Bài giảng Thuế tài nguyên
Các trường hợp giá tính thuế được căn cứ vào giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định:
Tổ chức, cá nhân khai thác TN nhưng không bán
Tổ chức, cá nhân khai thác TN nhưng không chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách, chứng từ kế toán
Tổ chức, cá nhân nộp thuế TN theo phương pháp ấn định hoặc trường hợp loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng do quy trình sàng tuyển, tiêu thụ qua nhiều khâu nên không có đủ căn cứ để xác định giá bán ra thị trường.
9 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thuế tài nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7 THUẾ TÀI NGUYÊN KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ I. Khái niệm Thuế tài nguyên là thuế gián thu đánh vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. II. Đối tượng nộp thuế Tất cả các tổ chức, cá nhân có khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước Việt Nam ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ Tài nguyên khoáng sản kim loại Tài nguyên khoáng sản không kim loại Dầu thô Khí thiên nhiên Sản phẩm của rừng tự nhiên Hải sản tự nhiên Nước thiên nhiên Yến sào thiên thiên Tài nguyên thiên nhiên khác PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ(1) Sản lượng tài nguyên chịu thuế là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ(3) Giá tính thuế Giá tính thuế TN là giá bán đơn vị sản phẩm TN của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế GTGT. Trường hợp TN chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau: Giá bán thực tế trên thị trường khu vực trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh của đơn vị sản phẩm TN cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định; PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ(4) Trường hợp TN khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán ĐV của từng chất và hàm lượng của từng chất trong TN nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định. Ví dụ: Công ty A khai thác quặng tại mỏ đồng. Theo Giấy phép khai thác và hồ sơ thiết kế khai thác TN đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và tỷ lệ TN đã được kiểm định đối với từng chất trong quặng đồng khai thác như sau: đồng: 60%; bạc: 0,2%; thiếc: 0,5%. Giá tính thuế ĐV TN nguyên chất do UBND cấp tỉnh quy định đối với đồng là 8.000.000 đ/tấn, bạc là 600.000.000 /tấn và thiếc là 40.000.000 đ/tấn. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ(5) Giá tính thuế đơn vị tài nguyên của từng chất được xác định như sau: Quặng đồng: 60% x 8.000.000 đ/tấn = 4.800.000 đ/tấn Quặng bạc: 0,2% x 600.000.000 đ/tấn = 1.200.000 đ/tấn Quặng thiếc: 0,5% x 40.000.000 đ/tấn = 200.000 đ/tấn Căn cứ giá tính thuế đơn vị TN của từng chất có trong quặng đồng, tổng sản lượng quặng đồng khai thác để xác định tổng giá tính thuế TN của từng chất trong quặng và áp dụng mức TS thuế TN của từng chất tương ứng. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ(6) Đối với nước thiên nhiên dùng cho thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân. Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu đơn vị sản phẩm tài nguyên (FOB) Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ(7) Các trường hợp giá tính thuế được căn cứ vào giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định: Tổ chức, cá nhân khai thác TN nhưng không bán Tổ chức, cá nhân khai thác TN nhưng không chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách, chứng từ kế toán Tổ chức, cá nhân nộp thuế TN theo phương pháp ấn định hoặc trường hợp loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác nhưng do quy trình sàng tuyển, tiêu thụ qua nhiều khâu nên không có đủ căn cứ để xác định giá bán ra thị trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chapter_7_8657.ppt