Bài tập kế toán tài chính - Trần Thị Phương Thảo

Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh: 1. Mua nguyên vật liệu, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế VAT 10% là 25.000, toàn bộ tiền hàng đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản sau khi trừ đu chiết khấu thanh toán 2% được hưởng (tính trên tổng tiền thanh toán), vật liệu đã được kiểm nhận, nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển trả hộ người bán bằng tiền mặt 1.500 2. Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng B theo đơn đặt hàng đã ký kết, số lượng 200 sản phẩm, giá bán chưa có thuế VAT 10% là 1.800/sp. Khách hàng đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán 3. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm 55.000, cho quản lý phân xưởng 7.500 4. Xuất công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần dung cho sản xuất 15.000, dùng cho quản lý doanh nghiệp 4.000 5. Chuyển một thiết bị sản xuất tham gia góp vốn liên doanh vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát với công ty Thái Dương. Nguyên giá thiết bị 200.000, hao mòn lũy kế 25.000. Giá trị vốn góp được thống nhất đánh giá lại là 220.000. Chi phí vận chuyển chi hộ cơ sở liên doanh đã thanh toán bằng tiền mặt 2.100 (đã bao gồm cả thuế VAT 10%).

doc41 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 4133 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập kế toán tài chính - Trần Thị Phương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa bao gồm 10% thuế GTGT - Chi phí vận chuyển áo về nhập kho 400 Số tiền tạm ứng còn thừa nhân viên A nộp lại bằng tiền mặt 3. Trích tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho Nhà nước, số tiền 8.000 4. Nhận được 5.000 tiền mặt doanh nghiệp Thiên Thanh ứng trước tiền hàng 5. Bán 200 áo sơ mi mua ở NV2 cho doanh nghiệp Thiên Thanh, giá bán 120/áo. Tiền hàng trừ vào số tiền đã ứng trước, còn lại nợ. 6. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho nhân viên bán hàng 5.000, bộ máy quản lý doanh nghiệp 20.000 7. Chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ cho bộ phận bán hàng 2.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 7.000 8. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khác chi bằng tiền mặt trong kỳ lần lượt là 2.000 và 4.000 (chưa bao gồm 10% thuế GTGT) Yêu cầu: a) Lập bảng cân đối kế toán ngày 1/12/N b) Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh c) Xác định kết quả kinh doanh Bài 3: Ngày 29/4/2014 tại công ty TNHH Bình Minh có các số liệu sau (đơn vị 1.000 đồng) Tiền gửi ngân hàng (TK112) Thuế &các khoản phải nộp NN TSCĐ hữu hình (TK 211) Hàng hóa (TK 156) Nguyên vật liệu (TK 152) Hao mòn TSCĐ (TK 214) Phải trả người lao động 250.000 30.000 1.300.000 200.000 40.000 X 40.000 Thuế GTGT được khấu trừ Vay ngắn hạn (TK 311) Phải trả người bán (TK 331) Tiền mặt (TK 111) Quỹ đầu tư phát triển (TK 414) Lợi nhuận chưa phân phối (TK 421) Khách hàng B trả trước tiền hàng) 20.000 60.000 40.000 180.000 80.000 120.000 50.000 Nguồn vốn KD (TK 411) 1.270.000 Phải thu khách hàng A (TK131) Hàng mua đang đi đường(TK 151) 50.000 50.000 Trong tháng 5 có phát sinh các nghiệp vụ sau : 1. Hàng mua đang đi đường về nhập kho đủ 2. Dùng TGNH trả nợ cho người bán 15.000 và nộp thuế 30.000 3. Mang 100.000 tiền mặt nộp vào tài khoản TGNH 4. Chuyển 20.000 từ lợi nhuận chưa phân phối sang Quỹ khen thưởng phúc lợi 5. Mua cổ phiếu đầu tư ngắn hạn trị giá 80.000 trả bằng tiền gửi ngân hàng. 6. Mua một lô hàng trị giá 30.000, thuế GTGT được khấu trừ 10%, thanh toán bằng tiền mặt. 7. Chi phí vận chuyển lô hàng về nhập kho là 1.000, VAT 10%, thanh toán bằng tiền mặt 8. Bán lô hàng trên cho A với giá 50.000, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. 9. Chi phí vận chuyển lô hàng đi bán là 3.000, VAT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. 10. Chi phí khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng là 3.500, bộ phận quản lý là 1.500 12. Tính lương cho bộ phận bán hàng 3.000 và bộ phận quản lý 2.000 13. Kết chuyển để tính thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ) cuối kỳ kế toán 14. Kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 15. Kết chuyển KQKD sang tài khoản LNCPP Yêu cầu : 1. Xác định X ? 2. Định khoản các nghiệp vụ trên 3. Phản ánh lên sơ đồ tài khoản chữ T (hoặc lập bảng cân đối số phát sinh) 4. Lập bảng cân đối kế toán CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU Câu hỏi lý thuyết: 1. Nêu khái niệm doanh thu theo VAS 14? Nêu và cho ví dụ các loại doanh thu? Phân biệt doanh thu và thu nhập? 2. Nêu các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ theo VAS 14? 3. Phân biệt chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại? Cho ví dụ? 4. Nêu các khoản làm giảm trừ doanh thu? Cách hạch toán? 5. Nêu kết cấu tài khoản phải thu của khách hàng? Tài khoản phải trả người bán? 6. Nêu kết cấu tài khoản dự phòng phải thu khó đòi? Khi nào cần trích lập dự phòng phải thu khó đòi? Bài tập: Bài 1: Nghiệp vụ nào phản ánh doanh thu thực hiện của công ty cổ phần ABC (kinh doanh bánh kẹo, văn phòng cho thuê) và doanh thu là bao nhiêu trong tháng 2/2014: a. Công ty phát hành 1.000.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000đ, giá phát hành 11.000đ/cổ phiếu, đã nhận đủ bằng tiền gửi ngân hàng. b. Nhận được giấy báo có của NH Vietcombank về việc khách hàng Minh Anh chuyển khoản 10 triệu ứng trước cho lô hàng sẽ giao vào đầu tháng 5/2014. c. Khách hàng Thành Công trả 50 triệu bằng tiền mặt cho hợp đồng thuê văn phòng từ tháng 2- tháng 5/2014. d. Vay ngân hàng 90 triệu đồng để trả trước cho nhà cung cấp. e. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về lãi số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng của tháng 2/2014 là 1.500.000 đồng. f. Khách hàng Châu Anh trả 15 triệu bằng tiền mặt cho hợp đồng mua bán hàng hóa đã thực hiện từ tháng 12/2013. Bài 2: g. Khách hàng Kim Anh chuyển khoản trả đủ 10 triệu cho lô hàng đã giao từ năm 2012, biết công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi 5 triệu cho khoản phải thu này. h. Thanh lý một tài sản cố định nguyên giá 60 triệu, đã khấu hao 40 triệu, thu được 15 triệu, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, nhận bằng tiền mặt. i. Xuất kho 1 lô bánh kẹo trị giá 8 triệu đưa đến các cửa hàng, siêu thị để cho khách hàng dùng thử. j. Xuất kho 1 lô bánh kẹo trị giá 10 triệu làm quà tặng cho cán bộ công nhân viên. k. Xuất kho 1 lô bánh kẹo trị giá 12 triệu để ủng hộ trẻ em nghèo trên địa bàn. l. Nhận được lô hàng trả lại của khách hàng trị giá 2 triệu, chưa bao gồm thuế GTGT 10% do hàng không đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp đã nhập kho. m. Xuất hàng trị giá 30 triệu cho đại lý bán hộ. n. Xuất kho lô hàng trị giá 100 triệu, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, tiền hàng đã nhận đủ, hàng đang đi trên đường, biết hợp đồng mua bán hàng hóa quy định địa điểm giao nhận hàng hóa tại đơn vị người mua. o. Khách hàng Anh Thư đặt mua hàng trên Internet, chị đã chuyển khoản đủ 3 triệu vào TK ngân hàng của công ty. Nhân viên bán hàng công ty đã gọi điện xác nhận đơn hàng và cử người đi giao hàng. p. Để chuẩn bị cho ngày quốc tế phụ nữ, công ty đã phát hành 200 voucher mua hàng trị giá 500.000đ, đã nhận đủ bằng tiền mặt. q. Bán 50.000 cổ phiếu công ty STB với giá 19.000đ/cổ phiếu đã nhận được báo Có, biết mệnh giá 10.000đ, giá mua ngày 12/8/2012 là 21.000đ. Tìm hiểu điều kiện ghi nhận doanh thu đối với một số mặt hàng sau: - Kinh doanh phòng tập gym: Câu lạc bộ phát hành thẻ tập hàng tháng/hàng quý? - Công trình xây dựng: Thời gian xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán? - Dịch vụ tư vấn kế toán kiểm toán: Ký hợp đồng sau đó mới thực hiện dịch vụ? - Đại lý nhận bán hộ? - Kinh doanh vận chuyển hàng không? - Kinh doanh dịch vụ lưu trú? - Kinh doanh dịch vụ ăn uống? Bài 3: Tại công ty Thái Dương kinh doanh thép, phát sinh các giao dịch sau trong năm tài chính kết thúc vào 30/6/N. Công ty bán thép với giá bán nếu thanh toán ngay là 11 triệu đồng/tấn, đã bao gồm thuế GTGT là 10%. Các giao dịch từ tháng 1/N đến cuối tháng 6/N là: T1: Bán hàng thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng: 13 tấn T2: Bán chịu cho A: 50 tấn, lãi trả chậm là 2%/tháng tính trên giá bán nếu thanh toán ngay, thời hạn trả chậm 5 tháng, trả một lần khi đáo hạn. T3: Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng thanh toán tiền mua thép từ năm N-2, số tiền 300 triệu. T4: Khách hàng B trả trước một phần hợp đồng mua thép, thời hạn giao hàng là 15/7/N, số tiền 40 triệu. T5: Khách hàng ở nghiệp vụ T1 trả lại 2 tấn thép kém chất lượng. Công ty Thái Dương đã nhập kho lại số thép kém chất lượng đó và trả lại tiền hàng cho khách hàng. T6: Khách hàng mua trả chậm từ tháng 2 thanh toán một nửa tiền hàng. Công ty Thái Dương đã nhận được báo Có của ngân hàng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế. 2. Cuối năm, ước tính 30% số phải thu của khách hàng A sẽ khó đòi. Hãy trích lập dự phòng phải thu khó đòi. 3. Số thép bị khách hàng trả lại vào tháng 5 là do kém chất lượng. Giá trị thuần có thể thực hiện được của 2 tấn thép này chỉ là 8 triệu đồng. Giá nhập kho trung bình 1 tấn thép là 6 triệu đồng/tấn. Hãy trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho công ty Thái Dương. Bài 4: Tìm đọc báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013 của công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong và điền vào bảng sau (đơn vị 1.000.000đ) Năm tài chính kết thúc 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận sau thuế Phải thu của khách hàng Yêu cầu: 1. Xác định tỷ trọng lãi gộp/doanh thu của năm 2013 và 2012. Nhận xét. 2. Xác định số vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu tiền bình quân của hai năm 2013, 2012. Nhận xét. Bài 4: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: DOANH NGHIỆP BÁN DOANH NGHIỆP MUA NV1: Bán 1 lô hàng hóa, giá bán 200 triệu đồng, thuế GTGT 10% chưa thu tiền. Do người mua hàng với số lượng lớn, doanh nghiệp cho hưởng chiết khấu thương mại 1% trừ vào số tiền phải thu Mua một lô hàng hóa, giá 200 triệu, thuế GTGT 10%. Do mua hàng với số lượng lớn nên người bán cho hưởng chiết khấu thương mại 1%, trừ vào số tiền phải trả, hàng đã nhập kho đủ NV2: Bán 1 chiếc ti vi giá 30 triệu, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. Khi giao hàng người mua phàn nàn về chất lượng sản phẩm, yêu cầu giảm giá 2 triệu (cả thuế GTGT là 2,2 triệu) Mua một chiếc ti vi giá 30 triệu, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền. Do chất lượng hàng kém nên doanh nghiệp yêu cầu giảm giá 2 triệu NV3: Bán 1 lô quần áo, giá bán 90 triệu đồng, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền, giá Mua một lô hàng, giá mua 90 triệu, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền. Khi nhận hàng vốn là 60 triệu. Khi giao hàng, người mua phát hiện một số lỗi đã trả lại số hàng tương ứng với giá bán là 18 triệu đồng phát hiện một số lỗi, trả lại người bán số hàng tương ứng với số tiền 18 triệu đồng NV4: Bán 1 lô hàng, giá bán 400 triệu đồng, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. Người mua thanh toán sớm trọng thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 1% Mua một lô hàng, giá mua 400 triệu đồng, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền. Doanh nghiệp trả sớm tiền hàng bằng chuyển khoản trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 1% 10 CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN Câu hỏi lý thuyết: 1. Nêu khái niệm và phân loại hàng tồn kho theo VAS 02? 2. Trình bày các nguyên tắc kế toán trong kế toán hàng tồn kho? 3. Công thức tính giá hàng tồn kho mua ngoài? Cho ví dụ? 4. Công thức tính giá hàng tồn kho tự chế biến? Cho ví dụ? 5. Khái niệm chi phí sản xuất chung cố định? Chi phí sản xuất chung biến đổi? Các trường hợp phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến? 6. Trình bày các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho? 7. Phân biệt hai phương pháp kế toán hàng tồn kho? 8. Nêu khái niệm và cách thức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho? 9. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là gì? Khi nào cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho? Trình bày kết cấu TK 159? Bài tập thực hành: Bài 1: Tìm định nghĩa đúng cho mỗi từ khóa dưới đây: - Công thức xác định giá vốn hàng bán - Chi phí nhân công trực tiếp - chi phí sản xuất chung - thành phẩm - FIFO - Hàng sẵn có để bán - LIFO - Hàng tồn kho - Phương pháp giá đích danh - Giá trị thuần có thể thực hiện được - Hệ thống kê khai định kì - Hệ thống kê khai thường xuyên - Chiết khấu thanh toán - Trả lại hàng mua và giảm giá trên hàng mua - Tồn kho nguyên liệu - Giá thay thế - Phương pháp giá bình quân gia quyền - Tồn kho hàng hóa - Tồn kho sản phẩm dở dang 1. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó giả định hàng mua vào/sản xuất sớm nhất sẽ được bán đầu tiên. 2. Khoản giảm trừ nhận được khi thanh toán cho nhà cung cấp trước thời hạn. 3. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó giả định hàng mua vào/sản xuất mới nhất sẽ được bán đầu tiên. 4. Tổng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và hàng mua (hoặc sản xuất xong) trong kỳ. 5. Tồn kho đầu kỳ + Mua trong kỳ - Tồn kho cuối kỳ 6. Sản phẩm đang trong quá trình sản xuất 7. Các yếu tố cần thiết để chế biến thành thành phẩm. 8. Chi phí sản xuất mà không phải là chi phí nguyên vật liệu hay chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. 9. Thu nhập của người lao động tham gia trực tiếp vào việc chế biến sản phẩm. 10. Là những tài sản hữu hình được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ để bán. 11. Sản phẩm được sản xuất ra đã hoàn thành và sẵn sàng để bán. 12. Là hệ thống ghi chép chi tiết được duy trì để ghi sổ từng nghiệp vụ mua hàng và bán hàng trong kỳ kế toán. 13. Bằng giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính cần thiết để tiêu thụ. 14. Giá mua hiện tại của mặt hàng tương tự. 15. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó sử dụng đơn giá bình quân gia quyền của số hàng sẵn có để bán để xác định cả giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. 16. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán chỉ được xác định vào cuối kỳ kế toán dựa trên việc kiểm kê hàng tồn kho thực tế. 17. Hàng được giữ để bán lại trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. 18. Việc giảm trừ vào giá mua do sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người mua. 19. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho trong đó xác định giá gốc của từng mặt hàng cụ thể đã được bán. Bài 2: Công ty Thương mại và Tiếp thị Bến Thành quyết định đưa mô hình kinh doanh ngành hàng điện tử theo chuỗi và mang cùng một thương hiệu Carings vào Việt Nam là một phương thức rất mới. Trung tâm chuyên bày bán những mặt hàng điện tử, điện lạnh lớn như: Tủ lạnh, điều hoà, máy giặt, ti vi, đầu đĩa VCD, DVD, kể cả các mặt hàng nhỏ nhất như: lò vi sóng, máy sấy tóccủa các nhà sản xuất lớn trong ngành điện tử, điện lạnh nổi tiếng thế giới như: JVC, Sony, Panasonic, Pioneer, Philips, Samsung, LG Các số liệu liên quan đến sản phẩm máy sấy tóc Philips của tháng 1/09 như sau: 1/1 tồn kho đầu kỳ 100 chiếc @ $10 10/1 mua vào 50 chiếc @ $12 15/1 mua vào 30 chiếc @ $ 9 17/1 xuất bán 100 chiếc 20/1 mua vào 50 chiếc @ $10 31/1 tồn kho cuối kì 130 chiếc Yêu cầu: 1. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì, giá vốn hàng bán biết rằng Trung tâm áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho Nhập trước, Xuất trước (FIFO); 2. Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì, giá vốn hàng bán biết rằng Trung tâm áp dụng phương pháp kiểm kê định kì để hạch toán hàng tồn kho và phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho Nhập sau, Xuất trước (LIFO); Bài 3: (kiểm kê định kỳ) Công ty Hương vị Ngọt Ngào kinh doanh kẹo cân. Vào đầu tháng 2, HVNN còn 500 kg kẹo tồn đã mua từ tháng trước với giá 100.000 đ/kg. Trong tháng 2, HVNN đã mua thêm: Ngày mua Khối lượng (kg) Đơn giá (/kg) Tổng chi phí (đ) 5/2 1.000 110.000 110.000.000 9/2 1.200 115.000 138.000.000 23/2 1.200 120.000 144.000.000 28/2 1.500 125.000 187.500.000 Trong tháng 2, HVNN đã bán được 3.800 kg kẹo với giá 145.000 đ/kg. Yêu cầu: 1. Xác định số kẹo còn tồn vào cuối tháng 2 và tổng giá vốn của số kẹo sẵn có để bán của tháng 2. 2. Giả sử HVNN sử dụng phương pháp giá bình quân gia quyền. Hãy tính giá trị hàng tồn kho cuối tháng 2, giá vốn hàng bán của tháng 2, và lợi nhuận gộp của tháng 2. 3. Giả sử HVNN sử dụng phương pháp FIFO. Hãy tính giá trị hàng tồn kho cuối tháng 2, giá vốn hàng bán của tháng 2, và lợi nhuận gộp của tháng 2. 4. Giả sử HVNN sử dụng phương pháp LIFO. Hãy tính giá trị hàng tồn kho cuối tháng 2, giá vốn hàng bán của tháng 2, và lợi nhuận gộp của tháng 2. 5. Vào ngày 28/2, giá mua loại kẹo tương tự trên thị trường giảm xuống còn 90.000 đ/kg. Kế toán của HVNN phải làm gì và báo cáo hàng tồn kho cuối tháng 2 như thế nào trên Bảng cân đối kế toán cuối tháng 2? Bài 4: Tại công ty sản xuất khăn mũ len Hoàng Nam kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 7/N, có các tài liệu và chứng từ sau (đơn vị: 1.000 đồng) I. Tình hình đầu kỳ : tồn kho 500 kg nguyên vật liệu A, đơn giá 25. II. Trong tháng 7/N, có các nghiệp vụ kinh tế sau : 1. Ngày 5/7, phiếu nhập kho số 1, nhập kho đủ số hàng mua của công ty B, tiền hàng chưa thanh toán: 3.500 kg, giá mua ghi trên hóa đơn: 90.000 (giá chưa có thuế VAT 10%). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt 4.500 2. Ngày 9/7, phiếu xuất kho số 5, xuất 2.200 kg NVL A cho phân xưởng số 1 3. Ngày 13/7, phiếu xuất kho số 6, xuất 1.000 kg NVL A cho xưởng gia công An An 4. Ngày 21/7, phiếu nhập kho số 2, nhập đủ 800 kg NVL A, giá mua đơn vị chưa có thuế là 28, VAT: 10%. 5. Ngày 28/7, phiếu xuất kho số 7, xuất 600 kg NVL A cho phân xưởng số 2 YÊU CẦU : Ghi sổ chi tiết mặt hàng A (theo mẫu) với giá xuất lần lượt tính theo phương pháp nhập trước xuất trước và bình quân gia quyền liên hoàn Chứng từ Diễn giải Đơn giá (ngđ/kg) Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT (ngđ) SL TT (ngđ) SL TT (ngđ) Số dư đầu tháng Nhập kho Xuất kho Xuất kho Nhập kho Xuất kho Cộng PS trong tháng Số dư cuối tháng Chứng từ Diễn giải Đơn giá (ngđ/kg) Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT (ngđ) SL TT (ngđ) SL TT (ngđ) Số dư đầu tháng Nhập kho Xuất kho Xuất kho Nhập kho Xuất kho Cộng PS trong tháng Số dư cuối tháng Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 1. Mua một lô hàng tổng giá thanh toán cho cung cấp A là 44 triệu, đã bao gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, hàng đã nhập kho đủ. 2. Chi phí vận chuyển lô hàng trên thanh toán bằng tiền tạm ứng là 4,2 triệu, đã bao gồm 10% thuế GTGT 3. Xuất kho một lô hàng để chuyển xuống cảng Hải phòng xuất khẩu, giá xuất kho 32 triệu. 4. Nhận được báo Có của ngân hàng về số tiền chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp A 1,1 triệu, đã bao gồm 10% thuế GTGT. 5. ứng trước cho người bán Y 50 triệu bằng tiền gửi ngân hàng. 6. Nhận được hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp Y cho đơn hàng vừa giao, giá mua 60 triệu, chưa bao gồm 10% thuế GTGT. Công ty trả nốt số tiền còn lại bằng tiền mặt. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 6: Tại doanh nghiệp thương mại X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế trong tháng 1 năm N có tài liệu sau: A. Số dư đầu kỳ của một số TK: (đơn vị tính: 1000đ) TK 156: 2.640.000 TK 331: 160.000 (dư có) TK 133: 28.800 B. Trong tháng một có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Ngày 2/1 mua một lô hàng, hoá đơn giá trị gia tăng số 1: + Giá mua chưa thuế: 260.000 + Thuế giá trị gia tăng 10%: 26.000 + Tổng giá thanh toán: 286.000 Tiền hàng chưa thanh toán. Hàng mua chuyển về nhập kho đủ (PNK số 1), chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền tạm ứng theo hoá đơn: + Giá cước vận chuyển chưa thuế: 2.300 + Thuế giá trị gia tăng 5%: 115 + Tổng giá thanh toán: 2.415 2. Ngày 6/1 mua một lô hàng theo hoá đơn giá trị gia tăng số 2: + Giá mua chưa thuế: 180.000 + Thuế giá trị gia tăng 10%: 18.000 + Tổng giá thanh toán: 198.000 Tiền chưa thanh toán. Hàng đã nhập kho đủ (PNK số 3). 3. Ngày 7/1 (phiếu chi số 1) xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền mua hàng ngày 2/1. 4. Ngày 8/1 mua một lô hàng theo hoá đơn giá trị gia tăng số 3 : + Giá mua chưa thuế: 280.000 + Thuế giá trị gia tăng 10%: 28.000 + Tổng giá thanh toán: 308.000 Tiền chưa thanh toán. Số hàng mua chuyển về nhập kho đủ. 5. Ngày 10/1 nhận được giấy báo nợ số 181 chuyển TGNH thanh toán tiền mua hàng ngày 6/1. 6. Ngày 25/1 nhận bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên thu mua. - Mua hàng hoá về nhập kho, hoá đơn giá trị gia tăng: + Giá bán chưa thuế: 120.000 + Thuế giá trị gia tăng 10%: 12.000 + Tổng giá thanh toán: 132.000 (PNK số 6) - Chi phí vận chuyển theo hoá đơn 3.000 (chưa có VAT) thuế giá trị gia tăng dịch vụ vận chuyển 5% Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài 7: Tại một doanh nghiệp thương mại có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kế toán tập hợp trong các tài liệu như sau: Số dư đầu kỳ: - Sản phẩm A tồn kho là: 2.000 sản phẩm, đơn giá nhập kho là 15.000 đồng/sản phẩm. - Sản phẩm B tồn kho là: 500 sản phẩm, đơn giá là 10.000 đồng/sản phẩm Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Nhập kho 3.000 sản phẩm A giá mua 15.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT là 10%, tiền chưa thanh tóan cho người bán, chi phí bốc dỡ vận chuyển về đến kho của doanh nghiệp là 3.000.000 đồng, thuế GTGT là 5%, đó thanh toán cho người cung cấp bằng tiền mặt. 2. Nhập kho 1.000 sản phẩm B giá mua 9.500 đồng/sản phẩm, thuế GTGT là 10%, đó thanh toán bằng TGNH, chi phí bốc dỡ vận chuyển hang về đến kho của doanh nghiệp 1.000.000 đồng, thuế GTGT 5%, đó thanh toán tiền cho người cung cấp dịch vụ. 3. Xuất kho 3.000 sản phẩm A, 500 sản phẩm B gửi đi bán, giá bán lần lượt là 30.000 đồng/sản phẩm và 20.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%. 4. Xuất kho 1.000 sản phẩm A và 500 sản phẩm B đi tiêu thụ, giá bán 33.000 đồng/sản phẩm A và 22.000 đồng/sản phẩm B, trong đó thuế GTGT là 10%, khách hàng nợ. 5. Doanh nghiệp nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng chấp nhận mua số hàng gửi đi bán. Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp xuất kho nhập trước xuất trước (FIFO). Bài 8: Tại doanh nghiệp ABC hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Xuất bán trực tiếp cho khách hàng Xuyên Thanh 3.000 sản phẩm với giá bán là 140.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%, thu bằng chuyển khoản. 2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 200 triệu. 3. Xuất bán trả chậm cho khách hàng Yaya 10.000 sản phẩm với giá bán trả ngay bao gồm 10% thuế GTGT là 154.000 đồng/sản phẩm và giá bán trả góp gồm thuế GTGT là 159.000 đồng/sản phẩm. Khách hàng sẽ thanh tóan cho doanh nghiệp trong vòng 15 kỳ. 4. Xuất 5.000 thành phẩm cho doanh nghiệp Zangzing với giá bán là 138.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%, để nhận về một tài sản cố định hữu hình có giá bán chưa có thuế GTGT 5% là 900 triệu đồng. 5. Thanh toán bù trừ cho doanh nghiệp Zingzang qua ngân hàng. 6. Nhập kho 15.000 sản phẩm từ khách hàng theo đơn giá tạm tính là 102.000 đồng/sản phẩm, hóa đơn sẽ giao sau. 7. Xuất bán trực tiếp cho khách hàng Khánh Thủy 8.000 sản phẩm với giá bán gồm 10% thuế GTGT là 156.200 đồng/sản phẩm, khách hàng chưa thanh toán. Thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán 1% là 10 ngày bắt đầu kể từ ngày xuất hàng. 8. Khách hàng Khánh Thủy thanh toán cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán., 9. Nhập kho 18.000 sản phẩm với đơn giá sản phẩm thực tế khách hàng xuất bán trong kỳ là 105.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho khách hàng. 10. Xuất sản phẩm trị giá 200 triệu đồng để nhờ một đơn vị khác gia công. 11. Đơn vị gia công báo đó hoàn thành công việc gia công. Chi phí gia công chưa bao gồm 10% thuế GTGT được tính bằng 5% trên trị giá sản phẩm xuất đi gia công, doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho bên gia công. 12. Doanh nghiệp nhận sản phẩm đó gia công về nhập lại kho. Chi phí vận chuyển sản phẩm đi và về là 420.000 đồng (bao gồm 5% thuế GTGT), thanh toán bằng tiền mặt. 13. Thanh toán tiền gia công cho đơn vị gia công sản phẩm qua ngân hàng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, sản phẩm tồn đầu kỳ là 20.000 sản phẩm, đơn giá 102.000 đồng/sản phẩm. Bài 9: Công ty TNHH Ngọc Mai (sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) trong kỳ có các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như sau: Tài liệu 1: Số dư một số tài khoản: - Vật liệu X: số lượng 200 kg, đơn giá 10.000 đồng/kg - Vật liệu Y: số lượng 500 m, đơn giá 20.000 đồng/m Tài liêu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ: 1. Nhận được 500 kg vật liệu X do người bán chuyển đến, đã nhận hóa đơn và thanh toán tiền trong kỳ trước, đơn giá mua nhập kho là 11.500 đồng/kg, chưa bao gồm 10% thuế GTGT, chi phí bốc dỡ doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt là 250.000 đồng. 2. Cán bộ vật tư thanh toán tiền tạm ứng: - Số tiền đã tạm ứng 7.000.000 đồng - Vật liệu Y nhập kho: số lượng 300 m, đơn giá theo hóa đơn người bán 18.000 đồng/m, thuế suất thuế GTGT 10% - Chi phí vận chuyển bốc dỡ 300.000 đồng - Số tiền còn lại nộp vào quỹ 3. Xuất cho bộ phận sản xuất 400 kg vật liệu X, 450 m vật liệu Y dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm 4. Nhận được hóa đơn 300 kg vật liệu X do người bán chuyển đến, đơn giá trên hóa đơn 11.000 đồng/kg, chưa bao gồm thuế GTGT 10%, số lượng thực nhập trên phiếu nhập kho 280 kg, vật liệu thiếu chưa rõ nguyên nhân, tiền chưa thanh toán, chi phí bốc dỡ chi bằng tiền mặt 1.000 đồng/kg 5. Xuất cho bộ phận bán hàng 100 kg vật liệu X, bộ phận quản lý doanh nghiệp 150 m vật liệu Y dùng để sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. 6. Mua 150 m vật liệu Y bằng tiền mặt, đơn giá mua nhập kho 18.000 đồng/m, VAT 10% 7. Nhận được 20 kg vật liệu X do người bán giao thiếu ở nghiệp vụ 4, đồng thời còn xuất kho trả lại 50m vật liệu Y kém chất lượng trong số vật liệu mua ở nghiệp vụ 6, người bán đã trả lại bằng tiền mặt. 8. Nhập kho 200 kg vật liệu X, đơn giá 11.000 đồng/kg, đã bao gồm 10% thuế GTGT, chưa thanh toán tiền cho khách hàng. Chi phí vận chuyển bốc dỡ doanh nghiệp đã chi hộ người bán 200.000 đồng, thuế GTGT 5% 9. Tạm ứng cho cán bộ cung ứng vật tư số tiền 5.000.000 đồng bằng tiền mặt 10. Nhập kho 100 m vật liệu Y, đơn giá 22.000 đồng/m, đã bao gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển bốc dỡ do khách hàng thanh toán, số tiền thanh toán là 105.000 đồng gồm 5% thuế GTGT Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào các tài khoản có liên quan theo các phương pháp nhập sau xuất trước Bài 10: Tại doanh nghiệp kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá trị HTK theo phương pháp nhập trước xuất trước, trong kỳ có các tài liệu được kế toán ghi nhận như sau: Tồn kho đầu kỳ: - Vật liệu P: Số lượng 400 kg, đơn giá 15.000 đồng/kg - Vật liệu K: Số lượng 200 lít, đơn giá 25.000 đồng/lít Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ: 1. Mua vật liệu P chưa trả tiền người bán A, số lượng 500 kg, đơn giá chưa thuế 14.000 đồng/kg, VAT 10%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bằng tiền tạm ứng 330.000, đã bao gồm 10% thuế GTGT. Doanh nghiệp đã kiểm nhận và nhập kho đủ. 2. Mua vật liệu K của người bán B theo hóa đơn số lượng 200 lít, đơn giá 19.000 đồng/lít, VAT 10% đã trả bằng chuyển khoản. Số vật liệu này cuối tháng vẫn chưa về nhập kho. 3. Xuất kho 400 kg vật liệu P và 50 lít vật liệu K dùng cho sản xuất sản phẩm 4. Nhận được vật liệu P số lượng 200 kg của người bán C, chưa trả tiền. Cuối tháng vẫn chưa nhận được hóa đơn, kế toán ghi nhập kho theo giá tạm tính 12.000 đồng/kg 5. Xuất kho 50 kg vật liệu P phục vụ bán hàng và 20 lít vật liệu K phục vụ quản lý doanh nghiệp. 6. Thanh toán tiền cho người bán A ở nghiệp vụ 1 bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng là 1% giá chưa thuế 7. Xuất kho 200 kg vật liệu P dùng cho sản xuất sản phẩm Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản, biết doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Bài 11: Công ty Đức Duy hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tài liệu sau: (đơn vị: 1.000đ) Số dư đầu tháng: TK 152: 130.000, TK 151: 60.000 Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Đầu tháng kết chuyển số dư các tài khoản hàng tồn kho sang tài khoản Chi phí mua hàng 2. Nhập kho nguyên vật liệu mua từ công ty Thanh Thủy, giá mua chưa thuế 120.000, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã nhập kho đủ. Chi phí thu mua bằng tiền mặt 1.650 đã bao gồm thuế GTGT 10%. 3. Nhập kho nguyên vật liệu mua đang đi đường tháng trước trị giá chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10%. 4. Mua nguyên vật liệu từ công ty Đức Kiên trị giá chưa thuế 80.000, thuế GTGT 10%, tiền mua nguyên vật liệu đã trả bằng TGNH, đã nhận được giấy báo có từ ngân hàng. Đến cuối tháng số nguyên vật liệu trên vẫn chưa về nhập kho đủ 5. Trích TGNH để trả công ty THanh THủy số tiền mua hàng từ nghiệp vụ 2 trong thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán 2% (tính trên tổng giá thanh toán) 6. Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng là 65.000, kế toán kết chuyển vào tài khoản liên quan 7. Xác định trị giá hàng mua đang đi đường cuối tháng và kết chuyển vào tài khoản liên quan. 8. Xác định trị giá nguyên vật liệu đã xuất sử dụng trong tháng và kết chuyển vào TK liên quan. Biết 90% nguyên vật liệu xuất được sử dụng để sản xuất sản phẩm, 5% giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, 3% giá trị xuất dùng cho bộ phận bán hàng, phần còn lại dùng cho quản lý. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 12: Công ty Đức Nhân hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 2/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Mua công cụ dụng cụ của công ty Hương Giang theo giá chưa thuế là 50.000, thuế GTGT 10%. Tiền mua công cụ đã trả bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận được giấy báo Nợ). Số công cụ trên đã nhập kho đủ. 2. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất trị giá 10.000, dự kiến sử dụng trong 4 tháng. 3. Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng từ tháng 1/N 1.500 cho bộ phận bán hàng, 1.000 cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 4. Nhập kho công cụ mua từ tháng trước giá chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10% 5. Nhập kho bao bì mua của công ty Minh Anh giá mua chưa thuế 25.000, thuế GTGT 10%. Tiền mua đã trả bằng tiền mặt sau khi trừ đi chiết khấu thương mại được hưởng 2% Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 13: Xưởng mộc Thành Danh chuyên sản xuất bàn ghế học sinh. Trong tháng 10/2013, tại xưởng có các khoản chi phí phát sinh như sau: Nội dung chi phí CP NVLTT CP NCTT CP SXC Số lượng gỗ xuất dùng 1,6m3, giá 5 triệu đồng/ m3. Trong đó: - Để đóng bàn ghế 1,4 m3 -Sửa lại cửa cho nhà xưởng 0,2m3 Số lượng ván ép đã dùng: 10 tấm, giá 400.000đ/tấm. Trong đó: - Để đóng bàn ghế 8 tấm - Để sửa lại trần cho xưởng 2 tấm Sơn dùng cho sản phẩm 4 thùng, giá 400.000đ/thùng Vec-ni dùng cho sản phẩm 5 lít, giá 120.000đ/lít Đinh các loại dùng làm sản phẩm 3 kg, giá 8.000đ/kg Tiền lương thợ: 100.000đ/ngày - 1 ngày công làm cửa và trần - 120 ngày công làm sản phẩm Tiền điện, nước, tiền thuê mặt bằng 10,5 triệu Anh Thành tự tính tiền lương quản lý phân xưởng cho mình là 4 triệu đồng Tổng cộng: Tổng số bàn ghế xưởng mộc Thành Danh đóng được trong tháng 10 là 100 bộ bàn ghế thành phẩm Yêu cầu: 1) Phân loại chi phí và điền các số liệu thích hợp vào bảng trên 2) Tính giá thành của 1 bộ bàn ghế 3) Giả sử đầu tháng 10 xưởng mộc không có sản phẩm dở dang nhưng cuối tháng 10/2013 có 4 bộ bàn ghế chưa hoàn thành, mức độ dở dang là 50%. Hãy tính giá thành 1 bộ bàn ghế trong trường hợp này. CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO Tài liệu: VAS03, 04, 06; Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Câu hỏi lý thuyết: 1. Nêu khái niệm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình theo CMKTVN số 03, 04? 2. Nêu tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình theo CMKTVN? 3. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện? 4. Cách xác nguyên giá TSCĐ? Cho ví dụ cụ thể đối với trường hợp TSCĐ hình thành từ mua sắm, tự xây dựng, trao đổi tương tự và không tương tự, được nhận biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh? 5. Phân biệt các hình thức sửa chữa tài sản cố định? Nêu ảnh hưởng của các hình thức này tới các báo cáo tài chính? 6. Phân biệt khấu hao và hao mòn TSCĐ? 7. Công thức tính giá trị còn lại của TSCĐ? Giá trị phải khấu hao? 8. Nêu phạm vi trích khấu hao TSCĐ theo thông tư 45/2013/TT-BTC? 9. Nêu khái niệm Giá trị thanh lý ước tính? 10. Nêu nội dung các phương pháp trích khấu hao theo thông tư 45/2013/TT-BTC và điều kiện áp dụng các phương pháp này? 11. Phân biệt TSCĐ và bất động sản đầu tư? Bài tập: Bài 1 (Mua trả ngay): Ngày 05/01/N, mua một TSCĐHH phục vụ bán hàng, giá mua chưa thuế là 100triệu đ, thuế GTGT 10% (Hóa đơn sốngày 05/01) và chi phí trước sử dụng là 1.050.000 đ, trong đó thuế GTGT 50.000 đ. Hóa đơn mua sắm TSCĐ đã thanh toán bằng chuyển khoản (Giấy báo Nợ số, ngày 05/01). Chi phí trước sử dụng đã trả bằng tiền mặt (Phiếu Chi số , ngày 05/01). Tài sản này được đưa vào sử dụng ngay trong ngày 5/1/N. Kế toán trong trường hợp: - Doanh nghiệp mua là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tài sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển và sử dụng vào hoạt động SXKD; - Doanh nghiệp mua là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, sử dụng tài sản vào hoạt động SXKD, tài sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Bài 2 (Mua trả góp): Ngày 01/09, đơn vị kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua trả góp một thiết bị về sử dụng ngay tại phân xưởng sản xuất với giá mua trả tiền ngay chưa thuế GTGT là: 180 tr.đ, thuế GTGT 5%, lãi trả góp (không chịu thuế GTGT) là 12 tr.đ, giá mua trả góp chưa thuế GTGT là 192 tr. đ (Hóa đơn GTGT số ngày 01/09). Thời gian trả góp trong 24 tháng (vào ngày cuối mỗi tháng, bắt đầu từ tháng này). Chi phí trước khi sử dụng giả sử là 0 đ. Chi tiền mặt trả góp tháng thứ nhất. Kế toán nghiệp vụ trên. Bài 3 (Khấu hao TSCĐ): Căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 11/N, tổng số khấu hao trích trong tháng 11 là 43 tr.đ, trong đó số khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng là 23tr.đ, số khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động bán hàng là 1,5 tr.đ, số khấu hao TSCĐ phục vụ hoạt động quản lí doanh nghiệp là 18,5 tr.đ. Kế toán trích khấu hao TSCĐ tháng 11/N. Ngày 1/12/N, doanh nghiệp đầu tư mua sắm một xe tải dùng làm TSCĐ chuyên chở hàng đem bán, nguyên giá 132 triệu. Tài sản được đưa vào sử dụng ngay trong ngày, doanh nghiệp trích khấu hao trong vòng 5 năm theo phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh. Kế toán trích khấu hao TSCĐ tháng 12/N Bài 4 (Nhượng bán): Ngày 21/01, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhượng bán một xe du lịch đang sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, nguyên giá 600 tr. đ, đã khấu hao 400 tr.đ. Giá bán 187 tr. đ, chưa thu tiền (trong đó giá bán chưa thuế: 170 tr.đ, thuế GTGT 17 tr.đ). Chi tiền mặt trả cho người môi giới 1 tr và tân trang tài sản trước khi bán 15 tr đ. Kế toán nghiệp vụ nhượng bán TSCĐ trên. Bài 5 (Trao đổi TSCĐ): 1. Ngày 1/5 đem một TSCĐ hữu hình A có nguyên giá 28 tr.đ, đã khấu hao tính đến ngày 1/5 là 10 tr.đ trao đổi lấy một TSCĐHH B tương tự. 2. Ngày 10/5, công ty Hải Hà tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đem một TSCĐ hữu hình C có nguyên giá 80 tr. đ (đã trích khấu hao tính đến ngày trao đổi là 45 tr. đ), trao đổi với công ty Trường Đạt lấy một TSCĐ hữu hình D không tương tự. Giá bán chưa thuế của TSCĐ đem đi trao đổi là 50 tr. đ, của TSCĐ nhận về là 70 tr.đ, thuế suất thuế GTGT đều là 10%. Công ty Hải Hà đã thanh toán số còn nợ cho công ty Trường Đạt bằng tiền mặt. Bài 6 (Nâng cấp TSCĐ): Vào 1/1/N, Công ty T mua một chiếc máy để sử dụng cho họat động kinh doanh. Tổng chi phí mua máy là 33 triệu. Thời gian sử dụng ước tính là 3 năm và giá trị thanh lí ước tính là 3 triệu. Giả sử số lượng sản phẩm do chiếc máy trên làm ra là 16.000 sản phẩm năm N, 23.000 sản phẩm năm N+1 và 21.000 sản phẩm năm N+2. a. Hãy sử dụng các thông tin trên để điền vào bảng sau: Chi phí khấu hao Giá trị còn lại vào cuối năm Phương pháp N N+1 N+2 N N+1 N+2 KH đều Số lượng sản phẩm Khấu hao nhanh b. Vào 1/1/N+1, chiếc máy trên được nâng cấp với chi phí phát sinh là 7 triệu. Sau khi được nâng cấp, tổng thời gian sử dụng ước tính của chiếc máy tăng lên là 5 năm (thời gian ước tính ban đầu là 3 năm) và giá trị thanh lí ước tính lên là 6 triệu (ban đầu là 3 triệu). Giả sử công ty chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Hãy tính chi phí khấu hao cho những năm tiếp theo sau những thay đổi về ước tính trên. c. Vào ngày 31/12/N+4, chiếc máy trên được nhượng bán với giá 7,5 triệu. Hãy tính giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của chiếc máy vào ngày này. d. Ghi sổ kép nghiệp vụ nhượng bán trên. Bài 7 (Tổng hợp) 1. Thanh lý một tài sản cố định nguyên giá 240.000.000 đồng đã hao mòn 90%. Tài sản thanh lý bán thu bằng tiền mặt là 20.000.000, chưa bao gồm thuế GTGT 10%. 2. Nhận góp vốn liên doanh bằng một TSCĐ có giá trị được các bên thoả thuận là 800.000.000 đồng 3. Nhận lại góp vốn liên doanh là một TSCĐ có giá trị được thoả thuận là 700.000.000 đồng 4. Mua quyền sử dụng đất giá 1.000.000.000 đồng thanh toán bằng TGNH 5. Doanh nghiệp chuyển một căn nhà trị giá 1.000.000.000 đồng và quyền sử dụng đất 2.000.000.000 đồng thành bất động sản đầu tư. Biết khấu hao lũy kế của nhà và quyền sử dụng đất tương ứng là 300.000.000 đồng và 1.200.000.000 đồng. 6. Mua bất động sản đầu tư thanh toán bằng chuyển khoản gồm 10% thuế GTGT là 2.200.000.000 đồng 7. Xuất một số sản phẩm có trị giá 200.000.000 đồng, giá bán đã bao gồm thuế GTGT là 286.000.000 đồng để nhận về một TSCĐ có trị giá 300.000.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT. TSCĐ này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Phần chênh lệch doanh nghiệp đã thanh toán cho khách hàng bằng chuyển khoản. 8. Được một tổ chức phi chính phủ biếu tặng một tài sản cố định có trị giá 200.000.000 đồng để sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chi phí có liên quan để nhận được TSCĐ này và đưa vào hoạt động là 15.000.000 đồng đã chi bằng tiền mặt. 9. Doanh nghiệp đưa một số máy móc thiết bị đi góp vốn liên doanh. Trị giá thiết bị tính theo nguyên giá là 80.000.000 đồng, tài sản cố định này đã được tính khấu hao 20.000.000 đồng. Bên liên doanh chỉ chấp nhận trị giá góp vốn là 50.000.000 đồng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 8: Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có tình hình phát sinh về chi phí sửa chữa lớn như sau: (đơn vị: 1.000 đồng) 1. Tập hợp chi phí phát sinh - Xuất kho vật liệu phụ tùng: 10.000 - Chi tiền mặt: 3.000 - Lương phải trả công nhân viên: 2.000 2. Công trình sửa chữa hoàn thành, được quyết toán theo thực tế phát sinh và đã bàn giao cho bộ phận bán hàng. Kế toán phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định làm 2 lần. 3. Dự kiến sẽ sửa chữa lớn một tài sản cố định sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí kế hoạch: 15.000 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 9: Gladow Co. bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 2013, có những giao dịch liên quan đến tài sản vô hình như sau: 2/1: Mua bằng phát minh, thời hạn sử dụng 5 năm, trị giá 100 triệu. 1/4: Lợi thế thương mại (goodwill) tăng từ hợp nhất kinh doanh là 150 triệu, phân bổ trong 10 năm. 1/7: Mua nhượng quyền thương mại (franchise), được sử dụng đến ngày 1/7/2018, giá 250 triệu. 1/9: Chi phí nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng công ty là 40 triệu, dự tính phân bổ vào chi phí trong 1 năm. Yêu cầu: a) ĐỊnh khoản các nghiệp vụ phát sinh. b) Ghi nhận các bút toán liên quan ngày 31/12/2013 c) Cho biết ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2013 Bài 10: Hãy tìm câu phát biểu đúng cho mỗi từ khóa dưới đây: - Khấu hao nhanh - Nguyên giá - Khấu hao - Mua theo gói - Giá trị còn lại - Chi phí vốn (được vốn hóa) - Bản quyền - Thời gian sử dụng hữu ích ước tính - Franchise 1. Tài sản có hình thái vật chất  - Goodwill - Tài sản cố định vô hình - Tài sản dài hạn - Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng định kì - Giá trị thanh lí ước tính - Chi phí tạo doanh thu (của kì kế toán) - Khấu hao đều - Tài sản hữu hình - Nhãn hiệu - Khấu hao theo số lượng sản phẩm 2. Các khoản chi phí mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai và được ghi tăng vào tài khoản tài sản, không ghi vào chi phí. 3. Phân bổ một cách hợp lí và có hệ thống chi phí mua tài sản vô hình trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. 4. Đặc quyền pháp lí sử dụng tên, hình ảnh hoặc slogan đặc biệt. 5. Chi phí lãi vay được tính vào nguyên giá của tài sản tự xây dựng. 6. Chi phí sửa chữa thông thường các tài sản dài hạn; làm tăng chi phí sửa chữa định kỳ 7. Kéo dài hoặc mở rộng tài sản hiện có làm tăng nguyên giá của tài sản hiện có; là chi phí vốn. 8. Mua một, hai hoặc nhiều hơn tài sản trong cùng một giao dịch và thanh toán một lần. 9. Phương pháp phân bổ nguyên giá của một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích dựa trên sản lượng từng kỳ so với tổng sản lượng ước tính. 10. Bằng giá mua trừ đi giá trị hao mòn lũy kế 11. Các khoản chi chỉ mang lại lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán hiện tại và được ghi nhận là chi phí. 12. Chênh lệch giữa giá mua một công ty trừ đi giá thị trường của tất cả các tài sản và công nợ của công ty đó. 13. Tài sản mang lại các đặc quyền nhưng không có hình thái vật chất. 14. Các nguồn lực vô hình và hữu hình thuộc quyền sở hữu của một công ty và được sử dụng dài hạn. 15. Quyền được qui định trong hợp đồng để bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, sử dụng một nhãn hiệu nào đó hoặc thực hiện các họat động trong một khu vực địa lí xác định. 16. Đặc quyền phát hành, sử dụng và bán một tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, văn học. 17. Phương pháp phân bổ giá trị một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của nó dựa trên tỷ lệ phân bổ = tỷ lệ khấu hao đều x hệ số điều chỉnh CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Câu hỏi lý thuyết: 1. Khái niệm chi phí theo VAS01? Phân biệt chi phí kinh doanh và chi phí sản xuất? 2. Nêu cách xác định các chỉ tiêu: Doanh thu thuần, Lợi nhuận gộp, Lợi nhuận thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận khác, Lợi nhuận trước thuế TNDN, Lợi nhuận sau thuế TNDN? 3. Chi phí thuế TNDN được xác định như thế nào? 4. Trình bày các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh? Bài tập thực hành Bài 1: Công ty sản xuất đồ chơi trẻ em Bibo trong tháng 12/N có các tài liệu về tiền lương và các khoản phải trích theo lương như sau (đơn vị: 1.000đ) I- Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng: 79.000 II- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N 1. Trả hết lương còn nợ cho công nhân viên bằng chuyển khoản 2. Tính tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng: - CNV trực tiếp sản xuất: PX1 là 400.000, PX2 là 200.000 - Nhân viên gián tiếp tại PX1 là 30.000, PX2 là 10.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp 60.000 - Nhân viên bán hàng là 40.000 3. Tính tổng số tiền từ quỹ khen thưởng phúc lợi phải trả công nhân viên là 20.000 4. Tính ra tổng số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên trong tháng 32.000, trong đó công nhân sản xuất PX1 là 15.000, PX2 là 7.000, nhân viên gián tiếp PX1 là 1.500, PX2 là 500; nhân viên bán hàng là 2.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp là 6.000 5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định 6. Các khoản khác khấu trừ vào lương của người lao động - Phải thu khác: 20.000 - Thuế thu nhập cá nhân: 10.000 7. Tính ra tiền trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng cho: - Công nhân viên bị ốm đau: 4.000 - Nữ công nhân viên nghỉ đẻ: 3.000 8. Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý bằng chuyển khoản 9. Chi kinh phí công đoàn bằng tiền mặt 1.850 10. Thanh toán hết lương, BHXH và tiền thưởng cho công nhân viên bằng tiền mặt 11. Nhận được tiền trợ cấp của quỹ BHXH bằng chuyển khoản theo số tiền trợ cấp phải trả CNV ở nghiệp vụ 7 Yêu cầu: 1. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12/N 2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh Bài 2: Trích các sổ cái TK 511, 512 và 911 trong năm N tại một doanh nghiệp (đơn vị tính: 1.000 đồng) TK 911 (632) 524.000 580.000 (511) (635) 7.600 190.000 (512) (641) 15.100 7.500 (515) (642) 34.800 6.500 (711) (811) 2.500 4.000 (8212) (8211) 60.000 (421) 144.000 788.000 788.000 TK 512 (532) 10.000 120.000 (136) (911) 190.000 80.000 (334) 200.000 200.000 TK 511 (3333) 15.500 310.000 (112) (531) 24.500 250.000 (111) (911) 580.000 60.000 (131) 620.000 620.000 Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N, biết lãi vay trong năm N là 3.000 Bài 1: BÀI TẬP TỔNG HỢP Cho tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Bảo Châu đầu tháng 12/N như sau: Tài sản cố định hữu hình 400.000 Nguồn vốn kinh doanh 825.000 Nguyên vật liệu 80.000 Tài sản ký quỹ dài hạn 22.000 Tạm ứng cho CNV 3.5000 Góp vốn liên doanh 70.000 Đầu tư vào công ty liên kết 90.000 Lợi nhuận chưa phân phối 45.000 Phải trả CNV 6.000 Tiền mặt tại quỹ 13.500 Tiền gửi ngân hàng 85.000 Thuế phải nộp Ngân sách 18.000 Vay dài hạn 60.000 Phải trả người bán 10.000 Hàng hóa tồn kho 20.000 Quỹ dự phòng tài chính 20.000 Người mua ứng trước 5.000 Phải thu khách hàng 15.000 THành phẩm tồn kho (55 sp) 55.000 Chi phí sản xuất kd dở dang 35.000 Quỹ đầu tư phát triển 10.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 22.000 NGuồn vốn xây dựng cơ bản 150.000 Vay ngắn hạn 20.000 XDCB dở dang 140.000 Cổ phiếu ngắn hạn 5.000 Ứng trước cho người bán 5.000 Công cụ dụng cụ 12.000 Hao mòn TSCĐ 75.000 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 15.000 Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Nhượng bán toàn bộ số cổ phiếu ngắn hạn đang nắm giữ, thu ngay bằng tiền mặt với giá bán 35.000, chi phí hoa hồng môi giới phải trả 1.000 2. Phân xưởng sản xuất nhập kho 20 sản phẩm hoàn thành, giá thành sản xuất thực tế 19.000 3. Bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao và đưa vào sử dụng một khu nhà văn phòng. Quyết toán công trình theo chi phí thực tế ghi nhận 120.000, công trình được đầu tư bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dự kiến sử dụng trong vòng 10 năm. 4. Xuất kho thiết bị cho phân xưởng cơ khí để lắp đặt tài sản cố định 5.000 5. Xuất kho 20 thành phẩm gửi bán cho công ty Ngọc Khánh, giá gửi bán bao gồm cả thuế GTGT 10% là 26.400. Chi phí vận chuyển công ty Ngọc Khánh đã thanh toán hộ là 2.000 6. Công ty Ngọc Khánh thông báo đã bán được toàn bộ số hàng ở NV5, doanh nghiệp đã nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền hàng sau khi trừ chi phí hoa hồng là 5.000, chưa bao gồm 10% thuế GTGT 7. Thanh lý một tài sản cố định đã khấu hao hết từ tháng 9/N, nguyên giá 13.000 thu được 1.000 bằng tiền mặt, chưa bao gồm thuế GTGT 10% 8. Nhận được thông báo về số lãi được chia từ đầu tư vào công ty liên kết là 18.000 9. Mua cổ phiếu của công ty Anh Dũng để đầu tư dài hạn, mệnh giá 30.000 (chiếm 3% tổng vốn điều lệ của công ty Anh Dũng), giá mua thực tế 35.000 đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí môi giới trả bằng chuyển khoản là 1.000 10. Xuất bán trực tiếp 40 sản phẩm cho công ty Ban Mai, giá bán 1.250/sản phẩm, chưa bao gồm 10% thuế GTGT. Người mua đã thanh toán 50% bằng tiền mặt 11. Doanh nghiệp cho công ty Ban Mai hưởng chiết khấu thương mại 50/sản phẩm trừ vào số tiền còn phải thu 12. Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ: - Chi phí quảng cáo đã chi bằng tiền mặt 13.200 (đã bao gồm 10% thuế GTGT), doanh nghiệp phân bổ trong 2 tháng (tháng 12/N và tháng 1/N+1) - Chi phí khấu hao tài sản cố định: 5.500 - Tiền lương nhân viên bán hàng: 10.000 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (23% tính vào chi phí và 9,5% khấu trừ lương) - Vật liệu, bao gói sản phẩm xuất kho: 1.500 - Chi phí điện nước và dịch vụ mua ngoài khác chưa thanh toán 3.850 (đã bao gồm 10% thuế GTGT) 13. Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp khác phát sinh: - Trích lập dự phòng phải thu khó đòi: 4.500 - Tiền lương bộ phận QLDN: 14.000 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định (chi phí 23%, khấu trừ lương 9,5%) - Tiền điện thoại và dịch mua mua ngoài 8.250 (đã bao gồm 10% thuế GTGT) - Khấu hao TSCĐ 9.000 14. Kết chuyển thuế GTGT Yêu cầu: - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12/N Bài 2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Ngọc Khánh đầu tháng 12/N như sau: (1000đ) TSCĐ hữu hình 1.100.000 Phải thu của khách hàng 280.000 NVL tồn kho 120.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 85.000 THành phẩm (2.000 sp) 200.000 Tiền lương phải trả CNV 60.000 Tiền mặt tại quỹ 171.000 Hàng gửi bán 95.000 Tiền gửi ngân hàng 230.000 Vay dài hạn ngân hàng 105.000 Phải trả người bán 115.000 Lợi nhuận chưa phân phối 110.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.750.000 Hao mòn TSCĐ 75.000 CCDC tồn kho 28.000 Quỹ dự phòng tài chính 30.000 Nợ dài hạn đến hạn trả 15.000 Hàng hóa tồn kho 55.000 Tạm ứng cho CNV 22.000 Người mua ứng trước tiền hàng 65.000 Thuế và các khoản phải nộp NN 21.000 Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh: 1. Mua nguyên vật liệu, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế VAT 10% là 25.000, toàn bộ tiền hàng đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản sau khi trừ đu chiết khấu thanh toán 2% được hưởng (tính trên tổng tiền thanh toán), vật liệu đã được kiểm nhận, nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển trả hộ người bán bằng tiền mặt 1.500 2. Xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng B theo đơn đặt hàng đã ký kết, số lượng 200 sản phẩm, giá bán chưa có thuế VAT 10% là 1.800/sp. Khách hàng đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán 3. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm 55.000, cho quản lý phân xưởng 7.500 4. Xuất công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần dung cho sản xuất 15.000, dùng cho quản lý doanh nghiệp 4.000 5. Chuyển một thiết bị sản xuất tham gia góp vốn liên doanh vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát với công ty Thái Dương. Nguyên giá thiết bị 200.000, hao mòn lũy kế 25.000. Giá trị vốn góp được thống nhất đánh giá lại là 220.000. Chi phí vận chuyển chi hộ cơ sở liên doanh đã thanh toán bằng tiền mặt 2.100 (đã bao gồm cả thuế VAT 10%). 6. Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 23.000, quản lý doanh nghiệp là 10.500 7. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm là 28.000, tiền lương cho quản lý phân xưởng là 4.500 8. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (23% chi phí, 9.5% lương) 9. Thanh toán tiền quảng cảo sản phẩm 30.000 bằng tiền gửi ngân hàng 10. Cuối tháng phân xưởng sản xuất hoàn thành nhập kho 120 sản phẩm, biết giá trị sản phẩm dở dang là 6.975 11. Xuất kho gửi bán 200 sản phẩm cho công ty M 12. Công ty B khiếu nại về mốt số sản phẩm kém chất lượng, đơn vị đã chấp nhận giảm giá cho số sản phẩm này, mức giảm giá bao gồm cả thuế là 35.200 Thông tin bổ sung: Thuế GTGT tính theo pp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo pp nhập trước xuất trước. Yêu cầu: - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Lập Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N - Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12/N - Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tháng 12/N Năm tài chính kết thúc 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 Doanh thu thuần 2.480.732 2.360.295 Giá vốn hàng bán 1.606.454 1.577.991 Lợi nhuận sau thuế 289.578 291.284 Phải thu của khách hàng 454.783 466.860 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaitapketoantaichinh_2014_0769.doc
Tài liệu liên quan