Bài giảng về nghiệp vụ hải quan

Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu (Điều 11- TT 194) + Tờ khai hải quan điện tử + Hợp đồng mua bán hàng hóa Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: + Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính + Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu + Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm giấy tờ chứng minh hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế.

ppt62 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng về nghiệp vụ hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIỆP VỤ HẢI QUAN - Đối tượng: hàng hóa xuất nhập khẩu - Tài liệu tham khảo + Luật Hải quan sửa đổi 2005 + Nghị định số 154/2005/NĐ-CP + Thông tư số 194/2010/TT-BTC +Thông tư số 222/2009/ TT-BTC Trần Thị Ngọc Duy * NGHIỆP VỤ HẢI QUAN Đánh giá môn học: - Điểm danh: 10% (7 buổi bất kỳ) - Bài kiểm tra: 20% (tối thiểu 2 bài, tối đa 3 bài, không sử dụng tài liệu) - Thi cuối kỳ: 70% (không sử dụng tài liệu) Trần Thị Ngọc Duy * Nội dung: Chương 1: Giới thiệu về hải quan Việt Nam Chương 2: Thủ tục hải quan Chương 3: Kiểm tra, giám sát hải quan Chương 4: Nghĩa vụ tài chính Chương 5: Nghiệp vụ điều tra chống buôn lậu và gian lận thương mại Chương 6: Các công ước quốc tế có liên quan đến nghiệp vụ hải quan Trần Thị Ngọc Duy * Chương 1: Giới thiệu về Hải quan Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam 1.2. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam 1.3. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam Trần Thị Ngọc Duy * Chương 1: Giới thiệu về Hải quan Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam - Giai đoạn 1945 - 1954 - Giai đoạn 1954 - 1975 - Giai đoạn 1975 - 1986 - Giai đoạn 1986 - 2000 - Giai đoạn 2000 - 2012 Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam - Giai đoạn 1945 - 1954 + 10/9/1945: Võ Nguyên Giáp ký sắc lệnh số 27 – SL: Sở thuế quan và thuế gián thu Nhiệm vụ: Thu các thuế nhập cảng và xuất cảng, thu thuế gián thu Xử lý các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu Chống buôn lậu Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam - Giai đoạn 1954 – 1975 + Sở thuế quan và thuế gián thu được đổi tên thành Sở Hải quan trung ương, thuộc Bộ Thương Mại + 27/2/1960 : Điều lệ Hải quan được ban hành ngày (Nghị định 03/CP - Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký) + Ngày 17/6/1962: Sở Hải quan trung ương đổi tên thành Cục Hải quan trung ương thuộc Bộ Ngoại thương (Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ – TCCB) Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam - Giai đoạn 1954 – 1975 Nhiệm vụ: Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ hỗ trợ nhà nước thực hiện chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, tiếp nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới, …. Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Giai đoạn 1975 – 1986 Ngày 30/8/1984 Hội đồng nhà nước phê chuẩn Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Nhiệm vụ: - Kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam - Thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu - Ngăn ngừa chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới Bảo đảm thực hiện chính sách của nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại hối Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam - Giai đoạn 1986 – 2000 + Ngày 24/2/1990: Chủ tịch Hội đồng nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải quan + Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/1990 Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Pháp lệnh hải quan Chương 1: Quy định khái quát chức năng, vai trò, quyền hạn của HQ VN Chương 2: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan Việt Nam Chương 3: Thủ tục hải quan Chương 4: Chế độ kiểm tra, giám sát hải quan - Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý, ngoại hối tiền Việt Nam xuất khẩu nhập khẩu - Kiểm tra giám sát hải quan đối với bưu kiện, bưu phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. - Kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Pháp lệnh hải quan Chương 5: Các chế độ khác - Chế độ ưu đãi, miễn trừ - Phương tiện vận tải quân sự xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam - Hàng hóa, hành lý, bưu kiện, bưu phẩm, phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường Việt Nam - Hàng hóa hành lý tạm xuất, tạm nhập - Hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu bị trôi dạt, vứt bỏ hoặc không có người nhận Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Pháp lệnh hải quan Chương 6: Đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới Chương 7: Khen thưởng, xử lý vi phạm Chương 8: Điều khoản cuối cùng Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam - Giai đoạn 1986 - 2000 + Ngày 01/07/1993: hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World Customs Organization) + Năm 1997: Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước KYOTO về Đơn giản hoá và Hài hoà hoá Thủ tục Hải quan + Năm 1998: tham gia Công ước Hài hoà Mô tả và Mã hoá Hàng hoá (Công ước HS) Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World Customs Organization) WCO là một tổ chức liên chính phủ toàn cầu có cơ chế hoạt động như một diễn đàn đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm giữa đại diện hải quan quốc gia: các văn kiện pháp lý, các chuẩn mực hiện đại hoá hải quan, tắc xuất xứ hàng hóa, chống gian lận thương mại, thuận lợi hoá thương mại, … Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Công ước Kyoto - Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan ra đời năm 1973 và có hiệu lực năm 1974. - Tuy nhiên, Công ước Kyoto năm 1973 có hạn chế là mức độ ràng buộc không cao, không tạo được chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục hải quan ở các bên tham gia nên Tổ chức Hải quan Thế giới đã quyết định sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 và thông qua Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto năm 1973 vào tháng 6 năm 1999. Từ đây Công ước Kyoto có tên gọi mới là Công ước Kyoto sửa đổi. Chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2006 Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Công ước HS - Công ước quốc tế về Hệ thống Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (International convention on the Harmonized commodity description and coding system) được WCO thông qua tại Brussel năm 1983, có hiệu lực từ ngày 1/01/1988. - Công ước hệ thống hài hòa, công ước HS - Việt Nam phê chuẩn tham gia công ước HS ngày 06/03/1998, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 01/01/2000. - Trần Thị Ngọc Duy * 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hải quan Việt Nam Giai đoạn 2000 đến 2012 + Luật Hải quan đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 + Luật Hải quan được sửa đổi năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 + Năm 2005 chính phủ yêu cầu thực hiện thí điểm thủ tục hải qua điện tử, lần đầu tiên ở Hải Phòng và TP. HCM. Hiện nay trên 10 tỉnh: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, …. + Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO, … Trần Thị Ngọc Duy * 1.2. Nhiệm vụ của hải quan Việt Nam Nhiệm vụ của Hải quan (Điều 11 Luật Hải quan 2005) - Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; - Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; - Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; - Thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; - Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Trần Thị Ngọc Duy * 1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam Hệ thống tổ chức Hải quan (Điều 13 Luật Hải quan 2005) - Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên. Trần Thị Ngọc Duy * 1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam Tổng cục Hải quan: Cơ quan cấp trung ương Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ký - Là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính - Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phép, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu; và các nhiệm vụ khác, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật. Trần Thị Ngọc Duy * 1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam - Tổng cục Hải quan +Tổng cục Hải quan có 15 đơn vị ở Trung ương và 34 Cục Hải quan tỉnh +15 đơn vị ở Trung ương: Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng Thanh tra; Cục Giám sát quản lý về Hải quan Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan; Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa XNK, Viện Nghiên cứu Hải quan; Trường Hải quan Việt Nam; Báo Hải quan. Trần Thị Ngọc Duy * 1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam - Tổng cục Hải quan + Lãnh đạo: Tổng cục Hải quan có Tổng Cục trưởng và không quá 3 Phó Tổng Cục trưởng Trần Thị Ngọc Duy * 1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam - Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trần Thị Ngọc Duy * 1.3. Hệ thống tổ chức Hải quan của hải quan Việt Nam - Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương + Đội kiểm soát hải quan: thuộc Cục Hải quan, chuyên về quản lý chống buôn lậu và gian lận thương mại + Đơn vị tương đương: chi cục hải quan ngoài cửa khẩu Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Khái niệm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan là những công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan cùng phải thực hiện đối với hàng hóa. Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Công việc cụ thể: + Người khai hải quan: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan Đưa hàng hoá đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá. Nộp thuế theo quy định của pháp luật Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Công việc cụ thể: + Công chức hải quan: Tiếp nhận thông tin khai hải quan của DN Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật Quyết định việc thông quan hàng hoá Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Địa điểm làm thủ tục hải quan (Điều 17 Luật HQ, Điều 4 - NĐ 154) + Được hiểu là địa điểm nơi công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan của doanh nghiệp, kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, quyết đinh hàng hóa có được thông quan hay khộng. + Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu + Trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Phần mềm khai hải quan + Phía doanh nghiệp + Phía cơ quan hải quan Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Tài khoản khai báo hải quan điện tử (gồm user và password) Hồ sơ: + Đơn xin làm thủ tục hải quan điện tử (theo mẫu chung) + Giấy chứng nhận đầu tư (DNNN) hoặc GCN ĐKKD (DN trong nước) + Giấy đăng ký mã số thuế Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Trình tự thủ tục hải quan: + Tạo thông tin trên tờ khai: Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước. Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Trình tự thủ tục hải quan: + Gửi các thông tin khai hải quan điện tử đến Chi cục hải quan nơi đăng ký tham gia + Gửi kèm bộ chứng từ của hàng hóa Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Tiếp nhận, kiểm tra, phân luồng tờ khai hải quan Sau khi DN truyền dữ liệu đến hệ thống điện tử của hải quan, cơ quan hải quan sẽ mở dữ liệu do DN truyền đến kiểm tra: Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Phân luồng tờ khai Có 3 trường hợp + Luồng xanh: Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Phân luồng tờ khai + Luồng vàng Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Phân luồng tờ khai + Luồng đỏ: công chức hải quan phải kiểm tra chi tiết hồ sơ giấy; kiểm tra thực tế hàng hóa Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Kiểm tra thực tế hàng hóa + Đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan điện tử. + Kiểm tra tên hàng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng (Thông thường kiểm tra 5 %; 10% (tính trên số kiện, số kg) hoặc toàn bộ) Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa: + Kiểm tra ở cảng: hàng làm thủ tục nhập khẩu ở cảng, kiểm tra ở cảng. + Làm thủ tục xuất nhập khẩu ở hải quan ngoài cửa khẩu:  Tại chi cục hải quan  Tại địa điểm kiểm tra tập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng,  Tại các ICD (Biên Hòa, ICD Tân Cảng Tân Bình)  Tại cơ sở của DN (đối với một số công ty được cơ quan hải quan công nhận địa điểm kiểm tra: có diện tích kho bãi rộng đáp ứng yêu cầu bốc dỡ hàng hóa, ánh sáng, nhân lực vật lực (xe cộ, máy móc) Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Kiểm tra thực tế hàng hóa + Số lượng, trọng lượng: cơ quan hải quan thực hiện + Chất lượng, chủng loại: thông qua cơ quan giám định Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Cơ quan giám định: + Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan (Tổng cục hải quan) + Cơ quan giám định bên ngoài Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa + Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất; + Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Người khai hải quan: (TT 222 BTC 2009) + Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu + Đại lý làm thủ tục hải quan +Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác: công ty giao nhận; nhà nhập khẩu ủy thác; nhà xuất khẩu ủy thác. Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Người khai hải quan: + Đại lý làm thủ tục hải quan Điều kiện làm đại lý hải quan (Điều 2 - Nghị định số 14/2011/NĐ-CP)  Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.  Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dịch vụ khai thuê hải quan ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Có ít nhất một (01) nhân viên đại lý hải quan.  Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Điều kiện làm nhân viên đại lý hải quan (Điều 3 -Nghị định số 14/2011/NĐ-CP) + Là công dân Việt Nam + Có bằng từ trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật + Có chứng chỉ về nghiệp vụ hải quan + Có thời gian làm việc cho đại lý hải quan nơi được cấp thẻ ít nhất là 03 (ba) tháng + Đại lý hải quan khi cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan cho nhân viên của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các điều kiện quy định ở trên Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Nhân viên của đại lý hải quan đáp ứng các điều kiện quy định được đại lý hải quan cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan. - Sau ba (03) ngày làm việc, kể từ khi cấp thẻ, đại lý hải quan phải gửi và đăng danh sách những người được cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính quy định trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan: (Điều 23 – LHQ) + Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (tư vấn thủ tục) + Đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hoá đã kiểm tra nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hoá chưa được thông quan + Khiếu nại, tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan +Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Người khai hải quan có nghĩa vụ: (Điều 23 – LHQ) + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình, về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ giấy lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ điện tử + Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan + Xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra + Bố trí người phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá. + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan (Điều 18 - Luật hải quan) + Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Cơ quan hải quan kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan điện tử trong giờ hành chính. + Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu +Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan + Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Hàng hóa phải làm thủ tục hải quan (Luật HQ điều 4) + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh là tất cả động sản có tên gọi và có mã số theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Trần Thị Ngọc Duy * Chương 2: Thủ tục hải quan - Thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá + Quy trình thủ tục hải quan + Hồ sơ hải quan Trần Thị Ngọc Duy * Thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá - Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu (Điều 11- TT 194) + Tờ khai hải quan điện tử (01 tờ) + Hợp đồng mua bán hàng hóa (nộp 01 bản sao) - ngôn ngữ + Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu có nộp 01 bản sao) + Hóa đơn thương mại (nộp 01 bản chính) + Vận đơn hoặc các chứng từ tương đương (nộp 01 bản sao) Trần Thị Ngọc Duy * - Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu (Điều 11- TT 194) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: + Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (01 bản chính hoặc 01 bản fax, telex,…) + Giấy đăng ký kiểm tra (nộp 01 bản chính): Hàng thuộc diện phải kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng Trần Thị Ngọc Duy * - Kiểm dịch: Quyết định sô 72/2005 của Bộ NN và PTNT quy định về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch. Trần Thị Ngọc Duy * - Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Quyết định số 818 Bộ y tế (5/3/2007): Về việc ban hành Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS. Trần Thị Ngọc Duy * - Kiểm tra chất lượng Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg: về việc ban hành Danh mục sản phẩm và hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng. Trần Thị Ngọc Duy * Điều 3 - TT 222/2009/TT-BTC: Thông tư Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định hoặc giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ thông quan. Trần Thị Ngọc Duy * - Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu (Điều 11- TT 194) + Chứng thư giám định (01 bản chính) để biết được thành phần cấu tạo của hàng hóa là gì, làm cơ sở để áp mã số thuế. + Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá (những hàng hóa có thuế). + Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu (ví dụ: nhập khẩu thuốc lá) - Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Trần Thị Ngọc Duy * - Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu (Điều 11- TT 194) + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (01 bản chính)  Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD)  Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; Trần Thị Ngọc Duy * - Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu (Điều 11- TT 194) + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (01 bản chính)  Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần biệt đối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan; Trần Thị Ngọc Duy * - Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu (Điều 11- TT 194) + Giấy tờ chứng minh hàng hóa thuôc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nếu hàng hóa thuộc diện hàng được miễn thuế. Trần Thị Ngọc Duy * - Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu (Điều 11- TT 194) + Tờ khai hải quan điện tử + Hợp đồng mua bán hàng hóa Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: + Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính + Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu + Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm giấy tờ chứng minh hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế. Trần Thị Ngọc Duy *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptslide_nvhqk48_sv_7002.ppt
Tài liệu liên quan