Bài giảng Vật lí 10 - Bài 2: Chuyển động thẳng đều - Kiều Thanh Bắc
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài tập 1: Hai xe máy xuất phát cùng một lúc từ 2 địa điểm A và B cách nhau 36 km. Hai xe chuyển động cùng chiều từ A đến B . Tốc độ của xe máy đi từ A là 54 km/h, của xe máy đi từ B là 36 km/h .
a. Lấy gốc ở A, gốc thời gian là lúc hai xe xuất phát . Hãy viết PTCĐ của hai xe ?
b. Vẽ đồ thị toạ độ thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ ( x - t)?
c. Dựa vào đồ thị ( x-t ) để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B ?
Bài tập2: Xe A chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h, lúc 9h xe này có vị trí ở A và đi về B. Lúc 9h30’ xe B CĐTĐ với tốc độ 54 km/h vừa tới B và đi về A. Cho AB = 108 km.
a, Lập phương trình chuyển động của hai xe với gốc toạ độ, gốc thời gian và chiều dương tuỳ chọn, suy ra nơi gặp nhau của hai xe ?
b, Giải bài toán bằng phương pháp đồ thị ?
23 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vật lí 10 - Bài 2: Chuyển động thẳng đều - Kiều Thanh Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀUGiáo viên: Kiều Thanh BắcTrường THPT Lương PhúKIỂM TRA BÀI CŨ1. Chất điểm là gì? cho ví dụ.2. Nêu cách xác định vị trí của một ôtô đang chuyển động trên quốc lộ, của một vật đang chuyển động trên mặt phẳng3. Phân biệt hệ toạ độ và hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian.KIỂM TRA BÀI CŨCâu 1. Câu nào đúng với chuyển động cơ? A. Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây vì trái đất quay quanh trục Bắc – Nam từ Tây sang Đông B. Đối với đầu mũi kim đồng hồ thì trục của nó là đứng yên. C. Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người đứng trên đường thấy đầu van xe vẽ thành một đường tròn. D. Một vật đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn có giá trị không đổi. KIỂM TRA BÀI CŨCâu 2. Chọn câu trả lời đúng Chất điểm là những vật mà:A. Kích thước và hình dạng của chúng hầu như không ảnh hưởng tới kết quả của bài toán.B. Kích thước của nó nhỏ hơn milimét.C. Là vật có kích thước rất nhỏ so với quĩ đạo chuyển động của nó.D. Cả A và C đều đúng. Câu 3: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay đường dài?Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là 0 giờ quốc tế.Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.Câu 4: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?Trả lời:Ta sử dụng kinh độ và vĩ độ địa lí.Bài 2CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀUI. Chuyển động thẳng đều:xM1Ox1x = sM2x2Thời gian vật chuyển động trên quãng đường M1M2 là t= t1- t2Quãng đường đi được của vật trong thời gian t là: s= x1- x21. Tốc độ trung bình Tốc độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động Ai chạy nhanh hơn? 1. Việt chạy được 100m, Nam chạy được 110m. Việt chạy hết 10s, Nam chạy hết 11s. 2. Việt chạy 400m hết 50s; Nam chạy 1500m hết 4 phút. Tốc độ phụ thuộc các yếu tố nào? - Thời gian chuyển động: t = t2 – t1 - Quãng đường đi được: s = x2 – x1Tốc độ trung bình = Quãng đường đi được Thời gian CĐĐơn vị của vận tốc trung bình là m/s hay km/h.Tốc độ trung bình cho biết sự nhanh chậm của chuyển động m 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 m 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10ABsAtsBt >sA > sB vA > vB1. Tốc độ trung bình1. vtb1= 100/10 = 10m/s ; vtb2= 110/11 = 10m/s Ai chạy nhanh hơn? 1. Việt chạy được 100m, Nam chạy được 110m. Việt chạy hết 10s, Nam chạy hết 11s. 2. Việt chạy 400m hết 50s; Nam chạy 1500m hết 4 phút.2. vtb1= 400/50 = 8m/s ; vtb2= 1500/(4.60) = 6,25m/sI. Chuyển động thẳng đều:1. Tốc độ trung bình2. Chuyển động thẳng đềuĐịnh nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t3. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đềuCông thức (1) gọi là phương trình chuyển động của chât điểm chuyển động thẳng đều Phương trình chuyển động thẳng đềuGọi x0 là tọa độ của chất điểm tại thời điểm ban đầu t0 = 0, x là tọa độ tại thời điểm t sau đó: x = x0 + s = x0 +vt x = x0 +vt (1)Trong chuyển động thẳng đều tọa độ x là một hàm bậc nhất của thời gian t.II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian.1. Phương trình chuyển động. x = xo + s = xo + vt2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. t(h) 0 1 2 3 4 5 6 x(km) 5 15 25 35 45 55 65Phương trình CĐ của xe đạp: x = 5 + 10t (km, h) Đồ thị toạ độ – thời gian của xe đạpĐường biểu diễn pt (1) là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm (x0, 0). Độ dốc của đường thẳng làTrong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc.x (m)Oxtt (s)x0v > 0 Đồ thị của tọa độ theo thời gian t là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm x = x0Khi v > 0, tan > 0, đường biểu diễn đi lên phía trên.x (m)Ot (s)x0xtv < 0 Đồ thị của tọa độ theo thời gian t là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm x = x0Khi v < 0, tan < 0, đường biểu diễn đi xuống phía dưới. Đồ thị vận tốc- thời gian:Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi. Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian.OttvvQuãng đường đi được tính bằng diện tích hình chữ nhật có một cạnh bằng v0 và một cạnh bằng t. Ở đây vận tốc không đổi v = const BÀI TẬP CỦNG CỐCâu 2: Chọn đáp số đúngMột ô tô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ô tô chuyển động với vận tốc không đổi 20 km/h. Trên nửa quãng đường sau, ô tô chạy với vận tốc không đổi 30 km/h. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:A 24 km/h B. 25 km/h C. 28 km/h D. Một kết quả khác.3. BÀI TẬP VẬN DỤNG Hai xe cùng khởi hành một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 120 km, chuyển động ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 40 km/h, của xe đi từ B là 20 km/h. Coi chuyển động của các xe như chuyển động của chất điểm và là thẳng đều. a) Viết phương trình chuyển động của hai xe. Từ đó, tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. b) Giải bài toán trên bằng đồ thị. 3. BÀI TẬP VẬN DỤNG Chọn gốc toạ độ tại vị trí xuất phát của xe A, chiều dương từ A đến B Phương trình CĐ của xe AxA = 40t xB = 120 - 20t Sau 2 giờ hai xe gặp nhau tại vị trí cách A 80 km.Hai xe gặp nhau xA = xB -- t = 2h ; x = 80 km Phương trình CĐ của xe B Đồ Thị x (m)O1 2 3 4 5 6 t(s)1208040BÀI TẬP CỦNG CỐBài tập 1: Hai xe máy xuất phát cùng một lúc từ 2 địa điểm A và B cách nhau 36 km. Hai xe chuyển động cùng chiều từ A đến B . Tốc độ của xe máy đi từ A là 54 km/h, của xe máy đi từ B là 36 km/h .a. Lấy gốc ở A, gốc thời gian là lúc hai xe xuất phát . Hãy viết PTCĐ của hai xe ?b. Vẽ đồ thị toạ độ thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ ( x - t)? c. Dựa vào đồ thị ( x-t ) để xác định vị trí và thời điểm mà xe A đuổi kịp xe B ?Bài tập2: Xe A chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h, lúc 9h xe này có vị trí ở A và đi về B. Lúc 9h30’ xe B CĐTĐ với tốc độ 54 km/h vừa tới B và đi về A. Cho AB = 108 km.a, Lập phương trình chuyển động của hai xe với gốc toạ độ, gốc thời gian và chiều dương tuỳ chọn, suy ra nơi gặp nhau của hai xe ?b, Giải bài toán bằng phương pháp đồ thị ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_2chuyen_dong_thang_deu_thuvienvatly_com_c6bfc_43147_1601_2048223.ppt