4.3.3. Máy trộn
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau. nhưng cơ bản phải có 5 bộ phận chủ yếu: "động cơ,
bánh lăn, hệ thống ống cuốn, nơi tă vào & nơi tă ra".
- Nguyên lí làm việc: cho động cơ hoạt động truyền động qua dây cua roa
đến bánh lăn gắn với trục quay có hệ thống ống cuốn đổ tă vào tă được đưa vào
ruột cuốn đi lên đỉnh & rơi tung tóe. Cứ thế trộn đều khoảng 10-20', ta mở khóa để tă
ra ngoài.
- Công dụng: trộn thật đều các loại tă để tạo một hỗn hợp.
- Các loại máy: có nhiều kiểu khác nhau, công suất khác nhau, thường dùng
loại máy sấy chạy điện; loại máy trộn thông dụng (400-700kg/lần , 15-20' sẽ đều =>
công suất 3.000-5.600 kg/ngày).
116 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thức ăn vật nuôi - Lê Văn An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khoáng, vitamin & nước.
● Nhu cầu Năng lượng
Ví dụ:
Một con bò thể trọng 500 kg, sức kéo 60 kgf, di chuyển trên đoạn đường dài
4.000 m. Hỏi tổng năng lượng của con bò này khi làm việc cần bao nhiêu? Biết rằng
năng lượng dùng vào duy trì của nó là 3 đơn vị thức ăn & 1 kcal = 425 kgm.
Giải
Công mà con bò đã thực hiện được: W = 60 kgf x 4.000 m = 240.000 kgm
Cứ 1 kcal = 425 kgm Vậy năng lượng con bò cần để thực hiện công: 1 kcal x
240.000 : 425 = 564,71 kcal
Ecung cấp = Eduy trì + Elàm việc
Eduy trì = 1.414 kcal x 3 = 4.242 kcal (vì 1 ĐVYM của Nga = 1.414 kcal)
Elàm việc = 4 Esản sinh công = 4 x 564,71 kcal = 2258,84 kcal
Ecung cấp = 4.242 kcal + 2258,84 kcal = 6500,84 kcal = 4,6 ĐVTA
● Nhu cầu protein: cần tỉ lệ dinh dưỡng khẩu phần = 9/1 - 11/1 (tỉ lệ dinh dưỡng =
chất o Nt/h/proteint/h). Để tham gia trao đổi chất, đảm bảo tiêu hóa, chuyển hóa năng
lượng trong các chất dinh dưỡng thành công & tu bổ cơ thể.
● Nhu cầu khoáng & vitamine: vật nuôi làm việc cần nhiều khoáng & vitamine hơn
bình thường vì:
- Lúc làm việc vật nuôi mất nhiều mồ hôi, trong đó có nhiều khoáng.
- Lúc cơ làm việc có nhiều hệ men tham gia, trong đó thường chứa chất khoáng
(Fe, P...) & vitamine nhóm B.
● Nhu cầu nước: cần cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi làm việc. Tốt nhất là cho
vật nuôi uống nước tự do.
► Những nhân tố ảnh hưởng:
Ecung cấp = Eduy trì + Elàm việc
Elàm việc = 4 Esản sinh công
78
- Loài, giống vật nuôi khác nhau thì hiệu suất làm việc sẽ khác nhau. Ngựa có
khả năng làm việc tốt hơn các loài vật nuôi khác.
- Thể trọng vật nuôi càng lớn thì khả năng làm việc càng tốt
- Cấu tạo cơ thể: vật nuôi có cấu tạo cơ thể tốt thì khả năng làm việc tốt
- Huấn luyện, chăm sóc, quản lí.. cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của
vật nuôi.
5.1.3.4. Vật nuôi tiết sữa
► Đặc điểm:
● Sữa được tạo thành từ các tế bào sữa của tuyến vú thông qua huyết tương ở
hệ thống mao mạch phân bố dày đặc tại các tế bào sữa, tuân theo hiện tượng khuếch
tán, thẩm thấu chọn lọc phức tạp.
● Muốn tạo 1 kg sữa trung bình cần 500- 600 lít huyết tương đi qua tuyến vú.
Dầu vậy, thành phần sữa hoàn toàn khác với thành phần huyết tương.
● Bản chất của quá trình tạo sữa là do hoạt động của thần kinh- thể dịch, trong
đó thần kinh đóng vai trò chủ yếu.
- Thần kinh: khi bị kích thích (nghe, thấy, xoa bóp, bú, vắt sữa...) luồng thần kinh
theo đường cảm giác tủy sống vùng dưới đồi thùy trước tuyến yên kích thích
tiết prolactin.
- Thể dịch: sau khi trứng rụng, hình thành thể vàng tiết progesterol máu
tuyến yên kích thích tiết prolactin máu kích thích tuyến vú phát triển.
● Thành phần sữa gồm: nước, đường, đạm, mỡ, khoáng, vitamine, men,
phosphatit, các acid hữu cơ & vô cơ... tất cả ở dạng dễ tiêu.
● Mỗi loại vật nuôi có thành phần sữa khác nhau. Theo Roeder
Vật nuôi Chất khô (%) Lipid (%) Protein (%) Lactoza (%) Khoáng (%)
Trâu 17,31 7,87 5,68 4,52 0,76
Bò 12,40 3,40 3,50 4,00 0,75
Dê 13,12 4,07 3,76 4,44 0,85
Cừu 16,43 6,18 5,15 4,17 0,85
Ngựa 09,82 1,60 2,50 6,10 0,50
Heo 17,42 7,00 5,50 4,00 0,90
Chó 20,80 8,50 7,40 3,70 1,20
79
Thỏ 32,20 16,00 12,00 2,00 2,20
Chuột 32,00 15,00 12,00 3,00 2,00
► Nhu cầu dinh dưỡng: vật nuôi tiết sữa cần nhiều chất dinh dưỡng để duy trì tạo sữa
& phục hồi sức khỏe.
● Protein
- Cần gấp 1,4 - 1,6 lần so với lượng protein trong sữa.
- Không nên cung cấp thiếu hoặc thừa protein vì:
Nếu thiếu lượng sữa tiết ít, cơ thể hao mòn, suy nhược.
Nếu thừa hàm lượng chất phi protein & N chưa được tiêu hóa hết => tăng
dần trong máu => trúng độc, xuất hiện bệnh lí & tăng tải trọng cho thận.
- Trong sữa heo có 6% protein =>
● Lipid
Cần 2,7% - 6%, đó là các hợp chất este phức tạp của glicerin & acid béo.
● Glucid glucid khó thiếu trong tă.
Không quan trọng bằng lipid & protein vì:
lipid & protein cũng có thể chuyển thành
glucoza nên không thiếu được.
Nếu thiếu glucid glucoza trong máu giảm; lactoza trong sữa giảm, sản
lượng sữa giảm.
● Vitamin nhóm B
- Có quan hệ đến trao đổi protein & glucid. Nếu thiếu vitamine nhóm B tính
thèm ăn giảm, lượng sữa giảm, lượng vitamin trong sữa thấp.
- Rau xanh, thức ăn hạt, thức ăn củ quả có hàm lượng vitamine nhóm B khá
lớn, đủ để cung cấp cho vật nuôi tiết sữa. Động vật nhai lại có thể tự tổng hợp; ngựa,
heo cũng có khả năng nầy nhưng không đáng kể.
● Khoáng: Cần chú ý trong các loại thức ăn.
5.1.3.5. Vật nuôi sinh sản
◘ Vật nuôi đực giống
proteinsữa = 0,06 x lượng sữa tiết/ngày
80
► Đặc điểm: mức độ nuôi dưỡng tốt, xấu ảnh hưởng lớn đến "tính hăng & phẩm chất
tinh dịch" của con đực.
- Tính hăng của con đực chịu chi phối trực tiếp của ktt testosterol & hệ thần
kinh.(hệ thần kinh & LH của tuyến yên tác động tế bào kẽ của tinh hoàn => kích
thích tố testosterol, nhưng cường độ hoạt động của tuyến yên có liên quan đến dinh
dưỡng vật nuôi. Vì vậy, nếu cho ăn đủ chất dinh dưỡng: đạm, khoáng, vitamin... =>
phản xạ sinh dục mạnh, tính hăng cao, thời gian giao phối kéo dài).
- Phẩm chất tinh dịch của con đực liên quan đến dinh dưỡng thông qua: số
lượng, chất lượng tinh dịch; mật độ tinh trùng; hoạt lực; sức kháng.. Dinh dưỡng
tuyến yên FSH máu tinh hoàn kích thích ống sinh tinh => tinh trùng.
► Nhu cầu dinh dưỡng:
● Protein: là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với đực giống (cần 15% protein
của khẩu phần). Nếu thiếu protein trong khẩu phần thì cân bằng N bị phá vỡ, cơ thể
phải huy động protein trong cơ & gan để tổng hợp protein trong các tế bào sinh dục
đực, do đó con vật gầy nhanh, phẩm chất tinh dịch kém, tỉ lệ thụ tinh & sức sống đời
con giảm. Nếu khẩu phần ăn quá nhiều protein cũng không tốt vì làm cho số lượng
tinh trùng ít, sức hoạt động tinh trùng giảm, thậm chí không có tinh trùng.
● Khoáng: con đực cần: Ca, P, Na, K, Fe, Cu, Co, Mn, I, Zn
- Ca, P: liên quan đến phát triển xương, thể chất, tác động giao phối. Thiếu Ca
tuyến sinh dục phát triển không bình thường, ảnh hưởng lượng & chất tinh dịch.
Thiếu P thì sút cân, tính hăng giảm, tinh trùng hoạt động yếu.
- Na, Cl: liên quan đến dẫn truyền thần kinh. Nếu thiếu thì phản xạ sinh dục
của con vật kém, ảnh hưởng giao phối.
● Vitamine: con đực cần vit. A, D, E vì có liên quan đến phát triển bộ xương, hoạt
động cơ bắp, thể chất, sức khỏe vật nuôi, phẩm chất tinh dịch & sự thành thục của
tinh trùng.
● Năng lượng: con đực cần năng lượng để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cơ thể &
giao phối.
◘ Vật nuôi cái giống
81
► Đặc điểm: mức độ nuôi dưỡng tốt, xấu ảnh hưởng nhiều đến: "thời gian thành thục
sinh dục, khả năng thụ thai, sự phát triển bào thai, khả năng tiết sữa & phục hồi sau
khi đẻ".
- Thành thục sinh dục: tuyến yên tiết FSH buồng trứng, kích nang trứng
phát triển estrogen động dục. Khi khẩu phần ăn thiếu protein hoặc một acid
amin nào đó thì hoạt động tuyến yên giảm nên FSH tiết ít, do đó động dục sẽ không
bình thường hoặc mất đi.
- Chu kỳ tính: nếu thức ăn thiếu protein, khoáng, vitamine thì chu kỳ tính kéo
dài, nang noãn thành thục chậm, thậm chí bị teo đi. Nếu nuôi dưỡng kém, vật nuôi cái
chậm lớn, chậm hoặc mất tính động dục, trứng rụng ít, thụ thai kém, sữa tiết ra ít, chất
lượng sữa kém, thai phát triển chậm, kéo dài, con đẻ ra nhỏ, yếu, còi cọc, khó nuôi về
sau, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau khi nuôi con & thay đổi chu kỳ động dục.
Vì vậy, ta phải cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi cái giống, đặc biệt là
protein, khoáng, vitamin & năng lượng.
► Nhu cầu dinh dưỡng:
● Protein: để cấu tạo cơ thể, bào thai, tạo sữa, phục hồi sức khỏe & động dục lại. Thí
nghiệm chứng minh rằng: vật nuôi mang thai lượng protein tích lũy gấp 1,5 - 2 lần so
với vật nuôi không mang thai.
chỉ tiêu
vật nuôi
Thời gian chửa kỳ Nhu cầu protein > duy trì
I (ngày) II (ngày) I (%) II (%)
Heo 84 30 32 50
Bò 180 90 17 40
Nhu cầu protein: heo nái chửa cần 12%; heo nái nuôi con cần 16%; gà mái đẻ
cần 15% protein trong khẩu phần.
● Khoáng: con cái giống cần: Ca, P, Na, I, Mn, Fe, Cu để giúp xương, thai phát triển;
tạo máu & tích lũy. Nhu cầu tùy loài, giống, tuổi, khả năng sản xuất của vật nuôi.
Ví dụ:
- Heo cần 0,6% Ca; 0,5% P so với khối lượng vật chất khô trong khẩu phần.
- Bò cần 0,12% Ca; P cần nhiều hơn. Nếu thiếu bò sinh sản kém.
- Gà mái cần 2,75% Ca ; 0,6% P.
● Vitamine: vật nuôi cái cần vitamine A, D & nhóm B vì:
82
- Vit. A: giúp niêm mạc bình thường, cố định thai nhi, liên quan đến sinh
trưởng.
- Vit. D: giúp hấp thu Ca, P; cấu tạo bào thai; xương.
- Vit. nhóm B: liên quan đến sinh trưởng, sinh sản vật nuôi cái giống.
Nếu thiếu các loại vitamine này thai hình thành không hoàn toàn, đẻ non, con
yếu, xương phát triển kém hoặc chết.
● Năng lượng: nói chung, giai đoạn đầu mang thai cần cung cấp năng lượng > năng
lượng duy trì chút ít. Giai đoạn sau cung cấp năng lượng > năng lượng duy trì 15 -
20%.
Ngoài ra, vật nuôi sinh sản cần chú ý đến các chất dd khác như glucid, nước.
Ví dụ:
- Nhu cầu glucid ở heo nái giống, nái chửa 58- 66% khối lượng khẩu phần; heo
nái nuôi con cần 56 - 64% khối lượng khẩu phần.
- Nhu cầu nước: heo nái chửa cần 5-8 lít/ngày; heo nái nuôi con cần 15-20
lít/ngày.
5.2. Tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn của vật nuôi
5.2.1. Tiêu chuẩn ăn
► Là nhu cầu các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày đêm.
► Phương pháp tính nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi.
● Tính nhu cầu năng lượng
- Tính Eduy trì: năng lượng duy trì là năng lượng tối thiểu được con vật sử dụng
ở trạng thái duy trì.
Công thức tính
- Tính Esản xuất: tùy loại vật nuôi mà cách tính khác nhau.
Công thức tính đối với heo
Công thức tính đối với gà
Ecung cấp = Eduy trì + Esản xuất
Eduy trì = 0,5 MjDE x P0,75
■ Esản xuất cho 1kg nạc = 15 MjDE x Lượng nạc tăng/ngày (kg)
■ Esản xuất cho 1kg mỡ = 50 MjDE x Lượng mỡ tăng/ngày (kg)
■ Esản xuất cho 1kg sữa = 8,8 MjDE x Lượng sữa tiết/ngày (kg)
■ ET0C = 0,0016 MjDE/P0,75 (kg) = 0,0016 x t0C x P0,75 (kg)
■ Elàm việc = 4 Esản sinh công
83
Công thức tính đối với gà
● Tính nhu cầu protein
- Protein duy trì
- Protein sản xuất:
Gọi X: sản lượng sữa tiết/ngày
Gọi Y1: tăng trọng nạc (heo)/ngày
Gọi Y2: tăng trọng nạc (gà)/ngày
Gọi Z: sản lượng lông (gà)/ngày =>
Trong sữa heo có 6% protein
Trong thịt nạc heo có 22% protein
Trong thịt nạc gà có 18% protein
Trong lông gà có 82% protein
Chú ý:
- Gà 3 tuần: bộ lông chiếm 4% trọng lượng
- Gà ≥ 4 tuần: bộ lông chiếm 7% trọng lượng
- Hiệu suất lợi dụng thức ăn protein phụ thuộc loại tă & loài, giống, lứa tuổi
của đv.
Ví dụ: gà Broiler: 64% ; các loại gà nói chung: 55% .
● Tính nhu cầu các chất khác như: khoáng, vitamine... để xác định tiêu chuẩn ăn
chính xác cho từng loài, giống, lứa tuổi vật nuôi rồi chuyển các loại thức ăn trên thành
đơn vị thức ăn (ĐVTA).
5.2.2. Khẩu phần ăn
► Là một hỗn hợp thức ăn thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
Ví dụ:
proteindt = P (kg) x hệ số proteinduy trì
proteindt = P (kg) x %proteincơ thể x %proteinchu chuyển x %proteinmất đi
proteindt(heo) = P (kg) x 0,15 x % proteincc x 0,06
proteindt(gc) = P (g) x 0,0016 : HSLDTA proteingc
proteinsx sữa(heo) = 0,06 x X
proteinsx nạc(heo) = 0,22 x Y1
proteinsx nạc(gà) = 0,18 x Y2
proteinsx lông(gà) = 0,82 x Z
■ Gà 0 - 4 tuần tuổi: ME (kcal/ngày) = 128,5 x P0,75(g) + 2,5 x tăng trọng (g/ngày)
■ Gà 4 - 7 tuần tuổi: ME (kcal/ngày) = 128,5 x P0,75(g) + 3,8 x tăng trọng (g/ngày)
84
- Tiêu chuẩn ăn cho heo thịt 60-80 kg, tăng trọng 600 g/ngày là: 700 kcal ME;
224 g protein tiêu hóa; 16 g Ca; 13 g P; 40 g NaCl...
- Khẩu phần ăn: 1,76 kg gạo; 0,3 kg khô lạc; 2,8 kg rau xanh; 54 g bột sò; 40 g
muối...
► Phương pháp lập khẩu phần thức ăn cho vật nuôi.
● Nguyên tắc:
- Nguyên tắc khoa học: khẩu phần ăn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn ăn & cân đối
chất dinh dưỡng. Khối lượng khẩu phần ăn phải phù hợp với sức chứa của bộ máy
tiêu hóa của vật nuôi.
- Nguyên tắc kinh tế: khẩu phần ăn phải có giá càng rẻ càng tốt.
● Yêu cầu:
- Nắm được nguồn tă hiện có ở địa phương, ở cơ sở sản xuất. Đem phân tích để
biết TPHH, TLTH, xác định GTDD, biết giá thành sản phẩm.
- Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của từng loài, giống, tuổi vật nuôi.
- Lưu ý phối hợp nhiều loại thức ăn thì GTDD hỗn hợp tăng; không thêm vào
những tă nhiều nước, nhiều xơ sẽ ảnh hưởng đến khẩu phần; qui tròn số phù hợp; tính
giá thành càng rẽ càng tốt.
● Các bước tiến hành khi lập khẩu phần thức ăn: có 3 bước
- Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi.
- Lựa chọn thức ăn để lập khẩu phần, nắm TPHH, GTDD, giá thành.
- Tiến hành lập khẩu phần theo một trong 3 phương pháp sau đây: phương
pháp lập phương trình đại số; phương pháp hình vuông Pearson; phương pháp lập
khẩu phần trên máy tính theo các chương trình phần mềm khác nhau như: NRC (Mỹ);
Uffda; Ultramix.
Lưu ý:
1. Đơn vị tính:
1 Mcal = 1.000 kcal = 1.000.000 calo
1 Mj = 1.000 kj = 1.000.000 joule
1 cal = 4,184 j => 1 joule = 0,23 cal
1 ĐVTAVN = 2.500 kcal ME
1mg caroten = 500 UI vitamine A
85
2. Tiêu chuẩn ăn (nhu cầu dinh dưỡng) của đv thường ổn định tương đối.
3. Khẩu phần ăn của động vật thường thay đổi nhiều.
Câu hỏi
1. Thế nào là vật nuôi sản xuất? Hãy cho biết những chất dinh dưỡng cơ bản cần cho
từng loại vật nuôi sản xuất?
2. Thế nào là tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn? Trình bày các phương pháp lập khẩu phần
ăn cho vật nuôi.
3. Cách tính nhu cầu về năng lượng & protein cho các loại heo? Cho ví dụ.
4. Cách tính nhu cầu thức ăn cho vật nuôi tăng trọng hàng ngày.
------------------------------0o0-------------------------------
86
Phần B. THỰC HÀNH
Bài 1. NHẬN BIẾT, PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CÁC LOẠI
THỨC ĂN THƯỜNG DÙNG TRONG CHĂN NUÔI (4 tiết)
Mục tiêu
Sinh viên nhận biết, phân biệt, phân loại, đánh giá được chất lượng các loại
thức ăn chăn nuôi trong thực tế- làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lí thức ăn cho từng
loại vật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.
1.1. Chuẩn bị
1.1.1. Các loại thức ăn, dạng thức ăn, nhóm thức ăn như
● Loại thức ăn
- Thức ăn đơn như: ngô, cám, tấm, mì, đậu, cá, khô dầu, thịt, xương, sữa
- Thức ăn hỗn hợp như: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn hỗn hợp đậm đặc,
thức ăn hỗn hợp bổ sung...
● Dạng thức ăn
- Dạng nguyên thủy (hạt, củ, quả, thân, lá...)
- Dạng bột, bánh, viên
● Nhóm thức ăn
- Cung năng lượng
- Cung protein, khoáng, vitamine
- Nước
- Bổ sung
1.1.2. Dụng cụ
- Cân đồng hồ
- Ống đong 1.000 ml
- Khay men 32 x 45 cm
- Que gạt, thìa canh
- Thẩu đựng thức ăn
1.1.3. Chia nhóm (4 nhóm, mỗi nhóm 4-6 sv)
1.2. Thực hành
87
● Học viên trong nhóm tự nhận định & đánh giá phẩm chất các loại thức ăn hiện có
bằng cách dùng một hoặc nhiều giác quan kết hợp như:
- Mắt để quan sát thức ăn
- Mũi để ngửi thức ăn
- Lưỡi để nếm thức ăn
- Tay để bóp thức ăn
Qua đó có thể phân biệt loại thức ăn, dạng thức ăn, nhóm thức ăn, đánh giá
được màu sắc, mùi vị, độ bóng, độ mịn, phẩm chất thức ăn tốt hay xấu & biết cách
chế biến, sử dụng thức ăn hợp lí.
● Học viên trong nhóm cùng đo tỉ lệ hạt lép, hạt hỏng, khối lượng riêng của từng loại
thức ăn.
- Phương pháp đo tỉ lệ hạt lép, hạt hỏng:
Lấy ngẫu nhiên 2 kg hạt, dàn mỏng trên khay men, chia làm 4 phần theo đường
chéo của khay. Lấy ra 2 phần rồi cân, ghi lại khối lượng hạt.
Tách các hạt lép, hạt hỏng (sâu mọt, mốc), cân từng loại. Tính tỉ lệ hạt lép, hạt
hỏng theo công thức:
( )% 100( )
( )% 100( )
Khoiluonghatlep ghatlep x
Khoiluonghatkhaosat g
Khoiluonghathong ghathong x
Khoiluonghatkhaosat g
- Phương pháp đo khối lượng riêng:
Lấy ngẫu nhiên một lượng thức ăn (lúa, bắp, bột đậu, bột cá, cám, tấm),
dùng thìa đưa thức ăn vào ống đong theo từng lớp cho đến khi thức ăn đầy đến vạch
1.000 ml, dùng que gạt ấn nhẹ, đổ ra cân xác định khối lượng. So sánh với khối lượng
riêng tiêu chuẩn của từng loại thức ăn. Nếu khối lượng riêng của thức ăn bằng khối
lượng riêng tiêu chuẩn là thức ăn loại tốt, nếu kém hơn là loại xấu.
Khối lượng riêng tiêu chuẩn của thức ăn
Thức ăn Khối lượng riêng
(g/lít)
Thức ăn Khối lượng riêng
(g/lít)
Ngô hạt 626 Bột cá 60 CP 562
Ngô nghiền 702-723 Đỗ tương cả vỏ 321
88
Tấm gạo 546 Đỗ tương bỏ vỏ 642
Cám gạo 351 Khô đỗ tương 594-610
Cám mì 209 Khô lạc 466
Bột sắn 533-552 Bột thịt- xương 594
● Thảo luận nhóm để thống nhất.
● Ghi vào bảng tường trình theo mẫu
- Họ và tên sv:
- Môn thực hành:
- Nhóm/lớp:
- Ngày thực hành:
Thức ăn Màu sắc Mùi vị Dạng tă Tỉ lệ hạt
lép (%)
Tỉ lệ hạt
hỏng (%)
Khối lượng
riêng (g/lít)
1.Ngô
2.Mì
3.Cám gạo
Ghi chú
1. Nếu lấy mẫu tă phải ghi vào nhãn những nội dung cơ bản sau:
- Tên thức ăn (tiếng Việt & tên khoa học)
- Ngày lấy mẫu
- Địa điểm lấy mẫu
- Thời gian tồn trữ trước khi lấy mẫu (nếu có)
- Người lấy mẫu
2. Nhãn của bao bì các loại tă trên thị trường thường ghi:
- Tên thức ăn
- Đơn vị sản xuất (lugo, tên)
- Trọng lượng
- Thành phần dinh dưỡng
- Hướng dẫn sử dụng
89
- Sổ đăng kí
- Ngày sản xuất
- Hạn dùng
- Chú ý (bảo quản, sử dụng)
- Địa chỉ, điện thoại
3. Xem các mẫu bao thức ăn chuẩn bị sẵn.
----------------------------0o0-----------------------------
90
Bài 2. DỰ TRỮ, CHẾ BIẾN MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN
CHO VẬT NUÔI (4 tiết)
Mục tiêu
- Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc chế biến, dự trữ các loại thức ăn
cho vật nuôi.
- Biết cách chế biến, dự trữ, sử dụng một số loại thức ăn thông thường.
2.1. Chuẩn bị
2.1.1. Vật liệu
- Bột bắp: 2 kg
- Bột đậu nành: 2 kg
- Cám gạo tốt: 2 kg
- Bánh dầu: 2 miếng
- Đất sét: 4 kg
- Muối: 2 kg
- Rơm khô: 100 kg
- Urê (loại 42-45%N): 4 kg
- Vôi tôi: 2 kg
- Đỗ tương: 5 kg
2.1.2. Hóa chất
- FeSO4
- CuSO4
- Acid citric
- Glucoza
2.1.3. Dụng cụ
- Cân: 01 cái
- Xô nhựa (loại 20 lít): 02 cái
- Chậu to: 01 cái
- Bình xịt nước có vòi: 01 cái
- Bao nilông 0,5 m2: 04 cái
- Bao nilông nhỏ (20 x 30 cm): 0,5 kg
- Dây buộc: 1 kg
91
- Bếp dầu: 01 cái
- Chảo: 01 cái
- Khay: 04 cái
- Cốc thủy tinh: 04 cái
- Đũa thủy tinh: 04 cái
- Chày, cối: 04 bộ
- Ống đong: 04 cái
2.1.4. Chuẩn bị hình vẽ
● Cấu tạo cơ bản của các loại máy chế biến thức ăn như: máy sấy, máy xay, máy trộn,
máy ép viên
● Một số loại máy chế biến thức ăn đa năng (trên internet): có thể liên hợp máy
- Máy sấy, xay, trộn, ép thức ăn
- Máy xay, nghiền, trộn, ép thức ăn
- Máy trộn, ép thức ăn
Cụ thể:
Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng – youtube (59’,07”)
Mô phỏng máy ép cám viên (0’,58” )
Máy ép viên cám cá (3’,04”)
Máy đùn cám viên (5’,17”)
Máy ép cám viên (3’,51”)
Máy đùn cám viên tự động cắt viên (3’,18”)....
2.1.5. Chia nhóm (4 nhóm, mỗi nhóm 4-6 sv)
2.2. Thực hành
● Học viên trong nhóm nghiên cứu, thảo luận cấu tạo & vận hành cơ bản của
các loại máy chế biến thức ăn nói trên.
● Cử một học viên trong nhóm nào đó đại diện lên trình bày. Các nhóm khác
theo dõi, góp ý bổ sung, thảo luận.
● Giảng viên nhận định, điều chỉnh và kết luận chung.
● Học viên thực hành chế biến một số loại thức ăn thường dùng cho vật nuôi
theo nhóm
2.2.1 Chế biến một số loại thức ăn cho bê nghé < 40 ngày tuổi
92
- Bột ngô (35%) + cám gạo (35%) + khô lạc (20%) + đậu nành (10%) + nước
(1 lít) cho bê uống
- Bột đậu nành (1 kg) + nước (6 lít) hấp cách thủy 700C trong 30’ để
nguội còn 300C cho bê uống
- Rơm khô (1 kg) + urê (0,04 kg) + nước (0,7-1 lít) cho vào bao nilông, nện
chặt, cột bao lại, ủ 1 tháng cho bê ăn.
- Rơm khô (1 kg) + rỉ mật (0,05 kg) + nước (0,01 lít) ủ 1 tháng cho ăn
- Ngô (1 kg) + rỉ mật (0,02-0,05 kg) ủ 1 tháng cho bê ăn
2.2.2 Chế biến một số loại thức ăn bổ sung khoáng cho heo
● Thức ăn bổ sung Fe cho heo:
- FeSO4: 40 g
- Acid citric: 2,1 g
- Đường trắng: 750 g
- Nước cất vđ: 1.000 ml
● Thức ăn bổ sung Fe- Cu cho heo:
- FeSO4: 2,5 g
- CuSO4: 1 g
- Nước cất vđ: 1.000 ml
● Làm đá liếm cho heo:
- Đất sét: 3 phần
- Vôi: 2 phần
- Muối ăn: 1 phần
Nắn thành cục, phơi khô, cho vào chuồng để heo gặm.
● Làm bánh khoáng cho heo:
- Đất sét (3 phần) + vôi (2 phần) + muối ăn (1 phần) hỗn hợp 1
- FeSO4 (10 phần) + CuSO4 (1 phần) hỗn hợp 2
Cứ 1 kg hh1 + 20 g hh2 nặn thành cục dày 5-6 cm, đường kính 30 cm
phơi khô đến khi có màu gạch non cho vào chuồng để heo con liếm.
2.2.3. Xử lí rơm bằng urê
- Urê & vôi hòa tan trong xô bằng nước sạch, thêm 2 xô, khuấy đều.
93
- Rải nilông ra sân gạch, xếp rơm khô thành từng lớp dày 20 cm, dùng xoa
hoặc bình tưới đều từ từ dung dịch vôi - urê lên rơm cho thấm đều, buộc kín, đặt nơi
khô ráo, sạch, tránh mưa nắng. Sau 2 tuần (mùa hè) hay 3 tuần (mùa đông) có thể lấy
rơm vừa đủ ra cho ăn, lấy xong buộc kín bao lại.
- Rơm ủ chất lượng tốt có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm
mềm.
2.2.4. Rang đậu nành & kiểm tra độ chín
● Cho 2,5 kg đậu nành vào chảo, đặt chảo lên lò đã đỏ lửa, rang đều cho đến khi có
mùi thơm, vàng đều, nếm thấy bùi là được.
● Kiểm tra độ chín của đậu nành bằng phương pháp “đo độ hòa tan của protein đậu
tương rang trong dung dịch KOH 0,2%” như bảng dưới đây:
Bảng tiêu chuẩn xác định độ chín của hạt đậu tương (theo Hiệp hội đậu tương
Mỹ, 1993)
Mức độ chín Độ hòa tan protein (%)
Đậu tương chưa chế biến 94- 100
Đậu tương chưa chín > 85
Đậu tương có độ chín tốt 75- 85
Đậu tương quá chín < 75
● Phương pháp xác định độ hòa tan của protein đậu nành xử lí nhiệt:
Cân 1,5 g đậu nành đã nghiền nhỏ, cho vào cốc nấu 250 ml, thêm 75 ml dung
dịch KOH 0,2%, khuấy đều trong 20’ ở nhiệt độ trong phòng 220C. Gạn lấy khoảng
50 ml dịch lỏng, li tâm ở tốc độ 1.200 vòng/phút trong 10’. Lấy 15 ml dịch trên ống li
tâm đem định lượng N theo phương pháp Kjeldalh.
Song song với việc xác định N hòa tan trong dung dịch KOH 0,2%, tiến hành
xác định N của đậu nành rang. Tính tỉ lệ % N tan trong dung dịch KOH 0,2% so với
tổng lượng N của đậu nành theo phương pháp Kjeldalh.
● Phương pháp định lượng Nitơ trong thức ăn theo phương pháp Kjeldalh:có 3 bước
- Chưng mẫu bằng acid H2SO4 cùng với chất xúc tác Hg & Se để chuyển tất cả N
của mẫu thành (NH4)2SO4 theo phản ứng: Protein + H2SO4 (NH4)2SO4
- Giải phóng NH3 khỏi phần chưng bằng cách thêm dư NaOH & cách cất thủy để
NH3 chuyển vào dung dịch acid boric theo các phản ứng:
94
(NH4)2SO4 + 2NaOH 2NH3 + Na2SO4 + 2H2O
NH3 + H3BO3 NH4 + H2BO3-
- Xác định NH3 giải phóng ra bằng cách chuẩn độ với HCl, dùng chất chỉ thị
bromocresol xanh da trời (hoặc xanh lá cây) trộn với methyl đỏ.
H2BO3- + H H3BO3
Chuẩn bị hóa chất:
- Chất xúc tác: CuSO4 (10 phần) + K2SO4 (100 phần) + Se (2 phần), tán nhỏ trộn
đều
- NaOH 35-40%
- Acid boric 4% (40 g/lít dung dịch)
- Chỉ thị: 0,1 g methyl đỏ + 0,1 g bromocresol trong 100 ml cồn etylic
- H2SO4 đậm đặc
- HCl 0,1N
Chuẩn bị dụng cụ:
- Hệ thống định lượng N kjeldalh (bình chưng, bình cất, bếp đun)
- Burette 25 ml
- Pipette 5 ml & 10 ml
- Ống đong 50 ml
- Cốc đốt
Cách tiến hành:
+ Chưng mẫu: cho vào bình chưng kjeldalh lần lượt các nguyên liệu sau:
- Mẫu đậu nành rang: 1 g
- Cứ 1 g mẫu cho 3 g chất xúc tác
- Cứ 1 g mẫu cho 10 ml acid H2SO4 đđ
Đem chưng trong cốc đốt cho đến khi màu chuyển thành màu xanh trong là được
(khoảng 1h), tắt bếp, để bình nguội.
+ Cất mẫu: lắp bình vào hệ thống cất, cẩn thận thêm 60-70 ml NaOH 35%, đầu ra của
hệ thống cất đặt một bình nón đã chứa 20 ml dung dịch acid boric 4% & 3 giọt chất chỉ
thị (chú ý để đầu ra của hệ thống cất ngập trong dung dịch acid boric). Tiến hành cất
trong 10-15’. Lấy bình nón ra, chuẩn độ bằng HCl 0,1N cho đến khi dung dịch trong
bình chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tím.
95
+ Tính kết quả: 0,0014 ( )% 100( )
xV mlN x
mau g
V (ml): dung dịch HCl 0,1N dùng vào chuẩn độ sự tiêu hao acid boric 4%.
0,0014: lượng N (g) tương ứng với 1ml HCl 0,1N.
Cần làm một thí nghiệm trắng với mẫu là nước cất, hiệu chỉnh kết quả với lượng
N của thí nghiệm trắng.
+ Báo cáo kết quả thực hành: sinh viên trong nhóm thực hiện, thảo luận, thống nhất &
báo cáo kết quả thực hành theo mẫu sau:
Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng rơm ủ urê & độ chín của đậu nành rang
Họ và tên sv:
Nhóm:..Lớp:
Ngày thực hành:..
1. Rơm ủ urê:
- Số lượng rơm đem ủ
- Nhiệt độ ngoài trời trong quá trình ủ
- Số ngày ủ
- Màu sắc, mùi của rơm ủ
- Đánh giá rơm ủ tốt hay xấu
2. Độ chín của đậu nành rang:
- Số lượng đậu nành rang
- Thời gian rang
- N tổng số của đậu nành sau khi rang
- N hòa tan trong KOH 0,2% của đậu nành sau khi rang
- Tỉ lệ % N hòa tan/N tổng số của đậu nành
- Đánh giá độ chín của đậu nành rang
----------------------------0o0-----------------------------
96
Bài 3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN (4 tiết)
Mục tiêu
- Sinh viên có thể làm được những bài toán thực tế về giá trị dinh dưỡng của
các loại thức ăn vật nuôi thông qua việc xác định tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn.
- Hiểu & biết tính được các loại đơn vị thức ăn thường dùng hiện nay, qua đó
có thể so sánh giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn với nhau.
3.1. Chuẩn bị
3.1.1. Sinh viên xem lại lí thuyết chương 1 để nắm chắc 5 phương pháp xác định giá
trị dinh dưỡng của thức ăn như: phương pháp phân tích thành phần hóa học, phương
pháp tính tỉ lệ tiêu hóa, phương pháp thí nghiệm sinh vật học, phương pháp thí
nghiệm cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng của thức ăn.
3.1.2. Xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
► Xác định hàm lượng chất khô & nước trong thức ăn
● Chất khô trong thức ăn: đem thức ăn cân để biết trọng lượng ban đầu. Sau đó
chuyển thức ăn vào tủ sấy ở 1030C trong 2h, để nguội trong bình hút ẩm rồi cân. Lặp
lại quá trình sấy cho đến khi khối lượng lần cân sau không khác lần cân trước, thời
gian sấy từ lần 2 trở đi chỉ cần 30’.
● Tỉ lệ nước trong thức ăn: m: khối lượng ban đầu của tă
% nước ' 100m m x
m
m’: khối lượng tă đã sấy khô
► Xác định lượng chất khô thu nhận:
Giả sử: cho bò 1 ăn 10 kg cỏ voi
bò 2 ăn 10 kg lá mía
bò 3 ăn 5 kg rơm khô (trước khi cho ăn bò nhịn đói 3-4h)
Sau khi cho các bò trên ăn 60’, cân lại thức ăn thừa. Lấy mẫu thức ăn thừa
xác định lượng chất khô của mẫu.
Tính lượng chất khô thu nhận = Chất khô cho ăn – Chất khô thừa
Nếu biết khối lượng của bò thì tính thêm chỉ tiêu lượng chất khô thu nhận
kg/100 kg thể trọng. Đánh giá chất lượng thức ăn theo lượng chất khô thu nhận
97
(kg/100 kg thể trọng bò). Thức ăn nào có chỉ tiêu nầy cao hơn thì có thể coi là ngon
hơn & có chất lượng cao hơn.
► Xác định hàm lượng chất dinh dưỡng & giá trị năng lượng của thức ăn theo
phương pháp tra bảng:
- Chuẩn bị cuốn “Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia
súc-gia cầm Việt Nam”, Viện chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2001.
- Tra tìm thành phần các chất dinh dưỡng (% protein, % lipid, % xơ, % glucid,
% DXVĐ, % Ca, % P , năng lượng).
3.1.3. Xác định tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn vật nuôi
a) Phương pháp trực tiếp
● Bước chuẩn bị: vật nuôi, thời gian, dụng cụ thu thức ăn & phân.
● Bước thí nghiệm:
- Lấy mẫu thức ăn đem cân & phân tích
- Thu phân đem cân & phân tích
- Tính 100chatddanvao chatddphanTLTH x
chatddanvao
b) Phương pháp gián tiếp
● Về phương pháp: dùng 2 khẩu phần là
- Khẩu phần cơ sở (KPCS): là khẩu phần bình thường cho vật nuôi ăn
- Khẩu phần thí nghiệm (KPTN): là KPCS + KPTN
● Về nguyên tắc:
- Xác định tỉ lệ tiêu hóa của KPCS
- Xác định tỉ lệ tiêu hóa của KPTN
- Từ sự chênh lệch giữa 2 lần thí nghiệm ta sẽ tính được tỉ lệ tiêu hóa của thức
ăn thí nghiệm.
3.1.4. Đơn vị thức ăn (ĐVTA)
● ĐVTA là đơn vị xác định giá trị dinh dưỡng của một loại thức ăn dựa trên cơ sở
một loại thức ăn nào đó.
● Người ta dùng ĐVTA để so sánh các loại thức ăn với nhau
● Có nhiều loại ĐVTA & phương pháp tính khác nhau. Hiện nay, người ta chia
ĐVTA làm 3 trường phái:
98
3.1.4.1. Trường phái 1: căn cứ vào năng lượng tĩnh (NE) gồm
- Đơn vị tinh bột (ĐVTB) của Kellner (Đức)
- Đơn vị Therm của Amsby (Mỹ)
- Đơn vị Đại mạch (dùng ở các nước Bắc Âu)
- Đơn vị Yến mạch (ĐVYM) của Nga: 1 ĐVYM = 1.414 kcal NE
3.1.4.2. Trường phái 2: căn cứ vào năng lượng tiêu hóa (DE) gồm
- Đơn vị chất hữu cơ (EOB)
- Đơn vị TDN của Morrison (Mỹ): TDN = Pt/h + Gt/h + Xt/h + (Lt/h x 2,3)
1kg TDN = 4.409 kcal DE
3.1.4.3. Trường phái 3: Căn cứ vào năng lượng trao đổi (ME) gồm
- Đơn vị thức ăn của Việt Nam: ĐVTAVN = ME/2.500 = (CĐTH x a) +
(CBTH x b) + (CXTH x c) + (DXVĐTH x d)/2.500
1 ĐVTAVN = 2.500 kcal ME
● Cách tính đơn vị thức ăn:
Hiện nay, các ĐVTA thường dùng là: ĐVTB của Kellner; ĐVYM của Nga;
ĐV TDN & ĐVTAVN
1/ Tính đơn vị tinh bột của Kellner ( Đức): thí nghiêm trên bò đực thiến
+ Kellner cho rằng: 1 kg tinh bột thuần có giá trị tích lũy 0,248 kg mỡ.
Bằng những thí nghiệm tương tự ông cũng đã xác định được giá trị tích lũy mỡ
của protein, lipide & xơ theo bảng tóm tắc sau:
chất dd
(kg)
glucide
tiêu
hóa
Xơ tiêu
hóa
protein
tiêu hóa
lipide tiêu hóa
tă thô,
họ đậu,
củ quả
hạt hòa
thảo
hạt có
dầu
hiệu lực
sx mỡ (kg)
0,248 0,248 0,235 0,474 0,526 0,598
+ Công thức tính
● LMLT (lượng mỡ lí thuyết) = thành phần dinh dưỡng tiêu hóa x hiệu lực sản xuất
mỡ của chất dinh dưỡng đó.
● LMTT (lượng mỡ thực tế): tùy loại thức ăn mà cách tính khác nhau
99
- Đối với tă tinh, củ quả: LMLT & LMTT chênh lệch nhau không đáng kể, nên
tính theo công thức: LMTT = LMLT x TST (tỉ suất thực)
Tùy loại tă mà tỉ suất thực khác nhau.
Ví dụ: Ngô, khoai tây, tă đv có TST = 100%
Cao lương TST = 99%
Cám có TST = 78%...
- Đối với tă thô: LMLT & LMTT chênh lệch nhau đáng kể, là do chất xơ trong
tă thô đã làm giảm lượng mỡ tích lũy, nên ta căn cứ vào hàm lượng xơ trong tă mà trừ
đi lượng mỡ nhất định để tìm LMTT theo công thức:
LMTT = LMLT – LMCT (lượng mỡ cần trừ)
Bảng qui định lượng mỡ cần trừ theo % chất xơ:
% xơ (tă) 16%
1g xơ cần
trừ (g)
0,06 0,072 0,083 0,095 0,107 0,119 0,131 0,143
● ĐVTB :
ĐVTB = LMTT (kg) : 0,248 (kg)
2/ Tính đơn vị yến mạch của Nga:
+ 1kg yến mạch có giá trị tích lũy 144,8 g mỡ # 0,150 kg mỡ = 150 g mỡ
+ Phương pháp tính dựa trên ĐVTB, nghĩa là tính LMLT; LMTT & ĐVYM
ĐVYM = LMTT (kg) : 0,150 (kg)
3/ Tính TDN (total digestible nutrients):
TDN = Proteint/h + Glucidet/h + Xơt/h + (Lipidet/h x 2,3)
4/ Tính đơn vị thức ăn của Việt Nam:
ĐVTAVN (kcal ME) = ME : 2.500
ME = (CĐTH x a) + (CBTH x b) + (CXTH x c) + (DXVĐTH x d)
= (X1 x a) + (X2 x b) + (X3 x c) + (X4 x d)
a, b, c, d: hệ số năng lượng trao đổi của 1 g chất dd tiêu hóa được.
Đối với heo: a = 5,01; b = 8,93; c = 3,44 ; d = 4,08 nên công thức trên có thể viết:
ME (kcal/kg) = 5,01X1 + 8,93X2 + 3,44X3 + 4,08X4
100
Bài tập
1/ Hãy xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của
một con bò như sau:
- Cỏ khô loại tốt : 10 kg
- Củ khoai lang tươi: 10 kg
- Cám gạo loại 1 : 2 kg
- Lượng phân thải ra/ngày: 25 kg
- TPHH của thức ăn & phân qua bảng sau đây:
Stt Loại thức ăn Protein (%) Lipid (%) Xơ (%) DXVĐ (%)
1 Cỏ khô 12,0 3,0 14,0 36,0
2 Củ khoai lang tươi 1,3 0,1 0,9 9,5
3 Cám gạo loại 1 11,0 4,7 9,8 58,0
4 Phân 2,3 0,6 5,2 6,0
Đáp số: TLTH (%) 62,96 62,87 22,89 73,73
2/ Trong một khẩu phần thí nghiệm tỉ lệ SiO2 là 5%, tỉ lệ protein là 20%. Sau khi ăn,
phân tích thấy tỉ lệ SiO2 trong phân là 10%, tỉ lệ protein trong phân là 8%. Tính tỉ lệ
tiêu hóa của protein trong khẩu phần nầy? Đáp số: 80%
3/ Khẩu phần cơ sở trong thí nghiệm lần thứ nhất cho bò gồm: 6 kg cỏ khô; 25 kg ngô
dầy; 8 kg khoai lang củ; 1 kg cám gạo; 0,5 kg khô dầu; 2 kg ngô nghiền. Trong thời
gian thí nghiệm, trung bình sau 1 ngày đêm bò bài tiết 25 kg phân. Kết quả phân tích
cho biết: hàm lượng các chất hữu cơ trong các tă của khẩu phần cơ sở & phân như
sau: cỏ khô (78,6%); ngô dầy (23,7%); khoai lang củ (23,2%); cám gạo (81,5%); khô
dầu (84,7%); ngô nghiền (85,4%); phân (20,2%).
Trong thí nghiệm lần thứ hai, người ta cho bò ăn 80% khẩu phần cơ sở & 20%
thức ăn thí nghiệm là ngô nghiền. Ở thí nghiệm nầy, 80% KPCS gồm có: 5 kg cỏ khô;
20 kg ngô dầy; 6,5 kg khoai lang củ; 0,8 kg cám gạo; 0,4 kg khô dầu; 1,6 kg ngô
nghiền & 20% tă nghiên cứu là 3,6 kg ngô nghiền. Trong thí nghiệm lần thứ 2, trung
bình sau 1 ngày đêm bò bài tiết 24 kg phân. Kết quả phân tích cho biết: phân có chứa
19,62% chất hữu cơ, còn thành phần chất hữu cơ của các loại tă cũng giống như ở thí
nghiệm lần 1. Tính TLTH của ngô nghiền khi thêm vào? Đáp số: 80,16%
101
4/ Xác định TLTH protein người ta thu được các số liệu như sau:
- Lượng tă ăn vào: 100 g, N trong tă: 2,5%
- Lượng phân thải ra: 20 g, N trong phân: 2%. Đáp số: 84%
5/ Xác định TLTH tă ta có các kết quả như sau:
- Tỉ lệ N trong tă: 2,5%; Cr2O3 trong tă: 1% hay 10 mg Cr2O3/1g tă.
- Tỉ lệ N trong phân: 2%; Cr2O3 trong phân: 5% hay 50 mg Cr2O3/1g phân.
Đáp số: 84%
6/ Phân tích một KPCS ta thấy kết quả sau: Lượng protein của khẩu phần là 1.500 g.
Sau khi cho vật nuôi thí nghiệm ăn, qua phân tích lượng protein còn lại chưa tiêu hóa
thải ra ở phân 300 g. Tính TLTH protein của khẩu phần ? Đáp số: 80%
7/ 1kg cám gạo có thành phần các chất dinh dưỡng tiêu hóa như sau: protein: 87,11 g;
lipid: 117 g; glucid: 310 g; xơ: 67 g. Tính lượng lipid tích lũy thực tế? So sánh với
ĐVYM của Nga? Biết TST cám gạo = 78%. Đáp số: a/ LMTT = 136,89g mỡ
b/ 1kg cám gạo = 0,91 ĐVYM
8/ 1 kg khô dầu phụng có: 0,42 kg protein tiêu hóa; 0,068 kg lipid tiêu hóa; 0,197 kg
glucid tiêu hóa; 0,005 kg xơ tiêu hóa. Tính giá trị TDN của 1 kg khô dầu phụng?
Đáp số: 0,7784 kg
9/ Trong 10 kg khoai mì có: 0,15 kg protein tiêu hóa; 0,07 kg lipid tiêu hóa; 2,52 kg
DXVĐ tiêu hóa; 0,36 kg xơ tiêu hóa. Xác định ĐVTA Việt nam khi cho heo ăn thức
ăn này? Đáp số: 0,005kcal ME
---------------------------------0o0----------------------------------
102
Bài 4. XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN ĂN VÀ SẢN XUẤT
THỨC ĂN HỖN HỢP (4 tiết)
Mục tiêu
- Sinh viên hiểu và tính toán được tiêu chuẩn ăn cho các loại vật nuôi, đặc biệt
là nhu cầu về năng lượng, protein và thức ăn cho các loại heo.
- Biết cách sử dụng các loại máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và tính
toán được các khẩu phần thức ăn cho từng giống, lứa tuổi của vật nuôi.
4.1. Xác định tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi
Chương trình chỉ cho phép tính nhu cầu về năng lượng & protein cho các loại
heo, cụ thể được tóm tắt như sau:
4.1.1. Nhu cầu năng lượng
Ecung cấp = Eduy trì + Esản xuất
Eduy trì = 0,5 MjDE x W0,75
Esản xuất 1kg nạc = 15 MjDE/kg tăng trọng nạc
Esản xuất 1kg mỡ = 50 MjDE/kg tăng trọng mỡ
Esản xuất 1kg sữa = 8,8 MjDE/kg tăng trọng sữa
Elàm việc = 4 lần Esản sinh công
=> Ev/n sinh trưởng = Eduy trì + Esx nạc + Esx mỡ
Ev/n làm việc = Eduy trì + Elàm việc
Ev/n mang thai đã TTTX = Eduy trì + Emang thai
Ev/n nuôi con đang p/triển = Eduy trì + Esx nạc + Esx mỡ + Esx sữa ...
4.1.2. Nhu cầu protein
proteincung cấp = proteinduy trì + proteinsản xuất
proteinduy trì = P (kg) x Hệ số proteinduy trì
proteinduy trì = P (kg) x % proteincơ thể x % proteinchu chuyển x % proteinmất đi
= P (kg) x 0,15 x % proteinchu chuyển (tùy trọng lượng con vật) x 0,06
proteinsản xuất nạc = 0,22 x tăng trọng nạc/ngày (vì trong nạc có 22% protein)
proteinsản xuất sữa = 0,06 x lượng sữa tiết ra/ngày (trong sữa có 6% protein)
proteinsản xuất lông = 0,82 x lượng lông sx ra/ngày (trong lông có 82% protein)
4.2. Phương pháp tính khẩu phần thức ăn cho vật nuôi
4.2.1. Phương pháp đại số
103
● Xác định khối lượng các loại tă chiếm tỉ lệ thấp trong khẩu phần:
- Thức ăn bổ sung (premix khoáng, premix vitamine...) ≤ 1,5%
- Thức ăn giàu năng lượng nhưng có chất độc, chất có hại (cám gạo, khoai mì,
khoai tây...) hoặc tă nhiều xơ: ≤ 20%
- Thức ăn giàu đạm đv (đắt tiền): ≤ 15%. Loại tă đạm nào có TPHH đạm càng
nhiều thì định số lượng càng ít.
● Xác định tổng lượng các loại tă đã định & tính tổng lượng protein có trong những tă
trên, suy ra lượng tă còn thiếu/100kg & lượng protein còn thiếu so với nhu cầu.
● Xác định khối lượng các loại tă glucide & protein tv bằng phương pháp đại số:
Gọi X: khối lượng tă glucide (kg)
Gọi Y: khối lượng tă protein tv (kg)
=> phương trình X + Y = lượng tă còn thiếu/100 kg hỗn hợp
=> X = lượng tă còn thiếu - Y (1)
& (GTDD protein tă glucide . X) + (GTDD protein tă protein tv . Y) = lượng protein
còn thiếu/nhu cầu. (2)
Từ (1) & (2) => X & Y
● Lập bảng loại tă, tỉ lệ, tính GTDD của các chất dinh dưỡng trong từng loại tă
● So sánh với nhu cầu, xem thừa hoặc thiếu để điều chỉnh
● Qui về tỉ lệ %
● Cho ăn thí nghiệm, tính giá thành
● Đề nghị khẩu phần
4.2.2. Phương pháp hình vuông Pearson
4.2.2.1. Nguyên tắc
● Dựa vào nhu cầu đạm để tính.
● Thức ăn được chia làm 2 nhóm:
stt Nguyên liệu thức ăn Tỉ lệ (%)
1
2
3
...
104
- Thức ăn căn bản (chủ yếu cung năng lượng)
- Thức ăn bổ túc (đạm, khoáng, vitamine...)
4.2.2.2. Cách tính
● Thức ăn căn bản (TACB)
- Nhiều loại, tự định số lượng, chú ý đến chất béo, chất độc... trong tă.
- Tính % đạm tiêu hóa của từng loại TACB theo công thức
GTDDdamt/h X %da dinhính % damt/h=
100
T
- Cộng tất cả % đạm tiêu hóa của TACB, so sánh với nhu cầu đạm con vật.
Nếu thiếu thì dùng đến thức ăn bổ túc (TABT).
● Thức ăn bổ túc (đạm):
- Nhiều loại, tự định số lượng/100.
- Tính % đạm tiêu hóa của từng loại TABT theo công thức:
GTDDdamt/h X %da dinhính % damt/h=
100
T
- Cộng tất cả % đạm tiêu hóa của TABT, so sánh với nhu cầu đạm con vật.
(tất nhiên là thừa đạm so với nhu cầu).
● Hỗn hợp 2 loại TACB & TABT theo qui tắc chéo hình vuông:
% đạm TĂCB % CB= 100C A C ATA X
C B C B
(B%)
% đạm nhu cầu
(A%)
% đạm TĂBT % BT= 100A B A BTA X
C B C B
(C%)
● Xác định lại TACB & TABT bằng công thức:
% % ( )
100
dadinhcuatungnguyenlieutaX TACB BT vuatim
● Tính từng thành phần dinh dưỡng tiêu hóa của các loại tă theo công thức:
%GTDDt/h X %loaiTAvuadinh
100
105
● Cộng tất cả các thành phần dd tiêu hóa của các chất dd từ những loại tă
● Đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng của con vật:
- Nếu đủ thì ta không tính nữa.
- Nếu thiếu thì tính tiếp theo công thức:
100 %%
% cos
X luongthieuX
GTDDchatthieu antrongTA
● Ổn định công thức, qui về %
● Cho ăn thí nghiệm, tính giá thành
● Đề nghị khẩu phần:
stt Nguyên liệu thức ăn Tỉ lệ (%)
1
2
3
...
4.3. Dụng cụ chế biến thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
4.3.1. Máy sấy
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 3 bộ phận chủ yếu: "nguồn
cung cấp nhiệt, lỗ thông hơi & vỉ sấy".
- Nguyên lí làm việc: cho tă vào vỉ sấy cho nguồn nhiệt vào máy để một
thời gian nhất định cho nước bốc hơi qua những lỗ thông hơi nhằm làm giảm độ ẩm
trong thức ăn.
- Công dụng: làm khô tă (θ = 4-5%); diệt sâu bọ, nấm mốc, vsv...
- Các loại máy: có thể dùng loại máy sấy chạy điện hoặc xăng, dầu; loại máy
sấy thường dùng (t0 sấy = 80-1000C, t sấy = 8-10h, Ptă = 400-500kg/lần)
106
Hình 4.1. Máy sấy thức ăn đa năng
4.3.2. Máy xay
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 5 bộ phận chủ yếu: "động cơ,
hệ thống búa đập, sàn lưới cỡ hạt, nơi tă vào & nơi tă ra".
- Nguyên lí làm việc: cho động cơ hoạt động truyền động qua dây cua roa
đến bánh lăn gắn với trục quay có hệ thống búa đập đưa tă vào tă được đập nhỏ
ra & văng tung tóe. khi tă đạt đến kích thước nhất định sẽ lọt qua sàn cỡ hạt, ta mở
khóa để tă ra ngoài.
- Công dụng: dùng để xay các sản phẩm của trồng trọt (hạt, củ, quả, thân, lá
khô; cỏ khô) hoặc các loại tă động vật khô thành hạt nhỏ hoặc bột mịn.
- Các loại máy: có nhiều kiểu khác nhau, công suất khác nhau, thường dùng
loại máy sấy chạy điện; loại máy xay thông dụng (150-200kg/h).
Hình 4.2a. Máy xay nghiền thức ăn gia súc, gia cầm
107
Hình 4.2b. Máy xay nghiền thức ăn gia súc, gia cầm
4.3.3. Máy trộn
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 5 bộ phận chủ yếu: "động cơ,
bánh lăn, hệ thống ống cuốn, nơi tă vào & nơi tă ra".
- Nguyên lí làm việc: cho động cơ hoạt động truyền động qua dây cua roa
đến bánh lăn gắn với trục quay có hệ thống ống cuốn đổ tă vào tă được đưa vào
ruột cuốn đi lên đỉnh & rơi tung tóe. Cứ thế trộn đều khoảng 10-20', ta mở khóa để tă
ra ngoài.
- Công dụng: trộn thật đều các loại tă để tạo một hỗn hợp.
- Các loại máy: có nhiều kiểu khác nhau, công suất khác nhau, thường dùng
loại máy sấy chạy điện; loại máy trộn thông dụng (400-700kg/lần , 15-20' sẽ đều =>
công suất 3.000-5.600 kg/ngày).
Ví dụ: Máy trộn Seed buro (Chicago) công suất 1.500-2.000 kg/ngày; 3.000-5.600
kg/ngày.
Hình 4.3. Máy trộn thức ăn vật nuôi
108
4.3.4. Máy ép
- Cấu tạo: tùy loại máy mà có nhiều kiểu khác nhau, bộ phận khác nhau, vị trí
khác nhau, công suất khác nhau... nhưng cơ bản phải có 5 bộ phận chủ yếu: "buồng
trộn, hệ thống tạo độ ẩm, hệ thống khuôn dập, nơi tă vào & nơi tă ra"
- Nguyên lí làm việc: thức ăn bột đến buồng trộn hệ thống làm kết dính
hệ thống khuôn dập tùy loại thức ăn ra ngoài.
- Công dụng: dùng để ép thành các hình dạng tă khác nhau (bánh, viên, hạt lớn
nhỏ).
- Các loại máy như: máy ép viên thủ công; máy ép viên áp lực.
Hình 4.4. Máy ép viên thức ăn vật nuôi
Bài tập
10/ Một con heo lai F1 có trọng lượng 60 kg, mỗi tháng tăng trọng 28 kg. Tính nhu
cầu về năng lượng & protein của nó mỗi ngày? Biết rằng mỗi ngày con heo nầy tích
lũy được 150 g mỡ & protein chu chuyển là 9%.
Đáp số: a/ Năng lượng = 30,82 MjDE
b/ protein = 220,86 g/ngày
11/ Một con heo nái nuôi con giống Móng Cái nặng 60 kg, mỗi tháng tăng trọng 27
kg & tiết 90 kg sữa. Nếu mỗi ngày con heo nầy tích lũy 150 g mỡ thì nhu cầu về năng
lượng & protein mỗi ngày là bao nhiêu? Đáp số: a/ Năng lượng = 56,7 MjDE
b/ Protein = 0,39 kg/ngày
12/ Trại giống heo ngoại Nghĩa Trung có trọng lượng bình quân mỗi con là 100 kg,
mỗi ngày tiết khoảng 3 kg sữa để nuôi con. Tính lượng tă trung bình hàng ngày cho
mỗi con heo nái nuôi con để bảo toàn trọng lượng nếu mật độ năng lượng của tă là 13
MjDE. Đáp số: 3,25 kg tă/ngày
13/ Theo xác định thực tế tại các trại chăn nuôi heo giống, một con heo nặng 40 kg
cần phải ăn 1,75 kg tăhh/ngày. Nếu tă nầy chứa 14% protein, giá trị sinh học = 65%, tỉ
109
lệ tiêu hóa = 80%. Hỏi mỗi ngày con heo nầy tăng bao nhiêu nạc nếu tỉ lệ protein
trong nạc là 22% & protein chu chuyển là 11%. Đáp số: 0,3955 kg nạc/ngày
14/ Một con heo nái khối lượng 120 kg. Trong giai đoạn mang thai heo mẹ tăng trọng
25 kg, tỉ lệ protein trong cơ thể mẹ là 15%. Nếu giá trị sinh học của khẩu phần là
65%, tỉ lệ tiêu hóa = 80% thì nhu cầu protein thô cho heo nầy trong một ngày là bao
nhiêu? biết protein chu chuyển là 6%. Đáp số: 178,63 g/ngày
15/ Hiện tại cơ sở sản xuất tă gia súc tại trại giống Thụy Phương- Hà Nội có một số
loại tă: ngô vàng, cám gạo, bột mì, bột cá loại 2, khô dầu đỗ tương, premix vitamine,
premix khoáng. Hãy lập khẩu phần ăn cho gà đẻ theo phương pháp đại số? Biết rằng
TPHH các loại thức ăn như sau:
Loại tă
Thành phần hóa học (%)
Protein
thô
Lipid thô Xơ thô
Dẫn
xuất vô
đạm
Khoáng
tổng số
Ca P
Ngô vàng 8,9 4,4 1,7 68,9 1,4 0,09 -
Cám gạo 13,0 12,03 7,77 46,4 8,37 0,17 1,65
Cám mì 2,9 4,3 9,85 54,54 4,29 0,13 0,89
Bột cá L. 2 53,0 6,1 1,8 0,1 28,2 5,35 2,79
Khô đỗ tương 42,5 7,4 5,1 32,2 5,5 0,28 0,65
Premix Vit. - - - - - - -
Premix
Khoáng
- - - - - - -
Nhu cầu gà đẻ 14%
Protein
tiêu hóa
16/ Xây dựng công thức tăhh cho heo thịt có trọng lượng 40 kg khi sử dụng 2 nguyên
liệu chính là ngô & khô dầu đỗ tương, biết rằng:
● TPHH của các nguyên liệu thức ăn như sau:
Loại thức ăn Lizin (%) Phospho (%) Calci (%)
110
Ngô 0,26 0,28 0,03
Khô dầu đỗ tương 3,02 0,69 0,34
DP(Dicalci
Phosphat)
18,5 22,0
Bột đá 38,0
● Nhu cầu các chất dinh dưỡng
Chất dd Lizin P Ca Muối Premix
vitamine
Premix
khoáng
vi lượng
Thuốc
phòng
NC(% tăhh) 0,9 0,5 0,6 0,25 0,1 0,1 0,1
17/ Lập khẩu phần hỗn hợp để nuôi heo thịt 20-30 kg khi biết nguồn tă của địa
phương là: ngô vàng, bột mì, cám gạo loại 1, bánh dầu phụng, bột cá loại 2, bột
xương, vôi chết & muối ăn theo bảng:
Loại tă
TPHH (%) HSTH (%)
protein Lipid glucid protein Lipid glucid
Ngô vàng 8,3 5,1 68,4 78 60 92
Bột mì 12,1 1,9 69,4 88 85 86
Cámgạo
1
12,9 13,6 41,6 64 80 73
Bánh dầu 27,7 10,0 23,5 70 72 76
Bột cá
L.2
46,5 12,4 90 75
Bột
xương
30% Ca & 14% P
Vôi chết 38% Ca
Muối ăn
Và nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt nầy là:
% đạm t/h % béo t/h % đường t/h % NaCl Ca t/h P t/h
16 4 – 6 35 – 50 0,4 – 0,5
111
18/ Xây dựng khẩu phần tă cho heo thịt khối lượng 5 – 10 kg & tính giá thành sản
phẩm khi: tỉ lệ protein thô trong tăhh là 20%. Các loại tă trong khẩu phần gồm có: ngô
vàng có tỉ lệ protein thô 8,8%; giá thành 2.200 đ/kg; tă đậm đặc số 2 cho heo có tỉ lệ
protein thô 36%; giá thành 4.000 đ/kg.
19/ Một con heo Móng Cái nặng 40 kg, thân nhiệt là 390C, nhu cầu nước uống mỗi
ngày là 12 lít.
a/ Tính nhu cầu protein duy trì cho con heo nầy nếu tỉ lệ tiêu hóa protein của khẩu
phần là 80%.
b/ Về mùa đông ta cho heo uống nước ở nhiệt độ 120C. Tính nhiệt lượng mất đi của
nó nếu khẩu phần duy trì con heo nầy là 2,1 đơn vị thức ăn? Đáp số: a/ 50 g
b/ 6,17%
20/ Một con heo 40 kg, mỗi ngày ăn 2 kg tăhh, mỗi kg tă chứa 13 MjDE, nuôi trong
chuồng có nhiệt độ 120C (nhiệt độ tiêu chuẩn tới hạn LCT = 180C), lượng nạc tăng
450 g/ngày. Hỏi tăng trọng hàng ngày của heo nầy? Đáp số: 0,6365 kg/ngày
21/ Một con bò thể trọng 500 kg, sức kéo 60 kgf, di chuyển trên đoạn đường dài 5.300
m. Hỏi tổng năng lượng của con bò nầy khi làm việc cần bao nhiêu? Biết rằng năng
lượng dùng vào duy trì của nó là 4 đơn vị thức ăn & 1 kcal = 425 kgm.
Đáp số: 6,12 ĐVTA
22/ Một con heo khối lượng 50 kg, tăng trọng 450 g nạc/ngày. Nếu giá trị sinh vật học
protein tă là 65% & tỉ lệ tiêu hóa protein tă là 80% thì mỗi ngày cần cung cấp cho
heo bao nhiêu protein trong thức ăn? Đáp số: 280g/ngày
-------------------------------0O0------------------------------
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1996), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất
cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[2] Lê Doãn Diên, Lê Huy Thụy Mỹ Xuyến, Hoàng Văn Tiến (1998), Vitamin và đời
sống, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[3] Tô Ngọc Đại (1987), Biolizin ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
[4] Gs.Ts. A. Henning (1996), Chất khoáng trong nuôi dưỡng động vật nông nghiệp,
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[5] Lương Đức Phẩm (2003), Acid amin và enzim trong chăn nuôi, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[6] Gs.Ts Vũ Duy Giảng (chủ biên), Pgs.Ts Tôn Thất Sơn (2007), Giáo trình dinh
dưỡng và thức ăn chăn nuôi, hệ CĐSP, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục
và đào tạo, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
[7] N.G. Grigorev (2001), Dinh dưỡng acid amin của gia cầm, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật Hà Nội.
[8] Dương Hữu Thời, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn Uyển (1987), Cây họ đậu
nhiệt đới làm thức ăn gia súc, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.
[9] Bs. Lê Văn Tri, Gs. Nguyễn Ngọc Doãn (1987), Sinh học Vitamin, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[10] Viện chăn nuôi bộ Nông nghiệp (2003), Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[11] Viện chăn nuôi quốc gia (2004), Kỹ thuật chế biến phụ phẩm Nông nghiệp làm
thức ăn cho gia súc, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.
113
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh mục những từ viết tắt 1
Lời nói đầu 2
Phần A. LÝ THUYẾT
Chương 1. Bài mở đầu 4
Mục tiêu
1.1. Khái niệm về thức ăn và dinh dưỡng 4
1.1.1. Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi 4
1.1.2. Định nghĩa thức ăn và dinh dưỡng 4
1.1.3. Tầm quan trọng của thức ăn và dinh dưỡng 5
1.1.4. Quan hệ thức ăn, dinh dưỡng với vật nuôi 5
1.2. Những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng 6
Chương 2. Thành phần và vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi
Mục tiêu 9
2.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi 9
2.1.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn 9
2.1.2. Thế nào là giá trị dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi 10
2.1.3. Quan hệ giữa thức ăn với năng suất vật nuôi 10
2.2. Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi 10
2.2.1. Nước 10
2.2.2. Phân biệt ba chất dinh dưỡng cơ bản (protein, lipid, glucid) 13
2.2.3. Các loại vitamin 18
2.2.4. Các chất khoáng 26
2.3. Các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức ăn
vật nuôi 31
2.3.1. Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn 31
2.3.2. Phương pháp đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn 37
Chương 3. Phân loại thức ăn và đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi 41
Mục tiêu 41
114
3.1. Phân loại thức ăn vật nuôi 41
3.1.1. Theo nguồn gốc thức ăn 41
3.1.2. Theo thành phần hóa học các chất dinh dưỡng trong thức ăn 42
3.1.3. Theo hàm lượng các chất dinh dưỡng 42
3.1.4. Theo sản phẩm phân giải cuối cùng của thức ăn phản ứng acid hay kiềm
3.2. Đặc điểm các loại thức ăn vật nuôi 44
3.2.1. Thức ăn xanh 44
3.2.2. Thức ăn ủ xanh 45
3.2.3. Thức ăn thô khô 45
3.2.4. Thức ăn củ quả 46
3.2.5. Thức ăn hạt 47
3.2.6. Thức ăn hỗn hợp 47
3.2.7. Phụ phẩm công nghiệp chế biến 48
3.2.8. Thức ăn có nguồn gốc động vật 48
3.2.9. Thức ăn bổ sung 48
3.2.10. Phụ phẩm nhà bếp 49
Chương 4. Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi 50
Mục tiêu 50
4.1. Chế biến thức ăn vật nuôi 50
4.1.1. Mục đích 50
4.1.2. Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi 50
4.2. Bảo quản, dự trữ thức ăn vật nuôi 60
4.2.1. Ý nghĩa 60
4.2.2. Các phương pháp dự trữ thức ăn 60
4.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi
4.3.1. Ứng dụng công nghệ vi sinh 61
4.3.2. Ứng dụng công nghệ tái tổ hợp ADN 62
4.3.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất khoáng hữu cơ làm tă 63
4.3.4. Ứng dụng công nghệ enzim 63
Chương 5. Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn 65
Mục tiêu 65
115
5.1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi 65
5.1.1. Khái niệm 65
5.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi duy trì 65
5.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sản xuất 70
5.2. Tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn 81
5.2.1. Tiêu chuẩn ăn 81
5.2.2. Khẩu phần ăn 82
Phần B. THỰC HÀNH
Bài 1. Nhận biết, phân loại, đánh giá phẩm chất các loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi. 85
Bài 2. Dự trữ, chế biến một số loại thức ăn cho vật nuôi. 89
Bài 3. Xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn. 95
Bài 4. Xác định tiêu chuẩn ăn và sản xuất thức ăn hỗn hợp. 101
Tài liệu tham khảo 111
Mục lục 112
116
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thuc_an_vat_nuoi_le_van_an.pdf