Bài giảng Tổ chức thực hiện và kiểm tra chương trình marketing
KiểmtraMarketingbaogồm:
• KiểmtramôitrườngMarketing
• Kiểmtrachiếnlược Marketing
• KiểmtratổchứcMarketing,
• Kiểmtracáchệthống Marketing
• KiểmtranăngsuấtMarketing
• KiểmtrachứcnăngMarketing.
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tổ chức thực hiện và kiểm tra chương trình marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
L/O/G/O
www.themegallery.com
Chương 10
TỔ CHỨC THỰC HiỆN VÀ
KiỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH
MARKETING
Cung cấp thông tin về
việc tổ chức và thực
hiện các chương trình
Marketing
Giới thiệu và phân tích
việc kiểm tra chương
trình Marketing
1
2
Mục tiêu chương
Tổ chức thực hiện và
kiểm tra chương
trình Marketing
Kiểm tra chương trình
Marketing
10.2
10.1
Nội dung chương
10.1 Tổ chức và thực hiện các
chương trình Marketing
10.1.1 Tổ chức bộ phận Marketing
Các bộ phận Marketing hiện đại được tổ
chức theo nhiều cách khác nhau và như là
theo chức năng, theo khu vực địa lý, theo
sản phẩm, theo thị trường và theo sản
phẩm thị trường.
10.1.1.1 Tổ chức theo chức năng
Những chuyên gia về các chức năng
marketing trực thuộc một phó giám đốc
marketing, người có trách nhiệm phối hợp
các hoạt động của họ
Các chuyên gia marketing có thể làm việc
trong các lĩnh vực quản trị hành chính
marketing, quảng cáo và khuyến mãi, tiêu
thụ, nghiên cứu marketing, sản phẩm mới.
Lợi thế chủ yếu của việc tổ chức theo
chức năng:
• Sự chuyên môn hóa theo chức năng
• Tính đơn giản về mặt hành chính
Tuy nhiên, hình thức này sẽ mất đi tính
hiệu quả khi sản phẩm và thị trường của
doanh nghiệp tăng lên.
• Việc hoạch định đối với những sản phẩm
và thị trường cụ thể không sát với thực tế,
không có ai trách nhiệm về bất kỳ sản
phẩm và thị trường nào.
• Mỗi nhóm chức năng đều muốn tranh
giành nhau để có được ngân sách nhiều
hơn cũng như địa vị cao hơn so với những
chức năng khác.
10.1.1.2 Tổ chức quản lý
theo khu vực địa lý
Người quản trị bán hàng toàn quốc có thể
giám sát những người quản trị bán hàng
theo khu vực. Doanh nghiệp có thể tổ
chức lực lượng bán cho từng quận
(huyện), tỉnh (thành)….
Phạm vi kiểm tra tăng dần lên khi chúng ta
đi từ người quản trị bán hàng toàn quốc
đến quản trị bán hàng theo địa bàn.
Phạm vi kiểm tra hẹp hơn cho phép các
nhà quản trị dành nhiều thời gian hơn cho
cấp dưới
10.1.1.3 Tổ chức quản lý
theo sản phẩm
Tổ chức quản trị theo sản phẩm được đặt
dưới quyền một người quản trị sản phẩm.
Người quản trị sản phẩm giám sát những
người quản trị loại sản phẩm, và những
người quản trị loại sản phẩm này lại giám
sát những người quản trị sản phẩm và
nhãn hiệu cụ thể.
Vai trò của người quản trị sản phẩm:
• Triển khai các kế hoạch sản phẩm
• Xem xét việc thực hiện chúng
• Dự báo các kết quả, và hiệu chỉnh.
Cách tổ chức quản trị theo sản phẩm tạo
ra nhiều lợi điểm:
• Người quản trị sản phẩm có thể tập trung
vào việc xây dựng một marketing - mix có
hiệu quả về chi phí cho sản trước phẩm
đó.
• Người quản trị sản phẩm có thể phản ứng
nhanh chóng hơn đối với những vấn đề
trên thị trường, so với một ban chức năng
gồm các chuyên gia.
• Các nhãn hiệu nhỏ ít bị xem nhẹ vì chúng
có một người bảo vệ sản phẩm
• Việc quản trị theo sản phẩm là một cơ sở
huấn luyện cho những cán bộ điều hành
trẻ
10.1.1.4 Tổ chức quản lý
theo thị trường
Nếu những người tiêu dùng thuộc những
nhóm người sử dụng khác nhau với
những sở thích và thói quen mua hàng
khác nhau, thì nên tổ chức bộ phận
marketing theo thị trường.
Người quản trị các thị trường giám sát một
số người quản trị một thị trường
Những người quản trị thị trường có trách
nhiệm triển khai các kế hoạch dài hạn và
kế hoạch hằng năm về doanh số và lợi
nhuận trong thị trường của mình.
10.1.1.5 Tổ chức quản lý
sản phẩm – thị trường
Doanh nghiệp có thể sử dụng một hệ
thống quản trị theo sản phẩm và việc này
đòi hỏi người quản trị sản phẩm phải am
hiểu những thị trường có sự khác biệt rất
lớn.
Hoặc, họ có thể sử dụng một hệ thống
quản trị theo thị trường, có nghĩa là những
người quản trị thị trường cũng phải rất am
hiểu các sản phẩm khác biệt nhau mà
những thị trường của họ đã mua.
Hoặc có thể kết hợp cả hai loại lại thành
một tổ chức ma trận
10.1.1.6 Tổ chức theo mô hình
công ty – chi nhánh
Khi sự phát triển của các sản phẩm, của
các thị trường đạt quy mô lớn thì các
doanh nghiệp thường thành lập các chi
nhánh quản lý từng nhóm sản phẩm, thị
trường.
Mô hình quản lý này đặt ra vấn đề là nên
giữ lại những dịch vụ và hoạt động
Marketing nào, với mức độ bao nhiêu để
phòng Marketing của doanh nghiệp quản
lý và thực hiện
Thứ 1
Thứ 2
Thứ 3
Các hoạt động Marketing được thực hiện ở
mức độ vừa phải ở cấp độ công ty
Không có phòng Marketing của công ty
Triển khai mạnh mẽ hoạt động Marketing ở
cấp độ công ty
10.1.2 Xây dựng định hướng
Marketing sáng tạo trong toàn
doanh nghiệp
Để có thể xây dựng được một định hướng
Marketing rõ ràng và thấm sâu vào tất cả
các bộ phận, công ty phải thực hiện một
số biện pháp sau:
• Thuyết phục các cán bộ quản lý về tầm
quan trọng của khách hàng và thỏa
mãn nhu cầu khách hàng
• Tuyển chọn cán bộ Marketing cao cấp
và một lực lượng Marketing chuyên
trách
• Mời các chuyên gia Marketing bên
ngoài công ty để hợp tác giúp đỡ
• Thay đổi chế độ khen thưởng trong
doanh nghiệp
• Tuyển dụng nhân tài giỏi về Marketing
• Xây dựng chương trình huấn luyện
Marketing
• Xây dựng một hệ thống kế hoạch
Marketing hiện đại.
• Xây dựng chương trình khen thưởng
thành tích Marketing xuất sắc hàng
năm.
• Thay đổi quan điểm quản lý theo sản
phẩm sang quan điểm quản lý theo thị
trường
10.1.3 Thực hiện Marketing
Tổ chức thực hiện marketing là tiến trình
chuyển các chiến lược và chương trình
marketing thành những hoạt động
marketing trên thực tế nhằm thành đạt các
mục tiêu marketing đã đề ra một cách có
hiệu quả
Chiến lược xác định
những hoạt động thực
thi nào là cần thiết
Thứ 1
Thứ 2
sự lựa chọn chiến lược tùy
thuộc rất nhiều vào khả
năng đảm bảo các nguồn
lực của doanh nghiệp để
thực thi chiến lược.
10.2 Kiểm tra chương
trình Marketing
Công việc của bộ phận marketing là lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm tra hoạt động
marketing.
Theo Philip Kotler, kiểm tra marketing có
thể phân thành bốn loại: Kiểm tra kế
hoạch năm, kiểm tra khả năng sinh lời,
kiểm tra hiệu quả và kiểm tra chiến lược
marketing
10.2.1 Kiểm tra kế hoạch năm
Mục đích của việc kiểm tra kế hoạch năm
là nhằm đảm bảo doanh nghiệp sẽ đạt
được những chỉ tiêu về mức doanh số, lợi
nhuận và những chỉ tiêu khác đã đề ra
trong kế hoạch năm
• Thứ nhất, ban lãnh đạo phải ấn định các
mục tiêu marketing cho từng tháng hay
từng quý.
• Thứ hai, theo dõi kết quả thực hiện các chỉ
tiêu đó trên thị trường.
• Thứ ba, xác định những nguyên nhân
không đạt được chỉ tiêu đề ra.
• Thứ tư, tiến hành những biện pháp điều
chỉnh để thu hẹp khoảng cách giữa chỉ
tiêu và kết quả thực hiện.
10.2.1.1 Phân tích mức tiêu thụ
Phân tích mức tiêu thụ là lượng định và
đánh giá mức tiêu thụ thực tế so với chỉ
tiêu về mức tiêu thụ dự kiến.
Phương pháp này sử dụng hai cộng cụ là
phân tích độ chênh lệch của mức tiêu thụ
và phân tích mức tiêu thụ của từng địa
bàn.
Phân tích độ chênh lệch của mức tiêu thụ
là đo phần đóng góp tương đối của các
yếu tố khác nhau vào khoản chênh lệch
của kết quả tiêu thụ.
Giả sử kế hoạch năm đòi hỏi phải bán
được 500 sản phẩm với giá 1 triệu đồng
mỗi sản phẩm, vậy tổng số tiền đòi hỏi thu
về là 500 triệu đồng.
Đến cuối năm chỉ bán được 400 sản phẩm
với giá 0,9 triệu (900 ngàn) đồng mỗi sản
phẩm, hay tổng số tiền thu về là 360 triệu
đồng.
Độ chênh lệch của kết quả tiêu thụ là 140
triệu (500tr – 360tr) hay 28% mức tiêu thụ
dự kiến [(140tr x 100)/500tr].
Người quản trị marketing cần tìm hiểu
xem trong phần không đạt chỉ tiêu này có
bao nhiêu phần là do giảm giá và bao
nhiêu phần là do giảm khối lượng sản
phẩm?
Có thể giải thích vấn đề này bằng kết quả
tính toán sau:
Chênh lệch do giảm giá =
(1 tr.đ. - 0,9 tr.đ.) ×(400) = 40 tr.đ.
[(40tr x 100)/140] = 28,57%
Chênh lệch do giảm khối lượng =
(1 tr. đ.) ×(500 - 400) = 100 tr.đ.
[(100tr x 100)/140] = 71,43%
Phần lớn của khoản chênh lệch mức tiêu
thụ là do không đạt chỉ tiêu khối lượng.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân
vì sao không đạt được khối lượng tiêu thụ
dự kiến.
Phân tích mức tiêu thụ của từng địa bàn
có thể giải thích vấn đề này.
Thông qua việc phân tích khối lượng tiêu
thụ thực tế của từng địa bàn so với khối
lượng tiêu thụ dự kiến tại mỗi địa bàn đó,
doanh nghiệp có thể biết được tổng khối
lượng tiêu thụ bị giảm sút chủ yếu là do
địa bàn nào.
10.2.1.2 Phân tích thị phần
Việc so sánh thị phần của doanh nghiệp
so với đối thủ cạnh tranh cần tiến hành
theo bốn loại
Thị phần tổng quát (tỉ lệ phần trăm mức
tiêu thụ của doanh nghiệp trên tổng mức
tiêu thụ của thị trường tính bằng đơn vị
sản phẩm hay bằng tiền).
Công thức tính cơ bản là: số sản phẩm
bán ra chia cho tổng sản phẩm tiêu thụ
của thị trường hoặc doanh số bán hàng
của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số
của thị trường
Thị phần phục vụ (tỉ lệ phần trăm mức
tiêu thụ của doanh nghiệp trong tổng mức
tiêu thụ của thị trường phục vụ).
Thị trường phục vụ của công ty là tất cả
những người mua có khả năng và sẵn
sàng mua sản phẩm đó
Thị phần phục vụ của công ty bao giờ
cũng lớn hơn thị phần tổng quát của nó.
Công ty có thể chiếm được 100% thị
trường phục vụ của mình song chỉ đạt
được một thị phần nhỏ trên tổng thị
trường đó.
Thị phần tương đối so với ba đối thủ
cạnh tranh lớn nhất (tỉ lệ phần trăm mức
tiêu thụ của doanh nghiệp trên tổng mức
tiêu thụ của ba đối thủ cạnh tranh lớn
nhất).
Thị phần tương đối = Phần doanh số
của doanh nghiệp / Phần doanh số
của ba đối thủ cạnh tranh
CÔNG THỨC TÍNH:
Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán
ra của doanh nghiệp / Số sản phẩm
bán ra của ba đối thủ cạnh tranh.
HAY:
Thị phần tương đối so với đối thủ cạnh
tranh dẫn đầu thị trường (tỉ lệ phần trăm
mức tiêu thụ của doanh nghiệp trên tổng
mức tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh dẫn
đầu).
10.2.1.3 Phân tích chi phí
Marketing so với doanh số
Việc kiểm tra kế hoạch năm còn bao gồm
việc xem xét các khoản chi phí Marketing
so với doanh số để đảm bảo rằng công ty
không chi quá mức để đạt mục tiêu doanh
số của mình
Tỷ lệ chi phí Marketing trên doanh số của
một công ty, giả sử là 30% và bao gồm
năm loại chi phí cấu thành:
• Chi phí cho lực lượng bán hàng trên
doanh số: 15%.
• Nghiên cứu Marketing trên doanh số: 1%.
• Chi phí quản lý phân phối tiêu thụ trên
doanh số: 3%.
• Chi phí quảng cáo trên doanh số: 5%.
• Chi phí kích thích tiêu thụ: 6%.
10.2.1.4 Thăm dò thái độ khách hàng
• Các doanh nghiệp cần theo dõi sự thay
đổi thái độ của khách hàng để có thể biết
được những thay đổi của khách hàng
trước khi việc đó làm ảnh hưởng đến
doanh số của doanh nghiệp
• Các doanh nghiệp định hướng theo thị
trường đều có ghi nhận, phân tích và trả
lời những khiếu nại của khách hàng. Các
khiếu nại có tính chất nghiêm trọng cần
được chú ý.
10.2.2 Kiểm tra khả năng sinh lời
Việc phân tích khả năng sinh lời của
marketing có thể tiến hành theo các bước
sau đây:
• Phân tích báo cáo lời - lỗ theo sản phẩm,
địa bàn, nhóm khách hàng, kênh phân
phối và quy mô đặt hàng (doanh thu bán
hàng, chi phí hàng bán, chi phí khác, lãi
ròng).
• Giải trình các loại chi phí (tổng chi phí,
trong đó: lương, tiền thuê, vật tư phụ) theo
các hoạt động marketing chức năng
(quảng cáo, bán hàng,...).
• Phân bổ chi phí các hoạt động marketing
chức năng theo các kênh phân phối.
• Chuẩn bị báo cáo lời - lỗ cuả từng kênh
phân phối (doanh thu bán hàng, chi phí
hàng bán, chi phí khác, lãi ròng).
• Xác định các biện pháp điều chỉnh cần
thiết nhằm nâng cao khả năng sinh lời,
trên cơ sở các kết quả phân tích ở các
bước trên.
10.2.3 Kiểm tra hiệu suất
9.2.3.1 9.2.3.2
9.2.3.3 9.2.3.4
Hiệu suất của
khuyến mại
Hiệu suất của lực
lượng bán hàng
Hiệu suất của
quảng cáo
Hiệu suất của phân
phối sản phẩm
10.2.4 Kiểm tra chiến lược
Các doanh nghiệp thường sử dụng hai
công cụ để đánh giá chiến lược Marketing
là đánh giá hiệu quả Marketing và kiểm tra
Marketing.
10.2.4.1 Đánh giá hiệu quả Marketing
Hiệu quả Marketing của một doanh nghiệp
được phản ánh qua mức độ nó thể hiện
năm tính chất chủ yếu của định hướng
Marketing
• Triết lý về khách hàng
• Tổ chức Marketing tổng hợp
• Thông tin Marketing chính xác
• Định hướng chiến lược
• Hiệu suất hoạt động
10.2.4.2 Kiểm tra Marketing
Kiểm tra Marketing được thực hiện đối với
tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt bắt buộc
thực hiện đối với những doanh nghiệp có
kết quả đánh giá hiệu quả Marketing
không tốt.
Kiểm tra Marketing là việc kiểm tra định kỳ,
độc lập, toàn diện môi trường Marketing, mục
tiêu, chiến lược và hoạt động của một doanh
nghiệp, hay đơn vị kinh doanh, nhằm xác
định những lĩnh vực có vấn đề và những cơ
hội, và đề xuất một kế hoạch hành động
nhằm nâng cao thành tích Marketing của
doanh nghiệp.
Hoạt động kiểm tra Marketing phải đảm
bảo bốn yêu cầu cơ bản là:
• Tính độc lập
• Tính toàn diện
• Tính hệ thống
• Tính định kỳ
Kiểm tra Marketing bao gồm:
• Kiểm tra môi trường Marketing
• Kiểm tra chiến lược Marketing
• Kiểm tra tổ chức Marketing,
• Kiểm tra các hệ thống Marketing
• Kiểm tra năng suất Marketing
• Kiểm tra chức năng Marketing.
L/O/G/O
www.themegallery.com
Thank You!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_10_to_chuc_thuc_hien_va_kiem_tra_345.pdf