Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát là thước đo sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và được xã hội đặc biệt quan tâm. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng chịu sự tác động của lạm phát, tuỳ thuộc vào mức độ cao hay thấp mà thôi. Nếu tỉ lệ lạm phát thấp, không đáng kể thì nó có tác động tích cực tới nền kinh tế nhưng nếu chỉ số lạm phát cao sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng kéo dài, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Biện pháp để giảm lạm phát hiệu quả là một vấn đề làm đau đầu các chuyên gia kinh tế thế giới.
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kỳ kinh tế - Lạm phát, thực tiễn, giải pháp., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I/ Mở bài 1
II/ Cơ sở lý luận 1
III/ Thân bài 3
a. Tình huống 1 3
b. Tình huống 2 4
c. Tình huống 3 7
IV/ Giải pháp kiềm chế lạm phát 9
I/ MỞ BÀI:
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát là thước đo sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và được xã hội đặc biệt quan tâm. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng chịu sự tác động của lạm phát, tuỳ thuộc vào mức độ cao hay thấp mà thôi. Nếu tỉ lệ lạm phát thấp, không đáng kể thì nó có tác động tích cực tới nền kinh tế nhưng nếu chỉ số lạm phát cao sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng kéo dài, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Biện pháp để giảm lạm phát hiệu quả là một vấn đề làm đau đầu các chuyên gia kinh tế thế giới.
Ở Việt Nam, sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1985-1992 mà nguyên nhân chính là lạm phát, giờ đây nền kinh tế đang từng bước được xây dựng, phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên từ năm 2004 bắt đầu xuất hiện trở lại tình trạng lạm phát với tỉ lệ cao (19,89% trong năm 2008). Lạm phát cao đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, tới vấn đề sản xuất, lưu thông, tới đời sống của mọi người dân trong xã hội… Trước thực tế đó, kiềm chế lạm phát là vấn đề cấp thiết. Đi vào tìm hiểu 3 tình huống thực tế chúng ta sẽ thấy rõ tác động của lạm phát đến: đời sống, sản xuất, lưu thông và từ đó đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát tại Việt Nam hiện nay.
- Tình huống 1: Gía lương thực, thực phẩm tăng cao - sức ép với các hộ gia đình nghèo.
- Tình huống 2: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trước cơn bão giá.
- Tình huống 3: Ngân hàng “ứng phó” với lạm phát.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong chức năng là phương tiện lưu thông của tiền tệ, tiền giấy được ra đời khi giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp hơn so với giá trị danh nghĩa của nó. Nhà nước in tiền giấy, đưa vào lưu thông theo quy luật lưu thông của tiền giấy bởi lẽ, tiền giấy bản thân không có giá trị mà là ký hiệu của tiền vàng. Khi khối lượng tiền giấy trong lưu thông vượt quá lượng tiền cần thiết thì giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xảy ra khiến mức giá cả chung tăng lên. Vậy lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả trung bình theo thời gian.
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế đó là GNPdanh nghĩa/GNPthực tế. Trong thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác là: chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá cả sản xuất.
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu của nền kinh tế trong một thời kì nào đó.
IP = Sip . d
Trong đó: IP : Chỉ số giá cả của giỏ hàng hóa
iP :Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng
d : Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại
Nhóm hàng trong d sẽ có Sd = 1 nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
Thường thì người ta lựa chọn một thời kì cố định nào đó làm gốc để tính chỉ số giá cả và tỷ trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hóa. Thời kì gốc để tính chỉ số giá cả và tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc) hoặc cũng có thể khác nhau( năm gốc tính giá khác với năm gốc tính cơ cấu tiêu dùng).
Khác với tỷ số giá tiêu dùng, chỉ số giá cả sản xuất phản ánh sự biến động giá cả đầu vào, thực chất là sự biến động của chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động hàng hóa trên thị trường. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ số giá được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng( được tính cho hàng tháng, hàng quý, hàng năm).
III/ THÂN BÀI:
a. Tình huống 1: Gía lương thực, thực phẩm tăng cao - sức ép với các hộ gia đình nghèo
Theo báo cáo sơ bộ về tác động của lạm phát đến nghèo đói và việc làm từ Viện khoa học lao động và xã hội (Bộ lao động thương binh và xã hội) trong giai đoạn 1998-2006, mức gia tăng chi tiêu bình quân của các hộ gia đình khá cao, tới 10,4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mức chi tiêu bình quân của nhóm các hộ gia đình nghèo chỉ tăng 9,3%. Khi lạm phát tăng, giá lương thực, thực phẩm tăng cao, những hộ gia đình nghèo là thành phần bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả vì chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm chiếm tới 70% tổng chi tiêu trong thu nhập. Trong khi mức chi tiêu trong tổng thu nhập tăng cao, lạm phát tác động mạnh mẽ thì thu nhập của người dân (đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập cố định) ít được thay đổi và những hộ gia đình nghèo tăng rất chậm, không thể kịp thời thích ứng với mức tăng của giả cả thị trường. Đặc biệt phải kể đến thu nhập của người lao động trong khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp chỉ tăng bình quân mỗi năm 5%. Trong khi đó, những tháng đầu năm 2008, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 19% và phi lương thực, thực phẩm tăng đến 6%. Theo đó, chi tiêu của các hộ gia đình nghèo sẽ phải giảm khoảng 9,8%.
Trao đổi về ảnh hưởng của lạm phát đến thu nhập của hộ gia đình, bà Nguyễn Lan Hương - Phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho hay, nếu so thời điểm cuối năm 2007 với năm 2006, thu nhập thực tế (tính trên sức mua của đồng tiền) của những người nghèo thuộc nhóm chi tiêu thấp nhất đã bị giảm 293.000 đồng/hộ, nhóm cận nghèo bị giảm 115.000 đồng/hộ, còn của những nhóm gia đình trung bình, khá và giàu đều tăng. Giá lương thực, thực phẩm tăng cao dẫn đến hậu quả tất yếu là ngày càng có nhiều hộ rơi xuống nghèo đói. Chuẩn nghèo năm 2005 được áp dụng cho giai đoạn 2005-2010 là 200.000đồng/người/tháng với khu vực nông thôn và 260.000đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Nhưng với tốc độ tăng giá như cuối năm 2007 và cuối năm 2008, mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm để cung cấp đủ 2.100 kcalo/người/ngày phải chi tiêu đến 383.000đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và khoảng 310.000đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn. Do tác động của lạm phát và giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao, số hộ nghèo của cả nước đã ngày càng tăng thêm. Tính đến cuối năm 2007, số hộ nghèo đã tăng thêm 335.000 hộ so với thời điểm cuối năm 2006.
Lạm phát không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới đời sống vật chất của người dân mà còn dẫn đến những hệ lụy khác trong đời sống tinh thần. Cuộc sống tinh thần của người dân nghèo vốn dĩ không được thoải mái nay lại lo âu, căng thẳng nhiều lần, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình vì mối lo cơm áo gạo tiền. Khi không đủ tiền lo cho cuộc sống thì những người nghèo cũng không có thời gian để suy nghĩ đến những vấn đề khác, họ không thể chi tiêu vào vui chơi giải trí hay hội họp...
Qua phân tích ở trên, ta thấy người dân nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chịu tác động trực tiếp của lạm phát trong cơn bão tăng giá. Lạm phát đã làm cho cuộc sống của người dân nghèo ngày càng cơ cực và khốn khó, mức sống và phúc lợi của họ giảm đáng kể, nhiều hộ rơi vào tình trạng nghèo đói. Lạm phát đang ngày càng tác động mạnh tới đời sống của những người nghèo.
b. Tình huống 2: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trước cơn bão giá
Khi xét chi phí hoạt động của một công ty sản xuất bánh kẹo, cần xem xét ở tất cả các công đoạn, quy trình từ mua nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, tiền lương cho công nhân… Ta cần làm một phép so sánh về sự thay đổi giá cả trong những năm gần đây để thấy rõ tác động của lạm phát đến việc sản xuất kinh doanh của công ty này.
Trước hết, ta có một bảng so sánh giá cả nguyên liệu trong 2 năm:
Năm 2004 www.tailieu.vn
:
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Đơn giá
Số lượng
Tiền
1
Bột cacao
kg
3.830
819
3.136.770
2
Đường loại 1
kg
4.757
468.734
2.220.458.464
3
Gluco
kg
3.498
187.545
656.032.410
4
Túi
cái
1.150
52.015
59.817.250
5
Than
kg
650
125.000
81.250.000
…
Năm 2008 (chỉ số lạm phát là 19,89%):
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Đơn giá
Số lượng
Tiền
1
Bột cacao
kg
4.590
920
4.222.800
2
Đường loại 1
kg
5.703
506.966
2.891.227.098
3
Gluco
kg
4.194
223.194
936.075.636
4
Túi
cái
1.380
69.445
95.834.100
5
Than
kg
780
190.000
148.200.000
…
Theo đà tăng của chỉ số lạm phát trong những năm gần đây, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà còn phải chi trả thêm cho khoản tăng giá điện, nước. Kết thúc phiên họp Chính phủ chiều ngày 2/12/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua phương án tăng giá điện trong giai đoạn 2006-2010, theo đó giá điện sản xuất tăng 20% trong giờ cao điểm. Mặt khác, giá điện chiếm 10 - 20% trong giá thành sản phẩm mà trong đó giá điện giờ cao điểm chiếm 0,1 - 0,2%. Bên cạnh đó, ngày 5/11/2009 Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có đề xuất ý kiến tăng giá nước của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), theo đó giá nước sản xuất sẽ tăng 89%. Một thực tế rõ ràng là nếu dự án tăng giá này được thông qua thì sẽ là một “thách thức” lớn với bất kỳ cơ sở sản xuất nào, không chỉ riêng Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Giá thành vận chuyển hàng hoá cũng là một bài toán khó với Công ty trong giai đoạn lạm phát tăng cao như hiện nay. Gía xăng dầu thế giới liên tục biến động do những bất ổn về chính trị, kinh tế thế giới khiến giá xăng dầu trong nước cũng chịu ảnh hưởng lớn. Gía dầu diesel ngày 9/8/2009 là 12.100đ/lít nhưng tới ngày 24/10/2009 giá dầu đã là 13.300đ/lít www.petrolimex.com.vn
. Việc tăng giá dầu như vậy khiến cho giá cước vận chuyển cũng tăng theo: trước đây, vận chuyển bánh kẹo bằng ôtô từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, công ty phải trả mức cước 16.000.000đ/lượt nhưng nay, mức cước phải thanh toán là 30.000.000đ/lượt.
Biểu giá quảng cáo trên truyền hình cũng có sự “nhích lên” trong những năm gần đây khiến các doanh nghiệp như Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà không khỏi băn khoăn, lo lắng:
Thời gian
Thời điểm quảng cáo
Giá quảng cáo trên VTV1 (nghìn đồng)
10’’
15’’
20’’
Năm 2004
Năm 2009
Năm 2004
Năm 2009
Năm 2004
Năm 2009
5h30-7h30
Chào buổi sáng
5.100
6.300
6.000
7.500
7.500
9.400
7h30-9h30
T2 đến CN
2.800
3.500
3.400
4.200
4.200
5.250
9h30-11h
T2 đến T6
2.800
3.500
3.400
4.200
4.200
5.250
(Nguồn www.thoidaiso.net)
Trong tình hình bão giá như hiện nay, vấn đề tiền lương cho công nhân cũng làm đau đầu Ban lãnh đạo Công ty. Tiền lương phải trả cho công nhân trong 6 tháng cuối năm 2004 là 19.867.906.805 VNĐ nhưng đến 6 tháng đầu năm 2009, số tiền phải trả là 27.209.345.754 VNĐ www.haihaco.com.vn
. Nhà sản xuất ngoài tính toán sao cho có lợi nhuận thì cũng cần phải quan tâm đến đời sống của công nhân. Vậy nhưng câu hỏi đặt ra là: với mức lương như hiện nay thì khoảng bao nhiêu phần trăm công nhân của Công ty có thể chống trọi được với cơn bão giá hiện nay?
Qua những số liệu vừa dẫn có thể thấy rõ rằng, lạm phát đã có tác động vô cùng to lớn đến quá trình sản xuất của Công ty. Tất cả mọi chi phí cho sản xuất đều tăng khiến các nhà quản lý không khỏi đau đầu tìm lời giải cho bài toán kinh tế khó này. Để đương đầu với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã áp dụng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật (đầu tư những dây chuyền sản xuất lớn, tiên tiến, tiết kiệm điện, sử dụng những sáng chế mới của ngành sinh học…), phân công giờ làm hợp lý, tránh tập trung sản xuất vào giờ cao điểm, nâng cao ý thức của công nhân về sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu trong sản xuất, có biện pháp giám sát trong quá trình sản xuất…
c. Tình huống 3: Ngân hàng “ứng phó” với lạm phát
Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM).
Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, trong khi vàng đóng vai trò tiền tệ và là phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán nên việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Đó là do trong các cuộc siêu lạm phát, mọi người sẽ đổ xô gửi tiền vào ngân hàng, đẩy ra thị trường để mua về loại hàng hóa có thể dự trữ, gây nên mất cân bằng cung cầu. Vàng trở thành đối tượng cho hoạt động đầu cơ và rõ ràng rủi ro trong đầu tư dài hạn vàng là vô cùng lớn. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động.
Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng. Vì vậy các NHTM cần có những biện pháp kiềm chế lạm phát: kiểm soát tăng trưởng tín dụng; phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao vị thế, chất lượng hoạt động, phục vụ của ngân hàng để tạo niềm tin cho dân chúng gửi tiền vào ngân hàng bằng những hành động thiết thực; các NHTM tăng cường liên kết, hợp tác, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hoạt động ngân hàng trên các lĩnh vực; kết nối các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, tạo ra hệ thống phục vụ khách hàng rộng lớn, hiệu quả, tiết giảm chi phí.
IV/ GIẢI PHÁP KIỀM CHỀ LẠM PHÁT:
Quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách; xem xét các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu của Chính phủ, ban ngành; tập trung ngân sách vào công trình cần thiết; tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách; giảm chi phí trong cơ quan khối công quyền. Tuy nhiên với hoàn cảnh một nước đang phát triển như Việt Nam thì ngoài chặn đứng lạm phát còn cần đạt được mức tăng trưởng cao. Do vậy, khi áp dụng biện pháp này cần có sự phối hợp, tính toán chi tiết với mức thận trọng cao.
Chăm lo mở rộng sản lượng tiềm năng bằng các nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhằm đảm bảo, nâng cao sản lượng, mức sống và ổn định giá cả.
Thu hút ngoại tệ trong dân bằng cách khuyến khích gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn; khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt
Thực hiện trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thu hồi tiền trong dân giúp giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số lạm phát.
Đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá, tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%/năm; kiểm soát hoạt động đầu tư; hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng để thúc đẩy thị trường nội địa; tăng năng suất lao động hơn nữa.
Hoàn thịên hệ thống hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất, phát triển nhân lực lao động có chất lượng, thu hút mạnh các dự án đầu tư có công nghệ cao.
Hạn chế tăng chi phí, giảm mức tăng chi phí phải thực hiện trong sản xuất vì vậy, các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thụât vào sản xuất, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo đúng quy cách, phẩm chất…
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng; điều hành giá mua và bán vốn ổn định, theo xu hướng giảm dần; phát triển các dịch vụ tín dụng không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả quản trị tài sản nợ - có; tăng cường liên kết, hợp tác, trao đổi giữa các ngân hàng, tạo hệ thống phục vụ khách hàng rộng lớn, hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin - Bộ Giáo dục và Đào tạo - NXB Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa tư bản hiện đại - Viện kinh tế thế giới - NXB Chính trị quốc gia 1995
Tư bản (quyển I, II, III, IV) - C.Mác và Ph.Ănghen - NXB Chính trị quốc gia 1995
Giáo trình kinh tế học chính trị Mác-Lênin - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999
Giáo trình kinh tế vĩ mô - Th.S Trần Thị Hoà – Học viện Bưu chính viễn thông
www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com
www.giavang.com.vn
www.tintuc.xalo.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ kinh tế - Lạm phát, thực tiễn, giải pháp.doc