Đối với Công ty Thỏ Non, kết quả kinh doanh đã hoàn thành mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra. Cụ thể:
- Lợi nhuận của Công ty đứng thứ 2 thị trường, hoàn thành mục tiêu đứng Top 3 thị trường.
- Lượng hàng bán được đứng thứ 3 thị trường, hoàn thành mục tiêu đẩy mạnh bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Những thành tích kể trên là rất đáng khích lệ trong bối cảnh Thỏ Non là công ty mới gia nhập thị trường. Nhờ định hướng đúng đắn của Hội đồng quản trị, sự chỉ đạo điều hành nhạy bén, sát sao của Ban điều hành cùng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, đây là tiền đề vững chắc để Công ty Thỏ Non tiếp tục phát triển vững mạnh trong tương lai.
Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của Công ty sau 5 giai đoạn là 1.501 sản phẩm, đây là một thách thức lớn của Công ty trong bối cảnh cầu tiêu dùng của thị trường đang tăng chậm lại và có xu hướng đi xuống trong các kỳ sau.
Đối với thị trường, đặc biệt trong giai đoạn 4 và 5, do chính sách giá thấp của các Công ty, một mặt bằng giá mới đã được thiết lập theo hướng không có lợi cho các nhà sản xuất. Vì vậy, các Công ty cần ngồi lại với nhau để tính toán lại mức sản xuất, tồn trữ và thống nhất chính sách giá, sao cho vừa mang đến lợi ích cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo cho Công ty hoạt động có lãi. Nếu các Công ty không thể ngồi lại với nhau, tiếp tục sản xuất với số lượng lớn và thi nhau hạ giá bán thì hoạt động kinh doanh nhiều khả năng sẽ bị đình đốn. Hàng hóa sản xuất sẽ thừa mứa và không có đầu ra cho sản phẩm. Người tiêu dùng có thể dừng mua vì tư tưởng có thể giá bán sẽ tiếp tục được hạ thấp.
8 trang |
Chia sẻ: HoaNT3298 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm môn Quản trị sản xuất và Tác nghiệp - Đề tài: Quyết định sản xuất kinh doanh của công ty Thỏ Non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
------µ------
BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP
Đề tài: Quyết định sản xuất kinh doanh của Công ty Thỏ Non
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Hùng
Nhóm thực hiện : Vũ Nguyễn Tuấn Anh
Trần Thị Kim Anh
Trần Thị Mai Hương
Bùi Thị Mai
Lớp : VMBA 18
Hà Nội - 2015
Công ty “Thỏ Non”, được thành lập vào ngày 01/04/2015, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Trong lĩnh vực hoạt động của mình, Công ty là một thành viên mới, vì vậy phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt của 05 Công ty lớn khác đã có nhiều kinh nghiệm trên thị trường, bao gồm: Công ty “Bank”, Công ty “Số 3”, Công ty “Hunter”, Công ty “Cường Thịnh”, Công ty “Bạch Tuyết”.
05 Công ty nói trên đều đã hoạt động trên thị trường tương đối lâu năm, có đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Vì vậy, trong năm hoạt động đầu tiên của mình, Hội đồng quản trị công ty “Thỏ Non” xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
- Đảm bảo mức lợi nhuận của Công ty nằm trong Top 3 thị trường.
- Đẩy mạnh bán hàng, hạn chế hàng tồn kho với mục tiêu gia tăng thị phần, sản phẩm có vị thế vững chắc trên thị trường.
Hai mục tiêu trên đảm bảo cho Thỏ Non có được uy tín trên thị trường. Việc lợi nhuận đạt được trong Top 3 thị trường giúp Công ty có được nguồn vốn để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất trong các năm sau, đồng thời là công cụ giúp Công ty quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. Việc đẩy mạnh bán hàng giúp hàng hóa Công ty đến tay nhiều người tiêu dùng, gia tăng thị phần hoạt động, định vị sản phẩm của Công ty trong tâm trí người tiêu dùng.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Hội đồng quản trị Công ty quyết định tuyển dụng Ban điều hành là những cán bộ giàu năng lực, được đào tạo bài bản tại nước ngoài nhằm điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá thương hiệu của Công ty. Các thành viên bao gồm: Ông Vũ Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc, phụ trách điều hành chung toàn bộ hoạt động của Công ty; Bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc sản xuất; Bà Trần Thị Kim Anh, Giám đốc kinh doanh; Bà Bùi Thị Mai, Giám đốc Truyền thông thương hiệu.
Cần phải nói thêm về ngành nghề mà Công ty Thỏ non và 05 Công ty khác đang hoạt động. Đây là ngành nghề mà mỗi quyết định sản xuất kinh doanh cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng, trên cơ sở nhu cầu của thị trường và giá bán của mỗi Công ty. Nếu giá bán của một Công ty ở mức thấp nhất trên thị trường thì hàng hóa của Công ty đó nghiễm nhiên được tiêu thụ hết bởi người tiêu dùng. Ngược lại, nếu có chính sách giá không tốt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hàng hóa không bán được dẫn tới lượng hàng tồn kho lớn.
Cụ thể, với mỗi đơn vị hàng hóa tồn kho, Công ty phải chịu chi phí 1$. Giá thành sản xuất của một đơn vị sản phầm cũng được xác định rõ ràng: Nếu sản xuất từ 500 sản phẩm trở xuống, chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm là 26$; Sản xuất từ 501 sản phẩm tới 1500 sản phẩm, chi phí bình quân là 25$; Sản xuất từ 1501 sản phẩm trở lên, chi phí trung bình là 24$.
Chu kỳ sản xuất trong một năm bao gồm 05 giai đoạn, các thông tin sản xuất, tiêu thụ và lợi nhuận của mỗi Công ty đều được đưa ra trong các cuộc họp với cơ quan quản lý định kỳ. Vì vậy, với các thông tin có được, trong mỗi giai đoạn sản xuất tiếp theo, Ban lãnh đạo Công ty cần phải đưa ra chính sách sản xuất và giá thành hợp lý.
Giai đoạn 1:
Thỏ Non
Bank
Số 3
Hunter
Cường Thịnh
Bạch Tuyết
Dự trữ đầu kỳ
100
100
100
100
100
100
Quyết định sản xuất của nhà cung cấp
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
Quyết định bán của nhà cung cấp
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
Giá bán
30
30
30
30
30
30
Chấp nhận của thị trường
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
1.000
Giá chấp nhận của thị trường
30
30
30
30
30
30
Lượng tồn cuối kỳ
100
100
100
100
100
100
Tổng lợi nhuận cộng dồn
4.900
4.900
4.900
4.900
4.900
4.900
Trong giai đoạn đầu tiên, các Công ty đều có quyết định sản xuất, tiêu thụ và giá thành như nhau, vì vậy kết quả lợi nhuận của các Công ty đều đạt 4.900$ và mỗi Công ty chấp nhận tồn kho 100 sản phẩm.
Giai đoạn 2:
Với kết quả đã đạt được trong giai đoạn 1, Ban điều hành Công ty Thỏ Non nhận định:
- Thị trường có xu hướng tăng trưởng, sản lượng tiêu thụ của thị trường sẽ tăng so với giai đoạn 1. Vì vậy, sản lượng sản xuất của Thỏ Non cần gia tăng so với mức 1.000 sản phẩm của giai đoạn 1.
- Chính sách giá: Công ty Thỏ Non sẽ sản xuất với lượng hàng vượt quá 1.500 sản phẩm để giảm chi phí sản xuất trung bình xuống chỉ 24$ nhằm gia tăng biên lợi nhuận, đồng thời có mức giá bán ra ở mức trung bình của thị trường để có nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm.
Với các nhận định nêu trên, Công ty Thỏ Non quyết định sản xuất trong giai đoạn 2 với mức 1.550 sản phầm, lượng hàng tiêu thụ dự kiến 1.300 sản phẩm, chấp nhận tồn kho 350 sản phẩm. Giá bán dự kiến 26,5$, Ban điều hành nhận định mức giá này sẽ giúp Công ty tiêu thụ được hàng hóa theo kế hoạch đã đề ra.
Kết quả thị trường giai đoạn 2 thực tế được trình bày theo bảng sau:
Thỏ Non
Bank
Số 3
Hunter
Cường Thịnh
Bạch Tuyết
Quyết định sản xuất của nhà cung cấp
1.550
1.500
1.700
1.900
1.600
1.500
Dự trữ đầu kỳ
100
100
100
100
100
100
Lượng có thể bán
1.650
1.600
1.800
2.000
1.700
1.600
Quyết định bán của nhà cung cấp
1.300
1.500
1.800
2.000
1.600
1.600
Giá bán đề nghị
26,5
26
27
24,5
26,9
29
Chấp nhận của thị trường
26,5
26
24,5
26,9
Sản lượng chấp nhận của thị trường
1.300
1.500
0
2.000
1.600
0
Tổng lợi nhuận cộng dồn
7.700
7.700
3.100
5.800
9.340
3.300
Kết quả thực tế của thị trường giai đoạn 2 cho thấy, Ban điều hành Công ty đã có nhận định đúng về việc cầu thị trường tiếp tục tăng trưởng. Giá thành Công ty đặt ra cũng khá hợp lý khi giúp tiêu thụ toàn bộ lượng bán dự kiến. Lợi nhuận Công ty duy trì trong Top 3 thị trường, theo đúng mục tiêu mà Hội đồng quản trị đã đề ra.
Giai đoạn 3:
Theo kết quả từ giai đoạn 2, Công ty Số 3 và Bạch Tuyết đang có tồn kho lần luợt lên tới 1.800 và 1.600 sản phẩm. Vì vậy, theo Ban điều hành Công ty Thỏ Non, 02 Công ty này nhiều khả năng sẽ điều chỉnh mức giá bán hàng ở giai đoạn 3 ở mức thấp nhằm tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho.
Bên cạnh đó, Ban điều hành Công ty Thỏ Non nhận định thị trường có xu hướng tăng trưởng, sản lượng tiêu thụ của thị trường sẽ tăng so với giai đoạn 2. Vì vậy, sản lượng sản xuất của Thỏ Non cần gia tăng so với mức 1.550 sản phẩm của giai đoạn 2. Giá thành cũng cần được điều chỉnh giảm so với giá bán của giai đoạn 1 để giúp Công ty tiêu thụ được hàng hóa theo kế hoạch đã đề ra.
Với các nhận định nêu trên, Công ty Thỏ Non quyết định sản xuất trong giai đoạn 3 với mức 1.650 sản phầm, lượng hàng tiêu thụ dự kiến 2.000 sản phẩm. Giá bán dự kiến 25,9$, Ban điều hành nhận định mức giá này sẽ giúp Công ty tiêu thụ được hàng hóa theo kế hoạch đã đề ra.
Kết quả thị trường giai đoạn 3 thực tế được trình bày theo bảng sau:
Thỏ Non
Bank
Số 3
Hunter
Cường Thịnh
Bạch Tuyết
Quyết định sản xuất của nhà cung cấp
1.650
1.900
1.500
1.800
2.000
500
Dự trữ đầu kỳ
350
100
1.800
0
100
1.600
Lượng có thể bán
2.000
2.000
3.300
1.800
2.100
2.100
Quyết định bán của nhà cung cấp
2.000
2.000
3.300
1.700
1.900
2.000
Giá bán đề nghị
25,9
25,5
25
26,2
25,4
25,4
Chấp nhận của thị trường
25
25,4
25,4
Sản lượng chấp nhận của thị trường
0
0
3.300
0
1.827
1.923
Tổng lợi nhuận cộng dồn
5.700
5.700
6.300
4.000
11.625
5.315
Kết quả thực tế của thị trường giai đoạn 3 cho thấy, Công ty Thỏ Non đã không lường trước hết về chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh. Mức giá 25,9$ mặc dù đã được điều chỉnh giảm so với giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với thị trường khi các Công ty khác đưa mức giá bán xuống rất thấp. Vì vậy, lợi nhuận của Thỏ Non đã giảm xuống, Công ty cũng phải chịu mức tồn kho cao lên tới 2.000 sản phẩm. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho Ban lãnh đạo Công ty trong những giai đoạn sản xuất sau.
Giai đoạn 4:
Kết thúc giai đoạn 3, mức tồn kho của Công ty Thỏ Non lên tới 2.000 sản phẩm. Tồn kho của hai Công ty Bank và Hunter cũng rất lớn, lần lượt là 2.000 và 1.800 sản phẩm. Tồn kho thị trường sau giai đoạn 3 đang ở mức rất cao 5.800 sản phẩm.
Ban điều hành Thỏ Non nhận định tình hình thị trường giai đoạn 4 như sau:
- Thị trường vẫn có xu hướng tăng trưởng, dự báo mức tiêu thụ vào khoảng 7.500-8.000 sản phẩm. Tuy nhiên do sau giai đoạn 3 vẫn còn tồn tới 5.800 sản phẩm, vì vậy các Công ty có hàng tồn nhiều khả năng sẽ ưu tiên việc giải phóng hàng tồn kho trước.
- Xu hướng của các Công ty là sản xuất với mức trên 1.500 sản phẩm để đưa giá thành sản xuất bình quân về mức 24$, qua đó có thể đưa ra mức giá bán thấp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Như vậy, nhiều khả năng các Công ty cạnh tranh sẽ đưa ra mức giá bán thấp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Qua các nhận định trên, Ban lãnh đạo Công ty Thỏ Non quyết định đưa ra một phương án sản xuất kinh doanh táo bạo như sau:
- Quyết định sản xuất 1.501 sản phẩm, cộng với lượng tồn kho 2.000 sản phẩm của kỳ trước, Công ty quyết định sẽ bán toàn bộ 3.501 sản phẩm.
- Mức giá Công ty đặt ra là 24$, bằng với chi phí sản xuất. Mặc dù với mức giá bán này, Công ty sẽ không có thêm lợi nhuận, tuy nhiên điều này sẽ mang lại những lợi ích sau: 1/ Nhiều khả năng sẽ giải phóng được toàn bộ lượng hàng tồn kho lớn hiện có; 2/ Vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, vẫn tạo được dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, công nhân của Công ty vẫn có việc làm; 3/ Sản phẩm sẽ tiếp tục được cung cấp tới tay nhiều người tiêu dùng; 4/ Khiến cho các đối thủ cạnh tranh không bán được hàng và phải chịu mức tồn kho lớn.
Kết quả thị trường giai đoạn 4 thực tế được trình bày theo bảng sau:
Thỏ Non
Bank
Số 3
Hunter
Cường Thịnh
Bạch Tuyết
Quyết định sản xuất của nhà cung cấp
1.501
1.900
1.500
0
1.527
1.523
Dự trữ đầu kỳ
1.500
2.000
0
1.800
273
177
Lượng có thể bán
3.501
3.900
1.500
1.800
1.800
1.700
Quyết định bán của nhà cung cấp
3.501
3.900
1.500
1.800
1.800
1.600
Giá bán đề nghị
24
24,05
24,8
24,95
25
24,9
Chấp nhận của thị trường
24
24,05
24,8
Sản lượng chấp nhận của thị trường
3.501
3.900
399
Tổng lợi nhuận cộng dồn
5.700
5.895
5.518
2.200
9.825
3.615
Kết quả thực tế của thị trường giai đoạn 4 cho thấy, với chính sách giá ngang bằng giá sản xuất, Công ty Thỏ Non đã giải phóng hết lượng hàng tồn kho hiện có, đồng thời khiến cho 04 Công ty Số 3, Hunter, Cường Thịnh và Bạch Tuyết chịu áp lực tồn kho lớn trước khi bước vào giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên, điều này nhiều khả năng sẽ khiến 04 Công ty này đưa ra những mức giá bán rất thấp để bán hết hàng trong giai đoạn cuối.
Giai đoạn 5:
Sau khi thành công với chiến lược giá thấp trong giai đoạn 4, Ban điều hành Công ty Thỏ Non nhận định:
- Sẽ tiếp tục có một cuộc “chiến tranh” về giá trong giai đoạn 5, sau khi mức giá bán chỉ 24$ ngang bằng giá sản xuất đã xuất hiện trong giai đoạn 4.
- Sau giai đoạn 4, tồn kho thị trường lên tới 6.301 sản phẩm. Mặc dù cầu thị trường dự báo tiếp tục tăng, vào khoảng 8.000-8.500 sản phẩm, nhưng với lượng tồn kho lớn như vậy, nhiều khả năng sẽ có những Công ty bán với mức giá rất thấp, thậm chí chấp nhận lỗ.
Vì vậy, Công ty Thỏ Non quyết định đưa ra phương án tiếp tục sản xuất 1.501 sản phẩm, bán toàn bộ 1.501 sản phẩm với mức giá 24$, ngang bằng giá sản xuất với kỳ vọng mức giá này sẽ giúp Công ty tiêu thụ hết sản phẩm.
Kết quả thị trường giai đoạn 5 thực tế được trình bày theo bảng sau:
Thỏ Non
Bank
Số 3
Hunter
Cường Thịnh
Bạch Tuyết
Quyết định sản xuất của nhà cung cấp
1.501
1.900
1.500
1.501
2.000
1.500
Dự trữ đầu kỳ
0
0
1.101
1.800
1.800
1.700
Lượng có thể bán
1.501
1.900
2.601
3.301
3.800
3.200
Quyết định bán của nhà cung cấp
1.501
1.900
2.601
3.301
3.800
2.200
Giá bán đề nghị
24
24,05
24,35
23,85
23,8
23,8
Chấp nhận của thị trường
23,85
23,8
23,8
Sản lượng chấp nhận của thị trường
2.150
3.800
2.200
Tổng lợi nhuận cộng dồn
4.199
3.995
2.917
727
9.065
2.175
Kết quả thực tế của thị trường giai đoạn 5 cho thấy, Công ty Thỏ Non mặc dù đã tính tới khả năng có Công ty bán với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất, tuy nhiên số lượng Công ty sử dụng giải pháp này cao hơn dự kiến. Vì vậy điều này khiến Công ty vẫn còn tồn toàn bộ 1.501 sản phẩm sau giai đoạn 5, khiến lợi nhuận giảm xuống chỉ 4.199$. Tuy nhiên, do các Công ty đối thủ bán với giá thấp hơn giá thành sản xuất nên lợi nhuận của các Công ty này cũng chịu ảnh hưởng.
Kết luận:
Tổng kết hoạt động của 05 Công ty sau 05 giai đoạn được thể hiện qua bảng sau:
Thỏ Non
Bank
Số 3
Hunter
Cường Thịnh
Bạch Tuyết
Lượng hàng bán được
5.801
6.400
4.699
5.150
8.227
5.123
Lượng hàng tồn kho
1.501
1.900
2.601
1.151
0
0
Tổng lợi nhuận
4.199
3.995
2.917
727
9.065
2.175
Đối với Công ty Thỏ Non, kết quả kinh doanh đã hoàn thành mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra. Cụ thể:
- Lợi nhuận của Công ty đứng thứ 2 thị trường, hoàn thành mục tiêu đứng Top 3 thị trường.
- Lượng hàng bán được đứng thứ 3 thị trường, hoàn thành mục tiêu đẩy mạnh bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Những thành tích kể trên là rất đáng khích lệ trong bối cảnh Thỏ Non là công ty mới gia nhập thị trường. Nhờ định hướng đúng đắn của Hội đồng quản trị, sự chỉ đạo điều hành nhạy bén, sát sao của Ban điều hành cùng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, đây là tiền đề vững chắc để Công ty Thỏ Non tiếp tục phát triển vững mạnh trong tương lai.
Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của Công ty sau 5 giai đoạn là 1.501 sản phẩm, đây là một thách thức lớn của Công ty trong bối cảnh cầu tiêu dùng của thị trường đang tăng chậm lại và có xu hướng đi xuống trong các kỳ sau.
Đối với thị trường, đặc biệt trong giai đoạn 4 và 5, do chính sách giá thấp của các Công ty, một mặt bằng giá mới đã được thiết lập theo hướng không có lợi cho các nhà sản xuất. Vì vậy, các Công ty cần ngồi lại với nhau để tính toán lại mức sản xuất, tồn trữ và thống nhất chính sách giá, sao cho vừa mang đến lợi ích cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo cho Công ty hoạt động có lãi. Nếu các Công ty không thể ngồi lại với nhau, tiếp tục sản xuất với số lượng lớn và thi nhau hạ giá bán thì hoạt động kinh doanh nhiều khả năng sẽ bị đình đốn. Hàng hóa sản xuất sẽ thừa mứa và không có đầu ra cho sản phẩm. Người tiêu dùng có thể dừng mua vì tư tưởng có thể giá bán sẽ tiếp tục được hạ thấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_nhom_mon_quan_tri_san_xuat_va_tac_nghiep_nhom_tho_non_7335_1788236.docx