Bài tập quản trị sản xuất

Để lắp ráp 1 đơn vị sản phẩm U cần 5 đơn vị hàng D và 3 đơn vị hàng Q. Mỗi D cần 2M và 3N. Mỗi Q cần 1 N và 6m. Mỗi N cần 2 M và 2T. Mỗi T cần 2X và 1Y Yêu cầu: 1- Vẽ sơ đồ cấu trúc 15 sản phẩm U 2- Cho biết hàng U có mấy cấp? có bao nhiêu hàng gốc? Có bao nhiêu hàng phát sinh? 3- Vẽ sơ đồ cấu trúc về mặt thời gian và nêu lên tiến độ cung ứng NVL để lắp ráp 15U. Biết rằng thời gian phân phối của các hàng như sau: U: 1 tuần ; D: 3 tuần; Q: 1 tuần; X: 2 tuần; Y: 3 tuần; m:5tuần; T: 2 tuần; M:2 tuần; N: 1 tuần

doc45 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 20575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập quản trị sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo đường xu hướng dự báo số lốp bán ra trong tháng thứ 1 năm kế BÀI 19: Sản lượng nông nghiệp thực tế của một huyện được tổng kết từ năm 1990 đến 1996 như sau: Năm Sản lượng (tấn) Bắp Gạo Khoai 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 25 27 31 40 43 36 47 46 49 50 52 56 59 57 40 42 47 49 48 50 46 Yêu cầu: Anh (chị) hãy sử dụng phương pháp dự báo theo đường xu hướng để dự báo doanh thu của từng loại mặt hàng trên qua các năm 1997, 1998, 1999 và 2000 BÀI 20: Một nhà máy thống kê số quạt bàn bán được trong 2 năm 2001 và 2002 như sau: Tháng Nhu cầu khách hàng 2001 2002 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 800 750 800 900 1150 1100 1000 900 850 750 750 800 1000 850 900 1100 1310 1200 1100 1100 950 850 850 800 Yêu cầu: Tính chỉ số mùa vụ của các tháng trong năm Giải: Tính chỉ số mùa vụ của các tháng trong năm: Tháng Nhu cầu khách hàng Nhu cầu bình quân Nhu cầu bình quân hàng tháng Chỉ số thời vụ 2001 2002 2001-2002 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 800 750 800 900 1150 1100 1000 900 850 750 750 800 1000 850 900 1100 1310 1200 1100 1100 950 850 850 800 900 800 850 1000 1230 1150 1050 1000 900 800 800 800 940 940 940 940 940 940 940 940 940 940 940 940 0,957 0,851 0,904 1,064 1,309 1,223 1,117 1,064 0,957 0,851 0,851 0,851 BÀI 21:: Một cửa hàng bán xe gắn máy có thông số thống kê số hàng bán ra trong 12 quý (3 năm) như sau: Quý Năm 1 2 3 1 2 3 4 90 130 200 170 130 190 250 220 190 220 310 300 Dùng phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng dự báo số xe bán ra trong 4 quý của năm thứ 4 Dùng phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng dự báo số xe bán ra trong 4 quý của năm thứ 4 nhưng có điều chỉnh theo mùa. BÀI 22: Cửa hàng “Cơ Khí Thuỷ Sản” theo dõi số máy phát điện 5ML hiệu Honda bán ra trong từng quý qua 4 năm vừa rồi như sau: Quý Số lượng bán ra (1000 đvị) Quý Số lượng bán ra (1000 đvị) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 3 4 2 1 3 5 3 9 10 11 12 13 14 15 16 2 4 6 3 2 5 7 4 Hãy dự báo số lượng bán ra trong quý 17 đến quý 20 có chú ý đến yếu tố theo mùa. BÀI 23: Ông Araki Giám Đốc công ty liên doanh VS muốn lập kế hoạch tài chính cho từng quý trong năm tới dựa vào các số xe tải nhỏ bán được ở mỗi quý của 3 năm qua như sau: Quý Năm 1 2 3 1 2 3 4 520 730 820 530 590 810 900 600 650 900 1000 650 Dùng phương pháp hoạch định theo xu hướng có xét đến ảnh hưởng của mùa để dự báo số bán ra cho các quý năm tới. CHƯƠNG HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT BÀI 1: Một công ty sản xuất nguyên liệu nhựa PVC đang xem xét việc mở rộng sản xuất, nâng cao công suất, có 4 phương án về công suất như sau: S1: Xây dựng một nhà máy lớn, công suất 25.000 T/năm S2: Xây dựng một nhà máy vừa, công suất 10.000 T/năm S3: Xây dựng một nhà máy nhỏ, công suất 5.000 T/năm S4: Không xây dựng nhà máy nào cả Tình hình thị trường có thể thuận lợi (E1) hoặc không thuận lợi (E2). Các số liệu về lợi nhuận tính cho 1 năm sản xuất bình thường và xác suất xảy ra các trạng thái thị trường, công ty đã dự tính được như trong bảng sau: ĐVT: 103 USD Phương án công suất E 1 – thị trường tốt E 2– thị trường xấu S 1: XDNM lớn 25.000 T/năm 100 -90 S 2: XDNM vừa 10.000 T/năm 60 -10 S 3: XDNM nhỏ 5.000 T/năm 40 -5 S 4: Không làm gì 0 0 Xác suất 0.4 0.6 Hỏi công ty nên lựa chọn phương án quy mô (công suất) nào để xây dựng nhà máy? Giải: Vẽ cây quyết định E 1 (0.4) 100 E 2 (0.6) -90 E 1 (0.4) 60 E 2 (0.6) -10 E 1 (0.4) 40 E 2 (0.6) -5 + Tính giá trị tiền tệ mong đợi EMV: EMV1 = (100x0.4) + (-90x0.6) = - 14 EMV2 = (60x0.4) + (-10x0.6) = 18 EMV3 = (40x0.4) + (-5x0.6) = 13 EMV4 = 0 Max EMV = EMV2 = 18 ngàn USD Công ty nên lựa chọn phương án S2 – Xây dựng nhà máy có quy mô công suất vừa phải (10.000 T/năm). Làm như vậy thì lợi nhuận mong đợi trong 1 năm của công ty là 18.000 USD BÀI 2: Công ty X sau khi nghiên cứu thị trường có dự đoán nhu cầu trong thời gian tới theo 3 dự án sau: Có nhu cầu thấp xác suất 0,25, nhu cầu vừa xác suất 0,4 và nhu cầu cao xác suất 0,35. Công ty đề ra 3 phương án khác nhau để tăng công suất của mình: làm thêm giờ, lấy thêm người hoặc làm ca 2. Lợi nhuận đưa lại theo 3 phương án được cho như sau: Các phương pháp Dự kiến nhu cầu Nhu cầu thấp (XS 0,25) Nhu cầu vừa (XS 0,40) Nhu cầu cao (XS 0,35) Làm thêm giờ 500 700 900 Làm thêm người 300 500 1000 Làm thêm ca 0 200 2000 Vậy nên chọn phương án nào ? BÀI 3: Công ty Xây dựng quận 10 đang so sánh để chọn một trong ba dự án khác nhau là : khách sạn, nhà hát và nhà hàng ăn trong những điều kiện kinh tế khác nhau trong tương lai. Bảng “được mất” sau đây cho ta lợi nhuận tháng của từng dự án trong tương lai. Đầu tư vào Điều kiện kinh tế (107 đồng) Xấu (XS 0,2) Trung bình (XS 0,7) Tốt (XS 0,1) Khách sạn Nhà Hàng ăn Nhà Hát -80 20 60 150 80 60 200 60 50 Vậy công ty nên đầu tư vào dự án nào. BÀI 4: Mặt hàng lưỡi cưa gỗ của “Cơ khí Lâm nghiệp” hàng năm có số dự báo như sau: Số lượng yêu cầu 8.000 10.000 15.000 20.000 Xác suất 0,5 0,2 0,2 0,1 Giá bán mỗi lưỡi cưa là 350.000 đ. Các thiết bị có của xí nghiệp có chi phí cố định hàng năm 2.000.000 đ chi phí biến đổi là: 77.500 đ/lưỡi khi sx ở mức 8.000 lưỡi 50.000 đ/lưỡi khi sx ở mức 10.000 lưỡi 53.000 đ/lưỡi khi sx ở mức 15.000 lưỡi 74.200 đ/lưỡi khi sx ở mức 20.000 lưỡi Nếu mua thêm thiết bị thì chi phí cố định hàng năm sẽ tăng lên là 2.500.000 đ lúc bây giờ dự tính biến đổi sẽ là: 94.000 đ/lưỡi khi sx ở mức 8.000 lưỡi 52.000 đ/lưỡi khi sx ở mức 10.000 lưỡi 38.000 đ/lưỡi khi sx ở mức 15.000 lưỡi 49.000 đ/lưỡi khi sx ở mức 20.000 lưỡi Vậy ta chọn phương án nào để thu được lợi nhuận cao hơn? BÀI 5: Nhà hàng khu Kỳ Hoà mua 1 trong 2 lò nấu tự động với giá bán và mức tiêu thụ năng lượng tính bằng tiền khác nhau. Chi phí Lò A Lò B Mua thiết bị Mua tiêu thụ nhiên liệu 100.000.000 đ 20.000 đ/giờ 60.000.000 đ 35.000 đ/giờ Qua thống kê trong thời gian qua nhà hàng có dự báo số giờ nấu trong năm tới như sau: Số giờ nấu Xác suất 2.000 2.500 3.000 3.500 0,2 0,4 0,3 0,1 Vậy bạn hãy khuyên Nhà hàng khu Kỳ Hòa nên mua lò nào có lợi hơn. ĐS: Tổng chi phí mua thiết bị và năng lượng lò A: 153.000.000 đ Tổng chi phí mua thiết bị và năng lượng lò B: 152.750.000 đ Nên mua lò B BÀI 6: Lốp xe gắn máy của nhà máy chế biến cao su có chi phí cô định chung cho cả năm là 100.000.000 đ. Phí nguyên liệu là 15.000 đ/chiếc, phí nhân công là 7.500 đ/chiếc. Giá bán là 40.000 đ/chiếc. Tính điểm hòa vốn bằng đồng và bằng số lượng sản phẩm. BEP (đ) = F = 100.000.000 đ = 228.571.400 đ 1 – V/P 1 – [(15000+7500)/40000] BEP (x) = F = 100.000.000 = 5714 chiếc P - V 40.000 – (15000+7500) BÀI 7: Một công ty sản xuất dụng cụ điện hiện đang sản xuất một loại hàng A có chi phí biến đổi là 500 đ/đơn vị sản phẩm. Giá bán 1.000 đ/đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí cố định là 14.000.000 đ. Sản lượng hiện tại là 30.000 đơn vị sản phẩm. Công ty có khả năng cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách trang bị thêm một thiết bị mới với mức chi phí đầu tư thêm là 6.000.000 đ. Trong trường hợp này chất lượng sản phẩm được tăng lên nhưng chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm giờ đây là 600 đ và sản lượng tiêu thụ tăng lên được 50.000 đơn vị sản phẩm. Như vậy công ty có nên mua thêm thiết bị mới không. BÀI 8: Cũng trong trường hợp của công ty sx dụng cụ điện nêu ở bài 9. Giờ đây họ đang xem xét việc mua thiết bị mới với việc tăng giá bán lên 1.100 đ có nên hay không? Với điều kiện sản lượng tiêu thụ mong đợi 45.000 đơn vị CHƯƠNG QUẢN TRỊ TỒN KHO BÀI 1: Theo mô hình EOQ, hãy tính sản lượng đơn hàng tối ưu, số lần đặt hàng trong năm, khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng, tổng chi phí tồn kho tối thiểu và sản lượng tồn kho tối thiểu ở thời điểm đặt hàng của 1 doanh nghiệp thương mại kinh doanh phân bón. Biết rằng nhu cầu cả năm là 100.000 tấn, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 10 triệu đ, chi phí tồn trữ cho 1 tấn sản phẩm/năm là 5.000 đ, doanh nghiệp hoạt động 250 ngày/năm và thời gian cung ứng là 10 ngày. Giải: Ta có D=100.000 tấn S= 10.000.000đ/lần đặt hàng H=5.000đ/tấn L= 10 ngày Số ngày làm việc trong năm 250 ngày + Sản lượng đơn hàng tối ưu: Q* = 2.S.D = 2 x 10.000.000 x 100.000 = 20.000 tấn H 5.000 + Số lần đặt hàng trong năm: N=D/Q = 100.000/20.000 = 5 lần + Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng: 250/5 = 50 ngày + Tổng chi phí tồn kho tối thiểu: TC = D.S/Q + H.Q/2 = (100.000 x 10.000.000/20.000)+(5.000 x 20.000/2) = 100.000.000 đ + Sản lượng tối thiểu ở thời điểm đặt hàng: ROP = d . L = 100.000/250 x 10 = 4.000 tấn BÀI 2: Nhu cầu tập học sinh hàng năm của quận 4 là 100.000 đvị. Xưởng đóng tập học sinh của quận làm việc 300 ngày/năm và mỗi lần đặt vật tư mất 5 ngày hàng mới về. Tính điểm đặt hàng lại của xưởng. ĐS: 1.667 đvị BÀI 3: Tại một doanh nghiệp sx hàng nhựa gia dụng có nhu cầu hàng năm là 1.250 tấn hạt nhựa để phục vụ sx. Biết tổng chi phí tồn kho tối thiểu hàng năm là 50.000 USD, tỷ lệ chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng so với chi phí tồn trữ 1 tấn hạt nhựa năm là 100. Hãy sử dụng mô hình EOQ để xác định: Sản lượng đặt hàng tối ưu Chi phí tồn trữ 1 tấn hạt nhựa mỗi năm Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng ĐS: 1- 500 tấn 2- H =100 USD/tấn/năm 3- S=10.000 USD/đơn hàng BÀI 4: Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán gạo có nhu cầu cả năm là 1.250 tấn, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 200.000 đồng, chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị sản phẩm năm là 8.000 đồng/tấn/năm. Dùng mô hình EOQ hãy xác định Sản lượng đơn hàng tối ưu Số đơn hàng trong năm Khoảng cách giữa 2 lần mua hàng, biết rằng trong năm doanh nghiệp hoạt động 250 ngày Tổng chi phí tồn kho tối thiểu hàng năm Điểm đặt hàng lại, biết rằng thời gian phân phối hàng là 6 ngày ĐS: 1. 250 tấn 2. 5 lần 3. 50 ngày 4. 2.000.000 đ 5. 30 tấn BÀI 5: Nhu cầu cả năm tại một công ty lương thực X là 1.500 tấn, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 180.000 đồng, chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị sản phẩm là 6.000 đồng Dùng mô hình EOQ hãy xác định Xác định sản lượng đơn hàng tối ưu? Với sản lượng này thì cần bao nhiêu đơn hàng trong năm và tong chi phí tồn trữ tối thiểu là bao nhiêu? Giả sử chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 200.000 đ thì sản lượng đơn hàng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào? Tong chi phí tồn kho tối thiểu thay đổi như thế nào? ĐS: 1. 300 tấn ; 5 đơn hàng/năm ; TC = 1.800.000 đ 2. 316 tấn ; TC = 1.897.367 đ BÀI 6: Tại một doanh nghiệp kinh doanh đồ trang trí nội thất có nhu cầu cả năm là 1.500 đvsp, chi phí đặt hàng mỗi đơn hàng là 250.000 đ; chi phí tồn trữ cho mỗi đv sản phẩm / năm là 12.000 đồng, thời gian phân phối hàng là 8 ngày, thời gian hoạt động 300 ngày/năm. Hãy tính sản lượng đơn hàng tối ưu, số đơn hàng mong đợi trong năm và điểm đặt hàng lại? ĐS: Q* = 250 đvsp ; 6 đơn hàng ; ROP=40 đvsp BÀI 7: Một công ty chuyên mua bán đồ chơi trẻ em có nhu cầu hàng năm về mỗi loại búp bê là 1.250 đvị, chi phí để mua 1 đơn vị là 1.200 đồng, chi phí thực hiện dự trữ bằng 10% so với giá mua, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 3.515,63 đồng cho mỗi đơn hàng. Hàng được cung cấp làm nhiều chuyến và cần 8 ngày để nhận hàng kể từ ngày đặt hàng. Yêu cầu xác định Sản lượng đặt hàng tối ưu Điểm đặt hàng lại Tổng chi phí về tồn kho tối thiểu hàng năm Số lần đặt hàng tối ưu trong năm Chu kỳ đặt hàng, biết doanh nghiệp này hoạt động 250 ngày/năm ĐS: 1. 270,63 sp 2. 40 đvsp 3. 32.475,97 đ 4. 5 lần 5. 50 ngày BÀI 8: Công ty phụ tùng ôtô Sài Gòn hàng năm nhập là 120.000 bộ lọc, nhu cầu sử dụng hàng ngày 400 bộ lọc. Nếu chi phí tồn kho mỗi bộ hàng năm là 5.000 đ và chi phí mỗi lần đặt hàng là 750.000 đ, theo mô hình EOQ thì mỗi lần nên đặt bao nhiêu bộ và bao lâu nên đặt một lần. Nếu thời gian đặt hàng mất 4 ngày thì điểm đặt hàng lại là bao nhiêu? ĐS: Q* = 6.000 bộ ; T=15 ngày ; ROP=1600 bộ BÀI 9: Công ty TNHH Phú Uy mua bình accu xe du lịch với giá 140.000 đ mỗi bình với chi phí mỗi lần đặt hàng là 110.000đ và chi phí tồn kho cho mỗi bình accu năm bằng 24% giá mua. Mỗi năm công ty bán được 12.000 bình. Công ty làm việc 5 ngày trong tuần và mỗi năm nghĩ lể 6 ngày. Thời gian đặt hàng mất 3 ngày và công ty muốn có lượng dự trữ an toàn là 2 ngày bán hàng trong khi chờ hàng mới về. Theo mô hình EOQ hãy tính: Lượng đặt hàng kinh tế tối ưu Số lần đặt hàng trong 1 năm là bao nhiêu Khỏang cách giữa 2 lần đặt hàng Điểm đặt hàng lại Tổng chi phí tồn kho tối thiểu hàng năm ĐS: 1. 280sp 2. 43 lần 3. 6 ngày 4. 236sp 5. 7.862.400 đ BÀI 10: Xưởng gỗ Bình Chánh chuyên đóng bàn ghế dính liền cho học sinh có nhu cầu hàng năm là 15.000 bộ. Chi phí đặt một đợt nguyên liệu là 200.000 đ. Chi phí làm 1 bàn ghế mất 48.620 đ và chi phí tồn kho trong 1 năm đối với 1 bộ bằng 24% chi phí làm 1 bộ bàn ghế. Xưởng làm 300 ngày trong năm, từ lúc đặt hàng cho đến lúc nhận hàng mất 5 ngày. Theo mô hình EOQ hãy tính: Sản lượng lô hàng sx kinh tế Số lần đặt hàng trong 1 năm là bao nhiêu Khỏang cách giữa 2 lần đặt hàng Điểm đặt hàng lại ĐS: a- 717 bộ b- 21 lần c- 14,28 ngày d- 150 bộ BÀI 11: Một doanh nghiệp sx hàng may mặc có nhu cầu cả năm là 2000 tấn vải mỗi năm, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ, chi phí tồn trữ hàng là 10.000 đ/tấn/năm. Hãy xác định: Theo mô hình POQ, tính sản lượng đặt hàng tối ưu Tổng chi phí tồn kho tối thiểu hàng năm Số lần đặt hàng tối ưu trong năm Số ngày cách quãng giữa 2 lần cung ứng Biết rằng mức sx bình quân 1 ngày đêm là 10 tấn và doanh nghiệp hoạt động 250 ngày/năm Giải: Ta có D=2.000 tấn S= 100.000đ/lần đặt hàng H=10.000đ/tấn P= 10 tấn/ngày Số ngày làm việc trong năm 250 ngày 1-/ Sản lượng đơn hàng tối ưu Q* : ta có : d = 2000/250 = 8 tấn/ngày Q* = 2.S.D = 2 x 100.000 x 2000 = 447,21 tấn H(1-d/P) 10.000 (1-8/10) 2-/ Tổng phí tồn kho tối thiêu TC min: TC min = D.S/Q* + H.Q*.(1-d/P)/2 = (2000 x 100.000/447,21) + [ 10.000 x 447,21 (1-8/10)/2 ] = 894.428 đ 3-/ Số lần đặt hàng tối ưu trong năm: N = D/Q* = 2000/447,21 = 5 lần 4-/ Số ngày cách quãng giữa 2 lần cung ứng T = 250 / 5 = 50 ngày BÀI 12: Có tài liệu sau đây về hoạt động của 1 doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc: Sản lượng đơn hàng tối ưu theo mô hình tồn kho POQ được doanh nghiệp xác định là 400 tấn Chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ Chi phí tồn trữ cho mỗi tấn năm là 10.000 đ Nhu cầu bình quân 1 ngày đêm là 9 tấn Mức sx bình quân 1 ngày đêm là 10 tấn. Theo mô hình POQ hãy xác định nhu cầu cả năm của doanh nghiệp ĐS: 800 tấn BÀI 13: Cơ sở Hưng Thịnh sử dụng mỗi năm 48.000 bánh xe cao su để làm đồ chơi trẻ em. Cơ sở có bộ phận tự làm lấy loại bánh xe này với tốc độ 800 chi tiết mỗi ngày. Loại xe đồ chơi này được lắp ráp đều đặn suốt cả năm. Chi phí trữ hàng là 1.000 đ mỗi chiếc cho mỗi năm. Chi phí đặt hàng là 45.000 đ cho mỗi lần đặt. Cơ sở mỗi năm làm việc 300 ngày. Theo mô hình POQ hãy xác định: Số lượng đặt hàng tối ưu Tong chi phí về tồn kho tối thiểu trong năm Số lần đặt hàng trong 1 năm Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng ĐS: a- 2324 bánh xe b- 1.859.032 đ c- 21 ngày d- 15 ngày BÀI 14: Một nhà máy sx kẹo với công suất 1.500 tấn/ngày, nhu cầu sx kẹo trong năm sử dụng hết 180.000 tấn và trong năm làm việc 200 ngày, chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị sản phẩm 30.000 đ/đv/năm, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 300.000 đồng. Theo mô hình POQ hãy xác định Số lượng sx kinh tế là bao nhiêu Mỗi năm sx bao nhiêu lần Xác định tổng chi phí tồn kho tối thiểu hàng năm ĐS: 1. 3.000 tấn 2. 60 lần 3. 36.000.000 đ BÀI 15: Tại một doanh nghiệp kinh doanh gạo nhu cầu cả năm là 1.000 tấn, chi phí cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ, chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng sử dụng trong 1 năm là 5.000 đ, chi phí cho 1 tấn hàng để lại nơi cung ứng 50.000đ. Theo mô hình lượng đặt hàng để lại (BOQ), lượng đặt hàng kinh tế là bao nhiêu? Sản lương để lại nơi cung ứng là bao nhiêu. Giải: Ta có D=1.000 tấn S= 100.000đ/lần đặt hàng H=5.000đ/tấn B= 50.000 đ + Sản lượng đơn hàng tối ưu: Q* = 2.S.D x H + B = 2 x 100.000 x 1.000 x 5.000 + 50.000 =209,76 tấn H B 5.000 50.000 + Sản lượng để lại nơi cung ứng : Q1* = Q* x B = 209,76 x 50.000 = 190,69 tân H + B 50.000 + 5.000 Q2* = Q* - Q1* = 209,76 – 190,69 = 19,07 tấn để lại sau mỗi chu kỳ cung ứng BÀI 16: Một doanh nghiệp sản xuất cao lanh có nhu cầu cả năm là 6.000 tấn cao lanh, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 200.000 đ, chi phí tồn trữ cho 1 tấn cao lanh sử dụng / năm là 24.000 đ, chi phí cho 1 tấn cao lanh để lại tồn kho nhằm bù cho hao hụt là 100.000 đ/tấn/năm. Theo mô hình BOQ hãy xác định lượng đơn hàng tối ưu, lượng hàng tồn kho sử dụng và lượng hàng tồn kho để lại tối ưu. ĐS: 1. Q* = 352 tấn 2. Q*1 = 283 tấn 3. Q*2 = 69 tấn BÀI 17: Một doanh nghiệp có chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ, chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị sản phẩm sử dụng năm là 20.000 đ. Hãy xác định nhu cầu cả năm và chi phí cho 1 đơn vị hàng tồn kho để lại của doanh nghiệp, biết rằng sản lượng đơn hàng tối ưu theo mô hình tồn kho BOQ là 240 sản phẩm và lượng hàng tồn kho để lại nơi cung ứng là 40 sản phẩm. ĐS: 1. D = 4.800 tấn 2. B = 100.000 d/ tấn BÀI 18: Một nhà máy sản xuất xi măng có nhu cầu cả năm về nguyên vật liệu để sản xuất 2.500 tấn, chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị là 50.000 đ/tấn/năm, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 500.000 đ. Do có hao hụt về nguyên vật liệu tồn kho để bù đắp số hao hụt, chi phí tồn kho cho một tấn để lại năm là 200.000 đ. Theo mô hình BOQ hãy tính sản lượng đơn hàng tối ưu, lượng tồn kho sử dụng và lượng hàng để lại. BÀI 19: Cũng như số liệu bài 18, giả sử B = 62.500 đ, anh chị hãy nhận xét sự thay đổi của Q*, Q1*, Q2* như thế nào? BÀI 20: Căn cứ vào biển khấu trừ sau: Mức khấu trừ (Tấn) Tỷ lệ khấu trừ (%) Đơn giá (đồng/tấn) 001 – 150 0 50.000 151 – 200 10 45.000 201 – 250 15 42.500 251 – 300 20 40.000 >= 301 30 35.000 Biết thêm nhu cầu cả năm là 1.000T, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng 100.000đ, tỷ lệ chi phí tồn trữ hàng năm so với giá là 10%. Hãy tính sản lượng đơn hàng tối ưu theo mô hình khấu trừ theo số lượng (QD) Giải: Theo mô hình QD ta có: Q* = 2 x S x D I x P Bước 1: Xác định sản lượng đơn hàng tối ưu của từng mức: Q1* = 2x1000x100.000 = 200 tấn 0,1 x 50.000 Tương tự ta có: Q2* = 211 tấn ; Q3* = 217 tấn ; Q4* = 224 tấn ; Q5* = 239 tấn Bước 2: Điều chỉnh Q* Q1* = 200 tấn lớn hơn mức khấu trừ (150) è Q1* bỏ Q2* = 211 tấn lớn hơn mức khấu trừ (200) è Q2* bỏ Q3* = 217 tấn nhỏ nằm trong mức khấu trừ (201 è 250) è Q3* = 217 tấn Q4* = 224 tấn nằm dưới mức khấu trừ (251è 300) è Q4* = 251 tấn Q5* = 239 tấn nằm dưới mức khấu trừ (301 trở lên) è Q5* = 301 tấn Bước 3: Tính tổng chi phí với mỗi Q* được chọn TC = D.S/Q* + Q*.I.P/2 + DP Q3* = 217 tấn TC3 = 43.421.954 đ Q4* = 251 tấn TC4 = 40.900.406 đ Q5* = 301 tấn TC5 = 35.858.976 đ Vậy chọn Q* = 301 tấn BÀI 21: Căn cứ vào biển khấu trừ sau: Mức khấu trừ (Tấn) Tỷ lệ khấu trừ (%) Đơn giá (đồng/tấn) 001 – 200 0 100.000 201 – 300 5 95.000 301 – 400 10 90.000 401 – 500 15 85.000 501 – 600 20 80.000 >= 601 25 75.000 Hãy xác định sản lương đơn hàng tối ưu theo mô hình (QD). Biết nhu cầu cả năm là 1.000T, chi phí tồn trữ hàng hàng năm so với giá là 10% và chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng là 100.000 đ BÀI 22: Căn cứ vào biển khấu trừ sau: Mức khấu trừ (Tấn) Tỷ lệ khấu trừ (%) Đơn giá (đồng/tấn) 001 – 150 0 50.000 151 – 200 5 47.500 201 – 250 10 45.000 251 – 300 15 42.500 >= 301 20 40.000 Biết D = 1.000T, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng 100.000đ, tỷ lệ chi phí tồn trữ hàng năm so với giá là 10%. Hãy tính sản lượng đơn hàng tối ưu theo mô hình khấu trừ theo số lượng (QD) BÀI 23: Một công ty buôn bán xe hơi đua cho trẻ em. Gần đây họ được hưởng chế độ khấu trừ theo sản lượng đơn hàng cụ thể như sau: Giá thông thường 1 chiếc xe hơi là 5USD Với sản lượng mua từ 1000 è 1999 giá là 4,8USD Với sản lượng mua trên 2000 giá là 4,75 USD Chi phí đặt hàng là 49USD, Nhu cầu hàng năm là 5000 xe hơi đua. Chi phí thực hiện tồn kho I = 20% giá mua 1 đơn vị hàng. Theo mô hình QD sản lượng đơn hàng tối ưu là bao nhiêu? CHƯƠNG HOẠCH ĐỊNH LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT BÀI 1: Công ty X có các công việc có các thông số sx, kinh doanh,… như sau Công việc Thời gian sx (ngày) Thời điểm phải hoàn thành yêu cầu (ngày thứ …) A B C D E 6 2 8 3 9 8 6 18 15 23 (+) 28 Hãy tính: Thời gian hoàn tất trung bình, số công việc trung bình và số ngày chậm trể trung bình theo nguyên tắc FCFS, EDD, SPT, LPT. Nên khuyên công ty điều độ như thế nào Giải: Theo nguyên tắc 1 – FCFS (công việc nào đặt hàng trước bố trí làm trước): Công việc Thời gian SX (ngày) Thời điểm phải hoàn thành yêu cầu (ngày thứ …) Thời gian hoàn thành kể cả chờ đợi (ngày) Thời gian chậm trể so với yêu cầu (ngày) A B C D E 6 2 8 3 9 8 6 18 15 23 6 8 16 19 28 0 2 0 4 5 (+) 28 77 11 + Thời gian hoàn tất trung bình = Tổng dòng thời gian/ = 77/5 = 15.4 ngày một công việc (ttb) Số công việc + Số công việc trung bình = Tổng dòng thời gian/ = 77/28 = 2.75 nằm trong hệ thống (Ntb) Tổng thời gian sx + Số ngày trể hạn trung bình = Tổng số ngày trể hạn/ = 11/5 = 2.2 ngày (TRtb) Số công việc Theo nguyên tắc 2 – EDD (công việc nào có thời điểm giao hàng sớm bố trí làm trước) Công việc Thời gian SX Thời điểm phải hoàn thành theo YC Thời gian hoàn thành kể cả chờ đợi Thời gian chậm trể so với YC B A D C E 2 6 3 8 9 6 8 15 18 23 2 8 11 19 28 0 0 0 1 5 ttb = 68/5 = 13.6 ngày Ntb = 68/28 = 2.43 TRtb = 6/5 = 1.2 ngày (+) 28 68 6 Theo nguyên tắc 3 – SPT (công việc nào có thời gian ngắn bố trí làm trước) Công việc Thời gian SX Thời điểm phải hoàn thành theo YC Thời gian hoàn thành kể cả chờ đợi Thời gian chậm trể so với YC B D A C E 2 3 6 8 9 6 15 8 18 23 2 5 11 19 28 0 0 3 1 5 ttb = 65/5 = 13 ngày Ntb = 65/28 = 2.32 TRtb = 9/5 = 1.8 ngày (+) 28 65 9 Theo nguyên tắc 4 – LPT (công việc nào có thời gian dài bố trí làm trước) Công việc Thời gian SX Thời điểm phải hoàn thành theo YC Thời gian hoàn thành kể cả chờ đợi Thời gian chậm trể so với YC E C A D B 9 8 6 3 2 23 18 8 15 6 9 17 23 26 28 0 0 15 11 22 ttb = 103/5 = 20.6 ngày Ntb = 103/28 = 3.68 TRtb = 48/5 = 9.6 ngày (+) 28 103 48 Chú ý: + Nguyên tắc công việc nào đưa trước đặt làm trước: FCFS. Bảo đảm tính công bằng với khách hàng, tuy nhiên chưa ưu tiên đối với các khách hàng lớn, khách hàng thân thích. Nguyên tắc công việc nào có thời gian ngắn làm trước – SPT: Có ưu điểm bảo đảm thời gian chờ đợi ít hơn, lượng khách hàng phiền hà không nhiều. Nhược điểm chưa được công bằng cũng như không tập trung vào các khách hàng lớn. Nguyên tắc công việc nào có thời gian hoàn thành sớm làm trước – EDD: Ưu điểm là mức trể trung bình tính cho mỗi công việc sẽ thấp nhất, khách hàng tương đối chấp nhận. Thường được áp dụng Nguyên tắc công việc nào có thời gian dài nhất làm trước – LPT: Ít có hiệu quả vì thời gian hoàn tất trung bình rất lớn, thời gian trể trung bình cho mỗi công việc rất lớn. Có ưu điểm giữ chân các khách hàng lớn. + Trong kinh doanh nên chọn phương pháp LPT và khách hàng lớn sẽ có thể làm ăn lâu dài được và đem lại lợi nhuận cao + Còn trong sản xuất nên chọn phương pháp EDD hoặc SPT BÀI 2: Có 5 hợp đồng sau được làm trên 1 máy. Tính thời gian hoàn tất trung bình, số công việc trung bình và số ngày chậm trể trung bình theo nguyên tắc SPT, EDD Công việc Thời gian thực hiện Thời gian giao hàng A B C D E 9 24 14 22 18 26 43 20 34 30 BÀI 3: Các công việc sau đây được tuần tự có các số liệu và yêu cầu sau: Công việc Ngày cần hoàn thành Thời gian gia công (ngày) A B C D E 313 312 325 314 314 8 16 40 5 3 Xếp thứ tự gia công các công việc này như thế nào tuần tự theo các nguyên tắc a/ FCFS b/ EDD c/ SPT d-/LPT. Số thứ tự ngày gia công được đánh số theo lịch công tác tính từ đầu năm. Biết rằng 5 công việc trên được đến tuần tự trong ngày thứ 275 BÀI 4: Có 5 công việc phải thực hiện lần lượt trên máy khoan và máy tiện, có thời gian sau: Công việc Thời gian thực hiện các công việc 1- Máy khoan 2- Máy tiện A 5 2 B 3 6 C 8 4 D 10 7 E 7 12 Hãy sắp xếp thứ tự các công việc để có tổng thời gian thực hiện chúng là min? Bước 1: Bố trí các công việc theo nguyên tắc Johnson Công việc nào có thời gian min nằm ở cột 1 bố trí ở bên trái (ở đầu) Công việc nào có thời gian min, nằm ở cột 2 bố trí bên phải (ở cuối) Kết quả các công việc được bố trí như sau: (lưu ý giữa D và E lúc này có sự chọn lựa, khi đó chúng ta ưu tiên chọn E số 7 nằm ở trước nên nằm trước, D số 7 nằm ở sau thì năm phía sau) B E D C A Máy 1 3 7 10 8 5 Máy 2 6 12 7 4 2 Bước 2: Vẽ biểu đồ và tính tổng thời gian thực hiện các công việc: 35 giờ là min 0 3 10 20 28 33 B=3 E=7 D= 10 C = 8 A = 5 B=6 E=12 D=7 C=4 A=2 0 3 9 10 22 29 33 35 BÀI 5: Mỗi ngày Bệnh viện An Bình cần giặt 5 loại khăn khác nhau. Bệnh viện chỉ có 1 máy giặt và 1 máy sấy. Thời gian giặt và sấy trên 2 máy đó theo bảng sau: Loại khăn giặt Thời gian giặt (phút) Thời gian sấy (phút) A B C D E 30 50 90 10 20 40 20 70 20 30 Hãy xếp thứ tự sao cho các công việc được xong sớm nhất Nếu hàng ngày bắt đầu giặt lúc 9 giờ sáng thì khi nào giặt, sấy xong? Thời gian cho mỗi đơn vị khăn giặt là bao nhiêu? ĐS: D E A C B 240 phút BÀI 6: Có 6 công việc phải được làm tuần tự trên 2 thiết bị. Thiết bị thứ nhất là phun cát, thiết bị thứ hai là sơn. Hãy lập thứ tự gia công và vẽ sơ đồ điều độ các số liệu cho như sau: Công việc Phun cát (giờ) Sơn (giờ) A B C D E F 10 7 5 3 2 4 5 4 7 8 6 3 ĐS: E D C A B F 35 giờ BÀI 7: Có 6 công việc phải được làm tuần tự trên 2 thiết bị I và II với số giờ gia công như sau: Công việc Số giờ gia công trên thiết bị I Số giờ gia công trên thiết bị II A B C D E F 10 6 7 8 3 6 6 12 7 4 9 8 ĐS: E F B C A D 49 giờ BÀI 8: Có 5 công việc phải được làm tuần tự trên 2 máy điều khiển số giờ gia công như sau: Công việc Số giờ gia công trên máy I Số giờ gia công trên máy II A B C D E 2,5 3,8 2,2 5,8 4,5 4,2 1,5 3,0 4,0 2,0 Hãy sắp xếp sao cho thời gian gia công đạt ngắn nhất và thời gian này là bao nhiêu ĐS: C A D E B 20 giờ 18 phút BÀI 9: Các công việc được làm tuần tự trên 2 máy với thời gian hao phí được cho trong bảng dưới đây: Công việc Thời gian hao phí (giờ) Máy I Máy II A B C D E 7 7 2 5 8 8 6 1 9 4 Hãy sắp xếp sao cho thời gian gia công đạt ngắn nhất và thời gian này là bao nhiêu ĐS: D A B E C 33 giờ BÀI 10: Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc để có tổng thời gian min Công việc Thời gian thực hiện các công việc Máy 1 (t1) Máy 2 (t2) Máy 3 (t3) A 13 5 9 B 5 3 7 C 6 4 5 D 7 2 6 Bước 1: Xét bài toán có thỏa mãn nguyên tắc Johnson không? t1 min >= t2 max Theo đề bài : t1 min = 5 t2 max = 5 t3 min = 5 thỏa nguyên tắc Johnson Bước 2: Lập ma trận mới bằng cách lấy t1+t2 và t2 + t3 Công việc t1 + t2 t2 + t3 A 18 14 B 8 10 C 10 9 D 9 8 Bước 3: Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc theo nguyên tắc Johnson Có Kết Quả: B A C D B A C D Máy I 5 13 6 7 Máy II 3 5 4 2 Máy III 7 9 5 6 Bước 4: Vẽ biểu đồ và tính tổng thời gian thực hiện các công việc: 43 giờ BÀI 11: Các công việc sau đây được làm tuần tự trên 3 máy: I, II, III. Hãy điều độ sao cho khoảng thời gian gia công là nhỏ nhất. Công việc Thời gian thực hiện (giờ) Máy I Máy II Máy III A 7 5 8 B 7 4 8 C 8 2 14 D 12 6 11 E 11 5 10 ĐS: C B A D E 61 giờ BÀI 12: Các công việc sau đây được làm tuần tự trên 3 máy: với số giờ gia công như sau. Hãy điều độ sao cho khoảng thời gian gia công là nhỏ nhất. Công việc Thời gian thực hiện (giờ) Máy I Máy II Máy III A 22 8 10 B 18 6 5 C 16 3 3 D 20 12 17 E 15 14 12 ĐS: D E A B C 97 giờ BÀI 13: Có 5 công việc phải được tuần tự gia công trên 3 máy chuyên dùng, thời gian gia công như sau: Công việc Máy I (phút) Máy II (phút) Máy III (phút) A 4 1 6 B 5 3 8 C 5 1 8 D 6 4 7 E 7 1 6 Hãy sắp xếp sao cho thời gian gia công đạt ngắn nhất và thời gian này là bao nhiêu ĐS: A C B D E 40 phút BÀI 14: Có 5 công việc phải được tuần tự gia công trên 3 máy chuyên dùng, thời gian gia công như sau. Hãy sắp xếp các công việc này sao cho thời gian sx là nhỏ nhất : Công việc Máy I (phút) Máy II (phút) Máy III (phút) A 23 9 27 B 19 15 24 C 25 10 22 D 21 13 18 E 26 17 29 Hãy sắp xếp sao cho thời gian gia công đạt ngắn nhất và thời gian này là bao nhiêu ĐS: A B E C D 154 đv BÀI 15: Có 5 công việc phải được tuần tự gia công trên 3 máy chuyên dùng, thời gian gia công như sau: Công việc Máy I (phút) Máy II (phút) Máy III (phút) A 3 1 4 T 5 2 3 S 4 1 2 Y 6 2 8 N 2 1 5 Hãy sắp xếp sao cho thời gian gia công đạt ngắn nhất và thời gian này là bao nhiêu BÀI 16: Có 5 công việc phải được tuần tự gia công trên 3 máy chuyên dùng, thời gian gia công như sau: Công việc Máy I (phút) Máy II (phút) Máy III (phút) A 15 6 10 B 13 9 12 C 21 2 15 D 14 8 11 E 17 10 19 F 23 5 13 Hãy sắp xếp sao cho thời gian gia công đạt ngắn nhất và thời gian này là bao nhiêu BÀI 17: Có 3 công việc R-34, S-66, T-50 và có 3 máy A, B, C. Chi phí các công việc thực hiện trên các máy cho như bảng sau. Tìm phương án bố trí các công việc trên các máy sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất ĐVT: USD Máy C.việc A B C R-34 11 14 6 S-66 8 10 11 T-50 9 12 7 Giải: Bước 1: Chọn trong mỗi hàng 1 số min, lấy các số trong hàng trừ đi số min đó Máy C.việc A B C R-34 5 8 0 S-66 0 2 3 T-50 2 5 0 Bước 2: Chọn trong mỗi cột 1 số min, lấy các số trong cột trừ đi số min đó Máy C.việc A B C R-34 5 6 0 S-66 0 0 3 T-50 2 3 0 Bước 3: - Chọn hàng nào có 1 số 0, khoanh tròn số 0 đó, kẻ đường thẳng xuyên suốt cột. - Chọn cột nào có 1 số 0, khoanh tròn số 0 đó, kẻ đường thẳng xuyên suốt hàng. Nếu số 0 khoanh tròn bằng số đáp án cần tìm thì bài toán đã giải xong Nếu số 0 khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm thì ta phải thực hiện tiếp bước 4 Máy C.việc A B C R-34 5 6 0 S-66 0 0 3 T-50 2 3 0 Trong ví dụ này sau khi thực hiện bước 3 ta mới có 2 số 0 khoanh tròn, chưa bằng số đáp án cần tìm, do đó ta phải làm tiếp bước 4 Bước 4: Ta tạo thêm số 0 bằng cách: Chọn trong các số không nằm trên các đường thẳng 1 số min + Lấy các số không nằm trên đường thẳng trừ đi số min đó. + Lấy các số min đó cộng vào các số nằm trên giao điểm của các đường thẳng. + Các số còn lại giữ nguyên Sau đó ta lại bố trí các công việc như đã trình bày ở bước 3. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nào số 0 khoanh tròn bằng số đáp án cần tìm thì bài toán mới giải xong. Các công việc sẽ được bố trí vào các ô có số 0 khoanh tròn. Như vậy ta sẽ có tổng thời gian thực hiện hoặc tổng chi phí thực hiện các công việc là tối thiểu Máy C.việc A B C R-34 3 4 0 S-66 0 0 3+2=5 T-50 0 1 0 Sau khi thực hiện bước 4 ta bố trí lại các công việc như bước 3 và sẽ có kết quả như sau: Công việc R-34 bố trí vào máy C: 6 USD Công việc S-66 bố trí vào máy B: 10 USD Công việc T-50 bố trí vào máy A: 9 USD Tổng chi phí thực hiện các côngviệc: 25USD là chi phí tối thiểu BÀI 18: Hãy giải bài toán tìm phương án bố trí các công việc trên các thiết bị sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất. ĐVT: phút Thiết bị C.việc W X Y Z A 47 97 26 74 B 45 87 26 74 C 38 82 13 62 D 59 96 37 66 ĐS: 213 phút BÀI 19: Có 5 công việc (I, II, III, IV, V) được phân làm trên 5 máy (A, B, C, D, E) với chi phí bằng USD được cho trong ma trận sau đây: ĐVT: USD Máy C.việc A B C D E I 5 6 4 8 3 II 6 4 9 8 5 III 4 3 2 5 4 IV 7 2 4 5 3 V 3 6 4 5 5 Phân công việc nào trên máy nào để tổng chi phí là ít nhất. ĐS: 17 USD BÀI 20: Có 4 công việc cần phân cho 4 công nhân có tay nghề cao là Aùi Bình, Chinh, Duyệt với chi phí như sau ĐVT: 10.000 đồng Thiết bị C.việc Aùi Bình Chinh Duyệt 1 40 60 50 45 2 50 90 60 70 3 30 80 40 40 4 45 85 50 65 Nên phân công việc nào cho anh nào với chi phí thấp nhất ? ĐS: Việc 1 cho Bình : 600.000 đồng Việc 2 cho Aùi : 500.000 đồng Việc 3 cho Duyệt: 400.000 đồng Việc 4 cho Chinh: 500.000 đồng Tổng chi phí: 2.000.000 đồng BÀI 21: Phân xưởng cơ khí có 4 anh thợ đều có thể đứng được cả 4 loại máy phay như giường (G), phay đứng (Đ), phay ngang (N) và phay răng (R) nhưng do mức lương và trình độ thành thạo của các anh có khác nhau nên chi phí đứng máy được phân bố như sau: DVT: 103 đ Máy phay Thiết bị C.nhân Giường Đứng Ngang Răng An 25 30 15 20 Bình 25 10 5 15 Công 30 10 25 10 Dân 20 15 10 5 Nên phân công việc nào cho anh nào cho kinh tế nhất ? ĐS: An đứng máy phay giường Bình đứng máy phay ngang Công đứng máy phay đứng Dân đứng máy phay răng Tổng chi phí : 45.000 đồng BÀI 22: Công ty tư vấn về quản trị chất lượng SMETEC có 4 công việc (A,B,C,D) cho 4 cộng tác viên An, Gia, Kỳ, Cảnh. Tuỳ theo kinh nghiệm đối với từng công việc mà 4 chuyên gian này có khả năng giải quyết trong số giờ được cho trong ma trận sau: Cộng tác viên C.việc An Gia Kỳ Cảnh A 5 12 12 14 B 7 15 20 15 C 5 10 14 5 D 20 12 10 7 Nên phân công sao cho tổng số giờ giải quyết mất ít nhất ĐS: An làm công việc B Gia làm công việc A Kỳ làm công việc D Cảnh làm công việc C Tổng cộng 34 giờ BÀI 23: Công ty CMT có 4 nhân viên kỹ thuật là Nhân, Tâm, Phong và Giáp có khả năng kinh doanh tại 4 khu vực với khả năng đem lại lợi nhuận nếu quản lý của mỗi người như sau: ĐVT: USD Khu vực Nhân viên I II III IV Nam 30 20 10 40 Tâm 70 10 60 70 Phong 40 20 50 40 Giáp 60 70 30 90 Sắp xếp việc phân bổ nhân viên với khu vực nào sao cho tổng lợi nhuận thu được là cao nhất Giải: ĐVT: USD Nhân viên Khu vực I II III IV Nam 30 20 10 40 Tâm 70 10 60 70 Phong 40 20 50 40 Giáp 60 70 30 90 Cách tính làm sao tổng số lợi nhuận đạt được là tối đa. Vì chi phí và tiền lời chỉ khác nhau con dấu (nghĩa là chi phí = - tiền lời), cho nên ta chuyển bài toán như là đi tính chi phí nhỏ nhất, rồi giải giống như bài toán giao việc Ta có ma trận mới: -30 -20 -10 -40 -70 -10 -60 -70 -40 -20 -50 -40 -60 -70 -30 -90 Tương tự như cách giải trước ta có 2 đáp án: 10 0 30 0 0 40 10 0 10 10 0 10 30 0 60 0 10 0 30 0 0 40 10 0 10 10 0 10 30 0 60 0 Theo đáp số 1: 20+70+50+90 = 230 USD Theo đáp số 2: 40+70+50+70 = 230 USD BÀI 24: Có 4 công việc và 4 máy I, II, III, IV. Hãy bố trí các côngviệc vào các máy sao cho: - Tổng thời gian thực hiện chúng là min - Thời gian thực hiện mỗi công việc < 110 giờ ĐVT: giờ Máy C.việc I II III IV A 70 100 150 160 B 40 110 140 80 C 30 50 90 45 D 60 30 50 70 Loại bỏ các số hạng >= 110 giờ, thay vào đó dấu chéo X Máy C.việc I II III IV A 70 100 X X B 40 X X 80 C 30 50 90 45 D 60 30 50 70 Bước 1: Chọn trong mỗi hàng 1 số min lấy các số trong hàng trừ số min đó Máy C.việc I II III IV A 0 30 X X B 0 X X 40 C 0 20 60 15 D 30 0 20 40 Bước 2: chọn trong mỗi cột 1 số min, lấy các số trong cột trừ số min đó Máy C.việc I II III IV A 0 30 X X B 0 X X 25 C 0 20 40 0 D 30 0 0 25 Bước 3: Bố trí công việc vào các ô số 0 duy nhất của hàng và số 0 duy nhất của cột. Máy C.việc I II III IV A 0 30 X X B 0 X X 25 C 0 20 40 0 D 30 0 0 25 Bước 4: Số 0 được khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm do đó ta chọn trong các số không nằm trên đường thẳng một số min, lấy các số không nằm trên đường thẳng trừ đi số min đó, lấy số min cộng vào các số nằm trên giao điểm của các đường thẳng. Máy C.việc I II III IV A 0 10 X X B 0 X X 25 C 0 0 20 0 D 30+20 0 0 25+20 Bước 3: Bố trí công việcvào các ô số 0 duy nhất của hàng và duy nhất của cột Bước 4: Số số 0 được khoanh tròn chưa bằng số đáp án cần tìm nên ta phải tạo nên số 0 như đã làm ở bước 5, rồi tiếp tục như bước 6 ta có số khoanh tròn bằng số đáp án cần tìm và bài toán đã giải xong. Máy C.việc I II III IV A 0 0 X X B 0 X X 15 C 0+10 0 20 0 D 50+10 0 0 45 Công việc A bố trí vào máy II : 100 giờ Công việc B bố trí vào máy I : 40 giờ Công việc C bố trí vào máy IV : 45 giờ Công việc D bố trí vào máy III : 50 giờ Tổng thời gian thực hiện các công việc : 235 giờ là min BÀI 25: Công ty nọ có 4 Thảo Chương Viên là Bình, Chính, Thân và Aùi, cả 4 đều có thể viết được bất kỳ 1 trong 4 chương trình 1, 2, 3 hoặc 4. Tuy nhiên khả năng từng người đối với việc thực hiện chương trình có mức độ khác nhau như bảng sau: ĐVT: phút Chương trình Thảo chương viên 1 2 3 4 Bình 80 120 125 140 Chánh 20 115 145 60 Thân 40 100 85 45 Aùi 65 35 25 75 Sắp xếp công việc mỗi người cho mỗi chương trình sao cho Tổng thời gian thực hiện ngắn nhất Thời gian thực hiện công việc mỗi người phải làm dưới 120 giờ BÀI 26: Có 3 công nhân có thể làm 3 việc với chi phí như sau: (100.000 đ) Công việc C.nhân X Y Z A 3 9 6 B 12 8 4 C 5 10 15 Nên phân công sao cho tổng số chi phí nhỏ nhất BÀI 27: Cũng dữ liệu như bài trên. Hãy phân công mỗi công nhân làm việc để tổng chi phí nhỏ nhất biết thêm A không làm được việc X BÀI 28: Một công ty xây dựng có 3 đội thi công. Các đội ký hợp đồng thực hiện 3 công trình với số tiền cho ở bảng sau (triệu đồng) Hợp đồng Đội I II III A 3 9 7 B 6 11 16 C 14 10 6 Nên phân công mỗi đội thực hiện 1 hợp đồng để cho tổng số tiền thu được của cả 3 đội đạt cao nhất. BÀI 29: Có 3 công nhân có thể làm 3 việc với thời gian hao phí như sau: (ngày) Công việc C.nhân X Y Z A 17 21 5 B 15 7 23 C 19 29 9 Nên phân công sao cho tổng số chi phí nhỏ nhất BÀI 30: Có 4 công nhân có thể làm 4 việc với thời gian hao phí như sau: (giờ) Công việc C.Nhân X Y Z T A 5 9 6 7 B 4 5 1 2 C 3 2 5 9 D 5 5 1 7 Nên phân công sao cho tổng số chi phí nhỏ nhất BÀI 31: Có 4 công nhân có thể làm 4 việc với thời gian hao phí như sau. Hãy dùng thuật tóan Hunggary bố trí các công việc để thời gian hao phí là nhỏ nhất. (ngày) Công việc C.Nhân X Y Z T A 5 23 9 8 B 11 7 29 39 C 17 15 19 34 D 21 19 14 49 Nên phân công sao cho tổng số chi phí nhỏ nhất BÀI 32: Có 4 công nhân có thể làm 4 việc với năng suất như sau. (sản phẩm/ngày) Công việc C.Nhân X Y Z T A 5 23 9 8 B 11 7 29 39 C 17 15 19 34 D 21 19 14 49 Nên phân công sao cho tổng năng suất đạt cao nhất BÀI 33: Có 4 sinh viên có thể thực hiện 4 công việc với thời gian hao phí như sau. Hãy dùng thuật tóan Hunggary bố trí công việc để tổng thời gian hao phí là nhỏ nhất (giờ) Công việc C.Nhân X Y Z T Hùng 18 16 10 46 Xuân 58 78 22 14 Trọng 38 68 34 30 Minh 28 98 42 38 Nên phân công sao cho tổng năng suất đạt cao nhất BÀI 34: Có 4 công nhân làm 4 công việc với năng suất như sau: Công việc Công nhân X Y Z T A 5 23 9 8 B 11 7 29 39 C 17 15 19 34 D 21 19 14 49 Nên phân công sao cho tổng năng suất đạt cao nhất BÀI 35: Có 3 công nhân có thể làm 4 việc với năng suất như sau: (sản phẩm/ngày) Công việc C.Nhân X Y Z T A 5 23 9 8 B 11 7 29 39 C 17 15 19 39 Hãy dùng thuật tóan Hungary bố trí để tính tổng năng suất cao nhất với điều kiện mỗi công nhân chỉ làm 1 công việc mà thôi. BÀI 36: Có 4 công nhân có thể thực hiện 3 công việc với thời gian hao phí như sau (ngày) Công việc C.Nhân X Y Z A 5 23 9 B 11 7 29 C 17 15 19 D 21 19 14 Hãy dùng thuật tóan Hungary bố trí để tính tổng thời gian thực hiện là nhỏ nhất với điều kiện mỗi công việc chỉ được thực hiện ở 1 công nhân mà thôi. BÀI 37: Hãy phân 5 xe tải (1,2,3,4,5) đi theo 5 con đường khác nhau (A, B, C, D, E) sao cho có chi phí thấp nhất. Tính tổng chi phí khi chi phí có đơn vị là 10.000đ được cho trong ma trận sau đây: Con đường Xe tải A B C D E 1 4 5 9 8 7 2 6 4 8 3 5 3 7 3 10 4 6 4 5 2 5 5 8 5 6 5 3 4 9 BÀI 38: Hãy phân 5 công việc (1,2,3,4,5) cho 5 máy (A, B, C, D, E) sao cho đạt được thời gian gia công ngắn nhất được tính bằng phút cho ma trận sao đây: Máy Công việc A B C D E 1 14 18 20 17 18 2 14 15 19 16 17 3 12 16 15 14 17 4 11 13 14 12 14 5 10 16 15 14 13 BÀI 39: Hãy phân công 3 công việc sau đây (1,2,3) có thể làm trên 4 máy (A,B,C,D) sao cho chi phí nhỏ nhất được cho trong ma trận sau đây (10.000đ) với điều kiện mỗi công việc chỉ thực hiện trên 1 máy. Máy Công việc A B C D 1 12 16 14 10 2 9 8 13 7 3 15 12 9 11 BÀI 40: Có 5 kỹ sư được phân viết 5 chương của 1 đề án. Mỗi kỹ sư phải phụ trách 1 chương. Số ngày mà mỗi kỹ sư có thể hòan thành chương được cho ở bảng dưới đây: Chương Kỹ sư 1 2 3 4 5 A 46 59 24 62 67 B 47 56 32 55 70 C 44 52 19 61 60 D 47 59 17 64 73 E 43 65 20 60 75 Vậy nên phân cho ai phụ trách chương nào của đề án để hòan thành sớm nhất. CHƯƠNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ BÀI 1: Để sản xuất 1 đơn vị sphẩm U cần 3 đơn vị hàng D và 2 đơn vị hàng Q, mỗi Q cần 1 đơn vị hàng N và 4 đơn vị hàng m, mỗi D cần 2 đơn vị hàng N và 2 đơn vị hàng M, mỗi N cần 1 M và 2 T. Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 10 sản phẩm U, tính toán nhu cầu các loại hàng để lắp ráp. U (1) 10 D (3) Q (2) 30 20 m (4) M (2) N (2) N (1) 60 60 20 80 M (1) T (2) M (1) T (2) 60 120 20 40 Sơ đồ trên có 4 cấp từ 0 đến cấp 3 Hàng gốc: được cấu trúc từ 2 chi tiết trở lên. (U, D, Q, N) Hàng phát sinh: cấu thành hàng gốc (D, Q, M, N, m, T) Tính toán nhu cầu các loại hàng để lắp ráp 10U như sau: Hàng Tính toán Số lượng U 1x10 10 D 3x10 30 Q 2x10 20 M 30x2 + 60x1 + 20x1 140 N 30x2 + 20x1 80 m 20x4 80 T 60x2 + 20x2 160 BÀI 2: Cũng số liệu ví dụ trên cho thời gian lắp ráo các loại hàng như sau: Hàng U D Q M N T M Thời gian lắp ráp (tuần) 1 3 2 2 1 2 4 Xây dựng sơ đồ cấu trúc sản phẩm trên theo thời gian Giải: Ta xây dựng sơ đồ cấu trúc sản phẩm theo thời gian như sau: M 60 T 120 m 80 M 60 N 60 M 20 T 20 N 20 D 30 Q 20 U 10 0 1 2 3 4 5 6 7 BÀI 3: Để lắp ráp 1 đơn vị sản phẩm Y cần 3H, 4I và 2J. Mổi H cần 1K và 1L; Mổi I cần 2M & 4N; Mổi J cần 1O & 1P; Mỗi M cần 2Q & 1K; Mỗi O cần 1R & 1S; Mỗi Q cần 2L & 4T. Mỗi R cần 1U & 2V Biết thời gian phân phối các mặt hàng như sau: Y: 1 tuần ; H: 2 tuần; I: 2 tuần; J: 2 tuần; K: 1 tuần; L:3tuần; M: 2 tuần; N:3 tuần; O: 3tuần; P:1 tuần; Q:2 tuần; R:2 tuần; S: 2tuần; T: 3tuần; U: 3 tuần; V:1 tuần Yêu cầu: 1- Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 7 sản phẩm Y 2- Sơ đồ trên có bao nhiêu cấp 3- Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc về mặt thời gian & nêu tiến độ cung ứng NVL để sản xuất 7 sản phẩm Y BÀI 4: Để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm U cần 3A, 2B và 1C. Mổi A cần 3D, 3E; Mổi B cần 3E & 4F; Mổi C cần 2G & 1H; Mỗi D cần 2I & 1J; Mỗi F cần 3K & 2L; Biết thời gian phân phối các mặt hàng như sau: A: 1 tuần ; B: 2 tuần; C: 3 tuần; D: 1 tuần; E: 2 tuần; F:2tuần; G: 1 tuần; H:3 tuần; I: 2tuần; J:2 tuần; K:2 tuần; L:3 tuần; U: 1tuần; Yêu cầu: 1- Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 12 sản phẩm U 2- Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc về mặt thời gian & nêu tiến độ cung ứng NVL để sản xuất 12 sản phẩm U BÀI 5: Để lắp ráp 1 đơn vị sản phẩm X cần 2A, 1B và 4C. Mỗi B cần 3D và 1A. Mỗi C cần 1A và 4E . Mỗi D cần 5F và 2G. Yêu cầu: 1- Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 7 sản phẩm X, nêu tên hàng gốc và tên hàng phát sinh 2- Sơ đồ trên có bao nhiêu cấp? 3- Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc 7 sản phẩm về mặt thời gian, biết rằng thời gian phân phối của các loại hàng như sau: X: 1 tuần ; A: 1 tuần; B: 3 tuần; C: 1 tuần; D: 2 tuần; E:1tuần; F: 4 tuần; G:3 tuần; Nêu tiến độ cung ứng nguyên vật liệu để sx 20 sản phẩm X BÀI 6: Để lắp ráp 1 đơn vị sản phẩm U cần 5 đơn vị hàng D và 3 đơn vị hàng Q. Mỗi D cần 2M và 3N. Mỗi Q cần 1 N và 6m. Mỗi N cần 2 M và 2T. Mỗi T cần 2X và 1Y Yêu cầu: Vẽ sơ đồ cấu trúc 15 sản phẩm U Cho biết hàng U có mấy cấp? có bao nhiêu hàng gốc? Có bao nhiêu hàng phát sinh? Vẽ sơ đồ cấu trúc về mặt thời gian và nêu lên tiến độ cung ứng NVL để lắp ráp 15U. Biết rằng thời gian phân phối của các hàng như sau: U: 1 tuần ; D: 3 tuần; Q: 1 tuần; X: 2 tuần; Y: 3 tuần; m:5tuần; T: 2 tuần; M:2 tuần; N: 1 tuần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập quản trị sản xuất.doc
Tài liệu liên quan