Bài giảng Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1. Làm thủ tục NK theo quy định của Nhà nước;
2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu khâu thanh toán;
3. Thuê phương tiện vận tải;
4. Mua bảo hiểm;
5. Làm thủ tục hải quan;
6. Nhận hàng;
7. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu;
8. Khiếu nại;
9. Thanh toán;
10. Thanh lý hợp đồng.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/4/2015
1
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
Trương Văn Khánh
Trẩm Bích Lộc
1
I. Các nhân tố tác động đến quy trình tổ chức
hợp đồng xuất nhập khẩu
II. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
III.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2
NỘI DUNG
I. Các nhân tố tác động đến quy trình tổ
chức hợp đồng XNK
3
9/4/2015
2
II. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
4
1. Làm thủ tục XK theo quy định của Nhà nước;
2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu khâu thanh toán;
3. Chuẩn bị hàng hóa XK;
4. Kiểm tra hàng XK;
5. Làm thủ tục hải quan;
6. Thuê phương tiện vận tải;
7. Giao hàng cho người vận tải;
8. Mua bảo hiểm cho hàng XK;
9. Lập bộ chứng từ thanh toán;
10. Khiếu nại
11. Thanh lý hợp đồng
II. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
5
2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu khâu
thanh toán
2.1. Thanh toán bằng L/C:
II. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
6
2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu khâu
thanh toán
2.2. Thanh toán bằng CAD
2.3. Thanh toán bằng TT trả trước
2.4. Các hình thức khá.
9/4/2015
3
7
4. Kiểm tra hàng XK
Quy trình giám định hàng hóa gồm các bước sau:
Nộp yêu cầu giám định: Hồ sơ gồm:
Giấy yêu cầu giám định
Hợp đồng + Phụ kiện hợp đồng (nếu có)
L/C và tu chỉnh L/C (nếu có)
Cơ quan giám định tiến hành giám định HH tại hiện trường:
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm
Cơ quan giám định thông báo kết quả và cấp giấy chứng
nhận tạm thời để làm thủ tục Hải quan (nếu có yêu cầu)
Kiểm tra vệ sinh hầm hàng (xuất gạo, nông sản,...)
Giám sát quá trình xuất hàng: tại nhà máy/hiện trường,...
Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức.
8
5. Làm thủ tục hải quan (4 bước)
B1: Bao gồm các công việc sau:
Người khai báo tự kê khai hàng XNK theo mẫu Hải Quan;
Căn cứ biểu thếu XNK, GTGT, biểu giá tính thuế của Bộ Tài chính,
Tổng cục Hải Quan để tự áp dụng mã số tính thuế cho HH của
mình Tự tính thuế XNK, VAT của HH.
B2: Bao gồm các công việc chủ yếu sau:
Hải Quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kê khai HH XNK, kiểm tra hồ
sơ và đóng dấu để xác định thời điểm tính thuế HH.
Dựa trên kết quả tính thuế của người tự khai, Hải Quan sau khi
kiểm tra sẽ ra thông báo thuế (có 2 TH).
B3: Kiểm hóa theo luồng hàng. Ở bước này, nhân viên hải quan
thực hiện kiểm hóa và giám sát giải phóng hàng
B4: DN XNK nộp thuế sau khi hải quan đã thực hiện kiểm tra
khai báo hải quan của DN và đã thực hiện xử lý vi phạm (nếu
có)
9
6. Thuê phương tiện vận tải
Tùy điều kiện cơ sở giao hàng để quyết định người XK hay người
NK sẽ thuê phương tiện vận tải;
Tùy từng trường hợp cụ thể, người XK lựa chọn 1 trong các
phương thức thuê tàu sau:
Phương thức thuê tàu chợ;
Phương thức thuê tàu chuyến;
Phương thức thuê tàu định hạn: Thuê tàu định hạn là chủ tàu cho
người thuê tàu con tàu để sử dụng vào mục đích chuyên chở HH
hoặc cho thuê lại trong thời gian nhất định. Chủ tàu có trách nhiệm
chuyển giao quyền sử dụng chiếc tàu cho người thuê và đảm bảo
“Khả năng đi biển” của chiếc tàu tronng suốt thời gian thuê. Còn
người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê và chịu trách nhiệm về
việc kinh doanh khai thác tàu. Sau khi hết thời gian thuê phải trả
cho chủ tàu trong tình trạng kỹ thuật tốt tại cảng và trong thời gian
quy định.
9/4/2015
4
10
7. Giao hàng cho người vận tải
Giao bằng đường biển (hình thức chủ yếu): Chủ hàng hay người
XK thường phải làm những việc sau:
Lập bảng kê hàng chuyên chở gồm các nội dung chủ yếu như:
consignee, mark, B/L number, description of cargoes, number of
packages, gross weight, name port of destination,... Trên cơ sở đó
khi lưu cước hãng tàu lập S/O (shipping order) và sơ đồ xếp hàng
lên tàu (cargo plan or stowage plan) làm căn cứ để cảng xếp thứ tự
gởi hàng, để tính các chi phí liên quan. Thông thường Cargo plan
không trực tiếp giao cho chủ hàng nhưng chủ hàng vẫn có quyền
yêu cầu xem Cargo plan để biết HH của mình được sắp xếp đúng
yêu cầu chưa, nếu chưa thì có quyền yêu cầu thay đổi.
Việc giao hàng, xếp hàng lên tàu do cảng đảm nhận; và chủ hàng
chịu chi phí. Nhưng các chủ hàng nên cử nhân viên giao nhận luôn
có mặt tại hiện trường để theo dõi, giám sát, nắm chắc số lượng
hàng đã được xếp xuống tàu và giải quyết kịp thời những vướng
mắc phát sinh.
11
7. Giao hàng cho người vận tải
Giao bằng đường biển (hình thức chủ yếu): Chủ hàng hay người
XK thường phải làm những việc sau:
Sau khi hàng đã được xếp lên tàu xong, chủ hàng được cấp “Biên
lai thuyền phó” (Master’s receipt) xác nhận hàng đã nhận xong,
gồm: số kiện, ký mã hiệu, tình trạng hàng đã bốc lên tàu, cảng
đến,...
Trên cơ sở “Biên lai thuyền phó”, chủ hàng sẽ đổi lấy “Bill of
Lading”, điều quan trọng là lấy được “Clean B/L”
Giao bằng đường hàng không hoặc ô tô: Người XK sau khi ký
HĐ vận chuyển, giao hàng cho người vận chuyển, cuối cùng lấy
vận đơn.
Giao hàng bằng đường sắt: Người XK hoặc giao hàng cho đường
sắt (nếu là hàng lẻ) hoặc đăng ký toa xe, bốc hàng lên toa xe rồi
giao cho đường sắt (nếu hàng là nguyên toa) và cuối cùng nhận vận
đơn đường sắt.
12
9. Lập bộ chứng từ thanh toán
Khi lập bộ chứng từ thanh toán bằng L/C cần lưu ý:
Tất cả các chứng từ phải tuân theo đúng các yêu cầu của L/C về:
số bảng, mô tả HH, thời hạn lập, ghi ký mã hiệu số lượng HH,
ngày cấp,...
Nếu vận đơn là loại ký hậu để trống thì người gửi hàng phải ký
hậu vận đơn trước khi chuyển giao cho ngân hàng;
Nếu HH gửi lên tàu vượt quá số lượng quy định trong L/C thì
nhà XK phải tham khảo ý kiến nhà NK trước khi gửi, trên cơ sở
được sự chấp nhận của nhà NK mới giao hàng. Khi lập bộ chứng
từ thanh toán cần 2 bộ như sau:
Một bộ hoàn toàn phù hợp với L/C để thanh toán theo phương
thức tín dụng chứng từ;
Bộ thứ hai cho lượng HH dư ra và sẽ thanh toán theo D/A, D/P,
hoặc TT,...
9/4/2015
5
III. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
13
1. Làm thủ tục NK theo quy định của Nhà nước;
2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu khâu thanh toán;
3. Thuê phương tiện vận tải;
4. Mua bảo hiểm;
5. Làm thủ tục hải quan;
6. Nhận hàng;
7. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu;
8. Khiếu nại;
9. Thanh toán;
10. Thanh lý hợp đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_to_chuc_thuc_hien_hd_xnk_sv_2038.pdf