Bài tập về nhà môn đánh giá tác động môi trường

Hiện nay chất thải y tế đang ngày càng gia tăng nhanh chóng do việc gia tăng dân số và mở rộng các phòng khám và chữa bệnh.Vấn đề quản lý và xử lý chất thải y tế hiện nay đang là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản lý ,bảo vệ môi trường và các nhà bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà nguyên nhân của tình trạng là do thiếu kinh phí đầu tư. Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế phát triển, đời sống con người không ngừng được cải thiện. các dịch vụ y tế, phúc lợi xã hội, vui chơi của con người cũng từ đó tăng lên. Song song với nó là vấn đề bảo vệ môi trường và một vấn đề nhức nhối đó là chất thải y tế.

doc16 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3648 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về nhà môn đánh giá tác động môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Chủ đề ___ Vấn đề ô nhiễm do rác thải y tế tại Việt Nam Lớp K13M Nhóm:…3. .Gồm các SV: SV1: _____Hoàng Ngọc Hữu SV2: _____Đỗ Nguyễn Huyền Trân SV3: _____Phạm Văn Chất SV4: _____Lê Xuân Hùynh Đức SV5: _____Châu Phước Vinh TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2010 Phần 1 Giới Thiệu Chung Hiện nay chất thải y tế đang ngày càng gia tăng nhanh chóng do việc gia tăng dân số và mở rộng các phòng khám và chữa bệnh.Vấn đề quản lý và xử lý chất thải y tế hiện nay đang là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các nhà quản lý ,bảo vệ môi trường và các nhà bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà nguyên nhân của tình trạng là do thiếu kinh phí đầu tư. Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế phát triển, đời sống con người không ngừng được cải thiện. các dịch vụ y tế, phúc lợi xã hội, vui chơi của con người cũng từ đó tăng lên. Song song với nó là vấn đề bảo vệ môi trường và một vấn đề nhức nhối đó là chất thải y tế. Chất thải y tế là một lọai chất thải rất nguy hại,nó không giống như những lọai chất thải khác đó là ở khả năng lây nhiễm mạnh,độc tính cao,có những ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên,sức khỏe cộng đồng.Từ đó cho thấy chất thải y tế nếu không được quản lý và xử lý thì hậu quả của sự tác động của nó đến môi trường là có thể lướng trước được. Một vấn đề xã hội cũng có liên quan đến việc quản lý chất thải bệnh viện hiện nay là có nhiều người sống bằng nghề thu lượm các loại chất thải có khả năng tái chế để bán cho cơ sở thu mua và tái chế chất thải. Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Các vật liệu dùng một lần, đặc biệt là chất nhựa là mặt hàng rất hấp dẫn đối với những người thu gom chất thải vì các chất nhựa này là những loại nhựa tốt, có giá trị cao khi tái sinh, tái chế. Việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện tượng thất thoát. Các bất cập đang tồn tại tại các bệnh viện trong vấn đề quản lý chất thải đó là: - Việc phân loại chất thải rắn y tế còn chưa đúng quy định - Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn - Xử lý và tiêu huỷ chất thải gặp nhiều khó khăn - Thiếu các cơ sở tái chế chất thải - Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải bệnh viện - Vấn đề quản lý chất thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập. Để giảm sự ô nhiễm của chất thải bếnh viện đến môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng ta phải có những chính sách thu gom vận chuyển rác,xử lý rác hợp lý Với thời gian có hạn và đề tài nghiên cứu với quy mô rộng nên chúng em chỉ có thể trình bày được các phần sau: Giới thiệu khái quoát về khu vực nghiên cứu Việt Nam Hiện trạng chất thải y tế ở Việt nam Các phương pháp xử lý chất thải y tế Các giải pháp Kết luận, kiến nghị. Phần 2 Xây Dựng Đề Tài Nghiên Cứu Chi Tiết 1. TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Vấn đề ô nhiễm do rác thải y tế tại Việt Nam 2. CƠ QUAN QUẢN LÝ Khoa Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường – Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh 3. NGƯỜI THỰC HIỆN Hòang Ngọc Hữu Đỗ Nguyễn Huyền Trân Lê Xuân Hùynh Đức Phạm Văn Chất Châu Phước Vinh 4. CƠ QUAN PHỐI HỢP 5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU + Thế giới v Ấn Độ: Rác thải y tế của Ấn Độ gây viêm gan B Theo hãng tin AP , Ấn Độ hôm qua phát hiện đường dây tái chế bất hợp pháp rác thải y tế đã “góp phần” làm bùng phát bệnh viêm gan B thời gian qua ở nước này, khiến 56 người tử vong. Trước đó, giới chức y tế Ấn Độ khẳng định, kim tiêm nhiễm khuẩn là “thủ phạm” trực tiếp gây thảm họa kể trên. Đây là kết quả điều tra của giới chức bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ, khi số người bị nhiễm bệnh liên tục gia tăng kể từ đầu tháng 2. Sau khi kiểm tra các trạm xá, bệnh viện tư và phòng điều chế thuốc ở thành phố Modasa - nơi có nhiều trường hợp nhiễm bệnh gan nhất trong đợt bùng phát này, các quan chức phát hiện ra “chợ đen” chuyên bán thiết bị y tế được tái sử dụng. Hơn 150 người nhiễm viêm gan B ở Ấn Độ từ đầu tháng 2.2009.. Tiến sĩ Manish Fenci, một quan chức y tế cấp cao của thành phố cho biết, tại quận Ahmadabad, điều tra viên tìm thấy nhiều nhà kho chứa kim tiêm, bình nước biển, ống truyền, chai lọ đựng thuốc qua sử dụng được phân loại, rửa và đóng gói để bán lại. Chỉ trong vài ngày qua, các điều tra viên tịch thu hơn 300 tấn rác thải y tế được đóng gói ở những nhà kho này. Theo ông Jaynarayan Vyas, Bộ trưởng Y tế bang Gujarat, ít nhất 20 bác sĩ bị bắt giữ vì sử dụng hoặc mua các dụng cụ y tế này. Vụ bê bối này gây xôn xao dư luận nhưng hành động tái chế bất hợp pháp rác thải y tế rồi đem bán không phải là hiếm gặp ở Ấn Độ. Theo báo cáo gần đây của hệ thống tư nhân về dịch tễ học Ấn Độ (INCLEN), ước tính hơn 30% kim tiêm là được sử dụng lại. Theo ông Anil Naik, cựu Chủ tịch Hiệp hội Y tế Ấn Độ ở Gujarat, thực trạng này xuất phát từ sự hám lợi của con người. Ngay cả khi các bệnh viện có thể mua kim tiêm đảm bảo an toàn với giá 4 xu, nhưng nhiều nơi vẫn sử dụng lại. v Theo Một chuyên gia hóa học người Việt ở Mỹ, tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho biết, do rác thải từ bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng nguy hiểm, khó có thể kiểm soát trong quá trình nấu chảy làm đồ gia dụng nên tại Mỹ hiện nay, loại rác này được xử lý bằng hai phương cách: Đem thiêu hủy trong các lò đốt ở nhiệt độ từ 1.000 - 4.0000C, hoặc ứng dụng công nghệ mới. Sở dĩ có phương pháp này là vì nhận thấy các loại khí thải ra từ quá trình thiêu hủy rất độc hại làm ô nhiễm không khí, đồng thời đe dọa sức khỏe con người, nên từ năm 1996, Mỹ đã ứng dụng công nghệ này, tuy lò đốt vẫn được sử dụng. Tổng giám đốc Công ty xử lý rác thải rắn California Waste Solutions ở Mỹ, ông David Dương, cho rằng tất cả những vật dụng lấy từ rác thải có máu và vi trùng đều phải mang tiêu hủy vì có thể gây dịch bệnh và ảnh hưởng tới môi trường. Tại Ôxtrâylia, khi được hỏi về mối nguy hại từ rác thải y tế đối với con người, bà Lillias Bovell, Chủ tịch Hiệp hội Quản lý rác thải y tế Ôxtrâylia cho biết, ở Ôxtrâylia chưa có trường hợp nào rác thải y tế được mang chế biến thành đồ gia dụng, vì luật pháp Ôxtrâylia không những nghiêm cấm mà còn có những quy định chặt chẽ về việc xử lý rác thải bệnh viện. Phương hướng chung mà các bệnh viện ở phương Tây đang hướng tới là làm sao sử dụng lại tất cả những dụng cụ, hóa chất tái sinh với điều kiện đáp ứng quy định an toàn về y tế. Mỗi bệnh viện chuyên ngành lại có những phương cách riêng để giảm thiểu số vật dụng bỏ đi. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc quản lý môi trường chung vẫn còn lỏng lẻo, nhất là đối với phế thải bệnh viện. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia như ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trường và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện. Đặc biệt ở ấn Độ từ năm 1998, Chính phủ nước này đã ban hành luật về Phế thải y tế. Trong bộ luật này ghi rõ ràng phương pháp tiếp nhận phế thải, phân loại phế thải, xử lý và di dời đến các bãi rác. Do đó, vấn đề phế phải độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều. Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng những phương cách để giảm thiểu rác thải, như không sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải trong bệnh viện bằng chất dẻo nhân tạo, mà được thay thế bằng cao su thiên nhiên; tái chế sử dụng thủy ngân trong các hỗn hợp kim loại dùng trong bệnh viện; tiệt trùng và sử dụng lại một số trang phục; sử dụng lại qua chưng cất các dung môi thông thường trong bệnh viện như benzen, toluene, xylen... Tuy nhiên, không phải tất cả phế thải y tế đều độc hại. Bệnh viện có thể sử dụng lại tất cả những dụng cụ, hóa chất có thể tái sinh được và làm đúng theo quy định về an toàn y tế. + Trong nước Hiện nay trên tòan quốc có hơn 800 bệnh viện với tổng khối lượng chất thải rắn thải ra khỏang 240 tấn mỗi ngày,trong đó có đến 12 đến 25% là chất thải y tế nguy hại cần phải được xử lý đặt biệt.Trong đó 70% là từ các thành phố,Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh chiếm hơn 30%.Đa số rác thải bệnh viện đều do công ty môi trường đô thị thu gom đưa vào các bãi thải chung hoặc được sử lý bằng biện pháp đốt trong các lò đốt thô sơ,không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường;hay ngâm trong phóc môn rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang hay trong khuôn viên bệnh viện,rất nhiều chất thải độc hại,lây nhiễm được xả trực tiếp vào bãi rác sinh họat mà không qua một quá trình xử lý nào.Hơn nữa, việc vận chuyển và thu gom chủ yếu bằng phương pháp thủ công.Bên cạnh đó,sự tham gia của người bới rác cũng làm tăng khả năng lây nhiễm gây mất vệ sinh đối với môi trường sống xung quanh. v Theo Những người dân sống quanh BV Đa khoa Yên Hưng (thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng) cho biết họ thấy nhân viên BV thường xuyên đổ và đốt rác một cách bừa bãi ngay trong khuôn viên bệnh viện, phía sát tường bao. Mà tường bao chỉ cách nhà dân 1 con đường nhỏ chưa đầy 3m. Đã vậy, họ còn lấp qua loa, không đúng quy trình, để sau đó chuột, chó bới lên làm ô uế cả một vùng. Ông Nguyễn Chu Toàn, tổ trưởng tổ dân phố 1, nhà phía sau bệnh viện bức xúc: "Họ làm như thế là coi thường sức khoẻ người dân. Chỉ cần đi bên ngoài đã có thể ngửi thấy mùi rác thải. Ngày nắng thì bốc mùi nồng nặc, ngày mưa thì chất thải ngấm xuống giếng khơi, chảy tràn ra đường, nồng mùi tanh". Tất cả các hộ dân sống quanh khu vực BV đều dùng nước giếng khơi. Nhưng đến giờ, không ai còn dám sử dụng nữa vì nước giếng đục, có váng, mùi tanh nồng, rất khó chịu. Giếng nhà ông Bùi Ngọc Chất mấy năm trước được coi là giếng nước ngon nhất xóm, mấy nhà hàng xóm đều dùng chung, nay ông đành bỏ không, cả nhà dùng nước mưa hoặc đi xin nước máy. Cả khu mới chỉ có 3 nhà có đường nước máy về Anh Đỗ Xuân Tùng, nhà đối diện BV cho biết, khói bốc ra từ lò xử lý rác đen kịt, đặc sánh. Mỗi khi BV đốt rác là những hộ quanh đó phải đóng chặt cửa mà vẫn bị khói ám. "Gần đây, họ còn thường xuyên đốt rác ngay trong khuôn viên BV mà không cho vào lò xử lý, khiến khói bốc ra càng nhiều, mùi khét rất khó chịu", anh Tùng cho biết thêm. Ngày 7/10, cảnh sát môi trường tỉnh Quảng Ninh đến kiểm tra tại BV. Người dân xung quanh đã đào các hố mà họ tận mắt thấy nhân viên BV "vùi" rác xuống đó. Kết quả là chỉ trên một miếng đất khoảng 45m2, có tới 4 hố rác bị nhân dân phát hiện và đào lên, cũ có, mới có. Đủ thứ rác thải, từ ống kim tiêm cho đến các bệnh phẩm như nhau thai đều được chôn xuống đó. Đáng sợ hơn, những bệnh phẩm này được… vùi xuống một cách rất cẩu thả, đến nỗi chỉ cần cầm một chiếc cào thưa, cào nhẹ một lớp đất mỏng đã thấy rõ tất cả những gì được chôn. Mùi từ những chất thải hữu cơ đang phân huỷ bốc ra cực kỳ khó chịu, đứng xa cả chục mét vẫn còn thấy ớn người. Những người trực tiếp bới đống rác lên đều phải đeo khẩu trang và bôi dầu gió mà vẫn không chịu nổi, có người còn nôn thốc nôn tháo, đành phải bỏ dở công việc đào bới. Cạnh đó, khu xử lý rác thải của BV bị khoá chặt cửa, không thấy hoạt động. Người dân cho biết, từ tháng 3 năm nay, họ thấy lò xử lý chạy "nhẹ nhàng" hơn nhưng khói lại bốc ra đen và đặc hơn. Hơn một tháng nay thì lò xử lý ngưng hoạt động hoàn toàn. Ngay sát lò xử lý rác là cái giếng khơi của BV. Từ đây, nước được bơm lên cho các bệnh nhân sử dụng. Vấn đề nghiên cứu của nhóm là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải y tế gây ra. Qua các tài liệu nghiên cứu như trên thì vấn đề chủ yếu được đề cập và nghiên cứu đến là vấn đề ô nhiễm gây ra là do rác thải y tế chưa được xử lý.Và một vấn đề là Việt Nam cần có công nghệ xử lý rác được nghiên cứu dựa trên tình hình thực tiễn trong nước với những kinh nghiệm chắt lọc học hỏi từ các công nghệ tiên tiến trên thế giới để việc thu gom và xử lý rác thải y tế đạt hiệu quả cao và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Tính Cần Thiết Của Nghiên Cứu Trong khỏang vài thập niên trở lại đây rác thải y tế gây ô nhiễm nổi lên như một vấn đề bức xúc ở hầu hết các quốc gia trên thề giới,đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.Phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh,bệnh viện đều nằm ở gần hoặc ở trung tâm các khu dân cư đông dúc,do đó rác thải của các cơ sở khám chữa bệnh này rất nguy hiểm vì khả năng ô nhiễm sinh học,hóa học và lây nhiễm bệnh cao cho cộng đồng dân cư cũng như đe dọa nghiêm trọng ô nhiễm nguồn nước ngầm. Do đó, nhóm đã thực hiện đề tài này nhằm tìm ra những hạn chế và đề ra một vài giải pháp để nâng cao hiệu quả của họat động xử lý rác thải y tế đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà hoạt động này gây nên. 6. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu là giảm sự ô nhiễm của rác thải y tế đối với môi trừơng xung quanh và với sức khỏe của con người. Để làm đươc việc này ta cần phải thực hiện những mục tiêu: ŸThu gom và quản lý chất thải rắn y tế ŸXử lý các chất thải rắn y tế bằng các công nghê. ŸTái chế những rác thải y tế 7. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH v Quản lý chất thải rắn nguy hại: ŸThu gom chất thải rắn nguy hại Việc thu gom ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình về sau.Nếu trong quá trình thu gom,rác được phân lọai tốt thì quá trình xử lý rác sau này sẽ thuận lợi hơn. Nguyên tắc thu gom: Hộ lý hằng ngày chịu trách nhiệm thu gom chất thải y tế nguy hại và rác thải sinh họat từ nơi phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa. Chất thải lâm sàng:đưa ra khỏi khoa hay phòng được đóng gói trong các túi nylon màu vàng,chất thải phóng xạ,chất thải hóa học phải được đưng trong túi nylon màu đen và phải có nhãn ghi chú nơi phát sinh chất thải Chất thải phát sinh từ các khoa phải được vận chuyển về nơi lưu trữ chung của các sở y tế ít nhất 1 lần 1 tuần Buộc các túi nylon chứa các chất thải khi các túi chứa đã đạt tới thể tích theo quy định (khỏang 2/3 túi) Ÿ Vận chuyển chất thải rắn nguy hại Tránh để những người lao động tiếp xúc trực tiếp với những chất thải nguy hại,trong khi vận chuyển rác thải phải có những d5ng cụ chuyên dụng trong công việc Thông thường các thùng rác tại bệnh viện phải có nắp đậy.Công việc chuyên chở cũng phải đảm bảo bằng cách sử dụng những xe chuyên chở chuyên dụng.Các xe chở rác y tế nguy hại phải có hệ thống làm lạnh và phải đóng kín tuyệt đối tránh phát tán vi khuẩn vào môi trường xung quanh Các thùng chứa được thay đổi luân phiên và sau khi đổ rác phải được rửa sạch và khử khuẩn Ÿ Quản lý chất thải phóng xạ trong ngành y tế Các nguồn kín trong xạ trị sau khi đã hết liều dùng trở thành chất thải phóng xạ phải được bảo quản tại kho riêng biệt được che chắn chống bức xạ Các cơ sở có chất thải phóng xạ chu kỳ bán rã ngắn (dưới 30 ngày) họat độ hay họat độ riêng lớn hơn mức miễn trừ phải được lưu trữ trong khỏang thời gian cần thiết để chúng phân rã tới mức cho phép mới được thải ra môi trường.Cụ thể: Đối với chất lỏng: thải lỏng(kể cả chất bài tiết của bệnh nhân có sự dụng dược phẩm có độ phóng xạ) được cho vào 1 trong 2 bể ngầm không thong nhau có độ kín cần thiết để chất lỏng không thấm ra ngòai và che chắn bức xạ theo quy định,có dung tích đủ để cho phép lưu trữ chất thải trong thời gian cần thiết.Một bể nhận phóng xạ hằng ngày,trong khi bể kia dùng để lưu trữ các chất phóng xạ chờ thải ra môi trường. Đối với chất thải rắn:các vật rắn bị nhiễm bẩn phóng xạ được thu gom trong các bao bì bằng chất dẻo,bao bì này được đặt trong thùng bằng kim loại Ÿ Ngoài ra còn có các biện pháp khác trong việc quản lý chất thải rắn y tế nguy hại Thu phí cho rác thải Ký hợp đồng thu gom xử lý rác Quy định các mức phạt đối với các trường hợp vi phạm Ban hành các quy định về trách nhiệm của các đối tượng có liên quan v Các phương pháp xử rác thải y tế Ÿ Phương pháp thiêu hủy với nhiệt độ cao Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay Phương pháp này đảm bảo tiêu hủy triệt để các nguồn lây nhiễm bệnh tật,phần tro cón lại chỉ còn 5-12% khối lượng chất thải rắn ban đầu. Do các chất thải có thành phần phức tạp nên quá trình tiêu hủy chất thải rắn của lò đốt phải đạt hiệu quả cao,do đó phải duy trì được nhiệt độ cao với thời gianlưu cháy nhất định để đảm bảo oxi hóa hòan tòan chất thải rắn ở dạng khí,đảm bảo không phát sinh ô nhiễm thứ cấp đến môi trường Lò đốt phải thích ứng với từng giai đọan phân hủy nhiệt của chất thải.Mô hình sử dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam là sử dụng lò đốt đa vùng Ÿ Phương pháp khử khuẩn bằng hóa chất Hạn chế của phương pháp này la thường nghiền nhỏ chất thải rắn trước khu khử khuẩn và các chất hóa học sử dụng để tiệt khuẩn chất thải rắn y tế thường rất độc hại đối với con người Hiệu quả khử khuẩn phu thuộc vào điều kiện vận hành và trình độ thao tác. Do chỉ có lớp bề mặt tiếp xúc với hóa chất là bị khử khuẩn nên rác thải y tế mà nghiền không đủ nhỏ thì khả năng khử khuẩn triệt để là rất thấp Ÿ Phương pháp chiếu vi sóng Được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến Đòi hỏi vốn đầu tư cao về thiết bị và nhiều thiết bị kiểm tra chất lượng sau khi chiếu Ÿ Phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt khô và ướt Ÿ Chôn lấp Đây là biện pháp xưa nhất ,vẫn được dùng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới –chủ yếu ở những nước nghèo Tuy nhiên đây là phương pháp có nhiều nhược điểm như phải có diện tích đủ lớn để chôn lấp rác thải y tế,làm ô nhiễm môi trường đất và các nguồn nước ngầm,là nguồn ủ chi các bệnh truyền nhiễm v Ngòai ra chúng ta còn co thể tái chế 1 số chất nhựa thủy tinh không chứa các chất độc hại để giảm bớt việc đốt chất thải và tăng nguồn thu cho các bệnh viện. .. 8. DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TT Nội dung nghiên cứu Đơn giá Thành tiền 1 Thu thập thông tin từ internet 5 người × 2 giờ × 7ngày × 4000đ/giờ 280.000 2 Chi phí đi lại (xin số liệu, đi phân tích mẫu...) 7ngày × 5 người × 50.000 đ/ngày 1.750.000 3 Xây dựng báo cáo Phân tích, tổng hợp số liệu In ấn , photo tài liệu 500.000 100.000 4 Công tác phí 7ngày × 5 người × 50.000 đ/ngày 1.750.000 5 Chi phí phân lọai rác thải 1.000.000 6 Chi phí khác (điện, điện thoại) 500.000 7 Chi phí phát sinh 500.000 Tổng 6.380.000 10. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Ngày bắt đầu: 20/05/2010 Ngày hoàn tất: 27/05/2010 Phần 3 SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng 329.314 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế Diện tích Tổng: 329.314 km² Đất liền: khoảng 324.480 km² Biển nội thuỷ: hơn 4.200 km² Các biên giới trên bộ Tổng: 4.639 km Biên giới với các nước: Campuchia (1228 km), Trung Quốc (1281 km), Lào (2130 km) Đường bờ biển 3.444 km (không tính các đảo) 2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐANG THÁCH THỨC cả nước hiện có 1.087 bệnh viện (1.023 bệnh viện nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân ) với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn có hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày trong đó có 40-50 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Ước tính đến năm 2010, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là hơn 500 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60-70 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý. Các bệnh viện chưa thật sự quan tâm, đầu tư thùng đựng rác cũng như phương tiện vận chuyển chất thải y tế. Việc vận chuyển rác thải y tế nguy hại, chất thải thông thường từ bệnh viện, các cơ sở y tế hầu như khoán trắng cho công ty môi trường đô thị. Trung tâm Y tế Đông Anh (Hà Nội) mỗi ngày thải ra 200 m3 nước bẩn. Số nước thải của quá trình khám, điều trị bệnh chảy trực tiếp vào môi trường, chung với nước thải sinh hoạt khác. Đây là chuyện bình thường đối với các bệnh viện tuyến huyện 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐANG THỰC HIỆN VÀ DỰ ĐỊNH SẼ THỰC HIỆN (NGHIÊN CỨU) Nếu như trước đây, các chất rắn y tế chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp thông thường, thì đến nay, hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước đã được được Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) tiến hành lắp đặt và đưa vào sử dụng lò đốt theo công nghệ xử lý rác thải của Nhật Bản. Công nghệ lò đốt chất thải rắn y tế hiệu Chuwa với Model F-1S có các tiêu chuẩn đáp ứng TCVN 7380-2004 về lò đốt chất thải rắn y tế. Xử lý triệt để Dioxin Cấu tạo của lò đốt gồm hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp. Buồng đốt sơ cấp thiết kế trên nguyên lý thổi gió bắt buộc, hình thành luồng khí xoáy trong lò, nên luôn duy trì lượng ôxy lớn và chống phát sinh khói đen. Buồng đốt thứ cấp có gắn thiết bị đốt giúp nhiệt độ duy trì ổn định trên 8.00 độ C đảm bảo tiêu huỷ mầm bệnh và đủ phân huỷ Dioxin. Buồng đốt được chia thành ba lớp, lớp ngoài cùng là lớp cách nhiệt. Bao bọc xung quanh là một lớp nước có tác dụng làm giảm độ nóng của buồng đốt, giúp buồng đốt có tuổi thọ dài hơn. Bao quanh vùng đốt được thiết kế có vô số các lỗ nhỏ để cung cấp không khí, chính nhờ tác dụng của không khí mà rác thải đốt cháy lần 1 sẽ được đốt cháy lần 2. Sàn lò có thiết kế hệ thống dẫn khí để tránh tình trạng đốt om, nâng cao công suất tối thiều, tro hoá hoàn toàn. Trong quá trình đốt không cần đảo, hạn chế tro bay. Lò đốt được lắp kèm theo hệ thống phụ trợ, duy trì áp suất thấp tại cửa đổ rác vào, tránh ngọn lửa, khói bị dội ngược. Nhiên liệu sử dụng làm chất đốt là dầu thô, trung bình cần 0,2kg dầu/kg rác. Công suất của lò đạt 25-30kg/giờ có thể hoạt động liên tục 15 giờ/ngày Theo Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình vài năm trước vốn là điểm nóng về vấn đề ô nhiễm rác thải y tế. Do sử dụng lò đốt và biện pháp chôn lấp thủ công khiến không ít lần bệnh viện vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhân dân quanh vùng.Nhưng kể từ khi ứng dụng công nghệ này, nhiều khu dân sống quanh khu vực bệnh viện không còn phải than trời vì bụi khói mù mịt, khét lẹt… từ các lò đốt rác thải thủ công. Chị Phạm Thị Lý, Tổ trưởng tổ Chống nhiễm khuẩn cho biết :”hiện nay hai ngày bệnh viện thực hiện đốt rác thải một lần. Tất cả các chất thải độc hại như: bơm kim tiêm, bông gạc thấm máu, mô, nhau thai… đều được xử lý triệt để, vô khuẩn hoàn toàn” Không giấu được vẻ phấn khởi, bác sĩ Trần Hữu Hạnh, Giám đốc Bệnh viện cho hay: “Bệnh viện được lắp đặt lò đốt rác thải Chuwa từ tháng 5/2009 đến nay đều cho kết quả rất tốt. Sở TN&MT tỉnh Thái Bình đã tiến hành kiểm tra và chứng nhận phương pháp xử lý rác thải này an toàn tuyệt đối. Nhưng phấn khởi nhất là lò đốt không khói, không mùi, không độc hại, không ảnh hưởng đến nhân dân quanh vùng. Ngoài ra, nỗi lo về diện tích chôn lấp đã được giải quyết”. Ngòai ra nhiều nước trên thế giới đang áp dụng những phương cách để giảm thiểu rác thải, như không sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải trong bệnh viện bằng chất dẻo nhân tạo, mà được thay thế bằng cao su thiên nhiên; tái chế sử dụng thủy ngân trong các hỗn hợp kim loại dùng trong bệnh viện; tiệt trùng và sử dụng lại một số trang phục; sử dụng lại qua chưng cất các dung môi thông thường trong bệnh viện như benzen, toluene, xylen... chúng ta có thể áp dụng vào các bệnh viện ở trong nước 4. Kết luận, kiến nghị:  Hiện nay công tác thu gom và xử lý châtt thải y tế vẫn đang còn nhiều bất cập các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn; xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn; việc kiểm soát khí thải lò đốt gặp khó khăn; thiếu các cơ sở tái chế chất thải; thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải bệnh viện… Để khắc phục tình trang trên chúng ta cần: − Khuyến khích các cơ sở Y tế nhập hệ thống xử lý rác thải độc hại không đốt (khử khuẩn bằng hơi nóng hoặc vi sóng. Sau khi đã tiệt trùng, rác thải được đưa đi xử lý như rác thải y tế thông thường − Người đứng đầu các cơ sở y tế cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị, mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải địa phương để xử lý tiêu huỷ chất thải y tế đúng qui định. Các nhân viên y tế cần thực hiện tốt việc thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi... 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập về nhà môn đánh giá tác động môi trường.doc