Bài tập tình huống môn An sinh xã hội

Trên cơ sở tìm hiểu những văn bản pháp luật hiện hành, các đề tài khoa học, luận văn tốt nghiệp và giáo trình bộ môn, bài viết trên đã đưa ra những tiêu chí cụ thể để so sánh sự khác biệt giữa hai loại hình bảo hiểm rất phổ biến hiện nay là Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại. Đồng thời, qua tìm hiểu tình huống thực tiễn đã giải quyết được thỏa đáng những quyền lợi an sinh mà chị A được hưởng bao gồm 4 chế độ: Chế độ ưu đãi xã hội; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm ốm đau và dưỡng sức lao động; chế độ bảo hiểm hưu trí.

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 8398 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống môn An sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Bài làm 1. Phân biệt sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại là những loại hình bảo hiểm phổ biến hiện nay. Để phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại hình bảo hiểm này trước hết cần hiểu: Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm thương mại là gì?  Bảo hiểm xã hội là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và các nguồn thu hợp pháp khác nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội   Bảo hiểm thương mại là quá trình tạo lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên và từ quỹ đó dùng để bồi thường hoặc chi trả cho người tham gia khi họ gặp những rủi ro bất ngờ gây thiệt hại và đáp ứng một số nhu cầu khác của họ  Như vậy qua các khái niệm trên cho chúng ta thấy có một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hình bảo hiểm:      Thứ nhất: Đối tượng bảo hiểm  Đối tượng của bảo hiểm xã hội là thu nhập của người lao động, chỉ khi thu nhập của người lao động bị giảm hoặc bị mất mà nguyên nhân do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thì người lao động sẽ nhận được khoản chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội. Sự bảo vệ đời sống mang tính chất an sinh xã hội làm cho bảo hiểm xã hội khác biệt so với các loại bảo hiểm thương mại – các hình thức bảo hiểm chú trọng bảo vệ các đối tượng cụ thể như : thân thể hoặc bộ phận của thân thể, xe cộ, tàu thuyền, hàng hóa, vật nuôi, cây trồng.  Thứ hai: Đối tượng tham gia bảo hiểm  Trong khi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là người lao động và người sử dụng lao động và như vậy bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động. Trong quá trình lao động, bản thân người lao động phải tham gia để tự bảo hiểm cho mình đồng thời người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với người lao động thông qau việc trích một phần quỹ lương đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đối tượng tham gia bảo hiểm của bảo hiểm thương mại là các tổ chức có tư cách pháp nhân, các cá nhân có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý Thứ ba: Quỹ bảo hiểm và mục tiêu hoạt động Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập tập trung ngoài ngân sách Nhà nước được hình thành chủ yếu từ ba nguồn: Đóng góp của người lao động, đóng góp của người sử dụng lao động và một phần do Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ và bảo đảm nguồn chi cho bảo hiểm xã hội. Cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội là cân đối thu chi, không nhằm mục đích sinh lời. Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng chủ yếu cho hai mục đích đó là: - Dùng để chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội - Chi cho sự nghiệp quản lý bảo hiểm xã hội  Trong khi quỹ bảo hiểm thương mại được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp phí bảo hiểm của các đối tượng tham gia tạo nên ngoài ra được bổ sung một phần lãi từ việc đầu tư quỹ "nhàn rỗi" mang lại. Quỹ bảo hiểm thương mại được sử dụng cho năm mục đích chủ yếu đó là:  - Bồi thường chi trả - Dự trữ dự phòng  - Đề phòng hạn chế tổn thất  - Nộp ngân sách Nhà nước  - Chi quản lý  Quỹ bảo hiểm thương mại được quản lý theo cơ chế hạch toán kinh doanh có lãi. Điều này được thể hiện rõ trong việc lãi suất cho công ty bảo hiểm được tính vào cơ cấu phí toàn phần cho mọi nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể, bảo hiểm thương mại có thể tham gia tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm ở nước ngoài. Như vậy, bảo hiểm xã hội vì những mục tiêu xã hội, an toàn xã hội chứ không nhằm mục tiêu lợi nhuận như các công ty bảo hiểm thương mại. Phần lãi do đầu tư tài chính để tồn tích và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng cho chính những người tham gia và hoặc người thụ hưởng khác. Còn đối với các công ty bảo hiểm thương mại, lợi nhuận do nhà tư bản tài chính đó quyết định. Có thể người tham gia cũng được chia lãi nhưng đó không phải là mục tiêu kinh doanh mà là biện pháp thu hút khách hàng.  Thứ tư: Phí bảo hiểm  Phí bảo hiểm xã hội được xác định bằng số tương đối và phụ thuộc chủ yếu vào tiền lương và quỹ lương của doanh nghiệp. Theo kết cấu các chế độ bảo hiểm xã hội thì mỗi chế độ có một loại phí tương ứng, đồng thời có phí bảo hiểm xã hội tổng hợp chung cho tất cả các chế độ gọi là phí tổng hợp hay phí toàn phần. Phí toàn phần được xác định theo công thức:  Ptp = Ptt + Pql + Pdp  Trong đó: Ptp: Phí toàn phần  Ptt: Phí thuần túy  Pql: Chi phí quản lý  Pdp: Phần an toàn, dự phòng phí  Phí bảo hiểm thương mại được xác định bằng số tuyệt đối và phụ thuộc chủ yếu vào số tiền bảo hiểm, xác suất rủi ro. Phí bảo hiểm thương mại là giá cả của sản phẩm bảo hiểm và được xác định theo công thức:   P = f + d  Trong đó: P là phí bảo hiểm toàn bộ  f là phí thuần  d là phụ phí  Trên thực tế mức phí bảo hiểm toàn bộ còn được xác định theo công thức:   P = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm  Trong đó tỷ lệ phí phụ thuộc rất nhiều vào xác suất rủi ro, cường độ tổn thất  Thêm vào đó, trong khi phí bảo hiểm xã hội được đóng đều đặn theo tiền lương hoặc thu nhập hàng tháng của người lao động từ lúc bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội cho đến khi hết tuổi lao động, ngược lại nhìn chung phí bảo hiểm thương mại được nộp ngay khi hợp đồng bảo hiểm thương mại được ký kết. Trong trường hợp phí bảo hiểm thương mại là một khoản tiền lớn thì người tham gia có thể thỏa thuận với công ty bảo hiểm để đóng làm nhiều lần, lúc đó công ty bảo hiểm có thể thu định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng   Thứ năm: Thời hạn bảo hiểm và hình thức bảo hiểm  Hình thức bảo hiểm trong quan hệ bảo hiểm giữa người tham gia với công ty bảo hiểm trong bảo hiểm thương mại chủ yếu mang tính tự nguyện (Trừ nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự) đồng thời mối quan hệ này chỉ phát sinh và tồn tại trong một khoảng thời gian xác định kể từ khi người tham gia bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm, thời hạn này thường là một năm hoặc một chu kỳ hoạt động. Trong khi mối quan hệ này trong bảo hiểm xã hội là mối quan hệ lâu dài, tương đối ổn định và hình thức bảo hiểm chủ yếu là mang tính chất bắt buộc dựa trên quan hệ lao động và quan hệ phân phối theo quy định của Nhà nước mục đích nhằm bảo vệ người lao động trước những sự kiện, "rủi ro xã hội" như: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vv…bên cạnh đó còn ràng buộc trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động từ đó thắt chặt tình đoàn kết giữa "chủ" với "thợ" góp phần thúc đẩy ổn định xã hội Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản giưă bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại, tuy nhiên sự khác nhau giữa hai loại hình bảo hiểm này không tạo ra sự đối lập mâu thuẫn mà trái lại chúng còn bổ sung hỗ trợ cho nhau giúp con người chống lại những rủi ro trong cuộc sống ngày càng đa dạng và phức tạp 2. Giải quyết tình huống 2.2. Việc BHYT từ chối chi trả các chi phí cho chị A là đúng hay sai ? Tại sao ? Căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành, có thể khẳng định việc BHYT từ chối chi trả các chi phí cho chị A là SAI, trái với quy định của pháp luật. Điều này được lý giải như sau : Căn cứ theo khoản 1 và khoản 15 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, quy định về những đối tượng được tham gia vào bảo hiểm y tế thì chị A được xem là đối tượng được tham gia vào loại bảo hiểm xã hội này. Cụ thể, điều 12 quy định như sau : Điều 12 : Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động ; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công ; cán bộ, công chức, viên chứ theo quy định của pháp luật .... 15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng Đặc biệt, do là NLĐ làm việc lâu dài trong nhà máy pin Văn Điển từ năm 1991 đến tháng 12/2010, vì vậy mà BHYT chị A tham gia thuộc trường hợp BHYT bắt buộc. Vì theo Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 của Chính Phủ ; Thông tư liên tịch số 15/ 1998/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 05/12/1998 Huớng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc theo quy định của điều lệ BHYT thì những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế gồm có : - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên và hợp đông lao động không xác định thời hạn trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã ; tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức quốc tế, nước ngoài ; - Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước ; người làm việc theo chế độ dân cử ; - Người đang hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ; - Người có công với cách mạng ; - Các đối tượng bảo trợ xã hội Trong trường hợp, người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc (có thẻ bảo hiểm) thì họ có những quyền lợi sau : - Người có thẻ BHYT bắt buộc được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh ngoại trú và nội trú gồm : khám bệnh, chẩn đoán và điều trị ; xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng ; các thủ thuật, phẫu thuật ; máu, dịch truyền ; sử dụng vật tư, thiết bị y tế ; chi phí khám thai, sinh con... - Được thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trường hợp sử dụng các dịch vụ ký thuật cao, chi phí lớn được thanh toán theo một tỷ lệ nhất định do pháp luật quy định. Người bệnh bảo hiểm y tế tự thanh toán các khoản chi phí vượt mức thanh toán tối đa theo quy định (trừ một số trường hợp nhất định). Trong khi đó, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 đã quy định rất chi tiết những truờng hợp không được hưởng BHYT tại Điều 23 như sau : Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế 1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả. 2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. 3. Khám sức khỏe. 4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. 5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. 7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt. 8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. 9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa. 10. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích. 11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác. 12. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra. 13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. 14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học. Chiếu theo Điều 23, bệnh lao của chị A không thuộc 1 trong những trường hợp không được hưởng BHYT. Chính vì lẽ đó, mà trong trường hợp này, chị A đương nhiên được chi trả các chi phí khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc. Và việc BHYT từ chối chi trả các khoản chi phí cho chị A là sai so với quy định của pháp luật. 2.2. Hãy giải quyết quyền lợi an sinh xã hội của chị A theo quy định của pháp luật Để giải quyết thỏa đáng quyền lợi anh sinh xã hội cho chị A, trước hết phải xác định trong trường hợp trên chị A là đối tượng tham gia và được hưởng nhiều chế độ an sinh xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành. Bao gồm: chế độ ưu đãi xã hội (Chị A là vợ liệt sỹ); chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm ốm đau và dưỡng sức lao động; chế độ bảo hiểm hưu trí. a. Chế độ ưu đãi xã hội Theo quy định của pháp luật hiện hành, Liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ là một trong những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi của xã hội. Đây là một trong những chính sách có ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn đối với đất nước và cộng đồng nhân dân. Liệt sỹ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và được Nhà nước truy tặng bằng “Tổ quốc ghi công”. Sự hy sinh của họ là mất mát lớn lao của đất nước và của mỗi gia đình liệt sỹ. Chính vì vậy mà chính sách ưu đãi cho những người thân của liệt sĩ đã và đang ngày càng được hòan thiện, nhằm phần nào xoa dịu nỗi đau của thân nhân liệt sĩ. Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 28/CP/1995, gia đình liệt sĩ bao gồm: cha mẹ, vợ chồng, con và người nuôi dưỡng liệt sỹ. Trong trường hợp trên, chị A là vợ của liệt sỹ, vì vậy mà chị A được quyền hưởng ưu đãi xã hội theo chế độ là thân nhân của liệt sỹ. Theo đó, những quyền lợi và chị A được hưởng bao gồm: khi lần đầu báo tử, chị A được hưởng tiền tuất lần đầu mức 3.000.000 đồng và hàng tháng chị được nhận tiền tuất là 170.000 đồng/tháng. b. Chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp Theo Điều 106 Bộ luật lao động quy định thì bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Để được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội phải đáp ứng được những điều kiện sau: làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại theo danh mục do Nhà nước quy định bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm do Bộ y tế quy định. Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 04/04/1995 và quyết định số 167/BYT-QĐ ngày 04/02/1997 quy định cụ thể như sau: DANH MỤC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản 1. Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp 2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng) 3. Bệnh bụi phổi bông 4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì Bệnh nhiễm độc Ben zen và các hợp chất của Ben zen Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý 1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ 2. Bệnh điếc do tiếng ồn 3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 4. Bệnh giảm mạn tính nghề nghiệp Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp 1. Bệnh sạm da nghề nghiệp 2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 1. Bệnh lao nghề nghiệp 2. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp 3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp Ngoài những bệnh nghề nghiệp trên, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, gồm: 1. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp 2. Nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp 3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp 4. Bệnh viêm loét, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp Trên cơ sở đó, chị A được xét vào đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp do nhiễm độc chì- thuộc nhóm II- các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp. Theo đó, chị A có thể được hưởng các loại trợ cấp với các mức tương ứng như sau từ quỹ BHXH: Thứ nhất, chị A được đi giám định y khoa tại Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền và các chi phí liên quan đều do Bảo hiểm xã hội thực hiện Thứ hai, chị A được quyền hưởng trợ cấp thương tật. Do khi bị nhiễm chất độc chì, chị A bị mất 30% khả năng lao động, nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chị và khả năng lao động lâu dài. Theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961, trợ cấp thương tật của người lao động được tính theo lương chính (từ 1 đến 4 tháng lương chính đối với hưởng trợ cấp 1 lần và từ 7% đến 70% lương chính đối với trường hợp trợ cấp hàng thánhg tùy vào tỷ lệ thương tật). Tại Điều 9 Nghị định số 43/CP ngày 22/06/1993, thì tiền lương làm cơ sở tính trợ cấp là tiền lương trung bình của NLĐ. Những người mất từ 5% đến 60% khả năng lao động được hưởng trợ cấp 1 lần (từ 2 đến 12 tháng lương trung bình). Hiện nay, trợ cấp thưong tật cho NLĐ được tính theo lương tối thiểu chung do Nhà nuớc quy định. Cụ thể, NLĐ bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo bảng sau: Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần (Đơn vị tính:tháng lương tối thiểu) Từ 5% đến 10% 4 Từ 11% đến 20% 8 Từ 21% đến 30% 12 Vì vậy mà với mức thương tật của chị A là 30% thì chị A được hưởng mức trợ cấp thương tật tối đa là 12 tháng lương tối thiểu (theo quy định của pháp luật). Thứ ba, do sức khỏe của chị A bị giảm sút gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của chị, vì vậy cùng với việc được hưởng chế độ trợ cấp thương tật thì A còn được đảm bảo các điều kiện khác để giải quyết các nhu cầu mới phát sinh. Các chế độ này bao gồm: trang cấp phương tiện trợ cấp sinh hoạt nếu việc nhiễm độc chì của chị gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày; được trợ cấp phục vụ hàng tháng nếu chị A bị tàn phế, không tự phục vụ được cho mình; được bảo hiểm y tế khi nghỉ việc; được giám định và điều chỉnh lại mức nhận trợ cấp thương tật khi bị tái phát… c. Chế độ bảo hiểm ốm đau Bảo hiểm ốm đau là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động (tham gia bảo hiểm xã hội) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số theo quy định của pháp luật. Trường hợp của chị A, tháng 12/2010 chị bị mắc bệnh lao và là người đã tham gia bảo hiểm xã hội một thời gian nhất định. Căn cứ theo Điều 21, luật bảo hiểm xã hội năm 2008 chị A thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau. Để được hưởng chế độ của mình, chị A cần đáp ứng đầu đủ các điều kiện về thủ tục liên quan trực tiếp đến hồ sơ hưởng bảo hiểm ốm đau của người lao động, bao gồm: văn bản đề nghị của người sử dụng lao động, bệnh án, xác nhận y tế, giấy chứng nhận bệnh điều trị dài ngày, quyết định cho hưởng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền… Về mức hưởng thời gian bảo hiểm ốm đau của chị A thì pháp luật có quy định như sau: Theo quy định tại thông tư số 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Bộ Y tế và Tổng liên  đoàn lao động Việt Nam đã đưa ra danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày bao gồm: DANH MỤC CÁC BỆNH CẦN NGHỈ VIỆC ĐỂ CHỮA BỆNH DÀI NGÀY.  1. Bệnh Lao các loại. 2. Bệnh tâm thần. 3. Bệnh sang chấn hệ thần kinh, động kinh. 4. Suy tim mãn, tâm phế mãn. 5. Bệnh Phong (cùi) 6. Thấp khớp mãn có biến chứng phần xương cơ khớp. 7. Ung thư các loại ở tất cả các phủ tạng. 8. Các bệnh về nội tiết. 9. Di chứng do tai biến mạch máu não. 10. Di chứng do vết thương chiến tranh. 11. Di chứng do phẫu thuật và tai bíên điều trị. 12. Suy nhược cơ thể do bị tra tấn, tù đày trong hoạt động cách mạng. Căn cứ theo khoản 2, điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2008 quy định chi tiết về thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm đau đối với bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày như sau: 2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn. Đồng thời theo Điều 25 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau: 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.    2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng được quy định như sau:        a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo     hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;     b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;     c) Bằng 45%  mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. 3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.   4. Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo quy định tại khoản 2 nêu trên nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. Như vậy, trong trường hợp này chị A sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau để chữa bệnh lao- bệnh thuộc danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa trị bệnh dài ngày. Theo đó, chị A sẽ được hưởng những quyền lợi theo Khoản 2 Điều 23 và điểm b, Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2008 là được nghỉ chữa bệnh dài ngày với thời gian tối đa là 180 ngày trong 1 năm không kể ngày nghỉ lễ, tết với mức hưởng là Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nếu quá thời hạn 1 năm mà chị A vẫn chưa chữa khỏi bệnh thì chị A vẫn tiếp tục được nghỉ điều trị nhưng hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn. d. Chế độ bảo hiểm hưu trí Trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm hưu trí giữ vị trí quan trọng. Tầm quan trọng đó không chỉ vì chế độ hưu trí là vấn đề quan tâm của mọi người lao động khi tham gia quan hệ bảo hiểm mà còn do hầu hết mọi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đều là đối tượng của bảo hiểm hưư trí. Theo quy định cũ, đối với những người lao động khi nghỉ việc không đủ điều kiện về tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm hoặc cả hai để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì sẽ thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí một lần. Song theo pháp luật hiện hành đã được thay đổi cơ bản sau khi sửa đổi Bộ Luật lao động (2002) và sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội (2003) thì tùy từng trường hợp mà họ được hưởng trợ cấp một lần, được chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm. Điều này không chỉ phụ thuộc vào tuổi đời, thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà còn phụ thuộc vào nguyện vọng của người lao động. Đối với trường hợp của chị A, chị tham gia lao động tại nhà máy pin Văn Điển từ năm 1991 đến tháng 12/2010 là chị đã tham gia lao động được 19 năm và cũng từng ấy thời gian chị đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tính cho đến thời điểm tháng 12/2010, cả về tuổi đời lao động và tuổi đóng bảo hiểm lao động chị vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật hiện hành để nhận chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí. Pháp luật hiện hành quy định độ tuổi nghỉ hưu của người lao động, đối với nam là 60 tuổi, đối với nữ là 55 tuổi. Và thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí hàng tháng là đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Trong trường hợp này, để chị A được hưởng đúng quyền lợi của mình thì chế độ hưu trí của chị A sẽ được giải quyết theo hướng như sau: Điều 57. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Do khi xin nghỉ việc tại nhà máy Pin Văn Điển, chị A chưa đáp ứng đủ các điều kiện cả về tuổi nghỉ hưu lẫn thời gian đóng bảo hiểm xã hội nên theo quy định của pháp luật hiện hành chị A sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó chị A tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội do luật định thì chị A sẽ được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Song do chị A nghỉ hưu trước tuổi nên cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở tìm hiểu những văn bản pháp luật hiện hành, các đề tài khoa học, luận văn tốt nghiệp và giáo trình bộ môn, bài viết trên đã đưa ra những tiêu chí cụ thể để so sánh sự khác biệt giữa hai loại hình bảo hiểm rất phổ biến hiện nay là Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thương mại. Đồng thời, qua tìm hiểu tình huống thực tiễn đã giải quyết được thỏa đáng những quyền lợi an sinh mà chị A được hưởng bao gồm 4 chế độ: Chế độ ưu đãi xã hội; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm ốm đau và dưỡng sức lao động; chế độ bảo hiểm hưu trí. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật bảo hiểm y tế năm 2008 2. Luật bảo hiểm xã hội năm 2008 3. Trường Đạiu học Luật Hà Nội, Giáo trình luật an sinh xã hội. NXB. Tư pháp. Hà Nội, 2005. 4. Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 04/04/1995 và quyết định số 167/BYT-QĐ ngày 04/02/1997 5. Thông tư số 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Bộ Y tế và Tổng liên  đoàn lao động Việt Nam 6. Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/08/1998 của Chính Phủ  7. Thông tư liên tịch số 15/ 1998/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 05/12/1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập tình huống môn An sinh xã hội.doc