Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - Nguyễn Thị Hồng Liên

Về nội dung: GV nêu những điểm không chính xác, những hiểu biết lệch lạc (trong cách miêu tả các chi tiết hoặc nội dung của câu chuyện, sự việc ) và có cách phân tích cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm. Về kĩ năng: GV nêu các lỗi về cả hai loại kĩ năng: kĩ năng xây dựng văn bản và kĩ năng ngôn ngữ. Nêu và chữa các lỗi: 1/ Về dàn ý như dàn ý thiếu cân đối (có ý quá dài, ý quá ngắn), dàn ý không làm nổi bật trọng tâm (của việc miêu tả, hoặc câu chuyện, sự việc cần thuật, kể hoặc viết thư ), dàn ý không chặt chẽ, không nhất quán (loại “đầu ngô mình sở” ). 2/ Phân tích và chữa các loại lỗi ở từng phần của bố cục bài văn như: cách mở bài và kết luận (vụng về, cộc lốc, dài dòng ), cách triển khai các ý của phần thân bài (trình tự miêu tả, cách sắp xếp các tình tiết về diễn biến câu chuyện, nội dung bức thư ). 3/ Hướng dẫn sửa các lỗi về cách viết: lỗi chính tả, lỗi dung từ, đặt câu. c) Hướng dẫn HS tự chữa lỗi trong bài Sau khi chữa chung một số lỗi, học sinh tự chữa lỗi trong bài của mình dựa theo các nhận xét, ghi chú của GV khi chấm bài. - Lỗi chính tả, dung từ sai HS ghi ngay sang lề trái. - Lỗi về câu, về ý, HS chữa lại xuống dưới bài làm, gạch chân phần đã sửa.

pdf169 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - Nguyễn Thị Hồng Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dấu hiệu để HS nhân biết thông qua các bài tập chứ không đưa ra khái niệm, thuật ngữ. Đến lớp 4,5 HS được tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm và bắt đầu được tiếp xúc với các thuật ngữ. - Việc dạy học từ và câu phải được quan tâm ở mọi lúc, mọi nơi, ở các phân môn khác của môn Tiếng Việt và ở các môn học khác. 2.2. Đẳm bảo nguyên tắc tính đến đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ Dạy từ hay dạy câu cần đảm bảo tính hệ thống của các đơn vị ngôn ngữ. Việc dạy từ cần phải trình bày như là việc thiết lập quan hệ giữa từ và các yếu tố của hiện thực, quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ. Đây chính là hai mặt (hình thức và nội dung) của tín hiệu từ. Đồng thời, cần chú ý đặt từ (câu) trong hệ thống của nó, trong mối quan hệ với những từ (câu) khác xung quanh trong văn bản để làm rõ khả năng kết hợp, chỉ ra việc sử dụng từ (câu) trong một phong cách ngôn ngữ (nguyên tắc chức năng). Nói tóm lại, chú ý đến đặc điểm của từ, câu trong hệ 143 thống được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản mà giáo viên cần lưu ý khi tổ chức các hoạt động dạy học LT&C. Do đó, khi dạy từ cần phải: a) Đối chiếu từ với hiện thực (vật thật, hoặc tranh vẽ vật thật) trong việc giải nghĩa từ (nguyên tắc ngoài ngôn ngữ) b) Xem xét từ đặt trong hệ thống của nó, nghĩa là đặt từ trong các lớp từ, trong các mối quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng chủ đề, v.v (nguyên tắc hệ hình) c) Đặt từ trong các mối quan hệ với những từ khác xung quanh nó trong văn bản và mục đích làm rõ khả năng kết hợp của từ (nguyên tắc cú đoạn) d) Chỉ ra việc sử dụng từ trong một phong cách xã hội (nguyên tắc chức năng) hai việc đầu cần thiết cho việc dạy nghĩa từ, hai việc sau cần thiết cho việc sử dụng từ. 2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu Nguyên tắc này được xây dựng dựa vào bản chất của khái niệm ngữ pháp và những khó khăn của HS trong việc lĩnh hội chúng. Khái niệm ngữ pháp thường mang tính khái quát cao. Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với HS tiểu học hết sức khó khăn vì nó đòi hỏi một trình độ tư duy nhất định. Để giảm độ khó cho HS trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa ngữ pháp, GV cần cung cấp các dấu hiệu hình thức ngữ pháp để HS dễ nhận diện. Ví dụ khi dạy danh từ cho HS lớp 4, GV không chỉ cung cấp cho HS ý nghĩa chỉ sự vật của danh từ mà còn cần cho HS nhận biết những dấu hiệu hình thức để nhận diện như: danh từ thường kết hợp với từ chỉ lượng ở trước, với từ chỉ định ở sau. GV cần hướng dẫn HS xác lập mối quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp bằng cách giúp HS nhận ra ý nghĩa của các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được xem xét và chức năng của chúng trong hoạt động lời nói. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Các phương pháp dạy học Luyện từ và câu 1.1. Phương pháp giải nghĩa từ  Giải nghĩa từ bằng trực quan: Là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, phim ảnh, để giải nghĩa từ. 144 Đặc điểm lứa tuổi HS nhỏ khiến cho trực quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học đặc biệt đối với các lớp đầu cấp. Biện pháp này giúp HS hiểu nghĩa từ một cách dễ dàng, nhanh chóng nhưng đòi hỏi GV phải chuẩn bị hết sức công phu và cần cân nhắc kĩ để sử dụng có hiệu quả. Trong dạy học Luyện từ và câu, GV cần chú ý khai thác triệt để kênh hình trong SGK. Biện pháp trực quan được sử dụng với nhiều cách thức khác nhau. Sau đây là một số cách thức sử dụng biện pháp trực quan thể hiện trên SGK Tiếng Việt các lớp: + Cung cấp tranh, tìm từ tương ứng. Ví dụ 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối,được vẽ dưới đây (TV2, T1, tr26) Ví dụ 2: Tìm từ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ dưới các tranh dưới đây (TV2,T2, tr129) + Cung cấp một số từ chỉ đặc điểm và tranh vẽ loài vật, yêu cầu HS xác định sự tương ứng giữa từ với con vật trong tranh đã cho. Ví dụ: Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: tò mò, nhút nhát, dữ tợ, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn. + Cung cấp tranh các con vật và số thứ tự kèm theo, yêu cầu HS viết tên các con vật trong tranh. Ví dụ: Viết tên các con vật trong tranh (TV2, T2, tr134) + Cung cấp tranh có chứa các đồ vật được vẽ ẩn trong tranh, yêu cầu HS tìm đồ vật và công dụng của đồ vật ấy. Ví dụ: Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi đồ vật dùng để làm gì? (TV2, T1, tr90) + Dựa vào tranh, chọn từ để trả lời câu hỏi Ví dụ: Dựa vào tranh, chọn một từ trong ngoặc đơn để trả lới câu hỏi (TV2, T1, tr122)  Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: Là biện pháp đưa từ vào câu. Trong ngữ cảnh, từ được các từ khác bao quanh làm cho rõ nghĩa.  Giải nghĩa từ bằng định nghĩa (mô tả chi tiết đối tương mà từ gọi tên): Đây là phương pháp được sử dụng nhiều ở tiểu học. Sử dụng biện pháp này có nhiều lợi ích trong việc phát triển ngôn ngữ và tư duy cho các em. Tuy nhiên GV phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi để đặt ra yêu cầu mức độ giải nghĩa phù hợp. Ở lớp 145 2,3 chỉ yêu cầu giải nghĩa ở mức độ đơn giản. Ở lớp 4,5 mức độ giải nghĩa gần với khái niệm hơn.. Biện pháp này được thực hiện với nhiều cách thức như sau: + Hình thức đơn giản nhất là cung cấp một số từ ngữ và các nghĩa ứng với chúng, yêu cầu HS chọn nghĩa cho sẵn ứng với từ. Ví dụ: Tìm từ tong ngoặc đơn ứng với mỗi nghĩa sau: a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi c. Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu trong đất liền (suối, hồ, sông) (TV2, T2, tr64) + Cung cấp nghĩa từ hoặc dấu hiệu của từ, yêu cầu HS tìm từ thể hiện nghĩa đó. Dạng bài tập này được luyện tập qua trò chơi giải ô chữ. Ví dụ: Có thể điền những từ ngữ nào vào các ô trống ở từng dòng dưới đây: Gợi ý: Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu bằng chữ T - Dòng 1: cùng nghĩa với từ thiếu nhi. - Dòng 2: Đáp lại câu hỏi của người khác. - Dòng 3: Người làm việc trên tàu thủy. - Dòng 4: Tên của một trong Hai Bà Trưng. - dòng 5: Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ). - Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo (nói về cây cối). - Dòng 7: Cùng nghĩa với cộng đồng (tập) - Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp. (TV2, T1, tr72) + Cho một số câu thành ngữ, tục ngữ và các gợi ý giải nghĩa, yêu cầu HS chọn ý thích hợp để giải nghĩa ý chung của câu tục ngữ, thành ngữ. Ví dụ: Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau: a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi. b. Lá rụng về cội. c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. (làm người phải thủy chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ). (TV5, T1, tr33). + Cung cấp một số từ ngữ, yêu cầu HS tìm nghĩa của chúng. 146 Ví dụ: Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người Việt Nam ta? a. Chịu thương chịu khó b Dám nghĩ dám làm c. Muôn người như một d. Trọng nghĩa khinh tài e. Uống nước nhớ nguồn (TV5, T1, tr27)  Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: HS tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. Dạng bài tập này thường là điền từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa vào chỗ trống.  Giải nghĩa từ bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác: Biện pháp này được vận dụng trong các kiểu bài tập như: “sách, vở” có gì khác nhau? núi khác đồi thế nào?, thuyền bè giống và khác nhau như thế nào?  Giải nghĩa từ bằng phân tích từ ra các thành tố: Biện pháp này thường sử dụng đối với những từ Hán Việt. Ví dụ: “tâm sự” là một từ ghép gốc Hán, có nghĩa là nỗi lòng (tâm: lòng; sự: nỗi)  Giải nghĩa từ bằng đặt câu: Biện pháp này thể hiện ở các bài tập cho trước từ, yêu cầu HS đặt câu.  Lưu ý: - Khi giải nghĩa cần tách ra các dấu hiệu mà học sinh sẽ chú ý đến khi làm quen với từ. Ở tiểu học mỗi từ thường lặp đi lặp lại nhiều lần nên lần đầu có thể không cần khám pháp hết nội dung ý nghĩa của từ, nhưng lần sau sẽ mở ra hết ý nghĩa của từ. - Việc phân chia thành các biện pháp giải nghĩa như trên chỉ là tương đối. 1.2. Phương pháp mở rộng vốn từ Làm giàu vốn từ là nhiệm vụ cơ bản của việc dạy học luyện từ và câu ở tiểu học.. Mở rông vốn từ cho HS tiểu học cần tuân thủ các nguyên tắc chung là mở rông vốn từ theo chủ đề và mở rộng từ theo quy luật liên tưởng. Giáo viên có thể hướng dẫn HS mở rống vốn từ theo các cách sau : - Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: Biện pháp mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, nhiều nghĩaĐây là 147 biện pháp mở rộng từ được sử dụng nhiều ở các lớp tiểu học. GV có thể sử dụng những cách thức như sau: + Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với các từ cho trước Ví dụ: Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực M: - Từ cùng nghĩa: thật thà - Từ trái nghĩa: gian dối (TV4, T1, tr48) + Cung cấp chủ điểm, yêu cầu HS tìm từ ngữ xoay quanh chủ điểm đó. Ví dụ 1: Tìm những từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em. (TV2, T1, tr116) Ví dụ 2: Tìm các từ ngữ: a. Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ M: tập luyện b. Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh M: vạm vỡ (TV4,T2, tr19) + Cho một dấu hiệu ngữ nghĩa của từ, yêu cầu HS liên tưởng tìm những từ ngữ theo dấu hiệu ngữ nghĩa đó. Ví dụ: Tìm từ ngữ chỉ tiếng gió thổi. - Mở rộng từ theo quan hệ cấu tạo: Mở rộng từ theo quan hệ cấu tạo có nghĩa là HS dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn để tìm các từ ngữ có cùng yếu tố cấu tạo và cùng kiểu cấu tạo. Các yếu tố dùng để cấu tạo từ thường là những yếu tố gốc có khả năng tạo từ mới cao. Biện pháp này được sử dụng bằng những cách thức chủ yếu sau: + Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa (một hình vị), yêu cầu HS tìm các từ có chứa tiếng đó. Ví dụ 1: Tìm các từ: - Có tiếng học. M: học hành - Có tiếng tập. M: tập đọc (TV2, T1, tr17) Ví dụ 2: Tìm các từ: a) Chứa tiếng hiền. M: dịu hiền, hiền lành b) Chứa tiếng ác. M: hung ác, ác nghiệt (TV4, T1, tr33) Ví dụ 3: Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc. (TV5, T1, tr18) + Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa (hoặc từ), yêu cầu HS ghép tiếng, từ đó với một số tiếng, từ khác để tạo thành từ ngữ mới. Ví dụ 1: Ghép từ công dân vào trước hoặc sau những từ dưới đây để tạo thành những 148 cụm từ có nghĩa: Nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự. (TV5, T2, tr28) Ví dụ 2: Ghép tiếng bảo (có nghĩa “giữ, chịu trách nhiệm”) với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng từ điển tiếng Việt) Đảm, hiểm, quản, tàng, toàn, tồn, trợ, vệ (TV5, T1, tr116) 1.3. Phương pháp luyện tập thực hành (dạy sử dụng từ, tích cực hóa vốn từ) Mục đích cuối cùng của việc dạy từ và câu là rèn luyện cho HS sử dụng vốn từ để tạo thành lời nói trong các tình huống giao tiếp.Vì vậy phải tăng cường luyện cho HS sử dụng từ và câu thông qua hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập về từ và câu trong Sgk Tiếng Việt các lớp 2,3,4,5 rất đa dạng. 1.3.1. Luyện tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm có các dạng cơ bản như: + Bài tập điền từ + Bài tập thay thế từ + Bài tập tạo ngữ và câu + Bài tập viết đoạn văn + Bài tập chữa lỗi dùng từ + Bài tập phân loại hệ thống hoá vốn từ. 1.3.2. Luyện tập về các nội dung kiến thức về từ và câu có các dạng bài tập: a. Luyện tập nhân diện, phân tích + Phân tích, nhận diện từ và từ loại bao gồm: nhận diện từ; các lớp từ theo cấu tạo; từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy); từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ; các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá; các lớp từ có quan hệ về nghĩa: từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm. + Phân tích, nhận diện câu, bao gồm: nhận diện các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? ai thế nào?; câu hỏi; câu kể; câu khiến; câu cảm; câu đơn; câu ghép; câu trong đoạn; các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, các phép liên kết câu. + Phân tích nhận diện ngữ âm: cấu tạo âm tiết và các tiếng. b. Luyện tập sử dụng từ và câu Mục đích cuối cùng của Luyện từ và câu ở tiểu học không phải là nhận diện, phân tích các đơn vị ngôn ngữ mà là rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng từ và câu. Đích cần đạt là bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu, có ý thức sử 149 dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Vì vậy luyện tập sử dụng từ và câu rất quan trọng trong chương trình Luyện từ và câu ở tiểu học. Nội dung luyện tập này có các dạng bài tập cơ bản như sau:  Đặt câu theo mẫu. (lớp2-3)  Luyện tập theo cấu trúc bao gồm: + Trả lời câu hỏi để làm quen với thành phần trạng ngữ. (lớp 2-3) + Tìm bộ phận trả lời câu hỏi (lớp 2-3) + Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu (lớp 2-3) + Đặt câu gắn với tình huống giao tiếp. (lớp 4-5) + Xác định các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. (lớp 4-5) + Viết đoạn văn ngắn gắn với tình huống giao tiếp.(lớp 4-5) 2. Phương pháp – biện pháp và hình thức dạy học LT&C 2.1. Phương pháp – biện pháp và hình thức dạy học LT&C ở lớp 2-3 2.1.1. Các phương pháp – biện pháp dạy học chủ yếu: a. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Theo các bước: Làm mẫu – Nhận xét – Thực hành luyện tập. - Dựa vào các loại bài tập cụ thể, GV tổ chức cho HS làm bài trên bảng lớp, bảng con, vở nháp hoặc vở bài tập Tiếng Việt (nếu có) bằng các biện pháp: + Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích). + Giúp HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con). + Giáo viên tổ chức cho HS làm bài. + Giáo viên tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức. b. Cung cấp những tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu Các tri thức được hình thành thông qua hệ thống bài tập và sẽ được tổng kết thành bài học ở những lớp trên. Đối với lớp 2- 3, GV có thể nêu một số ý tóm tắt thật ngắn gọn để HS nắm chắc bài học nhưng không nên sa vào dạy lí thuyết. 2.1.2. Các hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh: Hoạt động học của HS với nhiều cách thức: cá nhân – nhóm – cả lớp. 2.2. Phương pháp – biện pháp và hình thức dạy học LT&C ở lớp 4-5 150 2.2.1. Dạy dạng bài thực hành (Hướng dẫn HS làm bài tập). - Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập; - Hướng dẫn chữa một phần của bài tập để làm mẫu; - Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở (hoặc bảng con, vở nháp, vở bài tập,) theo các hình thức phù hợp: cá nhân, cặp đôi, nhóm, trò chơi, - Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức. 2.2.2. Dạy dạng bài lí thuyết lớp 4-5 (Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới) Các bài học Luyện từ và câu thuộc loại hình thành kiến thức mới đều gốm có 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ và Luyện tập. - Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu có liên quan đến nội dung bài học và nếu câu hỏi, bài tập gợi ý cho HS phân tích nhằm để các em tự hình thành kiến thức. GV tổ chức khai thác ngữ liệu ở phần nhận xét theo các hình thức: + Trao đổi chung cả lớp; + Trao đổi theo từng nhóm; + Tự làm bài cá nhân. Qua đó, HS tự rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về kiến thức. - Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm cốt lõi về kiến thức được rút ra qua việc phân tích ngữ liệu. Cần hướng dẫn HS ghi nhớ kiến thức như sau: + HS tự rút ra những điểm chính cần ghi nhớ qua phân tích ví dụ. + Đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. + Nêu những điểm chính cần ghi nhớ (không nhìn SGK). - Luyện tập là phần bài tập thực hành nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. GV tổ chức cho HS làm bài tập theo các hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm, trò chơi học tập,Lưu ý hướng dẫn HS làm các bài tập theo các bước: + Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập. + Chữa mẫu một bài hoặc một phần của bài tập. + Hướng dẫn HS làm bài tập vào bảng con, bảng lớp, giấy nháp, phiếu bài tập, + Hướng dẫn HS tự kiểm tra hoặc đổi bài cho bạn để tự kiểm tra. 3. Quy trình dạy - học 151 3.1. Quy trình dạy học Luyện từ và câu lớp 2-3 (1). Kiểm tra bài cũ. (2). Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài mới b. Hướng dẫn làm bài tập: GV hướng dẫn và tổ chức HS thực hiện từng bài tập theo trình tự: - Đọc và xác định yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn mẫu. - HS làm bài tập. - Nêu kết quả, trao đổi, nhận xét. (3). Củng cố, dặn dò. 3.2. Quy trình dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4-5. (1). Kiểm tra bài cũ (2). Dạy bài mới a) Đối với loại bài dạy lí thuyết: - Giới thiệu bài - Hình thành khái niệm: + Phân tích ngữ liệu + Ghi nhớ kiến thức - Hướng dẫn luyện tập - Củng cố, dặn dò b) Đối với bài thực hành: - Giới thiệu bài - Hướng dẫn thực hành + HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập + Hướng dẫn HS làm mẫu một phần của bài tập + HS làm bài tập (hình thức: cá nhân, cặp đôi, nhóm, , trò chơi,) + GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét kết quả giải các bài tập. - Củng cố, dặn dò. ------------------------------------------------------------------------- 152 Bài 7 PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Phân tích vị trí, tính chất của phân môn TLV 2. Phân tích làm rõ nhiệm vụ của phân môn TLV ở tiểu học. 3. Mô tả, phân tích nội dung chương trình TLV ở các lớp 2,3,4,5. So sánh nội dung chương trình TLV lớp 2-3 và lớp 4-5.(các nguồn tài liệu đã nêu) 4. Tìm hiểu cấu trúc dạng bài học TLV được thể hiện trên SGK TViệt lớp 2-3, 4-5. 5. Tìm hiểu cơ sở khoa học và các phương pháp dạy học TLV. Lấy ví dụ phân tích minh hoạ rõ từng phương pháp. 6. Tìm hiểu các biên pháp và hình thức dạy học TLV lớp 2-3.Lấy ví dụ minh hoạ cho từng biện pháp. 7. Tìm hiểu các biện pháp và hình thức dạy học TLV lớp 4-5. Lấy ví dụ minh hoạ cho từng biện pháp. 8. Tìm hiểu quy trình dạy học TLV lớp 2-3 và lớp 4-5. B. NỘI DUNG CƠ BẢN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ DẠY TẬP LÀM VĂN 1. Vị trí và tính chất của dạy học Tập làm văn Tập làm văn được hiểu là tập sản sinh, tạo lập ngôn bản. Dạy Tập làm văn là dạy các kiến thức và kĩ năng giúp HS tạo lập, sản sinh ra ngôn bản. Phân môn TLV có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần các kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã được hình thành, xây dựng ở các phân môn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của HS tiểu học. Bài tập làm văn có tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. - Có tính chất thực hành vì nhiệm vụ chủ yếu của TLV là hình thành cho HS hệ thống kĩ năng sản sinh ra văn bản (viết và nói). - Nói tới tính toàn diện, tổng hợp vì: 1/ TLV xây dựng trên cơ sở tri thức của nhiều môn học khoa học khác nhau (ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết hội thoại, logic học, lí luận văn học); 2/ TLV đòi hỏi HS phải huy động vốn kiến thức nhiều mặt 153 (cuộc sống, văn học, khoa học xã hội) và sử dụng nhiều loại kĩ năng (dung từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài). - TLV mang tính sáng tạo vì nó là sản phẩm không lặp lại của mỗi một HS trước mỗi một đề bài cụ thể. 2. Nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn 2.1. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là giúp HS nắm được và sáng tạo ra các ngôn bản nói - viết theo nhiều phong cách khác nhau; hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản - một năng lực được tổng hợp từ các kĩ năng bộ phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời (dạng nói, viết bằng câu, đoạn, bài). Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập làm văn bao gồm: - Cung cấp kiến thức và hình thành, phát triển các kĩ năng bộ phận, góp phần hình thành và phát triển năng lực tạo lập, sản sinh ngôn bản. - Cung cấp tri thức về các dạng nghi thức lời nói, rèn kĩ năng nói theo các nghi thức đó. - Rèn kĩ năng nói, viết các ngôn bản thông thường và một số văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả. - Rèn các kĩ năng đặc thù phù hợp với mỗi dạng bài, kiểu bài Tập làm văn (kĩ năng quan sát trong văn tả, kể; kĩ năng xây dựng cốt truyện, chi tiết, tình tiết trong văn kể chuyện...). 2.2. Ngoài ra, phân môn TLV cũng góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy (tư duy hình tượng, tư duy logic, kĩ năng phân tích - tổng hợp - phân loại - lựa chọn) và hình thành nhân cách (lịch sự, khuôn mẫu trong giao tiếp; bồi dưỡng tình cảm đẹp và vốn sống...) cho HS tiểu học. II. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TẬP LÀM VĂN 1. Chương trình 1.1. Ở lớp 1 chưa có tiết TLV cũng là chưa có phân môn TLV riêng nhưng kĩ năng nói được hình thành cho học sinh một cách tích hợp thông qua bước luyện nói của giờ học vần và phần luyện nói sau bài tập đọc Lớp 2, 3 mỗi tuần 1 tiết, cả năm 31 tiết. Các bài tập làm văn thường đơn giàn, các kiểu bài gắn với nghi thức lời nói tối thiểu, và các kĩ năng phục vụ đời sống hành 154 ngày (viết thư, đơn, khai giấy tờ, hội họp...), các kĩ năng kể, và tả theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi thông qua các bài tập. Lớp 4, 5 mỗi tuần 2 tiết cả năm 62 tiết. Học sinh được học các bài văn nghệ thuật, và cả các kiểu bài thuộc loại phong cách phi nghệ thuật. Chú ý rèn cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ngoài ra còn dạy các kĩ năng kể chuyện và miêu tả đồ vật, cây cối, con vật; rèn kĩ năng thuyết trình, trao đổi và rèn kĩ năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn (giống lớp 3). Lớp 5 tiếp tục dạy các kĩ năng kể chuyện và miêu tả người, tả cảnh vật; rèn kĩ năng thuyết trình, trao đổi , làm báo cáo thống kê, viết biên bản, lập chương trình hoạt động và rèn kĩ năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn (giống lớp dưới). 1.2. Để hình thành kiến thức và kĩ năng tập làm văn, chương trình chia thành hai mảng lớn: luyện nói và luyện viết. Hệ thống bài tập Tập làm văn có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như sau: - Dựa vào các dạng thức lời nói và mục đích rèn kĩ năng: bài tập luyện nói (bài tập hội thoại và bài tập độc thoại) và bài tập luyện viết (bài tập viết lời hội thoại, bài tập viết đoạn bài). - Dựa theo quá trình sản sinh ngôn bản: bài tập tiền sản sinh ngôn bản (bài tập phân tích mẫu; bài tập tìm hiểu đề; bài tập định hướng hoàn cảnh giao tiếp; bài tập tìm ý, lập dàn ý), bài tập sản sinh ngôn bản và bài tập sửa chữa ngôn bản (bài tập chữa lỗi chính tả, bài tập chữa lỗi dùng từ, bài tập chữa lỗi đặt câu, bài tập chữa lỗi dựng đoạn, bài tập viết văn hay...). - Dựa vào mức độ kĩ năng và đặc điểm hoạt động của học sinh: bài tập nhận diện, phân tích, bài tập theo mẫu và bài tập sáng tạo. Về nội dung, thông qua các hoạt động học tập, học sinh được làm quen với các kiểu bài nói theo chủ đề, nói viết phục vụ cuộc sống hàng ngày, viết thư (được xem là một hình thức trung gian giữa văn bản nhật dụng và nghệ thuật), kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả người, tả cảnh) Bên cạnh kiểu bài thực hành rèn luyện kĩ năng, phân môn Tập làm văn cũng có kiểu bài lí thuyết. Ngoài ra, do tính chất đặc thù, trong dạy học phân môn này còn có tiết trả bài tập làm văn. 2. Sách giáo khoa Từ lớp 2 đến lớp 5 mỗi tiết TLV có một bài học tương ứng trong SGK. Các bài hướng dẫn thực hành thường gồm 2, 3 bài tập nhỏ hoặc một đề bài tập làm văn kèm 155 theo gợi ý luyện tập theo hai hình thức nói và viết. Các bài học lý thuyết (về kể chuyện, miêu tả, viết thư) đều có cấu tạo gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN 1. Cơ sở tâm lý học (Hoạt động giao tiếp và ứng dụng vào dạy học Tập làm văn) Trước hết, cần khẳng định rằng: Dạy Tập làm văn là dạy một hoạt động. Công việc đầu tiên của dạy học phân môn này là tạo ra động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào hoạt động giao tiếp (nói, viết). - Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn: định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình và kiểm tra. Mỗi giai đoạn này sử dụng các kĩ năng cụ thể như sau: Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn 1. Định hướng - Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài bài viết. - Kĩ năng xác định tư tưởng của bài viết. 2. Lập chương trình nội dung biểu đạt - Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết). - Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu). 3. Hiện thực hóa chương trình - Kĩ năng diễn đạt, thể hiện chính xác, đúng tư tưởng, phong cách - Kĩ năng viết đoạn, bài theo các phong cách khác nhau 4. Kiểm tra - Kĩ năng hoàn thiện bài viết (chữa lỗi, hiệu chỉnh các dùng từ, viết câu) Cấu trúc này đã được vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn. Theo đó, các kĩ năng làm văn tương ứng được hình thành là: + Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề); kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết. + Kĩ năng tìm ý và lập dàn ý. + Kĩ năng diễn đạt, thể hiện chính xác, đúng phong cách bài văn, tư tưởng bài văn; kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (kể chuyện, miêu tả, 156 viết thư). + Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và chữa lỗi). - Các nhân tố của hoạt động lời nói và các dạng lời nói cũng tác động tích cực đến quá trình tổ chức dạy học các kiểu bài Tập làm văn. Sự tác động đó thể hiện ngay ở khâu ra đề. Đề văn cần đảm bảo các nhân tố giao tiếp, cần khơi dậy ở học sinh hứng thú tạo lập sản phẩm ngôn ngữ. Thay vì yêu cầu “tả một cảnh đẹp ở quê hương em”, giáo viên có thể thiết kế đề tập làm văn bằng các cách sau nhằm kích thích khát vọng sáng tạo và thể nghiệm của học sinh: Ví dụ: Đề văn 1: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương luôn gợi lên trong lòng người niềm thương, nỗi nhớ với những hình ảnh gần gũi, bình dị mà rất đỗi đáng yêu. Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích. Đề văn 2: Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng: Hà Nội có hồ Gươm nghiêng bóng tháp Rùa; Huế có núi Ngự, sông Hương, có đền đài uy nghiêm, cổ kính Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em luôn tự hào, yêu thích. - Lời nói được chia thành lời nói miệng (khẩu ngữ) và lời viết (bút ngữ). Tương ứng với hai dạng thức cơ bản của lời nói, kĩ năng tập làm văn được chia thành kĩ năng nói và kĩ năng viết.  Dạy kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn: + Luyện nói là một nội dung quan trọng của phân môn TLV. Các giờ Tập làm văn nói có nhiệm vụ luyện cho HS khả năng độc thoại để trình bày ý tưởng về các vấn đề khác nhau trong rất nhiều thể loại : văn miêu tả, văn kể chuyện, văn tường thuật... Ở lớp 2, bằng loại bài tập tình huống, học sinh được luyện nói theo các nghi thức lời nói như: cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, chối từ, chia vui, an ủi... Bên cạnh đó, hoạt động luyện nói còn được sử dụng trong các bài dạy giúp HS tìm ý, triển khai ý thành lời (nói). Bằng cách trả lời câu hỏi, HS đề xuất những ý chính, chọn lựa ngôn từ để diễn đạt các ý... + Loại bài tập luyện nói theo dàn bài cũng là một đặc trưng của phân môn TLV. 157 + Căn cứ vào đặc điểm kiểu giao tiếp, hai dạng nói được xác lập là đối thoại và độc thoại. Trong dạy học Tập làm văn, kĩ năng nói đối thoại cũng được chú trọng trong quá trình tổ chức và lựa chọn hình thức học tập tích cực. Học sinh có thể trao đổi, làm việc theo nhóm để hoạch định một nội dung mà GV đề xuất hay tranh luận về một tình huống dạy học được nêu ra trong đề bài.  Dạy kĩ năng viết trong phân môn Tập làm văn: + Kĩ năng viết trong phân môn Tập làm văn cần được so sánh và phân biệt với kĩ năng viết trong phân môn Tập viết, Chính tả. Viết trong Tập làm văn là kĩ năng viết văn bản ở mức độ cao (trong Tập viết, Chính tả là kĩ năng viết chữ hoặc kĩ năng viết văn bản ở mức độ thấp). Để viết được văn bản ở mức độ cao (tạo lập, sáng tạo), cần nắm vững một hệ thống kĩ năng đa dạng:  Kĩ năng xác định yêu cầu đề bài  Kĩ năng tìm ý, lập ý  Kĩ năng phát triển ý  Kĩ năng diễn ý thành câu, đoạn, bài  Kĩ năng liên kết văn bản  Kĩ năng hiệu chỉnh văn bản Đồng thời, học sinh cũng cần nắm được đặc trưng các phong cách chức năng ngôn ngữ, vốn hiểu biết về đề tài bài viết... + Kĩ năng viết trong phân môn TLV cũng được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn. Lớp 2, 3 chủ yếu luyện các kĩ năng bộ phận; lớp 4, 5 luyện kĩ năng làm bài văn theo các thể tài gắn bó và cần thiết trong hoạt động giao tiếp của HS. Tương ứng với các mức độ kĩ năng này là các dạng bài tập căn bản: + Bài tập tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý gắn với từng loại văn bản. + Bài tập xây dựng đoạn, viết bài theo các loại văn bản. 2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học 2.1. Cơ sở ngôn ngữ học: Các tri thức và kĩ năng do phong cách học, ngữ pháp văn bản, ngữ dụng học mang lại giúp ích rất nhiều cho việc dạy TLV và được ứng dụng vào dạy học Tập làm văn. Những yếu tố và đặc trưng cơ bản của văn bản ảnh hưởng rất lớn đến dạy học 158 Tập làm văn. Tính thống nhất của văn bản (thể hiện trên hai phương diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức) tác động tới việc tìm hiểu, định hướng và rèn các kĩ năng tìm ý, lập dàn ý Đặc trưng về nghĩa, cấu trúc đoạn văn cũng là những yếu tố được khai thác, vận dụng vào dạy học Tập làm văn. Trong chương trình Tiếng Việt hiện hành, đoạn có thể xem là đơn vị trung tâm của dạy học Tập làm văn. Về chức năng, có các kiểu dạng: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. Để tăng cường rèn luyện kĩ năng tạo lập, sản sinh ngôn bản cho học sinh, nội dung dạy học Tập làm văn còn đề cập đến các dạng thức đoạn: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp; kết bài mở rộng và kết bài tự nhiên (kết bài không mở rộng). 2.2. Cơ sở văn học Ở tiểu học, kiểu bài làm văn thuộc phong cách nghệ thuật (miêu tả, kể chuyện) chiếm một tỉ lệ lớn. Do đó, các hiểu biết về loại thể và tác phẩm văn học được môn lý luận văn học trang bị giúp ích rất nhiều cho giáo viên. Để dạy tốt các bài làm văn ở tiểu học giáo viên cần nắm vững các hiểu biết về cốt truyện, chi tiết, nhân vật trong truyện, cũng như các hiểu biết về đề tài, chủ đề, kết cấu, về ngôn ngữ Chính các tri thức này góp phần xác định nội dung luyện tập của các kĩ năng làm văn (tìm ý, lập dàn ý,...) IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN 1. Phương pháp dạy kiểu bài TLV ở lớp 2, 3 1.1. Phương pháp dạy kiểu bài đọc văn bản trả lời câu hỏi (trả lời câu hỏi dựa theo nội dung bài tập đọc). a) Yêu cầu Kiểu bài này luyện cho học sinh hiểu nhớ nội dung bài đọc, dựa vào đó để trả lời rõ, đúng các câu hỏi đã nêu ra. Các câu thường có quan hệ ới nhau nhằm thuật lại nội dung bài, kể lại các chi tiết đã có trong bài. Ví dụ tiết TLV “Tả ngắn về bốn mùa” (tuần 20, TV2), “Tả ngắn về cây cối” (tuần 28, TV2).Vì thế có thể coi đây là bước tập dượt chuẩn bị kĩ năng viết văn miêu tả, trần thuật cho học sinh. b) Phương pháp dạy - Yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài tập (lệnh, đoạn văn và các câu hỏi liên quan đến bài đọc), hiểu và nhớ các chi tiết, các từ ngữ quan trọng có trong bài. 159 - Xác định rõ yêu cầu câu hỏi: hỏi về ai? Về cái gì? Về điều gì? Từ đó xác định rõ cần dung các chi tiết nào để trả lời câu hỏi. - Cho học sinh trao đổi thảo luận (theo cặp, nhóm) rồi trả lời. Câu hỏi nào HS lúng túng, giáo viên gợi ý bằng câu hỏi phụ. - HS cả lớp và GV nhận xét, kết luận. 1.2. Phương pháp dạy kiểu bài quan sát và trả lời câu hỏi. a) Yêu cầu: Kiểu bài này giúp học sinh lớp 2, 3 tập vận dụng các giác quan để luyện tập cách quan sát có định hướng theo gợi ý của câu hỏi. Đây là bước luyện tập quan trọng chuẩn bị cho việc học văn miêu tả. Các câu hỏi nhằm định hướng cho học sinh khi quan sát (quan sát cái gì? Bằng giác quan nào?). Đây mới chỉ là bài tập quan sát nên các chi tiết nêu ra có thể chưa đầy đủ và tinh tế nhưng cần đảm bảo chính xác và có thể hiện ý riêng của từng HS. Vai trò hướng dẫn của giáo viên trong các bài tập loại này rất quan trọng, giúp các em khắc phục sự vụng về, thiếu kinh nghiệm trong lúc quan sát. Ví dụ: tiết TLV “Tả ngắn về biển” (tuần 25, TV2), “Tả ngắn về Bác Hồ” (tuần 31, TV2). b) Phương pháp dạy Đầu tiên, cần hiểu rõ về thao tác quan sát. Quan sát là sự vận dụng tất cả các giác quan của từng người để nhận biết đặc điểm của thế giới chung quanh: cụ thể dùng mắt để nhận rõ hình dáng, màu sắc, hình khối của sự vật; dùng tai để nghe âm thanh, tiếng động; dùng mũi để phát hiện các loại mùi; dùng lưỡi để biết vị của sự vật; dùng tay hoặc da để thu nhận cảm giác nóng, lạnh, dày mỏng, mềm, cứng, thô ráp hay nhẵn nhụi Nhờ các nhận xét thu được, người quan sát có thể hiểu biết về đối tượng quan sát. Song quan sát làm văn miêu tả khác với quan sát khi học môn Tự nhiên và xã hội (khoa học thường thức). Quan sát để miêu tả cần chọn lọc để giữ lại chi tiết cụ thể, riêng biệt, đặc sắc của từng đối tượng nhằm giúp cho mọi người nhận ra ngay đối tượng miêu tả. Bên cạnh đó khi quan sát miêu tả, người quan sát cần so sánh liên hệ, hồi tưởng để gắn các đặc điểm quan sát được với kỉ niệm, hồi ức, hoặc các sự việc khác, cần có ý kiến nhận xét, bình phẩm đánh giá đối tượng quan sát. Do đó, các chi tiết đưa vào bài miêu tả thường thấm đẫm cảm xúc của người viết, gợi hình, gợi ảnh Qúa trình quan sát gắn với quá trình phát triển ngôn ngữ, tích cực hóa vốn từ. 160 Quan sát để làm văn miêu tả bao giờ cũng có mục đích, có kế hoạch. Tùy đối tượng có thể quan sát từ toàn thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới. Để quan sát tốt người ta phải luyện tập nhiều lần, phải tập trung tinh thần, ý nghĩ vào việc quan sát, không có sự áp đặt (định trước) kết quả quan sát. Thứ hai, tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc trực tiếp với đối tượng quan sát (phải có tranh to, đẹp hoặc đồ vật...), đọc kĩ các câu hỏi. Thứ ba, HS tập quan sát tranh theo định hướng của từng câu hỏi. GV không áp đặt một kết quả quan sát chung cho cả lớp, nên để HS dựa vào ấn tượng quan sát được của mình mà trả lời câu hỏi, để đảm bảo nguyên tắc chân thực. Cần có sự gợi ý về cách dùng từ, cách đặt câu, cách so sánh, liên hệ khi quan sát, nhằm làm các nhận xét thêm xinh động có hình ảnh, có cảm xúc. 1.3. Phương pháp dạy kiều bài tả sơ lược về người vật xung quanh Đối với loại bài này, quan sát là cơ sở chủ yếu để tìm ý khi làm bài. Vì thế Sgk đã nhấn mạnh tới yêu cầu quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, việc quan sát có thể tiến hành ngay trên lớp (quan sát cái cặp, quyển vở, ảnh Bác Hồ), hoặc tiếng hành ngoài lớp, trước tiết học (tả về bốn mùa, tả về loài chim, tả cây cối, tả về biển). Với loại bài này có thể dùng bài mẫu khi dạy học (dùng mẫu khi phân tích kết cấu, phân tích cách diễn đạt có hình ảnh, tinh tế) nhưng không bắt học sinh làm bài sao chép lại mẫu. Dạy kiều bài này, quan trọng nhất là biết cách đặt câu hỏi kết hợp với hướng dẫn học sinh quan sát. Câu hỏi loại này cần chỉ rõ sử dụng giác quan nào, quan sát bộ phận nào của đối tượng. Thông thường HS chỉ quen sử dụng mắt để quan sát và nhận xét, ít biết cách dùng các giác quan khác. Vì thế, GV chú ý đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tập trung sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để thu nhận nhiều nhận xét, giúp cho việc miêu tả sinh động, mới mẻ. Đây là bước tập dược cho việc học kiểu bài miêu tả lớp 4, 5. 1.4. Phương pháp dạy kiểu bài kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc hoặc một sự việc đơn giản được tham gia, chứng kiến a) Yêu cầu Kiều bài này, giúp học sinh tái hiện lại câu chuyện đã đọc (đã nghe kể) hoặc diễn tả lại những điều mắt thấy tai nghe và những cảm xúc của mình chung quanh một 161 việc nào đó. Kiểu bài này được học từ lớp 2 đến lớp 5. Ở lớp 2, 3 các câu chuyện kể lại thường chỉ có một tình tiết (ít chi tiết), sự việc cần kể đơn giản. Ở lớp 4, 5 các câu chuyện kể thường có nhiều tình tiết, sự việc cần kể cũng phong phú, kể những câu chuyện HS đã tham gia hoặc chứng kiến. Hệ thống câu hỏi nêu trong SGK dung làm điểm tựa để học sinh tập kể, thực chất đây là một dàn ý đại cương. Ví dụ: tiết TLV tuần 30, TV2 “Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi”, có các câu hỏi sau: + Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu? + Có chuyện gì sảy ra với anh chiến sĩ? + Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì? + Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ? b) Phương pháp dạy - GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập (bài tập yêu cầu các em làm gì? Những chi tiết nào cần nhớ để trả lời hoặc kể lại theo các câu hỏi đã gợi ý trong SGK? - GV kể chuyện (2, 3 lần, đối với bài nghe thầy cô kể) chậm rãi; HS lắng nghe. - HS trả lời hoặc kể lại câu chuyện; GV chốt lại ý đúng.  Yêu cầu: lời kể rõ ràng, chính xác. HS không nên dừng lại ở mức trả lời từng câu hỏi, mà nên dựa vào câu hỏi để kể thành văn bản. Ví dụ: tiết TLV tuần 34, TV2 “Kể ngắn về người thân”, có các gợi ý: + Bố (mẹ, chú, dì) của em làm nghề gì? + Hàng ngày bố (mẹ, chú, dì) làm những việc gì? + Những việc ấy có ích như thế nào? Nếu kể sát theo câu hỏi gợi ý, mỗi HS sẽ tạo lập được một văn bản miệng gồm ít nhất 3 câu: 1/ Bố em là kỹ sư đóng tau biển ở khu công nghiệp Dung Quất. 2/ Hàng ngày, bố phải ở nhà máy để cùng các cô chú công nhân đóng tàu. 3/ Công việc của bố rất có ý nghĩa vì đã làm ra những con tàu chở hàng đi khắp mọi miền trên thế giới. Nếu kể kĩ hơn, sẽ có một đoạn văn dài hơn: 1/ Bố em là kỹ sư đóng tau biển ở khu công nghiệp Dung Quất, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. 2/ Hàng ngày, bố phải ở nhà máy để cùng các cô chú công nhân đóng những con tàu đi biển. 3/ Công việc của bố tuy vất vả nhưng bố rất yêu thích công việc của mình. 4/ Trong bữa cơm, bố thường kể về công việc của nhà máy cho em nghe. 5/ Em mơ ước lớn lên sẽ theo nghề của bố, trở 162 thành kỹ sư đóng tàu. 6/ Công việc này rất có ý nghĩa vì đã làm ra những con tàu đi khắp mọi miền trên thế giới để thông thương hàng hóa. 1.5. Phương pháp dạy kiểu bài nói và viết theo mẫu (Điền vào giấy tờ in sẵn, làm đơn từ, báo cáo) Đây là nhóm bài tập rèn một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày (không đòi hỏi sáng tạo nhiều, chỉ theo mẫu). Mục đích, cung cấp cho học sinh biết hình thức, nội dung của những mẫu đơn từ, báo cáo, điện tín v.v Rèn cho học sinh kĩ năng dung từ, viết câu đúng phong cách và kĩ năng viết văn bản thuộc phong cách hành chính. Yêu cầu, học sinh phải huy động vốn hiểu biết, vốn từ, và vận dụng kiến thức về kĩ năng tự giới thiệu đã học ở những tiết trước để diền. Khi dạy kiểu bài này, GV không chỉ dừng lại ở mức điền đúng của học sinh mà còn phải giúp các em sơ bộ nắm được cách viết (bố cục) một lá đơn, một báo cáo hay một bức điện tín v.v  Phương pháp dạy a) HS đọc mẫu, quan sát mẫu, nhận xét (GV nêu câu hỏi định hướng HS quan sát và nhận xét) b) Thực hành làm theo mẫu, ghi nhớ quy cách (viết lại) loại văn bản thông thường (Ví dụ: nhắn tin, mẫu điện báo, mẫu đơn xin vào đội) c) Vận dụng (Luyện tập) cách viết loại văn bản đó để các em tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản thông thường trong những tình huống học tập và đời sống cụ thể. Ví dụ: Bản tự thuật theo mẫu chuyển từ lời nói sang viết có một vài thay đổi là quan sát tranh (mẫu) làm văn. Có 4 dạng: + Tranh vẽ kèm theo câu hỏi gợi ý + Tranh kèm theo một số lời thoại. + Tranh vẽ có lời thoại và có câu hỏi gợi ý. + Tranh vẽ không có lời thoại và câu hỏi gợi ý.  Cách tiến hành + HS quan sát (từ tổng thể đến chi tiết); đọc các lời thoại và câu hỏi gợi ý. 163 + Xác định mối liên kết giữa các tranh (giữa các hình ảnh trong một tranh) từ đó, hình thành cốt Truyện (nội dung). + Chọn lời kể phù hợp, hấp dẫn 1.6. Phương pháp dạy kiểu bài nói và viết theo tình huống (cảm ơn, xin lỗi; tổ chức cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, trường; ghi chép sổ tay; viết thư)  Phương pháp dạy a) HS quan sát mẫu, nhận xét mẫu b) Thực hành qua tình huống giao tiếp cụ thể c) Rút ra bài học để vận dụng trong những tình huống tương tự Kết luận: Các kiểu bài TLV ở lớp 2, 3 tuy có nhiều kiểu, dạng bài nhưng đều là bài tập thực hành. Vì thế có thể quy về một biện pháp và quy trình dạy học chung sau:  Biện pháp dạy học chủ yếu của các kiểu bài TLV lớp 2, 3 (1) Hướng dẫn HS làm bài tập a) Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích) b) Giúp HS thực hiện một phần của bài tập (làm mẫu): một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở - vở bài tập). c) Tổ chức cho HS làm bài (chú ý: các loại bài tập như bài làm miệng, bài viết, bài tập chung, bài tập lựa chọn; các hình thức làm bài tập như làm việc nhóm, làm việc độc lập, chữa bài tập theo cách thông thường hoặc tổ chức thi, tổ chức trò chơi học tập) d) Tổ chức cho HS trao đổi nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức (đối với lớp 3). (2) H.dẫn HS đánh giá kết quả luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động nối tiếp a) Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập. b) Hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp (hoàn chỉnh bài viết ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống)  Quy trình giảng dạy 164 (1) Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS làm bài tập của tiết trước, hoặc nhắc lại những kiến thức kĩ năng ở bài học trước. - GV nhận xét kết quả (2) Dạy bài mới a) Giới thiệu bài (bằng lời, hoặc kết hợp lời với đồ dùng dạy học, hoặc bằng cách liên hệ với bài đã học) b) Hướng dẫn giải bài tập (GV tổ chức cho HS thực hiện từng bài tập trong SGK theo các biện pháp và trình tự dạy học TLV) (3) Củng cố dặn dò - Chốt lại nội dung kiến thức – kĩ năng đã học - Nêu yêu cầu những hoạt động tiếp nối. 2. Phương pháp dạy kiểu bài TLV ở lớp 4 & 5 Chỉ từ lớp 4, 5 học sinh mới thực sự làm văn, vì vậy trước khi trình bày phương pháp dạy các kiểu bài, chúng ta cần nghiên cứu một vài điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo việc dạy và học làm văn lớp 4 & 5. 2.1. Một số vấn đề chung về dạy học TLV lớp 4 & 5 a. Phát huy vai trò chủ thể của HS trong quá trình dạy học TLV. Học sinh làm chủ quá trình hình thành kĩ năng sản sinh văn bản bằng cả hai hình thức nói – viết. Các em phải được hoạt động nhiều, luyện tập nhiều. thầy giáo chỉ đóng vai trò người tổ chức, dắt đẫn để HS làm việc. b. Phải coi trọng yêu cầu thực hành trong suốt quá trình dạy TLV Nguyên tắc này đã được quán triệt trong cách xây dựng hệ thống bài TLV. Mỗi tiết TLV là một tiết thực hành. Tuy nhiên trong các tiết lý thuyết về từng kiểu bài cần được GV truyền đạt một cách chính xác, đầy đủ để soi sáng cho học sinh trong quá trình thực hành. c. Phải giúp học sinh nói viết văn có cảm xúc và chân thực. Ở tiểu học không chỉ có các kiểu bài văn thuộc phong cách sinh hoạt mà còn có các kiểu bài văn thuộc phong cách nghệ thuật. Vì thế, đòi hỏi học sinh khi viết, nói các kiểu bài văn này phải tạo được cảm xúc, tạo được cái “hồn”, chất văn của bài. Muốn 165 vậy, phải luôn luôn nuôi dưỡng ở HS tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện. 2.2. Quy trình dạy kiểu bài TLV ở lớp 4 & 5 Tập làm văn ở lớp 4 & 5 có hai dạng bài học: Lý thuyết và Thực hành. Mục đích là vừa trang bị kiến thức vừa rèn luyện các kĩ năng làm văn. Vì vậy, khi dạy các tiết TLV thuộc dạng bài lý thuyết, GV chú ý trình bày phần ghi nhớ và hướng dẫn HS làm bài tập ở phần luyện tập cho kĩ để HS nắm vững lý thuyết.  Biện pháp dạy TLV ở lớp 4 & 5 (1) Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu a) Giúp HS nắm yêu cầu của bài tập - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập - Tổ chức cho HS thực hiện làm mầu một phần của bài tập để HS nắm được yêu cầu của bài tập đó. b) Tổ chức cho HS thực hiện bại tập - HS làm bài tập (cá nhân, trong nhóm) - HS báo cáo kết quả (bằng nhiều hình thức) - HS nhận xét, đánh giá - GV sơ kết, tổng kết ý kiến (ghi bảng nếu thấy cần thiết) (2) Hướng dẫn luyện tập thực hành a) Giúp HS nắm yêu cầu của bài tập - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập - Tổ chức cho HS thực hiện làm mầu một phần của bài tập để HS nắm được yêu cầu của bài tập đó. b) Tổ chức cho HS thực hiện bài tập - HS làm bài tập (cá nhân, trong nhóm) - HS báo cáo kết quả (bằng nhiều hình thức) - HS nhận xét, đánh giá - GV sơ kết, tổng kết ý kiến (ghi bảng nếu thấy cần thiết)  Quy trình dạy bài lý thuyết TLV lớp 4 & 5 166 (1) Kiểm tra bài cũ: GV cho HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ hoặc làm bài tập thực hành. (2) Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học này với tiết học khác. b. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức (khái niệm) và luyện tập b.1. Phân tích ngữ liệu (Nhận xét của Sgk), hướng dẫn HS nhận xét + HS đọc yêu cầu của bài tập + GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập + Tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để HS nắm được yêu cầu của bài tập đó. + HS làm bài tập (cá nhân, trong nhóm) + HS báo cáo kết quả (bằng nhiều hình thức), rút ra ghi nhớ + GV chốt các ý ghi nhớ (ghi bảng) b.2. Hướng dẫn HS ghi nhớ kiến thức (Ghi nhớ Sgk): cho HS đọc lại b.3. Hướng dẫn HS luyện tập - Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích) - Giúp HS thực hiện một phần của bài tập (làm mẫu): một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở - vở bài tập) - Tổ chức cho HS làm bài (làm việc nhóm, làm việc độc lập) - Tổ chức cho HS trao đổi nhận xét, củng cố kiến thức ghi nhớ, hình thành kĩ năng cho HS. (3) Củng cố, dặn dò  Quy trình dạy bài thực hành TLV lớp 4 & 5 Hướng dẫn từng bài tập trong Sgk theo trình tự các thao tác như mục: b.3. Hướng dẫn HS luyện tập ở quy trình bài dạy lý thuyết TLV lớp 4 & 5. Hoặc hướng dẫn HS thực hiện từng nội dung gợi ý trong Sgk để luyện tập các kĩ năng làm văn dưới hình thức nói, viết theo đề bài cho trước.  Có thể tóm tắt quy trình dạy TLV lớp 4 & 5 thành sơ đồ sau 167 - GV hướng dẫn gợi ý - HS thực hiện các - HS tự chữa lỗi, - HS khảo sát văn bản, thao tác thực hành, trao đổi sản phẩm Thảo luận, trao đổi c/hỏi v/dụng mô hình mẫu hay GV nhận xét cho hs keå - GV hướng dẫn gợi ý - Tập nói, viết nháp - GV nhận xét - HS phân tích đề, lập ý thành đọan, bài - HS nhận xét ghi chép - GV giúp hs yếu - HS dựa vào dàn ý trình bày 3. Phương pháp dạy tiết trả bài. Tiết trả bài nhằm thông báo trở lại cho HS kết quả học tập, đánh giá công việc lao động, học tập về mặt tư tưởng, kiến thức, kĩ năng viết văn bản, từ đó giúp HS rút kinh nghiệm làm bài và định hướng cho kì sau. Tiết trả bài bao gồm các công việc: a) Phân tích nhận xét ưu điểm GV cần nêu và biểu dương thích đáng các ưu điểm về nội dung hình thức của bài làm nhằm động viên khuyến khích HS. Trong nhận xét cần chú ý các suy nghĩ riêng, những cảm xúc hồn nhiên, tế nhị, sâu sắc, những cách vận dụng kiến thức một cách khéo léo, nhữn nhận xét mới mẻ, những đoạn văn hay, những bài viết có bố cục sáng tạo, những cách đặt câu, dung từ hay. b) Phân tích chữa các loại lỗi LOẠI BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM LOẠI VĂN (Nhận xét) THỰC HÀNH VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 4 - 5 NHẬN HIỂU YÊU CẦU LUYỆN TẬP NÓI VIẾT THÀNH VB KIỂM TRASƯẢ CHỮA VB LOẠI BÀI LUYỆN TẬP THỰC HÀNH 168 Về nội dung: GV nêu những điểm không chính xác, những hiểu biết lệch lạc (trong cách miêu tả các chi tiết hoặc nội dung của câu chuyện, sự việc) và có cách phân tích cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm. Về kĩ năng: GV nêu các lỗi về cả hai loại kĩ năng: kĩ năng xây dựng văn bản và kĩ năng ngôn ngữ. Nêu và chữa các lỗi: 1/ Về dàn ý như dàn ý thiếu cân đối (có ý quá dài, ý quá ngắn), dàn ý không làm nổi bật trọng tâm (của việc miêu tả, hoặc câu chuyện, sự việc cần thuật, kể hoặc viết thư), dàn ý không chặt chẽ, không nhất quán (loại “đầu ngô mình sở”). 2/ Phân tích và chữa các loại lỗi ở từng phần của bố cục bài văn như: cách mở bài và kết luận (vụng về, cộc lốc, dài dòng), cách triển khai các ý của phần thân bài (trình tự miêu tả, cách sắp xếp các tình tiết về diễn biến câu chuyện, nội dung bức thư). 3/ Hướng dẫn sửa các lỗi về cách viết: lỗi chính tả, lỗi dung từ, đặt câu. c) Hướng dẫn HS tự chữa lỗi trong bài Sau khi chữa chung một số lỗi, học sinh tự chữa lỗi trong bài của mình dựa theo các nhận xét, ghi chú của GV khi chấm bài. - Lỗi chính tả, dung từ sai HS ghi ngay sang lề trái. - Lỗi về câu, về ý, HS chữa lại xuống dưới bài làm, gạch chân phần đã sửa. 4. Cách chấm bài Chấm bài là một lao động vất vả, phức tạp nhưng là một việc làm đầy hứng thú: - GV được tiếp xúc với các sản phẩm tinh thần của HS, kiểm nghiệm thành quả lao động giảng dạy và giáo dục của mình. - Bằng việc chấm bài mà biết HS có suy nghĩ không, suy nghĩ những gì và diễn tả ý nghĩ như thế nào. Vì vậy, khi chấm bài GV cần: a) Về thái độ: - Phải thương yêu tôn trọng HS. Vì bài văn là thành quả lao động của các em. Phải chắt lọc mọi thành công dù là nhỏ nhất. Với các sai lầm của HS cần ân cần chỉ rõ, không được làm qua loa, tắc trách hoặc giận dữ, bực bội, có những lời nhận xét ảnh hưởng đến hứng thú niềm tin của học sinh. - Phải kiên trì nhẫn nại, khách quan, công bằng. có như vậy mới thực sự đánh giá đúng bài làm của HS. Bất kì một sự nóng vội nào cũng có thể gây nên tác hại. Cần 169 nhớ rằng đại đa số HS thường không phải em nào cũng có năng khiếu về văn. Vì thế nhiều em thường mắc đi mắc lại một lỗi, GV cần kiên trì tìm nguyên nhân và giúp HS luyện tập nhiều lần. - Việc đánh giá bài làm của HS, phải căn cứ vào yêu cầu của chương trình, của đề bài và kết quả bài làm của HS, không thiên vị. Nếu có chiếu cố thì phải giải thích rõ lý do. Tóm lại, thái độ của GV khi đánh giá nhận xét bài TLV có vai trò quan trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến kết quả dạy và học. Vì thế, GV cần có thái độ đúng khi đánh giá nhận xét. b) Phải xác định yêu cầu của đề bài, xây dựng dàn bài. -------------------------------------------------------------------------- Tài liệu và thiết bị dạy học [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1999, Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB GD. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục. [3] Bộ GD và Đào tạo, 2005, 2006 Sgk Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5. NXB GD. [4] Bộ GD và Đào tạo, 2005, Sách bài tập Tiếng Việt 1, 2, 3, 4. NXB GD. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Vở Tập viết 1, 2, 3, 4. NXB GD. [6] Bộ GD và ĐT, 2005, Mẫu chữ viết trong trường tiểu học. NXB GD. [7] Bộ GD và Đào tạo, 2005, Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1,2,3,4,5. [8] Vụ Giáo dục Tiểu học, 2005, Các băng hình dạy học chương trình Tiếng Việt mới. Ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. [9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Băng hình dạy học Tiếng Việt. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfppdh_t_viet_tieu_hoc1_6308_2042763.pdf
Tài liệu liên quan