Bài giảng Thi pháp học – thi pháp văn học dân gian dùng cho hệ CĐ ngành giáo dục tiểu học - Nguyễn Thị Hồng Liên

d) Hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao d.1) Hệ thống hình ảnh trong ca dao rất phong phú.  Hình ảnh so sánh: nhằm thể hiện nhân vật trữ tình, nhân vật đối thoại + So sánh “hạ thấp”: “Anh như tán tía, tán vàng Em như mảnh chiếu rách nhà hàng bỏ quên” + So sánh hơn (nâng cao): “Anh như chiếc kỷ nhà quan Em như chiếc nón mê tàn che mưa” + So sánh hài hòa: “Em như tố nữ trong tranh Anh như ngòi bút chấm cành hoa mai” + So sánh kép: Em như cây quế giữa rừng/ Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay? Thân em như thể hàng săng/ Anh nào muốn chết thì quăng mình vào + So sánh đơn + So sánh kiên hợp: Nhãn lồng trong bịt ngoài bao Con ong châm còn được huống chi quả hồng đào chín cây So sánh nhằm biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, bóng bảy. Giúp chủ thể trữ tình dễ dàng nói và nói một cách cô đọng tế nhị sâu sắc những điều khó nói. So sánh nêu cái khái quát, cái chung, nét bản chất. So sánh đi đôi với miêu tả trực tiếp “Cổ tay em trắng như ngà/ con mắt em liếc như là dao cau/ miệng cười như thể hoa ngâu/ cái khăn đội đầu như thể hoa sen”  Hình ảnh miêu tả: Miêu tả phải dựa vào so sánh. - Miêu tả để nêu bật cái riêng, cái chi tiết của đối tượng - Đối tượng của miêu tả là cảnh vật thiên nhiên, làng quê, ruộng vườn, sông nước và sản vật của quê hương. Qua đó bộc lộ niềm tự hào của con người xứ xở. - Miêu tả là để ngụ tình: tình quê hương, đất nước; tình cảm tự nhiên đối với cái đẹp của tạo vật; tình yêu đôi lứa Nghệ thuật miêu tả đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa những “hoàn cảnh điển hình” (Miêu tả thường kết hợp với phóng đại ==> ca dao trào lộng) qua đó góp phần thể hiện nhân vật trữ tình.  Hình ảnh ước lệ : - Là hình ảnh có sự thống nhất trực tiếp cái chung với cái riêng, khái quát với cụ thể (Loan – Phượng, Trúc – Mai, Rồng – Mây, chỉ sự tương sứng hài hòa gắn bó của đôi lứa). - Ước lệ của hình ảnh không tách rời xu hướng ước lệ hóa sự diễn tả chính tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật trữ tình. Cho nên câu hát của một người có thể là mẫu số chung cho mọi người. => Tính ước lệ thể hiện rõ trong hình ảnh so sánh => Tính chân thực tự nhiên thể hiện rõ trong hình ảnh miêu tả

pdf53 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thi pháp học – thi pháp văn học dân gian dùng cho hệ CĐ ngành giáo dục tiểu học - Nguyễn Thị Hồng Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngợi. - Cả hai loại nhân vật này đều được đặt cùng vào loại tình huống – đó là tình huống sinh hoạt “đời thường”. Chỗ khác nhau của hai loại nhân vật này là ở tính chất của hành vi ứng xử. Ví dụ: “Phương pháp nào tốt hơn” (Truyện hài hước. Ta không cười cái tằn tiện mà cười cái phương pháp kì quặc – cười hành vi). “May không đi giày” (Truyện châm biếm. Ta cười cái hành vi của anh ta vì nó gắn với tính cách hà tiện – cười chính nhân vật). - Trong truyện cười, còn có nhân vật chính và nhân vật phụ + Nhân vật phụ là đối tượng của cái cười hài hước. Có chức năng làm lộ ra cái đáng cười tiềm ẩn nơi hành vi của nhân vật chính, biến nó thành nhân vật đối tượng của cái cười châm biếm (ví dụ: “Đậu phụ”, “R của con”). + Nhân vật chính là đối tượng của cái cười châm biếm. b) Xung đột - Thường là xung đột giữa cái thật với cái giả, giữa “sự thật và điều dối trá”. Xung đột này biểu hiện ở mâu thuẫn ngay trong hành vi (buồn cười) của nhân vật. - Cái giả, cái dối trá là cái hình thức bên ngoài có vẻ hợp tự nhiên, hợp lẽ thường. - Cái thật, sự thật là cái nội dung bên trong trái tự nhiên, trái lẽ thường của hành vi ấy. - Biểu hiện và diễn hóa của xung đột truyện cười như sau: cái giả và cái thật cùng tồn tại trong hành vi của nhân vật: cái giả là hình thức bên ngoài che đậy cái thật, cái thật là nội dung bên trong ẩn dưới cái giả. Qua trung gian của cái cười cái giả và cái thật được được phân biệt, cùng lộ rõ. - Cơ sở xã hội của xung đột trong truyện cười: 1/ Sự khủng hoảng suy sụp của chế độ phong kiến (vua không ra vua, quan lại rặt một phường tham nhũng, bất tài); 2/ Sự phát triển của cuộc đấu tranh nhân dân chống ách chuyện chế phong kiến. c) Kết cấu: Để có cái cười đòi hỏi hai điều kiện: 1/ Có hiện tượng buồn cười (điều kiện cần); 2/ Người cười phải tự mình nhận ra cái đáng cười (điều kiện đủ). Do đó, mấu chốt của nghệ thuật gây cười là ở chỗ phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sống động và thật tức cười để người nghe, người đọc tự mình phát hiện ra nó mà cười. Muốn thế người ta phải: - Đặt nhân vật có thói xấu vào hoàn cảnh thích hợp (VD: tham ăn phải vào bữa ăn – nhưng là ăn giỗ nhà bố vợ, ăn cỗ thì mới bộc lộ tính tham ăn). - Tiếp theo, người ta phải đẩy tình thế ban đầu tới chỗ gay cấn, khiến mâu thuẫn tiềm tàng phải bộc lộ. Muốn vậy phải tạo ra “biến cố” bất ngờ buộc nhân vật phải hành động (Kịch tính, điểm nút của truyện). - Mâu thuẫn tiềm tàng phát triển thành mâu thuẫn cụ thể và phải bộc lộ (Mở nút và kết thúc truyện). 32 - Truyện cười có kết cấu mang dáng dấp một màn hài kịch : + Giới thiệu hiện tượng có mâu thuẫn tiềm tàng + Mâu thuẫn tiềm tàng phát triển tới đỉnh điểm + Mâu thuẫn bộc lộ (có thể hiểu là mâu thuẫn được giải quyết) - Vai trò của yếu tố bất ngờ trong kết cấu: 1/ đóng vai trò tình huống diễn ra cái đáng cười; 2/ thể hiện bản chất của cái đáng cười thông qua hành vi nhân vật. Ví dụ: “Được một bữa thả cửa” biến cố “con gà” là yếu tố bất ngờ thuộc về tình huống (hoàn cảnh). Còn cử chỉ “vơ cả đĩa trút vào bát” là yếu tố bất ngờ thuộc về hành vi nhân vật, nó tương phản 1800 với cái “từ tốn lịch sự” lúc đầu của nhân vật. Đấy là yếu tố bất ngờ gắn liền với bản chất của hiện tượng buồn cười. d) Ngôn ngữ - Lời văn cô đúc, giản dị (ít bị thay đổi cốt truyện và chi tiết). - Ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng trong lời văn kể chuyện. Gồm hai phần: + Phần đối thoại là “tiêu điểm” của hành động và diễn hóa hành động của nhân vật. + Phần còn lại của lời văn kể chuyện là những chỉ dẫn về hoàn cảnh và diễn hóa của hoàn cảnh. - Ngôn ngữ chắt lọc từ nguồn khẩu ngữ dân gian nên mang tính hài hước, tự nhiên, sinh động, sắc bén. - Sử dụng thủ pháp phóng đại nhằm mục đích lố bịch hóa cái đáng cười, khiến cho mâu thuẫn trong hành vi buồn cười tác động mạnh mẽ vào nhận thức, ý thức tư tưởng của người nghe, người đọc. Như vậy phóng đại trong truyện cười có sự gặp gỡ và hòa nhập với lối nói khoác, tạo nên một lối “đại ngôn” đặc sắc. 3. THI PHÁP VĂN VẦN DÂN GIAN 3.1. Đặc điểm thi pháp của tục ngữ 3.1.1. Định nghĩa tục ngữ Tục ngữ là những câu nói gọn, chắc, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội; nó thường được nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng, và trong những hoạt động thực tiễn của mình (như làm ăn, giao tiếp, ứng xử). - Tục ngữ được coi là thể loại tiêu biểu nhất của triết lý dân gian. - Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm dân gian dưới hình thức câu nói – hình thức biểu đạt tự nhiên nhất đối với kinh nghiệm đời sống có ý nghĩa thực hành. - Tục ngữ có một khối lượng đơn vị tác phẩm rất lớn nhưng hình thức lại cực nhỏ. 3.1.2. Đặc điểm thi pháp tục ngữ a) Về cấu trúc - Mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. - Có hai đặc điểm nổi bật về cấu trúc: 33 a.1) Tính chất gọn chắc : - Mỗi tiếng, mỗi từ trong câu đều có vai trò ý nghĩa quan trọng và được ép chặt với nhau không có chữ nào thừa. - Câu ngắn nhất chỉ có 3 tiếng : “May hơn khôn”, “Túng thì tính” - Câu dài nhất là câu lục bát : “Rượu ngon bất luận be sành/ Áo rách khéo vá” - Thông thường là những câu 4 – 8 tiếng : “Ác giả ác báo”, “Bụt chùa nhà”, “Con giun xéo lắm cũng”, “Chưa đỗ ông nghè”. a.2) Tính chất đối xứng : - Là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu. Cụ thể, đó là câu có những dấu hiệu (đặc điểm) sau : + Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế đối ứng với nhau, có quan hệ lôgic chặt chẽ với nhau. + Giữa các vế có sự cân bằng về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại (đôi khi chỉ cân bằng tương đối). - Muốn giải thích đúng và sâu nghĩa, ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của nó. - Căn cứ vào tiêu chí cú pháp và lôgic, chia câu tục ngữ đối xứng làm hai loại: đối xứng đơn và đối xứng kép. a.2.1. Cấu trúc đối xứng đơn là câu: - Về mặt lôgic, biểu đạt một phán đoán - Về mặt cú pháp là câu đơn (vế tương đương với thành phần của câu) Ta dùng kí hiệu a, b và a- (biểu thị mặt tương phản, mặt trái của a).  Cấu trúc đối xứng đơn được mô hình hóa như sau • Nhóm (1): Cấu trúc so sánh định nghĩa gồm các dạng a là b a như b a => b - Cái răng cái tóc là góc con người. - Cờ bạc là bác thằng bần - Lòng vả như lòng sung - Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. - Tấc đất, tấc vàng. - Người sống, đống vàng. Ý nghĩa căn bản của cấu trúc so sánh định nghĩa: là dùng b để cụ thể hóa, nhấn mạnh một đặc tính nào đó thuộc bản chất của a. • Nhóm (2): Cấu trúc so sánh thứ bậc gồm các dạng a = n.b (n > 1) a không bằng b n.a không bằng b a hơn b - Một con sa bằng ba - Vợ dại không hại - Trăm đom đóm - May hơn khôn. 34 con đẻ. - Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân. bằng đũa vênh. chẳng bằng một bó đuốc. - Trăm nghe - Cái nết đánh chết cái đẹp. • Nhóm (3): Cấu trúc suy luận lôgic gồm các dạng a thì b có a thì có b Muốn a phải b Chưa a đã b a mà a- a nhưng a- Càng a càng a- - Ở hiền gặp lành. - Có cây mới có dây leo. - Không thầy đố mày làm nên. - Muốn ăn thì lăn vào bếp. - Chạy buồm, xem gió. - chưa học bò đã lo học chạy. - Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. - Con nhà lính, tính nhà quan. - Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm - Càng thắm thì lại càng phai. - Tốt quá hóa lốp. - Yêu nhau lắm cắn nhau đau. a.2.2. Cấu trúc đối xứng kép là câu: - Về mặt lôgic có sự liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán tương tự, tương đương hoặc tương phản thành một suy lý. - Về mặt cú pháp là câu ghép (vế tương đương với câu đơn). Ta dùng kí hiệu A, B và A’ (Biểu thị vế phán đoán có nội dung và cấu trúc tượng tự như A), A- (Biểu thị vế phán đoán có nội dung tương phản và cấu trúc đối liên với A). Cấu trúc đối xứng kép được mô hình hóa như sau • Nhóm (1): Cấu trúc so sánh trùng điệp gồm các dạng A = A’ A = B ( = C ) - Buôn có bạn, bán có phường. - Không gấp đi đâu tối, không vội đi đâu đêm. - Hàm chó, vó ngựa, cựa gà, ngà voi. - Dưa La, cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét Ý nghĩa của kiểu cấu trúc so sánh trùng điệp là liên kết những phán đoán có nội dung và cấu trúc tương tự (A và A’) hoặc có hàm nghĩa tương đương (A và B) thành một phán đoán chung nhằm làm nổi bật ý nghĩa chung của câu tục ngữ bằng phép bồi trợ. • Nhóm (2): Cấu trúc so sánh thứ bậc gồm các dạng A > B ( > C): Nhất A, nhì B A < B: A không bằng B - Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân. - Thứ nhất đom đóm vào nhà, thứ nhì - Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò. - Giặc bên ngô không bằng bà cô - Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa. 35 Ý nghĩa của kiểu cấu trúc so sánh thứ bậc đối xứng kép cũng tương tự như kiểu cấu trúc so sánh thứ bậc đối xứng đơn. Chỗ khác biệt là: 1/ A và B tuy là 2 vế của câu tục ngữ nhưng bản thân chúng cũng có ý nghĩa của một phán đoán (tức cả A và B cũng là kinh nghiệm). 2/ A > B là so sánh thứ bậc đúng mức, còn A < B luôn luôn có tính chất phóng đại nhằm thuyết phục bằng “gây ấn tượng”. • Nhóm (3): Cấu trúc suy luận lôgic gồm các dạng A thì B A =/= B A + A- A + A’ + A” - Cá không ăn muối cá ươn - Nứa trôi sông chẳng dập thì gãy. - Gái chồng dẫy Chẳng chứng nọ thì tật kia. - Bà con vì tổ vì tiên chứ không - Con có cha có mẹ, không ai ở lỗ nẻ chui lên. - Khách nhớ nhà hàng, nhà hàng không nhớ khách. - Mềm nắn rắn buông. - Sáng tai họ, điếc tai cày. - Đàn bà không biết nuôi heo đàn bà nhác. Đàn ông không biết cột lạt đàn ông hư. - Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò - Gái một con trông mòn con mắt Gái hai con vú quặt đằng sau. Gái ba con đụng đâu ngồi đấy. Ý nghĩa của kiểu cấu trúc này là: 1/ mượn A để khẳng định B, 2/ phủ định B để khẳng định A, 3/ đối chiếu A, A- để vạch rõ mâu thuẫnn của đối tượng được đề cập, 4/ so sánh theo thời gian chỉ rõ sự biến đổi đi lên hoặc đi xuống của đối tượng. b) Từ ngữ, nhịp và vần của tục ngữ b.1) Từ ngữ : - Sắc sảo mà giản dị (vì tục ngữ là hình thức tinh luyện của khẩu ngữ dân gian. - Sử dụng nhiều từ Hán – Việt (Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc). - Tính hình ảnh của sự diễn đạt những khái niệm, những ý tưởng trừu tượng (qua biện pháp so sánh. Có ba loại quan hệ so sánh trong tục ngữ: so sánh hình ảnh, so sánh giữa hai vế để biểu đạt một lập luận, so sánh khi sử dụng tục ngữ vào các hoạt động nói năng – ứng xử). Ví dụ : Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 1/ Họ hàng = máu đào Người dưng = nước lã 2/ Vế 1 so sánh vế 2 : a hơn b 3/ trong ứng dụng: câu tục ngữ trở thành tỷ dụ => Đề cao quan hệ huyết thống b.2) Nhịp của câu tục ngữ : Nhịp tự nhiên, đồng thời là nhịp lôgic (do yêu cầu của nội dung). - Câu có trục đối xứng nhịp nằm ở giữa hai vế. Nếu ba vế có hai trục - Kiểu câu hô ứng (bao nhiêu bấy nhiêu) có trục đối xứng xoáy. Dấu hiệu hình thức của đối xứng thường là những liên từ, trợ từ nhưng tục ngữ ít sử dụng các loại từ ấy (làm cho câu tục ngữ chắc gọn hơn), nên trục đối xứng thường ẩn trong nhịp và vần. 36 Ví dụ : Vỏ quýt dày / móng tay nhọn. Không thầy / đố mày làm nên. Ăn cây nào / rào cây ấy. Đầu năm buôn muối / cuối năm buôn vôi. Một nghề thì kín / chín nghề thì hở. b.3) Vần của tục ngữ Vần là yếu tố giữ nhịp, tạo ra sự hài hòa âm thanh cho câu tục ngữ, đồng thời góp phần làm nâng nổi những từ có ý nghĩa quan trọng trong câu. - Vần tục ngữ linh hoạt, bắt với nhau rất tự nhiên. + Vần liền: Ví dụ câu 4 tiếng, 6 tiếng, 8 tiếng (cốc mò cò xơi / có tật giật mình). + Vần cách : Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm / Hay làm thì đói, hay nói thì no. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão Tháng năm đi trước, tháng năm Chẳng ngược về sau Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em 3.2. Đặc điểm thi pháp của câu đố 3.2.1. Định nghĩa - “Câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia), được nhân dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí”.(Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb giáo dục, 2007) - Câu đố là câu nói thường mang tính hình thức vần vè ám chỉ một vật đố nhằm đòi hỏi người ta đoán ra nó. Trong câu đố, vật đố là sự vật, hiện tượng nào đó mà người ta muốn nói đến, nhưng không nói thẳng tên nó ra, mà nói ám chỉ (nửa kín nửa hở). Giải đố là dựa vào chỗ hở trong ám chỉ về vật đố mà đoán ra vật đố và gọi tên nó ra (Theo PGS. Đỗ Bình Trị) Ví dụ: - Hai năm rõ mười, còn người còn của. (hai bàn tay) - Đầu cá, mình cá, đuôi cá nhưng không phải cá. (con mắm, con khô) - Một cái xương sống/ Một đống xương sườn. (mái nhà)  Như vậy, câu đố là lời nói có tính nghệ thuật, mô tả sự vật, hiện tượng bằng lối nói ám chỉ, giấu không cho biết sự vật, hiện tượng để người nghe tự đoán ra.  Cốt lõi của thi pháp câu đố nằm ở cách nói ám chỉ nửa kín nửa hở của nó. - Câu đố được đặt ra tất nhiên là đểđố. Nhưng đố nhằm mục đích gì? + Tránh cách nói trực tiếp, gọi sự vật bằng tên tục của nó (do kiêng kị bản chất thiêng của sự vật,) + Thử tài + Giải trí + Chức năng giáo dục của câu đố. 37 3.2.2. Những đặc điểm thi pháp của câu đố dân gian. a) Đặc trưng bản chất của câu đố: Ẩn dụ câu đố (không giới hạn) và ẩn dụ ca dao, thơ (có giới hạn). a.1) Trong câu đố, vật đố thường được mô tả thành một “con gì” đó hoặc một “cái gì” đó kỳ dị, khác với nó. Ví dụ: - Loài cóc nhái được mô tả thành một con gì đó: Đi ngồi, đứng ngồi, nằm ngồi. (loài cóc nhái) - Cái tay áo được mô tả thành cái gì đó: Không có nhà mà lại có cửa (tay áo) Nếu biểu thị vật đố bằng A thì, trong câu đố, vật đố A được giấu tên và được so sánh với B – vật thay thế cho nó. Như vậy câu đố thực chất là một ẩn dụ, tức là so sánh ngầm, một so sánh trong đó chỉ có thành phần B. Ví dụ: - Câu đố về cây dầu lai: “Ông khoe ông sống dài lâu, Rày ai thấy mặt ông đâu trong nhà.” Câu đố này sử dụng lối nói lái, những vẫn tạo ra một ẩn dụ: ở đây, vật thay thế (B) có vẻ là một cái gì đó như là một ông già (sống dài lâu), nhưng không thấy ông trong nhà. - Câu đố về chữ “ tuổi” Phần đầu là kẻ ăn chay Phần sau là loại trái cây ngon lành. Câu đố này sử dụng lối “chiết tự” tách chữ “tuổi” ra thành hai từ thì có chữ “tuổi”. Nhưng cả câu đố vẫn là một ẩn dụ: ở đây, vật thay thế (B) có vẻ là một cái gì đó nửa người (ăn chay), nửa cây (trái cây ngon lành). Câu đố dù sử dụng phương pháp mô tả hay chơi chữ cũng là những ẩn dụ. a.2) Giữa ẩn dụ câu đố và ẩn dụ ca dao, thơ có điểm giống nhau và khác nhau.  Giống nhau: Đều sử dụng phương thức chuyển nghĩa từ nghĩa đen của một từ (hoặc một thành ngữ, một hình ảnh) sang nghĩa bóng theo cùng một phương cách là sự so sánh ngầm. Ví dụ: Cây khô mà nở được hoa, Đậu được một quả khi già khi non Đôi bên quân tử giao ngôn, Suy đi tính lại vẫn còn hồ nghi. (cái cân) Ví dụ: Nghe câu ca dao: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” có lẽ ai cũng biết “thuyền” là chàng trai, “bến” là cô gái.  Khác nhau: - Mục đích của ẩn dụ câu đố là đểđánh đố, cho nên nó phải lắt léo, khó hiểu. Ngược lại, ẩn dụ văn học dễ hiểu, vì mục đích của nó là “mô tả hiện tượng một cách chính xác và rõ ràng về mặt nghệ thuật”. - Ẩn dụ câu đố chỉ đem lại cho từ (hoặc thành ngữ, hình ảnh) một nghĩa mới, và nghĩa này không bắt buộc phải hàm chứa một ý nghĩa gì khác. 38 - Ẩn dụ ca dao, thơ bao giờ cũng mang ý, chứa những hàm ý sâu sắc, gợi cảm, bao hàm cả thái độ, suy ngẫm của tác giả đối với đối tượng biểu hiện. Ví dụ: Ẩn dụ “bà hai đầu” ở câu đố: “Trong nhà có bà hai đầu” Chỉ có nghĩa là cái võng, ngoài ra không có nghĩa gì khác. Do đó, việc “giải mã” ẩn dụ câu đố thường giới hạn ở chỗ suy từ B ra A, từ hình ảnh ẩn dụ ra vật đố, từ hai đầu ra cái võng. Nhưng tiếp nhận ẩn dụ ca dao, thơ không đơn giản chỉ là sự “dịch nghĩa” B ra A, “thuyền” là chàng trai, “bến” là cô gái. Chỗ mà ẩn dụ câu đố, ta có thể dừng lại, thì với ẩn dụ văn học, đó chỉ là chỗ bắt đầu. Vậy nên người ta còn có thể nói tiếp, chẳng hạn, về ẩn dụ “thuyền - bến”. Khi người con gái hát: “Thuyền về có nhớ bến chăng” cô gái không chỉ diễn tả nỗi nhớ mong, niềm hy vọng, lòng son sắt và thoáng lo âu của những đợi chờ, mà cả cảm nghĩ về thân phận đáng thương của mọi cô gái của một thời đại. Người con trai giống như con thuyền nay đây mai đó, đâu có thể là bến là bờ của dòng – sông – cuộc – đời. Trong ca dao xưa, chỉ có “anh đi” mà thôi! Còn người con gái như bến nước, không chuyển dời, chỉ biết chờ đợi Sự khác biệt tiểu biểu giữa ẩn dụ câu đố và ẩn dụ văn học là ẩn dụ câu đố thường là sự so sánh cái cụ thể với cái cụ thể (có rất ít trường hợp so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng) còn ẩn dụ ca dao, thơ là đi từ trừu tượng đến cụ thể. Có thể lập bảng so sánh sau: Giống nhau Đều là phương thức chuyển nghĩa (từ nghĩa này sang nghĩa khác, từ nghĩa đen sang nghĩa bóng)  Tuy nhiên ẩn dụ câu đố và ẩn dụ ca dao, thơ có khả năng tiếp cận với nhau. Có hai trường hợp tiếp cận: Một, đó là trường hợp ẩn dụ câu đố có ngụ ý. Tức câu đố ngoài mục đích đánh đố, người đố muốn gửi vào ẩn dụ câu đố một ngụ ý nào đó (gần với ca dao ngụ ngôn). Ví dụ, câu đố về cái bắp ngô: “Còn duyên đánh phấn phơi màu Hết duyên má hóp răng vàng phơi khô” (Vừa nói về trái ngô, vừa gợi liên tưởng về thân phận người phụ nữ). Ta thấy sự liên tưởng ấy, có sự hỗ trợ của những câu ca dao có cấu trúc “Còn duyên/ Hết duyên” như: Còn duyên như tượng tô vàng Hết duyên như tổ ong tàn ngày mưa * Còn duyên kẻ đón người đưa Khác nhau Ẩn dụ câu đố Ẩn dụ ca dao, thơ - Liên tưởng tương cận (bên ngoài) - Không bắt buộc hàm chứa một ý nghĩa khác. - So sánh cái cụ thể với cái cụ thể. (ít so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng) - Liên tưởng tương đồng (bên trong) - Luôn hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc khác. - So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. 39 Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh * Còn duyên kén những trai tơ, Hết duyên ông lão cũng vơ là chồng Hai, đó là trường hợp những ẩn dụ câu đố dễ hiểu, chính xác và gợi cảm. Ví dụ: Mười người thợ lo đỡ mọi bề (Câu đố về hai bàn tay) Nắng ba năm ta không bỏ bạn Mưa một ngày bạn lại bỏ ta (Câu đố về cái bóng) Không có tui đui cả nhà (Ngọn đèn) Có thể nói, ẩn dụ câu đố dễ hiểu, chính xác và gợi cảm đến mức nào đó thì cũng sánh được với ẩn dụ ca dao, thơ. Ngược lại, ẩn dụ ca dao, thơ khó hiểu đến mức nào đó cũng dễ biến thành câu đố. b) Thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố. Trong câu đố có hai đối tượng được đề cặp: vật đố và hình ảnh ẩn dụ của nó. Tập hợp những vật đố hợp thành thế giới vật đố. Tập hợp những hình ảnh ẩn dụ của vật đố tạo nên thế giới liên tưởng từ vật đố. b.1) Thế giới vật đố: Vật đố có thể chia thành ba nhóm: - Những đồ dùng lao động và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của nhân dân + Những đồ dùng lao động nông nghiệp: cày, bừa, cuốc, rựa, liềm, hái, gầu tát nước, guồng nước, hòn đá, trục lúa Ví dụ: Có răng mà chẳng có mồm, Nhai cỏ nhồm nhồm cơm chẳng chịu ăn (Cái liềm) “Đời em uốn gối cong lưng, Lưỡi em giọng nói ra chừng thép gang. Mỗi khi em bước ra đàng, Yêu em anh bế, anh mang, anh bồng.” (Cái gầu sòng) + Những đồ dùng thủ công: khung cửi, xa (xa cán bong, xa kéo sợi), thoi, bào, bễ thổi lửa, vạch, kéo, kim, Ví dụ: Người thì một thước, Đuôi dài thước năm. Khi đi thì nằm Khi ngồi thì đứng Trên cầu dưới cầu, Con trâu đi lọt. (cái thoi) + Những đồ dùng sinh hoạt thông thường: cối xay lúa, cối giã gạo, nồi, bát đĩa, chum gáo, dao thớt, đá mài, chổi, chiếu, trầu, bình vôi, ấm chén, áo, yếm, lược, quạt, nón, tơi Ví dụ: “Hai đầu một mặt bốn chân Có đàn em nhỏ quay quần xung quanh.” (bàn và ghế) “Vừa bằng cái thúng, 40 Lăn đúng giữa nhà, Con cháu ông bà, Toàn gia quay lại.” (mâm cơm) - Những công việc và thao tác lao động, sinh hoạt + Lao động nông nghiệp: nhổ mạ, cấy lúa, tát nước, trục lúa,; kéo vó, bỏ chuôm, móc cua, đi nhủi, chăn vịt. + Lao động thủ công: ươm tơ, dệt vải, xẻ gỗ, rèn sắt, + Sinh hoạt: xay lúa, giã gạo, ăn cơm, hút thuốc, nhai trầu, xâu kim, - Những sự vật và hiện tượng quen thuộc khác + Gia súc, gia cầm và những con vật thường thấy: trâu , bò, ngựa, chó, mèo, gà, cá, cua, tôm, ốc, ếch, đỉa, tằm, nhộng, nhện, ruồi, muối, chuột, rận, chấy, + Những cây, quả thường dùng: lúa, ngô, khoai, rau muống, chuối (hoa), mía, cao, dừa( quả), mít, bưởi, xoan, tre, quả na, quả ổi, quả chanh, quả cà, quả ớt + Những bộ phận của nhà cửa: mái nhà, xà nhà, bậc cửa, cột nhà, máng nước, + Quà bánh và những đồ dùng vui chơi: bánh đa, bánh dì, bánh rán, bánh chưng, bánh trôi,...; cái diều, đèn kéo quân, bộ tam cúc, bài tổ tôm, + Chữ nghĩa và đồ dùng học tập: quyển vở, trang sách, cái bút (bút long, bút chì) và một số chữ Hán + Một số vật hiện tượng tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, sao, hạt mưa, nước, biển, núi, + Con người và một số bộ phận của cơ thể người: cái mặt, đôi mắt, mũi, miệng, hàm răng, đôi bàn tay, ống chân, bàn chân,. Ví dụ: - Mồm bò mà không phải mồm bò, mà lại mồm bò - Ông già đội nón đỏ, thằng nhỏ đội nón xanh - Đầu đội thúng tro, đít đo cây cột - Công tử bột đi tìm nước ngọt - Sóng ba đào công tử nổi lên. - Mười người thợ lo đỡ mọi bề Nhìn chung, thế giới vật đố trong câu đố dân gian của người Việt phản ánh khá chân thực môi trường sinh thái và sinh hoạt của người nông dân ở nông thôn xưa kia. Ở đây tất cả những sự vật hiện tượng, hoạt động quen thuộc mà người nông dân thường thấy, thường dùng, thường làm trong cuộc sống hằng ngày, đời này qua đời khác. Trong trò chơi câu đố, có một luật chơi được tôn trọng nghiêm ngặt, đó là: người ta không đố về những sự vật, hiện tượng xa lạ với người trong cuộc. Do đó, câu đố không thể là phương tiện truyền dạy tri thức về sự vật, “có tác dụng bồi dưỡng tri thức về thế giới khách quan cho nhân dân”. Thật ra, câu đố không cho người ta biết thêm về một sự vật gì mới và cũng không cho người ta biết thêm điều gì mới về các sự vật quen thuộc. Ví dụ câu đố về cái cày: “Khi đi lè lưỡi, khi về cũng lè lưỡi” ở câu đố này không đem lại cho trẻ em nông thôn một kiến thức gì mới về cái cày. Nhưng vấn đề là ở chỗ không phải tất cả những ai đã biết cái cày đều thấy nó như một con vật “khi đi thè lưởi khi về cũng thè lưỡi”. Chính 41 “phát hiện” ấy đem lại cho người ta niềm thích thú. Có thể nói toàn bộ chức năng giải trí và giáo dục của câu đố đều dựa trên sự khai thác cái cách nhìn mới lạ, bất ngờ, độc đáo đối với các sự vật, hiện tượng quen thuộc. b.2) Thế giới những vật thay thế cho vật đố Thế giới những vật thay thế cho vật đố là thế giới được “sáng tác” ra từ nguyên mẫu vật đố chủ yếu dựa vào liên tưởng, tưởng tượng. - Tính chất kì dị của những hình ảnh ẩn dụ câu đố. Phần lớn những sự vật, hiện tượng vốn hết sức quen thuộc với người ta, khi trở thành vật đố, đều được mô tả thành những sự vật, hiện tượng kì dị. Ví dụ: + Cái gối nằm được hình dung thành một vật: Đánh ngã đàn ông Đánh ngã đàn bà Đánh ngã kẻ chợ Đánh ngã vợ vua + Cái ống chân được mô tả thành một con vật: Lưng đi trước, bụng đi sau Cái mắt cái đầu cách nhau một thước “ Kỳ dị hóa” những sự vật, hiện tượng quen thuộc của thế giới chung quanh là một xu hướng nổi bật trong cách cấu tạo câu đố dân gian. - Tính chất thân quen của những hình ảnh bộ phận trong ẩn dụ câu đố Ần dụ câu đố có một đặc điểm chung là: nhìn cả tổng thể thì ra một vật kì dị, thậm chí quái đản; nhưng từng bộ phận hợp thành của nó thì lại là những hình ảnh về những sự vật hiện tượng thân quen với những người lao động. Ví dụ : Ẩn dụ về sàng gạo nhìn tổng thể thì quả là một vật rắc rối: Một trăm tấm ván Một vạn thằng dân Thằng nào cởi trần Thằng ấy chui lọt Nhìn chung, trí tưởng tượng của những người sáng tác câu đố dù phóng túng đến đâu cũng không thể không dựa vào nguồn vật liệu sẵn có của thực tiễn lao động và sinh hoạt cung cấp cho họ. - Tính chất sống động, có hồn của những hình ảnh ẩn dụ câu đố Câu đố thường mô tả sự vật trong trạng thái hoạt động hoặc biến đổi của nó. Ví dụ: + Bát đĩa được mô tả ở trạng thái đang đứng rửa, sau bữa ăn, để gác lên chạn: Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm + Cái kéo được mô tả ở trạng thái lăm lăm “hành chức”: Vừa bằng lá tre xun xoe đánh vật 42 Ngay cả những câu đố có ẩn dụ thuộc dạng tranh “tĩnh vật” cũng tìm ẩn một nét “động”. Ví dụ: “Vừa bằng cánh của nằm ngửa giữa trời” (câu đố về tàu lá chuối), “Vừa bằng con bò nằm co giữa ruộng” (câu đố về cái mả) Điều quan trọng là tất cả các sự vật được mô tả đều có hồn, có sinh khí. Để tạo nên những hình ảnh sống động, có hồn như thế, người sáng tạo câu đố cần có cái nhìn có tình đối với tạo vật. Những hình ảnh ẩn dụ câu đố luôn xuyên thấm tình yêu của người lao động đối với tạo vật, yêu công việc làm ăn, yêu những vật cùng họ dãi nắng dầm sương b.3) Thế giới vật đố có tính “tục” giảng “ thanh” Bên cạnh chất kì dị, ẩn dụ câu đố còn có tính chất thường được gọi là “đố thô, giảng thanh”. Tính chất này được chình câu đố xác nhận một cách hồn nhiên. Ví dụ: Đố tục (thô) giảng thanh: “Miệng chào anh/ Hai tay nâng đít”. “Đố tục, giảng thanh” có nghĩa là vật đố thì “ thanh” nhưng vật thay thế nó thì “ thô”. Khái niệm “thô” ở đây được hiểu là: nói đến cơ quan sinh thực khí và hoạt động liên quan đến sinh thực khí, hoặc nói đến cơ quan bài tiết và hoạt động bài tiết. Nhiều hình ảnh ẩn dụ câu đố là sản phẩm của sự liên tưởng từ vật đố đến những cái “thô”, cái “ tục”. Ví dụ Một cột ba chia Chọc vô cái lỗ Thọc lia thọc lịa Máu trào đỏ loét Le lưỡi liếm liền (ống ngoáy trầu) Quả thật khi trí tưởng tượng đã hướng theo ngả này thì hầu như sự vật hiện tượng nào cũng có thể được hình dung, mô tả thành “cái ấy” và “chuyện ấy”. Ví dụ: - Thương em anh dắt sau hè Hai tay anh đè cái đít lắc lia (mài dao, kéo) - Trên cũng da dưới cũng da Đúc vô thì ấm, rút ra lạnh lùng (chân và giày) Hiện tượng này là hiện tượng đã tồn tại và một số người vẫn thích chơi trò “đố tục, giảng thanh”. Nhưng không thể coi đó là một xu hướng liên tưởng lành mạnh, nhất là đối với trẻ em. c) Kết cấu của ẩn dụ câu đố Ẩn dụ câu đố có hai kiểu kết cấu: kết cấu đơn và kết cấu kép. c.1) Kết cấu đơn. Ẩn dụ có kết cấu đơn là ẩn dụ chỉ gồm một hình ảnh đơn nhất, tức là hình ảnh chỉ của một sự vật. Hình ảnh được tạo nên có thể có một hay nhiều “đặc điểm” nhưng bao giờ cũng chỉ tương ứng với một sự vật. Ví dụ: - Hình ảnh đơn nhất có một “đặc điểm”: Trong nhà có bà ăn cơm trước (Câu đố về đôi đũa cả). Trong nhà có bà hay la hét (Câu đố về cái chổi) - Hình ảnh đơn nhất có nhiều “đặc điểm”: + Hai “đặc điểm” : Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng (Câu đố về con ruồi) 43 + Bốn “đặc điểm”: Vừa bằng cái kim, chìm xuống ao, đào chẳng thấy, lấy chẳng được (Câu đố về cái râu tôm) Có thể mô hình hóa câu đố ẩn dụ có kết câu đơn như sau: a1-----------------------------------------------b1 A a2-----------------------------------------------b2 B a3-----------------------------------------------b3 Vật đố A và các đặc điểm a1, a2, a3được mô tả thành ẩn dụ B với các “ đặc điểm” tương ứng b1, b2, b3Nhìn chung những câu đố có kết cấu đơn có phần dễ giải hơn những câu đố có kết cấu kép. Là vì những ẩn dụ này chỉ tương ứng với một sự vật, cho nên việc khoanh vùng tìm kiếm vật đố không bị phân tán theo nhiều hướng cùng một lúc. Trong số những ẩn dụ có kết cấu đơn thì ẩn dụ càng có nhiều “đặc điểm” càng có vẻ rắc rối, nhưng lại càng có nhiều căn cứ để người giải đố suy lý và liên tưởng. c.2) Kết cấu kép: - Ẩn dụ câu đố có kết cấu kép rắc rối, kỳ dị hơn so với ẩn dụ có kết cấu đơn và, đặc biệt, thường có chút ít tính truyện. Khi vật đố là một sự vật gồm nhiều bộ phận (những bộ phận này đều có thể quan sát bằng mắt thường và quen thuộc với mọi người) hoặc một hoạt động gồm nhiều thao tác (những thao tác này cũng quen thuộc với mọi người như: ăn trầu, hút thuốc lào) thì ẩn dụ của nó thường có kết cấu kép. Ví dụ: Bốn ông đập đất (= bốn chân trâu giẫm lên đất cày) Một ông phất cờ (= cái đuôi trâu ve vẩy đuổi ruồi) Một ông vơ cỏ (= mõm trâu “tranh thủ” vơ ít cỏ ven bờ) Một ông bỏ phân (= đít trâu cũng làm cái việc của nó!) Trong phức hợp ẩn dụ, quan hệ giữa các ẩn dụ “nhỏ” thường khá chặt nhằm tạo ra một hình ảnh chung ít nhiều có nghĩa lý hoặc, tài tình hơn, một “mẫu chuyện” ly kỳ. Ví dụ: Trong câu đố về con trâu (đang đi cày) những ẩn dụ nhỏ hợp thành một cấu trúc tương đối chặt chẽ (bốn ông + một ông + một ông + một ông) tạo nên cảnh tượng “bảy ông vừa đập đất, vừa phất cờ, vừa vơ cỏ, vừa bỏ phân, cứ như một lực điền đang hội làm mùa vậy! Mô hình hóa ẩn dụ có kết cấu kép: được mô tả thành A1------------------------------------------------B1 A2 A ------------------------------------------------ B B2 A3------------------------------------------------- B3 Vật đố A với các phức hợp ẩn dụ B bộ phận hợp thành với các ẩn dụ “nhỏ” A1, A2, A3 B1, B2, B3(tương ứng với A1, A2,A3) Ta phân tích một câu đố có kết cấu kép để nhận rõ lại một lần nữa những nét đặc thù về kết cấu của ẩn dụ câu đố. Ba ông lỏng khỏng 44 Cõng bà đế vương Súng bắn tứ phương Cò bay rào rạt (Câu đố về rang ngô) Ta thấy vật đố A – hiện tượng rang ngô – gồm bốn bộ phận hợp thành: 1/ ba ông đầu rau (A1) ; 2/ cái nồi rang ( A2) ; 3/ ngô nổ ( A3) ; 4/ ngô nở ( A4). Bốn bộ phận hợp thánh của vật đố A được mô tả thành bốn ẩn dụ “nhỏ” tương ứng : 1/ ba ông lỏng khỏng (B1) ; 2/ cõng bà đế vương ( B2) ; 3/ sung bắn tứ phương (B3); 4/ cò bay rào rạt ( B4). Như vậy ta có mô hình: A1--------------------------------------------------------------B1 A2--------------------------------------------------------------B2 A3-------------------------------------------------------------- B3 A4---------------------------------------------------------------B4 Ta có thể nhận xét là các so sánh A1 – B1 A2 – B2 A3 – B3 A4 – B4 Dựa trên những nét giống nhau hết sức mong manh. Như ta đã biết, đấy chính là đặc trưng tiêu biểu của ẩn dụ câu đố. Quả thật, chỉ có trong sáng tác câu đố người ta mới so sánh một cách phóng túng: Ba ông đầu rau với Ba ông lỏng khỏng trên đặt cái nồi rang cõng bà đế vương Và: tiếng ngô nổ với súng bắn tứ phương những hạt ngôn nổ bung ra cò bay rào rạt Trong khâu giảng đố, người ta thường chỉ giải thích, chứng minh nét giống nhau giữa b1 với a1, b2 với a2(câu đố có kết cấu đơn) hoặc giữa B1 với A1, B2 với A2 (câu đố có kết cấu kép), mà không đả động đến tính chất thích đáng và ý nghĩa của ẩn dụ (B) với vật đố (A). d) Cách mô tả của câu đố - ngôn ngữ của câu đố d.1) Cách mô tả của câu đố: Xây dựng câu đố bắt đầu từ sự quan sát và lựa chọn những “đặc điểm” của vật đố. Có 5 đặc điểm cơ bản: - Hình thể - Về cấu tạo - Tính năng, tác dụng - Hoạt động thao tác - Nguồn gốc, xuất xứ Mấu chốt của việc xây dựng câu đố là sự mô tả những “đặc điểm” của vật đố. Ở đây mô tả đi đôi với so sánh nhằm tạo ra những ẩn dụ. Trong câu đố, mô tả cũng thường kết 45 hợp với nhân hóa. Ở đây nhân hóa không đơn thuần như một thủ pháp mô tả mà nó còn là vấn đề của thế giới quan. Do đó, nhân hóa được sử dụng rất phổ biến trong câu đố. Ví dụ : Sừng sững mà đứng giữa nhà, Ai vô không hỏi, ai ra không chào. (cây cột nhà) Chị em con bác con dì. Chị thì đẻ trứng, em thì đẻ con. (ốc nhồi và ốc hột) d.2) Ngôn ngữ câu đố Ngôn ngữ câu đố có những đặc điểm rất nổi bật – đó là tính chất cô đúc và tính gợi hình, gợi cảm. Câu đố phải gọn ghẽ, chặt chẽ như đề toán, cho nên ngôn từ phải chính xác và không gian ngôn ngữ câu đố phải hết sức tiết kiệm. Không gian ngôn ngữ câu đố phải thông thoáng, sống động và nổi sắc nổi hình. Ngoài những thủ thuật chơi chữ đủ các kiểu, người sáng tác câu đố còn tập trung vào giải pháp khai thác giá trị gợi tả của từ ngữ tiếng Việt, nhất là động từ và tính từ tình thái. Do đó, mật độ của những từ loại này trong không gian ngôn ngữ câu đố rất cao, cao hơn cả tục ngữ và ca dao. Ví dụ: “Mẹ gai góc, con trọc đầu” (cây bưởi) “Chân đen mình trắng đứng nắng giữa đồng” (con cò) Nghệ thuật câu đố có được sự thành công hay không là nhờ một phần vào sức gợi tả của ngôn ngữ câu đố- một thứ ngôn ngữ vừa lấp lửng vừa chính xác, vừa hồn nhiên vừa tinh quái, vừa sát sạt vừa bay bổngTuy nhiên, câu đố là thể loại văn học dân gian, nó là những sáng tác của lớp người bình dân nên đôi khi ngôn ngữ câu đố có một số từ rất thô kệt. Ví dụ: “Có mái mà không có trống. Có đái mà không có ỉa” (Mái nhà) Tóm lại, ngôn ngữ câu đố mang những đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ dân gian. e) Thể thơ trong câu đố: Trong câu đố, thể thơ lục bát dùng rất phổ biến và được thể hiện rất đa dạng: “Sừng sững mà đứng giữa trời. Trời xô không đổ, trời mời không đi” (Núi) “Thưở bé em có hai sừng Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa Ngoài hai mươi tuổi đã già Quá hai mươi tuổi mọc ra hai sừng” (Mặt trăng) - Thể vãn là thể thơ ngắn, mỗi câu năm chữ hoặc dưới năm chữ. Câu đó có tính chất giải đố nên đại bộ phận câu đố đều được viết theo những thể thơ ngắn, tương đối đơn giản về tiết tấu, nhịp điệu cách gieo vần rất linh hoạt. - “Trên trời bảy ngọn đèn Hình móc câu xếp nên Ban đêm người đi lạc Nhìn biết phương hướng liền” (Sao) - “Ăn nằm ngửa Ngủ nằm nghiêng Uống rượu thì kiêng 46 Chỉ khuyên ăn thịt Ăn rồi lại quỵt Rửa mặt đi nằm Ai hỏi thì câm Ai mời thì tới” (Cái thớt) - Câu đố thường mang tính cô đúc, cân đối nhịp nhàng về cách gieo vần. Đi phe phẩy, về nhà giãy ra mà chết. (Cái áo dài) Một nhà làm quan, cả nhà đi tàn. (Khóm khoai) 3.2.3. Kết luận chung. Sau truyện cười, câu đố là thể đem lại nhiều tiếng cười trong kho tàng văn học dân gian. Hầu như câu đố nào đọc lên, ta cũng thấy ngộ nghĩnh, hóm hỉnh tươi mát, đôi khi tục tĩu nữa, song hiện thực sự vật, sự việc lại không ngộ nghĩnh tục tĩu tí nào. Giải được hay không giải được, cả người đố và người đoán đều buồn cười. Do đó, câu đố ngoài việc thử tài nhau, nó còn là phương tiện để thư giãn sau những giờ lao động và để mua vui trong lúc nghỉ ngơi. Câu đố phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới quan theo lối nói chệch đi, lối nói một đàng hiểu một nẻo,“nửa kín nửa hở” bằng hình thức liên tưởng, tưởng tượng. Ngôn ngữ sinh động, giàu có cùng với các thủ thuật so sánh, ẩn dụ, tu từ, lộng ngữ cũng đã góp phần tạo nên chất nghệ thuật trong câu đố. Với những đặc trưng của thi pháp, câu đố đã tồn tại cùng với nhân dân, không ngừng được nhân dân sáng tạo thêm làm cho lưu loát hơn. Sự ra đời và phát triển của câu đố đã làm cho nền văn hóa dân gian Việt Nam thêm phong phú giàu màu sắc. 3.3. Đặc điểm thi pháp của ca dao 3.3.1. Giới thuyết ca dao a) Khái niệm Trước những năm 50 TK XX, ở nước ta chỉ có hai thuật ngữ được dùng để chỉ chung những câu hát dân gian là: ca dao – dân ca. - Nói dân ca là nói bài hát dân gian bao gồm lời ca cộng làn điệu nhạc. - Nói ca dao là chỉ nói riêng lời ca của bài hát dân gian. => Ca dao và dân ca đều có cùng một nghĩa đó là những câu hát (bài hát) dân gian. - Ca dao hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm bao hàm 3 yếu tố gắn bó chặt chẽ + Lối hát (hình thức sinh hoạt ca hát hay phương thức diễn xướng) + Điệu hát (làn điệu nhạc của những câu hát) + Lời hát (lời ca đã bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) b) Bản chất ca dao Ca dao là tấm gương phản chiếu tâm hồn, tâm trạng của nhân dân, của dân tộc. Vì thế bản chất của ca dao là bản chất trữ tình (nghĩa là mang tính chất chủ quan). Tuy nhiên 47 cảm xúc và tình cảm trong ca dao không phải là cảm xúc và tình cảm của một cái tôi cá nhân riêng biệt mà là của một quần thể, một cộng đồng. Ví dụ : Em như con hạc đầu đình Muốn bay không cất nổi mình mà bay c) Các thể loại ca dao Ca dao là một khái niệm chỉ loại. Đó là loại trữ tình của Vhdg, tương ứng với loại tự sự, kịch dân gian. Để phân loại người ta căn cứ vào tiêu chí về mối quan hệ với nghi lễ chia ca dao làm hai nhóm thể loại : - Ca dao nghi lễ : nghi lễ lao động, nghi lễ sinh hoạt, nghi lễ tế thần. - Ca dao phi nghi lễ: CD lao động, CD sinh hoạt, CD giao duyên. Trong phạm vi thơ ca dân gian, ca dao được xác định là thơ ca trữ tình dân gian (đối ứng với vè, thơ ca tự sự). Như vậy, tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của ca dao là tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của toàn bộ thơ ca trữ tình dân gian. 3.3.2. Đặc trưng thi pháp ca dao a) Nhân vật trữ tình - Trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình (tác giả) luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình (nhân vật mà cảm nghĩ của nó được diễn tả trong bài ca). và nhân vật ấy có một số kiểu nhất định : + Cô gái và chàng trai (trong quan hệ bạn bè, lứa đôi) + Người chồng và người vợ, người mẹ và người con (trong đời sống gia đình) + Người con gái, con dâu, người vợ (trong gia đình gia trưởng) + Người lính và người vợ lính (trong cảnh ngộ biệt ly, xa cách) + Người làm ruộng và người làm thợ, người dân chài (trong lao động, sinh hoạt và quan hệ làng xóm quê hương). - Qua tập hợp trữ tình tên chung của nhân vật trữ tình trong ca dao, xu hướng chung nhân dân muốn diễn tả những nét bản chất của con người thời đại lúc bấy giờ đó là : + Cảm nghĩ về thân phận mình (buồn, khổ): cất lên bài ca than thở về nỗi khổ đau, bất hạnh. + Cảm nghĩ về những người thương mến, những vật, những nơi thân thuộc (thấy yêu thương): cất lên thành bài ca ân tình, ân nghĩa (tình gia đình, bạn bè, đôi lứa, quê hương, đất nước) Như vậy ca dao xưa chủ yếu là tiếng hát than thân – phản kháng và tiếng hát yêu thương – tình nghĩa. b) Không gian thời gian nghệ thuật (Hoàn cảnh điển hình trong ca dao) - Không gian (hoàn cảnh) giàu màu sắc ước lệ. + Đó là khung cảnh nơi diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện, trao gởi tâm tình như: ruộng vườn, giếng khơi, cây đa bến nước, sân đình v.v 48 + Nhìn chung đó là cảnh vật thiên nhiên gần gũi, phong cảnh làng quê thân thuộc được tái hiện bằng mấy nét chung nhất: non xanh nước biếc, mây bạc trời hồng Không gian đó nhằm thực hiện chức năng cảm xúc – tâm lý, tạo ra bối cảnh thích hợp với sắc điệu trữ tình của mỗi bài ca. ví dụ : Chiều chiều dóng dả đi chơi Uốn roi giục ngựa tới nơi vườn đào => thực tế chân đi đất Đồn đây là chốn đào nguyên Trăng thanh gió mát cắm thuyền dạo chơi => nơi chờ bạn hát - Thời gian nghệ thuật trong ca dao cũng vừa thực vừa ước lệ + Thực vì nó hợp với cảnh, với sự, với tình trong bài ca + Ước lệ vì nó rất chung, không xác định: đêm ấy, buổi sáng ấy, buổi chiều ấy - Đêm hè gió mát trăng thanh / Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừng. - Sáng ngày em đi hái dâu / Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn Đôi khi thời gian tuy là thực tế (tháng giêng, tháng 2/ tháng 3, tháng 4/ tháng khốn, tháng nạn) nhưng cũng rất ước lệ (không nói về nỗi khổ do đói kém mà nói về những mất mát, những nông nỗi khác. Vì thế bài ca gợi nhiều nỗi niềm hơn, đó có thể là nỗi “mất đó” (bạn tình), “cháy quán” (mất nơi bạn nghèo gặp nhau); cảnh ngộ vừa được cực tả (đã khó chó cắn thêm), vừa mang ý nghĩa khái quát. - Thời gian trong ca dao là thời gian của hành động (tức là lúc diễn ra cuộc gặp gỡ, trò chuyện, trao gửi tâm tình hoặc nhân vật trữ tình có tâm trạng hát lên khúc tự tình) để thực hiện chức năng cảm xúc – tâm lý, tạo ra bối cảnh thi vị cho sự khởi phát cảm hứng trữ tình. Ví dụ : “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng” hoặc trong ca dao cổ truyền có nhóm bài ca mở đầu bằng “Chiều chiều” những bài thuộc nhóm này có nội dung rất đa dạng : + Nỗi nhớ bạn: Chiều chiều én liệng nhạn bay/ Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ai? + Nỗi cô đơn: Chiều mây phủ ải vân/ Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân lại buồn + Lời tỏ tình: Chiều vịt lội bờ ao/ thương người áo trắng vá quàng nửa vai + Niềm đau xót: Chiều ra ngõ ngó xuôi / Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ c) Kết cấu của ca dao - Ca dao có kết cấu ngắn (2 dòng, 4 dòng, 10 dòng v.v) và đơn điệu về hình thức (thường có hai hình thức chính). c.1) Lối đối đáp (hình thức kết cấu đặc trưng của thơ ca dân gian trữ tình): - Là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ. Chủ thể của bài ca này phần lớn là chàng trai, cô gái (ca dao nảy sinh trong sinh hoạt ca hát đối đáp nam nữ). - Dấu hiệu hình thức của chúng là: + Sự hiện hữu của cặp từ xưng hô (chồng – thiếp, mình – ta, đó – đây) + Sự tồn tại “theo vế” của bài ca Ví dụ: - “Em đố anh từ Nam chí Bắc 49 Sông nào là sông sâu nhất Núi nào là núi cao nhất nước ta? Anh mà giảng được cho ra Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra” - “Búp sen lai láng giữa hồ Anh muốn đưa tay ra bẻ sợ chùa có sư Có sư thì mặc có sư Anh cứ đưa tay ra bẻ có hư em bồi” c.2) Lối kể chuyện (hình thức kết cấu đặc trưng của thơ ca đân gian tự sự): - Nhân vật trữ tình tự kể chuyện mình. - Câu chuyện trong ca dao là chuyện tâm tình. Đó là một nỗi niềm được kể hơn là một cảnh ngộ được thuật lại. Do đó, câu chuyện kể không có chuyện và thường không mạch lạc. Ví dụ : Bài ca dao “Lính thú đời xưa” Ba năm chấn thủ lưu đồn Ngang lưng thì thắt Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan Đầu đội nón dấu Chém tre đốn gỗ trên ngàn Thùng thùng trống đánh Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai? Bước chân xuống thuyền Những lời trần thuật trên không chỉ miêu tả công việc của người lính thú cùng trang thiết bị bên ngoài của anh ta mà còn nhằm chuẩn bị cho con người bên trong anh ta xuất hiện. Đó là cảnh ngộ, nỗi niềm của người lính vừa chi tiết mà lại kín đáo. - Các hình thức kể chuyện : + Kể chuyện bâng quơ (hát ru): Đây là những mẩu chuyện đứt đoạn mà miên man với những hình ảnh chập chờn, chắp nối. Nhưng cũng chính là tâm tình của mẹ. + Kể chuyện ngược xuôi (kết cấu đối đáp + kết cấu kể chuyện). Bề ngoài như một trò chơi xếp chữ. Nhưng thật ra mượn cách nói này để diễn tả hai chiều của một quan hệ tình cảm. Ví dụ : “Sớm mai tôi lên trên núi Tôi xách cái rựa còng queo Bắt được con công Đem về cho ông, ông cho trái thi Đem về cho chị, chị cho cá rô Đem về cho cô, cô cho bánh ú Đem về cho chú, chú cho buồng cau Chú thím rầy lộn với nhau Thôi tôi trả buồng cau lại cho chú Trả bánh ú lại cho cô Trả cá rô lại cho chị Trả trái thị lại cho ông Tôi xách con công về rừng. + Kể chuyện vòng tròn v.v 50 - Nhận xét chung về các lối kết cấu của ca dao Mỗi bài ca dao là một mảnh cảm nghĩ âm vang thành câu hát (mang tính chất phiến đoạn) hồn nhiên tự tâm hồn. Do đó luôn tươi mát, chân thực, tính hàm xúc tự nhiên. d) Hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ trong ca dao d.1) Hệ thống hình ảnh trong ca dao rất phong phú.  Hình ảnh so sánh: nhằm thể hiện nhân vật trữ tình, nhân vật đối thoại + So sánh “hạ thấp”: “Anh như tán tía, tán vàng Em như mảnh chiếu rách nhà hàng bỏ quên” + So sánh hơn (nâng cao): “Anh như chiếc kỷ nhà quan Em như chiếc nón mê tàn che mưa” + So sánh hài hòa: “Em như tố nữ trong tranh Anh như ngòi bút chấm cành hoa mai” + So sánh kép: Em như cây quế giữa rừng/ Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay? Thân em như thể hàng săng/ Anh nào muốn chết thì quăng mình vào + So sánh đơn + So sánh kiên hợp: Nhãn lồng trong bịt ngoài bao Con ong châm còn được huống chi quả hồng đào chín cây So sánh nhằm biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, bóng bảy. Giúp chủ thể trữ tình dễ dàng nói và nói một cách cô đọng tế nhị sâu sắc những điều khó nói. So sánh nêu cái khái quát, cái chung, nét bản chất. So sánh đi đôi với miêu tả trực tiếp “Cổ tay em trắng như ngà/ con mắt em liếc như là dao cau/ miệng cười như thể hoa ngâu/ cái khăn đội đầu như thể hoa sen”  Hình ảnh miêu tả: Miêu tả phải dựa vào so sánh. - Miêu tả để nêu bật cái riêng, cái chi tiết của đối tượng - Đối tượng của miêu tả là cảnh vật thiên nhiên, làng quê, ruộng vườn, sông nước và sản vật của quê hương. Qua đó bộc lộ niềm tự hào của con người xứ xở. - Miêu tả là để ngụ tình: tình quê hương, đất nước; tình cảm tự nhiên đối với cái đẹp của tạo vật; tình yêu đôi lứa Nghệ thuật miêu tả đóng vai trò quan trọng trong việc khắc họa những “hoàn cảnh điển hình” (Miêu tả thường kết hợp với phóng đại ==> ca dao trào lộng) qua đó góp phần thể hiện nhân vật trữ tình.  Hình ảnh ước lệ : - Là hình ảnh có sự thống nhất trực tiếp cái chung với cái riêng, khái quát với cụ thể (Loan – Phượng, Trúc – Mai, Rồng – Mây, chỉ sự tương sứng hài hòa gắn bó của đôi lứa). - Ước lệ của hình ảnh không tách rời xu hướng ước lệ hóa sự diễn tả chính tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật trữ tình. Cho nên câu hát của một người có thể là mẫu số chung cho mọi người. => Tính ước lệ thể hiện rõ trong hình ảnh so sánh => Tính chân thực tự nhiên thể hiện rõ trong hình ảnh miêu tả. 51 - Ước lệ còn biểu hiện trong cách sử dụng con số trong ca dao + Con số ước lệ: “Tìm em đã tám hôm nay / Hôm qua là tám hôm nay là mười” + Con số chính xác chặt chẽ “Thương nhau cau 6 bổ baCả thương cả ghét 72”. Vì thế những hình ảnh ước lệ trong ca dao không bị khô cứng, sáo mòn.  Hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa khái quát rộng rãi (người phụ nữ và nông dân). d.2) Ngôn ngữ ca dao - Văn bản tạo hình và biểu hiện : “Bây giờ mận mới hỏi đào” “ Trời mưa / Qủa dưa vẹo vọ” - Ngôn ngữ giản dị, sinh động, màu sắc địa phương e) Thể thơ trong ca dao - Thể thơ lục bát (chiếm 95% số tác phẩm). Số lời từ 2 đến 4 dòng chiếm 75%. Và ít có kiến trúc cân đối (3 -3, 4 -4) so với văn học hiện đại. - Lục bát trong ca dao có hình thức biến thể “Bao giờ rừng quế hết cay/ Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình” - Thể song thất lục bát (chiếm khoảng 2%) “Lụa làng trúc vừa xanh vừa bóng May áo chàng cùng sóng áo em Chữ tình cùng với chữ duyên Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền” Với nhịp chênh: 3/2/2 xen với nhịp đôi, vần trắc cài vào vần bằng, bốn câu thành một khổ tự nhiên láy đi láy lại, thích hợp với sự kể lể những nỗi niềm, những tâm tư u uẩn, trở trăn (những câu hò sông nước mênh mang, dàn trải). - Các thể thơ khác: thể hỗn hợp “Qủa cau nho nhỏ/ Cái vỏ vân vân Anh lấy em từ thủa mười ba” “Đất Lam Kiều ngỡ ngàng khó bước/ Động đào nguyên lạch nước quanh co - Thể vần (vần năm, đôi khi xen vần bốn): tiêu biểu là hát dặm Nghệ Tĩnh + Thể vần thích hợp với thơ ca dân gian tự sự hơn là ca dao. + Lối ngắt nhịp cứng, không đổi trong toàn bài: 3/2 hoặc 1/2/2. + Bắt vần dễ dãi, khiến cấu trúc thơ chắc gọn thích hợp với cách kể chuyện hơn là trữ tình (đồng dao). TÀI LIỆU HỌC TẬP  Học liệu bắt buộc [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Văn Học, tập II, 1998, [2]. Trần Đình Sử, Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB KHXH, 1993. [3]. Bộ GD&ĐT, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB GD, 2002  Học liệu tham khảo [1]. Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXBKHXH,1982. 52 [2]. Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB KHXH, 1999 [3]. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB KHXH, 1995 [4]. Nguyễn Thị Dư Khánh, Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp học, NXB VH, 1999 [5]. Nhiều tác giả, Hợp tuyển văn học dân gian, NXBVH, 1977 [6]. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXBVH, 1983 [7]. Hoàng tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD, 1990) PHỤ LỤC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH Sinh viên đọc tài liệu, tìm hiểu, nghiên cứu trả lời và làm các bài tập sau: I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG: Bên cạnh mục đích củng cố những kiến thức cơ bản về văn học mà sinh viên đã được học trước đây như: Khái niệm, đặc trưng cơ bản, các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam, yêu cầu trọng tâm của chương 1 là người học có những hiểu biết về các khái niệm thi pháp, thi pháp học, nắm được đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của thi pháp học, xác định đúng vai trò của bộ môn khoa học này trong khoa nghiên cứu văn học và văn học dân gian. Từ đó, sinh viên có thể chủ động vận dụng lí luận về thi pháp học để thâm nhập, nghiên cứu tác phẩm văn học dành cho học sinh tiểu học trong và ngoài trường tiểu học. 1. Xác định được khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật, các hình thức không gian, thời gian nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm văn học. 2. Xác định được nhân vật, cốt truyện, và giọng điệu lời văn nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật. 3. Vận dụng lí thuyết để xác định, phân tích không gian, thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản nghệ thuật. 4. Xác định được đặc điểm thi pháp của một số thể loại văn học dân gian đã học trong chương trình. 5. Vận dụng lí thuyết để xác định, phân tích kết cấu cốt truyện Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Hai anh em và cây khế. II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Sự khác biệt giữa không gian thần kì trong văn học dân gian với không gian thần kì trong văn học thiếu nhi hiện đại? 2. Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ sau: TRÊN HỒ BA BỂ Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể Núi dựng cheo leo hồ lặng im 53 Lá rừng với gió ngân se sẽ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim. Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua bóng núi rung rinh. Thuyền ta quanh quất trên Ba Bể Đỏ ối vườn cam biếc bãi ngô... Thuyền ơi, chầm chậm chờ ta nhé Muốn ở đây thôi chẳng muốn về! (Hoàng Trung Thông) 3. Phân tích thi pháp kết cấu của bài hát ru (hoặc một số bài ca dao) “Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về Bắt được lũ cá rô trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn” 4. Phân tích truyện cười: “MẤT RỒI” Một người sắp đi chơi xa dặn con: - Ở nhà có ai hỏi, thì bảo bố đi chơi vắng nhé ! Sợ con mải chơi quên mất, lại cẩn thận lấy bút viết vào giấy rồi bảo: - Có ai hỏi thì con cứ đưa cái giấy này. Con cầm tờ giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, sẵn có ngọn đèn, nó lấy giấy ra xem, Chẳng may vô ý để giấy cháy mất. Hôm sau có người đến nhà chơi, hỏi: - Thầy cháu có nhà không ? Nó ngồi ngẩn ngơ hồi lâu, mới sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói: - Mất rồi ! Khách giật mình hỏi: - Mất bao giờ ? - Tối hôm qua. - Sao mà mất ? - Cháy. (Theo tiếng cười dân gian Việt Nam) 5. Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám dưới góc độ thi pháp học: - Truyện cổ tích Tấm Cám có những yếu tố kì ảo nào tham gia vào cốt truyện? những yếu tố đó có tác dụng như thế nào đối với diễn biến số phận của nhân vật Tấm? - Hãy chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu trong truyện Tấm Cám để chứng tỏ rằng “truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp” của nhân dân lao động. 6. SV chọn một số bài tập đọc trong sgk tiểu học để phân tích dưới góc độ thi pháp học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_van_hoc2_5898_2042680.pdf
Tài liệu liên quan