Các công ty bảo hiểm ở Châu Phi đang tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình và quan hệ hợp tác giữa các thị trường của châu lục như thành lập các tập đoàn tái bảo hiểm lớn, thành lập trung tâm kinh doanh bảo hiểm, thành lập Viện đào tạo nghề bảo hiểm, thống nhất về luật bảo hiểm,.Triển vọng về một sự tăng trưởng mạnh trong tương lai của thị trường bảo hiểm Phi Châu sẽ hoàn thiện bức tranh tổng thể về thị trường bảo hiểm sinh động trên thế giới.
101 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tổng quan về bảo hiểm y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước bao gồm có thể tồn tại dưới các dạng pháp lý:
- Công ty bảo hiểm Nhà nước: là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp Nhà nước. Công ty Nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty Nhà nước độc lập hoặc Tổng Công ty Nhà nước.
- Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà nước: Là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên: là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước có hai thành viên trở lên: Là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty Nhà nước, hoặc có thành viên là công ty Nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước: Là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ và Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. Quyền chi phối đối với doanh nghiệp là quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp .
Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.
Tính đến năm 2009, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 1 công ty bảo hiểm Nhà nước đó là tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt).
3.2.2. Công ty cổ phần bảo hiểm
Công ty cổ phần bảo hiểm là loại doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần, do các cổ đông tham gia đóng góp thông qua hình thức phát hành cổ phiếu. Đây là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, cùng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ tương ứng với số vốn góp. Các cổ đông có thể là tổ chức, có thể là cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu theo qui định của Luật doanh nghiệp là ba và không hạn chế về số lượng tối đa. Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty và có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trong trường hợp cần tăng cường khả năng tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán, công ty cổ phần bảo hiểm có thể gọi thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam tính đến năm 2009 đã có 14 công ty cổ phần bảo hiểm. Đó là Công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE), Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh), Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI), Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) , Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI), Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS), Công ty cổ phần bảo hiểm AAA, Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu GIC, công ty bảo hiểm Bảo Tín, Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC), công ty bảo hiểm NHNNPTNT, Công ty bảo hiểm ngân hàng Công thương Việt Nam (Bảo Ngân), Công ty cổ phần bảo hiểm quân đội MIC. Tất cả các công ty kể trên đều kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Các Công ty VINARE, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, PTI, PVI là doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước vì ở những công ty này các cổ đông là công ty Nhà nước đóng góp đều vượt quá 50% vốn điền lệ và Nhà nước giữ quyền chi phối.
3.2.3. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh
Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh là doanh nghiệp bảo hiểm do hai bên (bên Việt Nam và bên nước ngoài) hoặc nhiều bên hợp tác thành lập và kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh và Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài.
Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, các bên chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác qui định trong hợp đồng liên doanh. Theo Nghị định 42/2001/NĐ-CP (01/8/2001) thì tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh không được thấp hơn 30% vốn điều lệ. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật đầu tư nước ngoài.
Tính đến năm 2009, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 3 doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh là Công ty bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA), Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC), và Công ty bảo hiểm SamsungVina. Tất cả đều kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
3.2.4. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn và được thành lập tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Trong lĩnh vực bảo hiểm, nhà đầu tư nước ngoài thường là các tổ chức bảo hiểm hoặc các tập đoàn tài chính đa năng. Cũng giống như doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm và luật đầu tư nước ngoài.
Tính đến năm 2009, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 15 doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có 9 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là: Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential của Anh, Công ty bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA), Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife của Canada, Công ty bảo hiểm nhân thọ ACE của Mỹ, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir của Pháp, Công ty bảo hiểm nhân thọ Great Estern của Singapo, công ty bảo hiểm nhân thọ Kororrealife của Hàn Quốc và công ty bảo hiểm nhân thọ Cathaylife của Đài Loan; 6 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là: Công ty bảo hiểm QBE của Astralia, Công ty bảo hiểm Groupama của Pháp, Công ty bảo hiểm Mitsui Sumimoto MSKG của Nhật bản, Công ty bảo hiểm phi nhân thọ AIG của Mỹ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ Liberty của Mỹ, công ty bảo hiểm phi nhân thọ ACE của Mỹ.
Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm kể trên, sự vận hành của thị trường bảo hiểm được hoàn thiện hơn bởi hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ - loại tổ chức bảo hiểm mang nhiều nét độc đáo.
3.2.5. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là loại tổ chức bảo hiểm do một số thành viên cùng nhau thành lập để bảo hiểm cho chính họ. Số lượng thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đòi hỏi rất lớn, chẳng hạn ở Pháp qui định tối thiểu phải là 500. ý tưởng thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ bắt nguồn từ quan niệm về “hợp tác xã”, theo đó các cá nhân cùng nhau đóng góp nguồn lực để được cung cấp dịch vụ bảo hiểm với mức phí bảo hiểm rẻ nhờ vào số lượng lớn thành viên tham gia.
Các tổ chức bảo hiểm tương hỗ có thể huy động vốn phục vụ cho hoạt động của mình bằng nhiều cách thức như huy động vốn góp ban đầu, tự tích luỹ, thu các khoản đóng góp định kỳ (dưới hình thức phí bảo hiểm) và đi vay, trong đó số vốn góp ban đầu được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên để đáp ứng yêu cầu của luật pháp. Trường hợp tổ chức bảo hiểm tương hỗ được phép thu phí và cấp đơn bảo hiểm cho người được bảo hiểm không phải là thành viên thì các khoản đóng góp của các thành viên là khoản vốn tương tự như vốn của các công ty bảo hiểm cổ phần.
Cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm, các loại hình tổ chức bảo hiểm tương hỗ cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Nếu xét theo cách thức đóng phí có tổ chức bảo hiểm tương hỗ đóng phí không cố định và tổ chức bảo hiểm tương hỗ đóng phí cố định. Nếu xét theo mức độ tương hỗ có tổ chức bảo hiểm tương hỗ toàn phần và tổ chức bảo hiểm tương hỗ - cổ phần.
Tuy địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thừa nhận là một loại hình doanh nghiệp. Song so với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm thông thường, tổ chức bảo hiểm tương hỗ có nhiều điểm khác biệt. Mục đích cuối cùng của các tổ chức bảo hiểm tương hỗ là cung cấp sản phẩm bảo hiểm với giá thấp cho các thành viên, chứ không phải là thực hiện lợi nhuận. Mỗi thành viên của tổ chức có tư cách vừa là người bảo hiểm, lại vừa là người được bảo hiểm. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi thành viên không chỉ phụ thuộc vào quy định của luật pháp, mà còn phụ thuộc vào điều lệ, quy chế của tổ chức. Mỗi thành viên ngoài nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, trong trường hợp tổ chức mất khả năng thanh toán, người được bảo hiểm với tư cách thành viên phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của tổ chức theo tỷ lệ số tiền đóng góp của mình. Ngoài quyền theo hợp đồng bảo hiểm (ví dụ: yêu cầu trả tiền bảo hiểm), thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ còn có những quyền đặc biệt khác mà người được bảo hiểm của các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác không có, đó là quyền thành viên (quyền sở hữu tổ chức), quyền kiểm soát, quyền tham dự, quyền chia sẻ các tài sản của tổ chức trong trường hợp tổ chức bị giải thể.
Hoạt động của các tổ chức bảo hiểm tương hỗ có những lợi thế nhất định so với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác. Trước hết, xuất phát từ mục đích hoạt động của các tổ chức bảo hiểm tương hỗ không nhằm thực hiện lợi nhuận, nên người được bảo hiểm được cung cấp sản phẩm với giá cả thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp bảo hiểm thông thường. Hơn nữa, các tổ chức bảo hiểm tương hỗ có khả năng cung cấp bảo hiểm không giới hạn. Bên cạnh đó, những tổ chức này có điều kiện đi sâu nghiên cứu những rủi ro mang tính đặc thù liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn hoạt động của các thành viên nên có khả năng cung cấp các dịch vụ cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, nhất là những rủi ro “xấu” mà các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác đã bỏ qua, không nhận bảo hiểm. Ngoài ra, tất cả các thành viên của tổ chức đều bình đẳng khi ghi tên và nộp các khoản đóng góp, và bầu hội đồng quản trị,... Các thành viên có mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau, có được thông tin qua lại, từ đó có được cơ hội để hợp tác trong cả những hoạt động khác.
Loại tổ chức bảo hiểm tương hỗ ra đời và phát triển từ rất sớm ở Anh và Mỹ. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ đầu tiên là công ty bảo hiểm tương hỗ Equitable ra đời ở Anh vào năm 1762. Đến nay, các tổ chức bảo hiểm tương hỗ đã phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Để phù hợp với tình hình kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay, các công ty tương hỗ đã dần chuyển sang hình thức công ty bảo hiểm tương hỗ cổ phần như công ty Equitable, General American, Standard Provident Mutual,...Các tổ chức bảo hiểm tương hỗ vẫn song song tồn tại bên cạnh các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác, phát huy những thế mạnh đặc trưng cùng đóng góp vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm .
ở Việt Nam, địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đã được thừa nhận ở điều 70, mục 2, chương III, Luật kinh doanh bảo hiểm: “Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu, vừa là bên mua bảo hiểm”. Điều 71 chỉ rõ điều kiện để có thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ: “tổ chức, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều có thể tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập. Chỉ các tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có thể trở thành thành viên”. Điều 72 quy định các tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức. Dự thảo Nghị định về Bảo hiểm tương hỗ cũng đã được Bộ Tài chính trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét để ban hành vào cuối tháng 1/2005. Nghị định bao gồm 7 chương và 42 điều quy định cụ thể về việc thành lập, mục đích hoạt động, thành viên... của các tổ chức bảo hiểm. Theo nghị định này, mức vốn pháp định của các công ty bảo hiểm tương hỗ, theo dự thảo Nghị định, sẽ do Bộ Tài chính quy định căn cứ vào lĩnh vực và phạm vi hoạt động, nhưng không được thấp hơn 10 tỷ đồng..
Tuy có những qui định pháp lý như trên, nhưng cho tới nay thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa có tổ chức bảo hiểm tương hỗ nào ra đời và hoạt động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu vắng của các tổ chức bảo hiểm tương hỗ ở Việt Nam. Thực tế, tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ có thể ra đời và vận hành hiệu quả khi hội tụ đủ những điều kiện nhất định về kinh tế, xã hội và pháp lý.
Đi đôi với việc các loại doanh nghiệp bảo hiểm được phân chia như trên, với đặc thù về nội dung hoạt động (kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm và kinh doanh khác như đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường, đề phòng hạn chế tổn thất, đầu tư vốn,..), bên cạnh các doanh nghiệp bảo hiểm thông thường kinh doanh cả bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm (bao gồm nhượng và nhận tái bảo hiểm) cùng các hoạt động khác, trên thị trường bảo hiểm còn có những doanh nghiệp chuyên kinh doanh tái bảo hiểm, đó là các doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tái bảo hiểm không bó hẹp trong phạm vi biên giới của từng quốc gia mà diễn ra chủ yếu trên thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Các tập đoàn tái bảo hiểm lớn có tổng lượng hợp đồng được khai thác từ nhiều thị trường bảo hiểm trên thế giới. Đối với nhiều doanh nghiệp tái bảo hiểm, phần rủi ro đảm nhận ở nước ngoài nhiều hơn phần rủi ro ở trong nước, nơi mà họ đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, ở một số nước để tránh việc chi ngoại tệ và một phần phí bảo hiểm chảy ra nước ngoài, Nhà nước đã có những hạn chế nhất định đối với hoạt động tái bảo hiểm như bắt buộc các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước phải sử dụng hết các khả năng đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm sẵn có trong nước trước khi tái ra nước ngoài hoặc Nhà nước thành lập ra các tổ chức tái bảo hiểm mà tất cả hoặc một phần chương trình tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong nước phải được nhượng lại cho các tổ chức tái bảo hiểm đó.
Hiện nay ở nước ta chỉ có một doanh nghiệp tái bảo hiểm là Công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE). Theo quy tại Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc trước khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài phải tái bảo hiểm bắt buộc theo tỷ lệ ít nhất là 20% trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết cho VINARE. Tuy nhiên, theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ việc quy định tái bảo hiểm bắt buộc sẽ được xoá bỏ sau khi Hiệp định có hiệu lực 5 năm. Như vậy, tại Việt Nam hiện nay quy định trên đã bị bãi bỏ đã khiến cho lĩnh vực này trở nên cạnh tranh hơn. Không chỉ nhận/nhượng tái trong nước, một số DN bảo hiểm đã mạnh dạn nhận/nhượng tái từ thị trường bảo hiểm nước ngoài. Nhiều DN bảo hiểm phi nhân thọ đang tích cực tăng vốn với mục tiêu nâng tỷ lệ giữ lại và mở rộng hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đặt ra không ít vấn đề cần chấn chỉnh kịp thời.
3.3. Trung gian bảo hiểm
Trung gian bảo hiểm là người được uỷ quyền bởi một bên (bên mua bảo hiểm hoặc bên bảo hiểm), gọi là thân chủ, để đưa thân chủ đó vào mối quan hệ hợp đồng với bên kia (bên bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm), gọi là bên thứ ba. Các trung gian bảo hiểm không tạo ra các sản phẩm bảo hiểm và cũng không mua trước các sản phẩm bảo hiểm để bán mà chỉ là cầu nối giữa người mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm gốc, doanh nghiệp tái bảo hiểm; giữa cung và cầu trên thị trường bảo hiểm. Hoạt động trung gian bảo hiểm rất cần thiết. Nhờ các trung gian bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể tập trung vào chuyên môn hóa, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, đồng thời phát huy hết lợi thế của hoạt động trung gian để khai thác dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh và mở rộng, chi phối thị trường. Thực tế, phần lớn các hợp đồng bảo hiểm, nhất là những hợp đồng phức tạp và hợp đồng tái bảo hiểm, là kết quả của sự đàm phán, giao dịch qua trung gian bảo hiểm. Tuy nhiên, do việc phân phối sản phẩm qua trung gian nên giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm có một “khoảng cách” nhất định, doanh nghiệp bảo hiểm nhiều khi thiếu đi những thông tin cụ thể về thị trường, đồng thời phải bỏ ra các chi phí cho người trung gian, làm tăng phí bảo hiểm.
Trung gian bảo hiểm bao gồm hai loại : môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
3.3.1. Môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm là người đại diện của bên mua bảo hiểm (đối với bảo hiểm gốc) hoặc doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm (đối với tái bảo hiểm) trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Hoạt động môi giới bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của thị trường bảo hiểm. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, việc đàm phán các dịch vụ bảo hiểm qua môi giới thường dễ dàng, nhang chóng hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Về phía người mua bảo hiểm có thể nhận được sự tư vấn hữu ích từ người môi giới mà không phải trả phí trực tiếp cho họ.
Có thể chia hoạt động môi giới bảo hiểm thành hai loại là môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm gốc là hoạt động mà người môi giới đứng ra đàm phán, thu xếp các vấn đề về bảo hiểm giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Môi giới tái bảo hiểm là hoạt động của người môi giới đứng ra đàm phán, thu xếp các vấn đề về nhượng và nhận tái bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
Môi giới bảo hiểm phải được pháp luật cho phép hành nghề. Một số tổ chức hay tập đoàn công nghiệp tầm cỡ cũng đã thành lập những công ty môi giới riêng, xem như một công ty môi giới bảo hiểm “nội bộ”, chỉ phụ trách thu xếp các loại bảo hiểm của tổ chức hay tập đoàn đó.
Hiện nay, theo Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt nam, chỉ những doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mới được phép hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể là loại doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 90, mục 2 chương IV, Luật kinh doanh bảo hiểm qui định nội dung hoạt động của môi giới bảo hiểm, bao gồm:
- Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
- Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm.
- Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Ngoài ra, môi giới còn có thể tiến hành giám định rủi ro, cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro, soạn thảo các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, giải quyết một số khiếu nại,...
Quyền và nghĩa vụ của môi giới bảo hiểm cũng được qui định trong điều 91, luật kinh doanh bảo hiểm. Quyền cơ bản của môi giới bảo hiểm là được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. Nghĩa vụ chủ yếu của môi giới bảo hiểm là thực hiện môi giới trung thực; không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Để bảo vệ khách hàng bảo hiểm trong trường hợp có những thiệt hại do lỗi của người môi giới gây ra, luật pháp ở nhiều quốc gia đã quy định môi giới bảo hiểm bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Điều 92, mục 2 chương IV, Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt nam qui định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. Điều 10, chương I nghiêm cấm môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi thông tin quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa; khuyến mại bất hợp pháp và các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam tính đến năm 2009 đã có 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, trong đó có 5 Công ty cổ phần là Việt Quốc, Á Đông, Đại Việt, Thái Bình Dương và Cimeco và 3 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là AON, Grassavoye và Masrh
3.3.2. Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong các hoạt động thuộc phạm vi uỷ quyền của hợp đồng đại lý bảo hiểm. Việc giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu phí bảo hiểm…xúc tiến quan hệ mua bán trên thị trường bảo hiểm rất cần một lực lượng đông đảo đại lý, nhất là trong bảo hiểm nhân thọ. Mạng lưới đại lý bảo hiểm là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu chân rết của thị trường bảo hiểm. Với hình thức sử dụng đại lý, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả thù lao (hoa hồng...), thường xuyên đào tạo về kỹ thuật và thương mại, trợ giúp về tài chính như cho vay tiền để mua sắm phương tiện...Đại lý thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên họ là lực lượng tiếp thị rất hiệu quả. Đại lý cũng là người trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, giúp doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm. Về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm có thể trao đổi thông tin với khách hàng một cách trực tiếp và đại lý không thể phản đối, trong khi đó điều này là khó hoặc không thể thực hiện được trong quan hệ qua môi giới.
Có nhiều tiêu thức phân loại đại lý bảo hiểm. Theo phạm vi quyền hạn được uỷ thác người ta chia đại lý bảo hiểm thành đại lý đặc biệt, tổng đại lý và đại lý toàn quyền. Đại lý đặc biệt là người được uỷ thác chỉ thực hiện một giao dịch hay một công việc đặc biệt. Tổng đại lý là người được uỷ quyền làm một số công việc trong phạm vi quyền hạn mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trao như ký kết hợp đồng, thu phí... Tổng đại lý thường sử dụng những đại lý độc lập để thực hiện những công việc cụ thể như giới thiệu dịch vụ, thu phí,...Đại lý toàn quyền có quyền hạn rộng nhất, có thể đảm nhiệm tất cả các công việc từ giới thiệu, tư vấn dịch vụ, ký kết hợp đồng đến việc quản lý hợp đồng và trả tiền bảo hiểm. Theo thời gian hoạt động có thể chia đại lý bảo hiểm thành đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên nghiệp. Căn cứ vào loại hình bảo hiểm có thể chia thành đại lý bảo hiểm nhân thọ và đại lý bảo hiểm phi nhân thọ. Theo mức độ chuyên sâu trong công việc thường nói đến đại lý chuyên khai thác và đại lý chuyên thu,...
Tư cách pháp lý được thừa nhận của đại lý bảo hiểm có thể là một tổ chức hoặc cá nhân. Điều 84, mục 1, chương IV, Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt Nam qui định: “Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các qui định khác của pháp luật có liên quan”. Với yêu cầu nhất định về trình độ chuyên môn và nhất là ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đại lý bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm phải xác định rõ về điều kiện hoạt động đại lý. Điều 86, mục 1, chương IV, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt nam qui định điều kiện một cá nhân muốn trở thành đại lý bảo hiểm: phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp .
Luật kinh doanh bảo hiểm CHXHCN Việt nam không qui định về những loại tổ chức được tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm, mà chỉ đề ra điều kiện một tổ chức muốn trở thành đại lý. Tổ chức đó phải được thành lập và hoạt động hợp pháp, đồng thời những nhân viên trực tiếp hoạt động đại lý phải có đủ các điều kiện của một cá nhân muốn trở thành đại lý bảo hiểm. Thực tế vẫn tồn tại 2 loại đại lý bảo hiểm là tổ chức. Thứ nhất, đó là một tổ chức độc lập không thuộc doanh nghiệp bảo hiểm và không phải là đơn vị được bảo hiểm như một ngân hàng, văn phòng luật sư, một tổ chức ngành nghề,... họ thực hiện các giao dịch về bảo hiểm như là một dịch vụ bổ sung cho khách hàng của họ. Trong tổ chức đó có một số cá nhân tham gia hoạt động như đại lý bảo hiểm bán chuyên nghiệp nhưng hoạt động đó do đơn vị quản lý. Thứ hai, đó là một đơn vị hoạt động đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, trong đó có các cá nhân hoạt động đại lý chuyên nghiệp và cá nhân quản lý hoạt động của đại lý. Dù đại lý là tổ chức hay cá nhân thì hoạt động đại lý trực tiếp cũng thuộc về những cá nhân cụ thể. Nội dung hoạt động của đại lý bao gồm giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, thu phí bảo hiểm, thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Trong quan hệ với doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm phải được xác định theo hợp đồng đại lý và quy định chung của pháp luật. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ở Việt nam quy định : quyền chủ yếu của đại lý bảo hiểm là được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để ký kết hợp đồng đại lý, được tham dự các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao, được cung cấp thông tin cần thiết và các điều kiện khác để hoạt động, hưởng hoa hồng và các lợi ích hợp pháp khác, yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận,... Bên cạnh đó, đại lý bảo hiểm phải thực hiện những nghĩa vụ như ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận, thực hiện các cam kết trong hợp đồng đại lý (giới thiệu, chào bán bảo hiểm, cung cấp thông tin cho khách hàng, thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền,...), chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật như nộp thuế thu nhập,... Để đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh và ổn định, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nghiêm cấm đại lý bảo hiểm thông tin quảng cáo sai sự thật, tranh giành khách hàng, khuyến mại bất hợp pháp,... đồng thời, đại lý bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho ngời được bảo hiểm trong trường hợp đại lý gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm.
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam đang sử dụng có hiệu quả lực lượng đại lý trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Tính đến cuối năm 2009 tổng số đại lý bảo hiểm là gần 150.000 người. Trong điều kiện Việt nam hiện nay, đại lý bảo hiểm còn được biết đến như một trong những nghề nghiệp mới góp phần giải quyết việc làm - đang là một vấn đề bức xúc của xã hội.
3.4. Hiệp hội bảo hiểm
Trong kinh tế thị trường và nhất là khi thị trường bảo hiểm mở cửa và hội nhập, có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm dưới nhiều hình thức pháp lý thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động. Trong quá trình kinh doanh, tất yếu phát sinh những mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác giữa các chủ thể tham gia thị trường. Từ đó phát sinh nhu cầu cần tạo nên một môi trường nghề nghiệp, một diễn đàn bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm; đồng thời cần có một tổ chức tập hợp tiếng nói chung của các doanh nghiệp bảo hiểm trong các mối quan hệ với Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế,...
Xuất phát từ nhu cầu đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tập hợp nhau lại trong một tổ chức, đó là Hiệp hội bảo hiểm.
Hiệp hội bảo hiểm là một tổ chức dân sự nghề nghiệp hoạt động trên cơ sở tham gia tự nguyện và đóng góp kinh phí của hội viên - các doanh nghiệp bảo hiểm.
ở những nước có thị trường bảo hiểm phát triển, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm được thành lập rất sớm dưới nhiều hình thức khác nhau như Hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, Hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, Hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm xe cơ giới, Hiệp hội đại lý bảo hiểm, Hiệp hội các nhà môi giới bảo hiểm, Hiệp hội chuyên viên tính phí bảo hiểm,...
Hoạt động của Hiệp hội bảo hiểm - thực chất là hoạt động tự quản lý của các doanh nghiệp bảo hiểm, có vai trò rất lớn cho việc phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm từ nhiều phương diện.
Thứ nhất, Hiệp hội bảo hiểm được coi là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với Nhà nước. Đại diện cho quyền lợi chung, Hiệp hội bảo hiểm tập hợp tiếng nói của các doanh nghiệp bảo hiểm để phản ánh hoặc đề xuất với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước về những chính sách, chế độ đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tham gia đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phát triển và quản lý thị trường bảo hiểm.
Thứ hai, Hiệp hội bảo hiểm chính là nơi mà các doanh nghiệp bảo hiểm cùng nhau tạo nên một môi trường nghề nghiệp có lợi cho sự phát triển chung. Qua đã, họ có thể thống nhất những qui định chung; trao đổi kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin bảo hiểm; phối hợp công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, đào tạo cán bộ, tuyên truyền về bảo hiểm...
Thứ ba, Hoạt động của Hiệp hội đã liên kết các tổ chức bảo hiểm trong một tổ chức thống nhất, để có thể thực hiện việc hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp khác trong nền kinh tế cũng như các tổ chức nghề nghiệp bảo hiểm trên trường quốc tế một cách có hiệu quả nhất.
ở Việt nam, từ sau Nghị định 100/1993/NĐ-CP (18/12/1993) số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động ngày càng gia tăng, làm cho thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vì thế, trước sự cần thiết cấp bách của một hiệp hội nghề nghiệp, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã được thành lập theo Quyết định số 51/1999/QĐ-BTCCBCP ngày 9/7/1999, thực sự đi vào hoạt động từ năm 2001 và bước đầu đã thể hiện được phần nào những vai trò nói trên.
Năm 1999 mới có 200 sản phẩm bảo hiểm, đến nay đã có gần 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và mang tính cạnh tranh cao để khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm bảo hiểm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế - xã hội, phù hợp với từng tầng lớp dân cư và đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật bảo hiểm cao như bảo hiểm dầu khí, hàng không, vệ tinh, đóng tàu, xây dựng cao ốc, công trình ngầm…
Năm 1999, doanh thu từ bảo hiểm mới đạt 1.700 tỷ đồng thì đến năm 2008, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10.879 tỷ đồng (tăng trưởng 30%), bảo hiểm nhân thọ đạt 10.399 tỷ đồng (tăng trưởng 12%). Năm 2009, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng doanh thu phi nhân thọ vẫn tăng trưởng ước 20% (13.100 tỷ đồng), nhân thọ tăng trưởng ước 12% (11.700 tỷ đồng). Đặc biệt bảo hiểm phi nhân thọ đã hoàn thành chỉ tiêu phát triển thị trường BHVN giai đoạn 2003 - 2010 là 9.000 tỷ đồng ngay từ năm 2008.
Đáng chú ý là năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng mạnh. Năm 1999, toàn ngành bảo hiểm có vốn chủ sở hữu 979 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 2.019 tỷ đồng. Đến 2008, vốn chủ sở hữu lên tới 17.850 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 40.430 tỷ đồng, đầu tư vào phát triển nền kinh tế quốc dân 57.000 tỷ đồng. Năm 2009, ước tính vốn chủ sở hữu 19.000 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 50.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có vốn trên 1.000 tỷ đồng đến trên 2000 tỷ đồng như Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Việt nhân thọ, Bảo Minh, PVI, Vinare, Prudential, Manulife. Năng lực tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mức giữ lại, ít phải tái bảo hiểm, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm đi sâu thêm vào các dịch vụ tài chính như thành lập công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, thậm chí thành lập ngân hàng.
Theo tính toán của BMI (Business Monitor International), trong quý 1 năm 2010, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, ba công ty chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) với thị phần tương ứng là 42%, 12% và 12%; còn trong lĩnh vực nhân thọ, chiếm thị phần lớn nhất là các công ty Prudential Việt Nam, Bảo Việt và Công ty Bảo hiểm Manulife, với thị phần tương ứng là 40%, 33% và 10%
Có thể nói, 10 năm qua (1999 -2009), ngành bảo hiểm thực sự là tấm lá chắn kinh tế cho nền kinh tế - xã hội, mỗi năm bồi thường 55% doanh thu phí bảo hiểm cho các cơ sở kinh tế - xã hội và người dân tham gia bảo hiểm gặp rủi ro thiên tai, tai nạn, góp phần ổn định ngân sách nhà nước. Ngành bảo hiểm đã góp phần đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ của nước ngoài góp phần thu hút vốn FDI và ODA. Ngoài ra ngành bảo hiểm tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn 69.000 tỷ đồng, đầu tư phát triển đất nước, tạo ra công ăn việc làm cho 15.000 cán bộ bảo hiểm và gần 150.000 đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp.
3.5. Một số thị trường bảo hiểm chủ yếu trên thế giới
Tại nhiều quốc gia, bảo hiểm đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm toàn thế giới đã đạt 4,3 tỷ USD, Ngành công nghiệp bảo hiểm được tiếp xúc với suy thoái kinh tế toàn cầu về mặt tài sản do sự suy giảm lợi nhuận trên đầu tư và về mặt trách nhiệm của gia tăng khiếu nại. Cho đến nay mức độ thiệt hại đã được hạn chế mặc dù lợi nhuận đầu tư giảm mạnh sau khi phá sản của Lehman Brothers và cứu trợ của AIG trong tháng chín năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính đã chỉ ra rằng, năm 2008 lĩnh vực bảo hiểm là đủ vốn. Phần lớn các công ty bảo hiểm đã có đủ vốn để hấp thụ tổn thất và chỉ một số nhỏ đã chuyển sang chính phủ để hỗ trợ. Với thu nhập phí bảo hiểm 1,753 tỷ USD, Châu Âu là khu vực quan trọng nhất trong năm 2008, tiếp theo là Bắc Mỹ 1,346 tỷ USD và châu Á là 933 tỷ USD. Những nước có doanh thu phí bảo hiểm đứng đầu thế giới là Mỹ, Nhật, Anh, Đức và Pháp. Trong đó, Mỹ và Nhật Bản chiếm 40% doanh thu phí của bảo hiểm thế giới, cao hơn nhiều chia sẻ của họ về 7% dân số toàn cầu. các thị trường đang nổi lên chiếm trên 85% dân số thế giới nhưng được tạo ra chỉ có khoảng 10% số phí bảo hiểm. Tuy nhiên thị trường của họ hiện tại phát triển với một tốc độ nhanh hơn. Sau đây là một số đặc thù chủ yếu của một số thị trường bảo hiểm quan trọng trên thế giới.
3.5.1. Các thị trường bảo hiểm Châu Âu
Châu Âu được coi là các nôi của bảo hiểm và là một thị trường quan trọng trên thế giới với qui mô thị trường lớn, tốc độ phát triển nhanh, ổn định và nhiều tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới như AXA-UAP (Pháp), Allianz (Đức), Prudential (Anh),...
Mặc dù vẫn có những vấn đề chưa thống nhất, song dưới ảnh hưởng của ủy ban bảo hiểm Châu Âu, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã có được một thị trường bảo hiểm chung. Trong vòng 30 năm trở lại đây, thị trường bảo hiểm Châu Âu đã có những tiến triển sâu sắc về mặt pháp lý. Ngay cả những nước không nằm trong số các nước thành viên của EU cũng thông qua Luật bảo hiểm được soạn thảo dựa trên các nguyên tắc của các chỉ thị của EU liên quan đến thị trường bảo hiểm.
Ba thị trường chính của Châu Âu là Anh, Đức và Pháp. Thị trường bảo hiểm của một số nước Tây Âu khác như Thụy Sĩ, Hà Lan, ý, Thụy Điển, Luxembourg,... đã có sự năng động vượt qua biên giới quốc gia. Các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,... thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất. Các nước Đông Âu, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế Nhà nước sang nền kinh tế thị trường, thị trường bảo hiểm đã có những chuyển biến sâu sắc và tăng trưởng mạnh .
Tuy có xu hướng xích lại gần nhau về pháp luật, các phương pháp kế toán, hình thức kiểm tra và ngay cả trong các sản phẩm bảo hiểm nhưng các thị trường bảo hiểm thuộc các nước khác nhau ở Châu Âu vẫn giữ được những đặc thù riêng. Dưới đây là những nét cơ bản về ba thị trường bảo hiểm đứng đầu Châu Âu là Anh, Đức và Pháp.
- Thị trường bảo hiểm Anh
Sự phát triển về kinh tế và thống trị về chính trị của Anh vào thế kỷ 19 đã làm cho các doanh nghiệp của Anh, trong đó có các công ty bảo hiểm phát triển rực rỡ và ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bảo hiểm thế giới. Cho tới hiện nay, thị trường bảo hiểm ở nhiều nước vẫn còn chịu sự chi phối về biểu phí hoặc các điều khoản bảo hiểm có xuất sứ từ Anh quốc.
Bảo hiểm nhân thọ của Anh quốc chiếm hơn 2/3 thị trường, dự phòng nghiệp vụ tích luỹ để đầu tư đạt xấp xỉ GDP hàng năm, hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm trong lĩnh vực chứng khoán phát triển mạnh.
Các công ty bảo hiểm mới thành lập được kinh doanh đồng thời cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ (đương nhiên phải tách biệt các hoạt động trên các báo cáo tài chính).
Anh quốc có thị trường bảo hiểm thực sự mở cửa, bảo hiểm cho những rủi ro trên toàn thế giới, trong đó thị trường bảo hiểm London là trung tâm bảo hiểm quan trọng bậc nhất thế giới, nhất là trong bảo hiểm hàng hải, hàng không, vận tải, rủi ro đặc biệt, xây dựng, lắp đặt, rủi ro công nghiệp, hỏa hoạn, gián đoạn kinh doanh, trách nhiệm dân sự, rủi ro chiến tranh,... mà đại diện là các tổ chức bảo hiểm như ILU (International London Underwriters), Lloyd’s và LUC (London Underwiting Center). Tính chất quốc tế của thị trường bảo hiểm London được tăng cường bởi sự có mặt của các chi nhánh và công ty con của nhiều tập đoàn bảo hiểm nước ngoài. Bảo Việt cũng đặt một văn phòng tại đây từ năm 1992 có tên là công ty đại lý bảo hiểm BAVINA.
Có thể nói, sự nổi tiếng của thị trường bảo hiểm Anh có sự đóng góp đáng kể của Lloyd’s. Năm 1688, quán cà phê bên bờ sông Thame của thuyền trưởng Edward Lloyd’s đã trở thành một nơi giao dịch về bảo hiểm không chính thức. ở đó, người ta ký kết các hợp đồng bảo hiểm, chia sẻ rủi ro mà các chủ tàu và chủ hàng của cảng London gặp phải trong vận tải đường biển. Trụ sở giao dịch sơ khai, không chính thức đó sau này đã phát triển thành một tổ chức bảo hiểm năng động, quy mô và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển một số ngành bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Anh cũng như trên thế giới. Hiện nay, những đặc thù về cơ cấu tổ chức và hoạt động bảo hiểm đã hạn chế sự phát triển của Lloyd’s, tuy nhiên Lloyd’s vẫn duy trì một mạng lưới các đại lý hoạt động ngoài nước và một thương hiệu rất có uy tín trong việc giải quyết bồi thường và năng lực bảo hiểm.
Các hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm của thị trường Anh phát triển phong phú và đa dạng. Hoạt động mạnh mẽ của bảo hiểm Anh trên thị trường quốc tế không chỉ nhờ vào mạng lưới đại lý, chi nhánh của công ty con đặt tại nước ngoài, mà còn nhờ rất nhiều vào sự năng động của các công ty môi giới. Những công ty môi giới như Sedgwick, Willis Corroon,... với số lượng nhân viên trên 10.000 người, hoa hồng hàng năm đạt từ 1 đến 2 tỷ USD, đã coi thị trường quốc tế như địa bàn hoạt động đương nhiên. Từ hơn chục năm nay với công nghệ thông tin phát triển, thị trường bảo hiểm Anh đã xuất hiện những công ty bảo hiểm trực tuyến chuyên ký kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng qua điện thoại, thư tín, internet,...
- Thị trường bảo hiểm Đức
Đứng thứ tư trên thế giới, thị trường bảo hiểm Đức được khẳng định do năng lực và khả năng tài chính của các công ty tái bảo hiểm. Không giống như ở nhiều nước khác, các công ty bảo hiểm Đức không tập trung tại thủ đô hoặc một vài trung tâm kinh tế mà được phân bố trên toàn bộ lãnh thổ, tại các thành phố như Hambourg, Hanovre, Cologne, Stuttgart, Mannhieim, Munich, Francfort, ... Điều này đã gây trở ngại cho việc thiết lập một khu vực bảo hiểm mang tính quốc tế cho giao dịch bảo hiểm.
- Thị trường bảo hiểm Pháp
ở Pháp bảo hiểm nhân thọ có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt các hợp đồng có tính chất tiết kiệm. Có được điều này là nhờ những khuyến khích của Nhà nước thông qua các qui định về thuế, nỗ lực của các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng như tốc độ phát triển rất nhanh của hoạt động Ngân hàng - bảo hiểm (Bancassurance) trước tiên là trong bảo hiểm nhân thọ (và gần đây cả trong bảo hiểm phi nhân thọ)
Khu vực tư nhân và các tổ chức bảo hiểm tương hỗ phát triển mạnh ở Pháp do sự rút lui của sở hữu Nhà nước.
Các công ty bảo hiểm Pháp đang theo đuổi một cách mạnh mẽ chính sách vươn ra nước ngoài và hạn chế sự thâm nhập của các công ty bảo hiểm nước ngoài vào thị trường trong nước. Cho đến nay, mới có 1/4 doanh số được thực hiện ở ngoài nước Pháp và công ty bảo hiểm nước ngoài có chi nhánh ở Pháp chỉ chiếm hơn 10% thị phần của Pháp.
3.5.2. Các thị trường bảo hiểm Châu Mỹ
Thị trường bảo hiểm Châu Mỹ được chia thành Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh. Về khu vực Bắc Mỹ không thể không nói đến thị trường Mỹ - thị trường được đặc trưng bởi sức mạnh của cơ quan lập pháp, quản lý và thị trường Canada với sự có mặt đông đảo của các công ty bảo hiểm nước ngoài.
- Thị trường bảo hiểm Mỹ
Là thị trường bảo hiểm có qui mô lớn nhất thế giới, có gần 6.000 công ty bảo hiểm tham gia hoạt động, trong đó có hơn 150 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp, điển hình là các tập đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như AIG (American International Group), Prudential Ins Co of American, Metropolitan Life, Aetna Life, New York Life, Employers Re ... Ngành bảo hiểm sử dụng nhiều lực lượng lao động bậc nhất trong nền kinh tế Mỹ (hơn 2 triệu người).
ở Mỹ,việc kiểm tra, giám sát bảo hiểm được thực hiện nghiêm ngặt nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm. Mỗi bang của nước Mỹ thành lập một cơ quan kiểm tra bảo hiểm và có những qui định pháp lý khác nhau dưới các chế định pháp luật của Nhà nước liên bang. Mỗi công ty bảo hiểm muốn hoạt động trên khắp đất nước phải có 51 giấp phép riêng biệt của 50 bang cộng với giấy phép của Nhà nước liên bang. Việc lựa chọn người đứng đầu cơ quan quản lý bảo hiểm ở mỗi bang có thể được thực hiện theo một trong hai cách: hoặc do thống đốc bang bổ nhiệm và được cơ quan lập pháp bang phê chuẩn hoặc do người dân trực tiếp bầu ra thông qua bỏ phiếu. Các chánh thanh tra bảo hiểm có quyền rút giấy phép của các công ty bảo hiểm khi những công ty này có những sai phạm nhất định. Điều đó thể hiện dân trí về bảo hiểm ở Mỹ là rất cao và mặc dù được coi là tấm gương của chủ nghĩa tự do kinh tế, nhưng trong lĩnh vực bảo hiểm Mỹ đã tổ chức một thị trường cực kỳ nguyên tắc và được kiểm soát chặt chẽ.
Thị trường bảo hiểm Mỹ phát triển mạnh các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới, tiết kiệm và hưu trí, tai nạn lao động, đa rủi ro ở nhà và doanh nghiệp, trách nhiệm dân sự,... bởi đa phần thuộc bảo hiểm tư nhân. Tuy nhiên khái niệm trách nhiệm dân sự ở thị trường này rất rộng, người khiếu nại có thể đòi số tiền bồi thường đặc biệt cao, khiến hầu hết các công ty bảo hiểm nước ngoài đều không triển khai sản phẩm này.
Không chỉ phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, sức mạnh của thị trường Mỹ còn dựa vào sự có mặt của đông đảo các doanh nghiệp bảo hiểm ở nhiều nước trên thế giới và cơ chế cung cấp dịch vụ qua biên giới. Sự chi phối của nền kinh tế và của các doanh nghiệp đa quốc gia của Mỹ đã hỗ trợ cho các tập đoàn bảo hiểm và các công ty môi giới của Mỹ thực hiện điều này.
- Thị trường bảo hiểm Canada
Thị trường bảo hiểm Canada đứng thứ 8 trên thế giới
Canada là thị trường pha trộn, đan xen giữa những đặc tính của Mỹ và Anh quốc. Thị trường Canada cũng được quản lý, giám sát theo từng bang như mô hình của nước Mỹ. Do nhiều công ty bảo hiểm lớn của Canada có xuất xứ từ Anh nên các hình thức phân phối bảo hiểm, ký kết hợp đồng mang dáng dấp của thị trường London, nhất là nghề môi giới phát triển rất mạnh.
Các công ty bảo hiểm nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, xấp xỉ 60%, chủ yếu từ Mỹ, Anh, Hà Lan, Pháp và Thụy Sĩ mặc dù Nhà nước vẫn giữ độc quyền trong một số nghiệp vụ như bảo hiểm tai nạn thân thể trong ngành xe hơi ở Québec và Ontario.
- Thị trường bảo hiểm Mỹ La Tinh
Các thị trường bảo hiểm chính ở Mỹ La Tinh như Braxin, Achentina, Chilê, Côlômbia, Vênêzuêla, Pêru,... trong suốt thời gian dài được đặc trưng bởi một cơ chế chỉ huy từ phía cơ quan kiểm tra bảo hiểm với các quy định ngặt nghèo về thành lập công ty bảo hiểm mới và sự áp đặt điều kiện, biểu phí bảo hiểm, tỷ lệ hoa hồng trả cho các trung gian bảo hiểm, chương trình tái bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước...
Hiện nay ở một số nước, cơ chế áp đặt dần dần bị phá vỡ, điều này đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải nâng cao trình độ chuyên môn và nỗ lực nhiều để thích ứng với thị trường bảo hiểm đang thực sự trở nên cạnh tranh.
Bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ La Tinh chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động của các công ty bảo hiểm, trừ Chilê là nước mà các công ty bảo hiểm quản lý phần lớn quỹ lương hưu của người lao động. Lạm phát triền miên ở nhiều nước đã không khuyến khích hoạt động bảo hiểm nhân thọ phát triển. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của Mỹ La Tinh trong tổng doanh thu phí bảo hiểm thế giới đang có xu hướng tăng lên.
3.5.3 - Các thị trường bảo hiểm Châu á
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình tự do hoá kinh tế, thị trường bảo hiểm Châu á có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong thập kỷ vừa qua, doanh thu phí bảo hiểm tăng trung bình hàng năm từ 15%-20%.
ở nhiều quốc gia á châu, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động rất hạn chế. Nhiều trở ngại về chính trị hay văn hoá, luật pháp hay hành chính, đã hạn chế vai trò của các công ty bảo hiểm nước ngoài. ở các nước có nền kinh tế thị trường cạnh tranh cũng vẫn hạn chế cho một số ít các công ty nhằm tăng cường sức mạnh tài chính của các công ty bảo hiểm trong nước, thậm chí ở một số nước, các công ty bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động cũng chỉ đóng vai trò là thứ yếu. Điển hình là thị trường Nhật Bản, hiện nay cũng chỉ có hơn 50 công ty bảo hiểm. Con số này ở thị trường bảo hiểm Trung Quốc là hơn 30.
Nhìn chung thị trường bảo hiểm Châu á tương đối tập trung, chủ yếu mới chỉ khai thác thị trường trong nước. Việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm ra nước ngoài và ra các châu lục khác còn rất hạn chế.
Các sản phẩm của các công ty bảo hiểm Châu á - giống như các sản phẩm ở thị trường châu lục khác; các điều kiện chung, điều khoản và cơ cấu của biểu phí vẫn mang dấu ấn ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm London.
Tại các nước đông dân số như Trung Quốc, ấn Độ, thị trường bảo hiểm đang dần được mở cửa theo những lộ trình nhất định. Tuy nhiên việc mở cửa ở những thị trường này còn rất thận trọng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động còn rất hạn chế, qui mô chưa tương xứng với tầm cỡ thị trường. Vì thế châu á vẫn được nhìn nhận như một thị trường tiềm năng rộng lớn của ngành bảo hiểm thế giới.
3.5.4 - Các thị trường bảo hiểm khác
Hai châu lục có qui mô thị trường nhỏ so với các châu lục khác là Châu Đại Dương và Châu Phi.
Thị trường bảo hiểm Châu Đại Dương chỉ chiếm từ 1,5%-2% thị trường thế giới về doanh thu phí bảo hiểm, trong đó thị trường úc chiếm hơn 80%. Nước này có tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP ở mức tương đương với các thị trường phát triển nhất. Với số lượng các công ty bảo hiểm tương đối lớn, thị trường bảo hiểm úc có hơn 50 công ty bảo hiểm nhân thọ, 160 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, gần 30 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Thị trường này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thị trường bảo hiểm Anh. Các hình thức phân phối bảo hiểm rất phát triển, nhất là kênh phân phối qua môi giới - có hơn 900 công ty môi giới đang hoạt động.
Thị trường bảo hiểm Phi Châu chỉ chiếm 1%-1,5% doanh thu phí bảo hiểm của thế giới, trong đó Nam Phi chiếm hơn 80% thị trường. Sự phát triển của bảo hiểm ở Châu Phi bị hạn chế bởi thu nhập của phần lớn các hộ gia đình còn quá thấp, nội chiến và chính trị bất ổn, sự mất giá đồng tiền, thị trường tài chính phát triển không đầy đủ, luật pháp không phù hợp cho sự phát triển thị trường.
Riêng Nam Phi lại là nước có tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP cao nhất thế giới (năm 2002 khoảng 17,5 %). Điều này là do thành công của bảo hiểm nhân thọ và Nam Phi là nước mà bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí, phần lớn do các công ty bảo hiểm quản lý.
Các công ty bảo hiểm ở Châu Phi đang tìm cách thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình và quan hệ hợp tác giữa các thị trường của châu lục như thành lập các tập đoàn tái bảo hiểm lớn, thành lập trung tâm kinh doanh bảo hiểm, thành lập Viện đào tạo nghề bảo hiểm, thống nhất về luật bảo hiểm,...Triển vọng về một sự tăng trưởng mạnh trong tương lai của thị trường bảo hiểm Phi Châu sẽ hoàn thiện bức tranh tổng thể về thị trường bảo hiểm sinh động trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Lao động - xã hội
Đinh Thị Mỹ Loan, Hỏi đáp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà xất bản Lao động – Xã hội, 2007
Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Nàh xuất bản Lao động, 2006
Gorden Taylor, Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, ANZIIF, 2008
Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2007
Luật kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, 2005
Nguyễn Tiến Hùng, Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, Nhà xuất bản tài chính, 2007
Noel Dovan, Bảo hiểm trách nhiệm, ANZIIF, 2008
Quốc Cường, Thanh Thảo (sưu tầm và hệ thống hoá), Luật bảo hiểm xã hội và bộ luật lao động, Nhà xuất bản Lo động – Xã hội, 2007
Quy định mới hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2007
Trương Mộc Lâm, Đoàn Minh Phụng, Giáo trình Nghiệp vụ bảo hiểm, Học viện Tài chính Hà Nội, 2005
Võ Thị Pha (chủ biên), Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội, 2005
Võ Thị Pha (chủ biên), Tài liệu học tập môn học bảo hiểm, Đại học dân lập Phương Đông, 2006
14. Trang web www.Thuvienphapluat.com
www.baohiem.pro.vn
www.webbaohiem.net
www.div.gov.vn
www.doisongphapluat.com.vn/Story/Nguoinoitieng/2008/1/7603.html
www.vinare.com.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bgbhdn_2511.doc