đẩy lùi trở lại kẻ dự trữ vàng vẫn không bị thiệt hại gì bởi vì giá vàng so sánh với các loại hàng hóa cao cấp (tivi, tủ lạnh,…) và ngoại tệ thì vẫn không suy giảm chút nào cả. Trong thời điểm này người gửi tiết kiệm bị thiệt nhiều nhất. b. Tác động đến đời sống người dân - Những người làm công ăn lương tự do: Những người làm việc tự do, thu nhập của họ chịu sự chi phối của tốc độ của sự gia tăng của lạm phát rất rõ nét: Ví dụ: Trong năm 1990, một người làm công tự do, nếu có ai thuê với mức tiền công 3.000đ đến 3.500đ/ngày, họ sẽ chấp nhận làm việc ngay. Bởi vì tổng thu nhập bình quân của người lao động phổ thông trong tháng khoảng 90.000đ đến 100.000đ/tháng. Nhưng đến năm 1995, do lạm phát tăng 2,6694 lần, nếu cứ giữ mức thuê cũ sẽ không có ai làm. Do đó tiền công phải được nâng lên từ 6.000đ đến 10.000đ/ngày. Bởi vì tổng thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động phổ thông từ 180.000đ đến 300.000đ/tháng, đủ đảm bảo mức sông tối thiểu so với thời điểm giá của năm 1995 (gần tương ứng với tốc độ tăng lạm phát từ năm 1991-1995 là: 2,6694% x 100.000đ/ tháng của năm 1990 = 266.940đ/tháng của năm 1995). - Đối với công nhân viên chức nhà nước, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức hưởng trợ cấp xã hội với số tiền lương cố định hàng tháng. Nếu hàng tháng những người này được trợ cấp tiền trượt giá thì mức thu nhập của các viên chức sẽ giảm dần theo tốc độ tăng của lạm phát hàng năm. Với tốc độ gia tăng vùn vụt của giá cả mà đồng lương của họ lại không đổi làm cho mức sống của họ bị sụt giảm. c. Tác động đến sản xuất kinh doanh Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận. Lạm phát kìm hãm các đầu tư dài hạn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kích thích đầu tư dài hạn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kích thích đầu tư ngắn hạn thường là các tài sản mang lại lãi vốn, có tính đầu cơ (các bất động sản, kim loại quý,…), gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí. Các nhà kinh doanh tiêu phí nhiều nỗ lực vào hoạt động dự báo và đầu cơ theo tỷ lệ lạm phát hay ngăn ngừa những bất ổn kèm theo. Vì lạm phát làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất- kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. d. Tác đến toàn nền kinh tế Lạm phát làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng. Sự bất ổn định giá cả trong tương lai làm suy giảm lòng tin, động cơ và gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của cả người gửi tiền lẫn của các thể chế tài chính – tín dụng; lạm phát có thể gây tác động xấu đến các ngân hàng tiết kiệm, cộng đồng những người để dành, thị trường trái phiếu, các quỹ an sinh xã hội, hưu trí, bảo hiểm và các công cụ nợ của chính phủ. Lạm phát thường tao ra tình huống lãi suất thực tế âm, khiến tiền tiết kiệm giảm sút và chuyển hướng ra đầu tư sản xuất. Bởi vậy, lạm phát thường kéo theo suy thoái kinh tế. Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ làm tăng chi phí dịch vụ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và chính phủ, do việc lạm phát thường kéo theo nâng tỷ giá và lãi suất đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm phát. Một nghiên cứu mới đây của ngân hàng thế giới (WB) về quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng: nếu lạm phát vừa phải hoặc tăng dần đến dưới 25%/năm thì tốc độ bình quân GDP vẫn duy trì tích cực (nhất là thời kỳ 1960-1972 khi có sức ép đầu tư mở rộng của thời kỳ khôi phục sau Chiến tranh thế giới thứ hai) hoặc chỉ giảm nhẹ; tốc độ tăng GDP bình quân giảm mạnh. Lạm phát thực sự nguy hiểm ở mức 40%/năm và cao hơn, đồng thời kéo dài nhiều năm. Nhìn chung, lạm phát cao là nguyên nhân dấn đến tăng trưởng thấp. Thực tiễn các nước đang phát triển những năm 80 cho thấy rõ điều đó. Chương trình nghiên cức của ngân hàng Canada đối với 62 nước trong vòng 25 năm gần đây khẳng định, việc làm giảm lạm phát ở các nước đi 1% sẽ làm tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tăng lên 0,1%. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đưa ra kết quả nghiên cứu của minh: nếu một nước giảm được lạm phát từ 5% xuống xấp sỉ 0% thì trong vòng 20 năm tổng sản lượng sẽ tăng thêm 10% so với trường hợp không có lạm phát. V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 1. Siết chặt cung tiền tệ Ngân hàng trung ương thắt chặt cung tiền tệ bằng các biện pháp: - Nâng lãi suất tín dụng - Biện pháp phong tỏa các loại giá, kể cả phong tỏa phụ phí được áp dụng khi chống lạm phát cấp bách, thường chỉ kéo dài 3 đến 6 tháng. 2. Kiềm chế giá cả Để chống lại sự tăng giá của hàng hóa, Nhà nước có thể thực hiện chính sách kiềm giữ giá cả bằng nhiều biện pháp như: - Nhập hàng hóa của nước ngoài để bổ sung cho lượng hàng hóa trong nước tạo ra sự cân bằng cung cầu hàng hóa để kìm giữ giá. - Xuất kho dự trữ vàng và ngoại tệ để bán cho công chúng. Đối với các nước nghèo thì biện pháp này khó thực hiện do khối lượng dự trữ vàng và ngoại tệ của các nước này thường thấp. - Kiểm soát giá cả: Nhà nước ấn định mức giá và kiểm soát giá. Biện pháp này chỉ có tác động nhất thời và trong cơ chế thị trường. Nhà nước khó lòng có thể kiểm soát mức giá. 3. Ấn định mức lãi suất cao Nhà nước ấn định mức lãi suất tiền gửi tăng lên để thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông. Khi lãi suất mức tiền gửi tăng lên những người có tiền sẽ thấy có lợi khi gửi vào ngân hàng. 4. Hạn chế tăng tiền lương Ở đây là có sự tự nguyện giảm tiền lương. Sự gia tăng tiền lương có thể sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên và do đó giá cả tăng lên. Tiền lương tăng lên có nghĩa là lượng tiền trong lưu thông cũng tăng lên. Vì vậy, việc hạn chế tăng tiền lương là cần thiết để giảm lạm phát. 5. Biện pháp lạm phát chống lạm phát Nhà nước tăng việc phát hành tiền để chi phía cho việc mở rộng đầu tư, sản xuất và hy vọng chúng mang lại hiệu quả để chặn đứng lạm phát. Tuy nhiên, việc đầu tư phải mang lại hiệu quả chắc chắn. Nếu không nó sẽ càng đẩy lạm phát lên cao hơn nữa. 6. Thực hiện một chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo Việc cạnh tranh hoàn hảo sẽ tạo ra một sự giảm giá tất yêu (do canh tranh). Cạnh tranh giúp thúc đẩy các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và do đó chi phi sản xuất sẽ giảm đi dẫn đến giá cả hàng hóa cũng giảm đi. VI. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM  Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc kiểm soát lạm phát có thể rút ra một số bài học:Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định, lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số năm 2012 (6,81%) và 12 tháng năm 2013, lạm phát tiếp tục đi xuống, cuối năm còn 6,04%. Việt Nam là một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất khu vực ASEAN. Nguyên nhân sâu xa gây nên lạm phát vẫn tiếp tục tồn tại như hiệu quả đầu tư thấp (ICOR bình quân 3 năm 2011-2013: 5,53%; 2010: 6,2; 2009: 8,6; 2008: 7,4, các nước trong khu vực chỉ khoảng 3), bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan khác như nhập siêu, bội chi ngân sách, nợ công, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư... cũng đặt ra rất nhiều khó khăn thách thức đối với chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là điều hành chính sách tiền tệ. Nước ta cũng có áp dụng một số biện pháp để kiềm chế lạm phát như: - Nâng lãi suất tiền gửi và tiền cho vay tín dụng - Thực hiện cơ chế giá cả thị trường bằng liệu pháp sốc có điều tiết. - Mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước và cho phép khu vực phi Nhà nước tự do kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau. - Khuyến khích hoạt động mở mang xuất nhập khẩu, trước hết là nhập khẩu hàng tiêu dùng và máy móc vật tư khan hiếm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlam_phat_nguyen_nhan_va_lien_he_viet_nam_928.docx
Tài liệu liên quan