Mở đầu
Sinh viên nêu tính cần thiết của việc đánh giá chất lượng nước, mục đích thí nghiệm.
1. Tổng quan
Sinh viên trình bày các thông tin liên quan đến đặc điểm khu vực nghiên cứu và các thông tin
liên quan đến nguồn thải.
2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực nghiên cứu
- Sinh viên trình bày các việc đã làm đối với các giai đoạn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và
phân tích mẫu (nêu tên phương pháp áp dụng) trong phòng thí nghiệm.
- Sinh viên sử dụng kết quả thu được của các bài thí nghiệm để đánh giá sơ bộ hiện trạng môi
trường nước của khu vực lấy mẫu. Chú ý sử dụng các kiến thức trong mục 4 của mỗi bài thí
nghiệm để đánh giá kết quả thu được.
45 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường - Bài 7: Xác định hàm lượng F- Trong mẫu nước mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích
3.2.1 Qui trình theo phương pháp sắc kí lỏng ion
Pha các dung dịch rửa giải giống như trong mục 3.2.1 của bài thí nghiệm số 6.
Dung dịch gốc
Chuẩn bị dung dịch gốc chứa 1000 mg/l NO3- (cân 1,3707 g NaNO3 đã sấy khô ở 105oC trong
24 giờ pha bằng nước cất trong bình định mức tới thể tích 1000 ml). Dung dịch này bền được vài
tháng nếu bảo quản lạnh.
Từ dung dịch gốc, pha loãng ra thành 5 - 10 dung dịch chuẩn khác nhau có nồng độ cần xác
định từ 1 mg/l tới 10 mg/l . Các dung dịch này chỉ bền trong khoảng từ 1 - 2 ngày.
Lắp cột sắc kí lỏng ion vào máy. Điều chỉnh máy sắc kí theo hướng dẫn của nhà sản xuất,
máy bắt đầu sử dụng được để bơm mẫu khi đường nền ổn định.
Tiến hành bơm các dung dịch chuẩn có nồng độ khác nhau để tiến hành lập đường chuẩn cho
máy. Thiết lập hàm chuẩn cho cho việc xác định ion cần phân tích theo phương trình sau:
y = ax + b
Trong đó:
y là giá trị đo được (độ lớn của tín hiệu) tính theo chiều cao pic, mm hoặc diện
tích pic mm2;
a là độ dốc của đường chuẩn, ví dụ mml/mg hoặc mm2l/mg;
b là điểm cắt của đường chuẩn với trục hoành (dung dịch trắng) theo đơn vị
mm hoặc mm2.
x là nồng độ khối lượng của ion cần phân tích, mg/l.
Định tính hàm lượng ion cần phân tích bằng cách so sánh với thời gian lưu, chiều cao pic của
dung dịch tiêu chuẩn. Nếu mẫu có hàm lượng cao vượt quá khoảng phân tích, cần tiến hành pha
loãng mẫu. Sau khoảng 10 – 20 lần đo, cần đo lại nồng độ của 1 - 2 dung dịch chuẩn. Tính toán lại
nồng độ dung dịch chuẩn, nếu có sự sai lệch cần tiến hành lập lại đường chuẩn mới.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 57
Tính toán kết quả
Xác định hàm lượng anion (x) trong dung dịch mẫu dựa trên diện tích hoặc chiều cao pic và
đường chuẩn như sau:
x = yb/a
Trong đó:
y là giá trị đo được (tín hiệu) tính theo chiều cao pic, mm hoặc diện tích pic mm2;
a là độ dốc của đường chuẩn, ví dụ mml/mg hoặc mm2l/mg;
b là điểm cắt của đường chuẩn với trục hoành (dung dịch trắng) theo đơn vị
mm hoặc mm2.
3.2.1 Phương pháp số 8171 của HACH
1. Chọn chương trình
đo chỉ tiêu nitrat số 353
trên máy đo quang.
2. Chuyển 10 ml nước
mẫu vào cuvet đo.
3. Đổ 1 gói bột thuốc
thử Nitra®Ver 5 vào
cuvet chứa mẫu, đậy
nắp và lắc đều.
4. Đặt thời gian phản
ứng trên máy là 1 phút.
Lắc mạnh cuvet chứa
mẫu trong thời gian là 1
phút. Chú ý: lượng chất
rắn trong thuốc thử thêm
vào có thể không phản
ứng hết.
5. Đặt tiếp thời gian
phản ứng là 5 phút. Để
yên cuvet chứa mẫu,
không lắc. Màu hổ
phách sẽ xuất hiện nếu
trong mẫu có mặt nitrat.
6. Chuẩn bị mẫu trắng:
Hút 10 nước mẫu cho
vào cuvet sạch thứ hai.
7. Khi máy báo hết thời
gian phản ứng, lau khô
cuvet chứa mẫu trắng
và chuyển vào máy đo.
8. Chỉnh hàm lượng
nitrat trong mẫu trắng
về 0. Màn hình sẽ
hiển thị 0,0 mg/l
NO3--N
58 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
9. Trong vòng 2 phút
sau khi thời gian phản
ứng kết thúc, lau sạch
cuvet chứa mẫu và
chuyển vào máy đo.
10. Ấn phím đọc kết
quả hàm lượng mg/l
NO3- - N.
Chú ý:
- Để có được kết quả đo chính xác, cần xác định giá trị của mẫu trắng với mỗi lô thuốc thử
mới. Làm theo đúng trật tự như với mẫu nhưng thay bằng nước cất. Trừ kết quả đo của mẫu với
kết quả của mẫu trắng hoặc dùng mẫu trắng để hiệu chỉnh. Phần kim loại chưa oxi hoá hết sẽ nằm
lại trong đáy cuvet sau khi hoà tan NitraVer®5, nhưng kết tủa này không làm ảnh hưởng tới kết
quả đo.
- Phương pháp đo này rất nhạy cảm do thời gian và kỹ thuật lắc có ảnh hưởng đến quá trình
tạo màu.
4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
- So sánh kết quả phân tích mẫu của nhóm với Qui chuẩn Việt Nam về hàm lượng nitrat trong
từng loại nước; đánh giá chất lượng nước nơi lấy mẫu về chỉ tiêu nitrat. Thực hiện một phân tích
thống kê đơn giản đối với kết quả của bạn; ví dụ tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của mỗi
dạng N; tính hệ số tương quan giữa các cặp (NH3 và NO3-; NO3- và NO2-...). Dùng các bảng thống
kê (phụ lục E – giáo trình phân tích môi trường) để xem liệu có mối quan hệ nào là đáng kể về
mặt thống kê không.
- Thu thập các kết quả phân tích nitrat tại cùng điểm lấy mẫu của các nhóm khác trong lớp.
Tính toán độ lệch chuẩn của bộ số liệu thu thập và thảo luận kết quả thu được dựa vào các kiến
thức về hóa nước.
- Mô tả sự biến đổi của N trong nước và vai trò của các quá trình hóa học, sinh hóa và địa hóa
tới các quá trình biến đổi này.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 59
Bài 11
XÁC ĐỊNH NITRIT
1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giới thiệu chung
Hàm lượng của nitrit trong nước không ô nhiễm và nước ngầm là rất nhỏ, thông thường nhỏ
hơn 0,01 – 0,02 mg NO2- l-1. Các nồng độ tương tự được tìm thấy trong nước biển không ô nhiễm.
Hàm lượng nitrit cao hơn có thể gặp ở đầu ra của dòng thải nhiều nhà máy (thực phẩm, công
nghiệp luyện kim...). Nitrit độc hơn đáng kể so với amôni hoặc nitrat, vì vậy ô nhiễm nitrit là vấn
đề môi trường do độc tính của nó với thực vật trong nước cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Giới hạn của EU cho nước uống là 0,1 mg NO2- - N /l.
Sự có mặt của ion nitrit trong nước thường được coi là dấu hiệu của sự nhiễm bẩn. Đối với
nước mặt, đặc biệt là nước ở các vùng nông thôn, nơi có đông dân cư sinh hoạt từ nguồn nước chủ
yếu là ao, hồ thì thường có mặt ion nitrit. Tuy nhiên, hàm lượng của nó không lớn lắm. Nguồn
chính của ion nitrit trong nước không ô nhiễm là từ quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ và nitrit
hóa bởi vi khuẩn Nitrosomonas. Quá trình khác tạo thành nitrit trong nước không ô nhiễm là đề
nitrat, ví dụ:
C6H12O6 + 12NO3- → 12NO2- + 6CO2 + 6H2O
1.2 Phương pháp xác định
1.2.1 Phương pháp sắc kí lỏng ion theo TCVN 6494 – 1999
Tách sắc kí lỏng ion bằng cột tách. Dùng chất trao đổi anion dung lượng thấp làm pha tĩnh và
các dung dịch nước thông thường của các muối chứa các axit yếu bậc một hoặc bậc hai làm pha
động (dung dịch rửa giải). Dùng detector đo độ dẫn để xác định hàm lượng mẫu. Qui trình phân
tích theo phương pháp này cho phép xác định nồng độ nitrit trong nước từ 0,05 mg – 20 mg/l.
(Xem chi tiết trong mục 1.2.1 bài thí nghiệm số 6).
1.2.2 Phương pháp số 8507 của HACH
Ngoài ra, sử dụng phương pháp đo nhanh số hiệu 8507 của DR2700 – HACH (Mỹ) với hóa
chất chuẩn cho phép xác định hàm lượng của nitrit trong nước máy, nước thải và nước biển trong
khoảng từ 0,002 – 0,300 mg/l NO2 - - N.
Các yếu tố được liệt kê trong bảng sau đây có thể gây ảnh hưởng tới kết quả phép đo hàm
lượng nitrit của mẫu.
60 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
Bảng 11.1 Các chất gây ảnh hưởng đến xác định hàm lượng nitrit
Chất gây ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng
Ion vàng, bismut, đồng, sắt,
chì, thủy ngân, bạc.
Gây ảnh hưởng do tạo kết tủa
Các chất khử và oxi hoá Gây ảnh hưởng ở mọi mức độ
Nitrat Lượng nitrat lớn (>100 mg/l –N) có thể bị khử thành nitrit
2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1. Hóa chất và thiết bị theo TCVN 6494 – 1999
Máy sắc kí lỏng ion;
Tủ sấy;
Bình hút ẩm;
Bình định mức các loại;
Thiết bị lọc hút chân không với màng lọc cỡ lỗ trung bình 0,45µm;
Natri hiđrocacbonat (NaHCO3);
Natri hiđrocacbonat (Na2CO3);
Kali hiđro phtalat (C8H5O4K);
Natri nitrit (NaNO2).
2.2. Hóa chất và thiết bị theo phương pháp số 8507 của HACH
Máy đo quang DR 2700;
Nitriver ® 3 Nitrit Reagent Powder Pillows: 1 gói;
Cuvet đo mẫu, 10 ml: 2 chiếc.
3. CÁCH TIẾN HÀNH
3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Lấy mẫu bằng chai nhựa hoặc thủy tinh sạch
Bảo quản mẫu ở 4oC hoặc thấp hơn. Mẫu cần được phân tích ngay trong vòng 24 đến 48
giờ sau khi lấy mẫu để ngăn ngừa vi sinh vật chuyển hóa NO2- thành NO3- hoặc NH3.
Làm ấm mẫu tới nhiệt độ phòng trước khi tiến hành đo mẫu.
Không bảo quản mẫu bằng axit.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 61
3.2 Qui trình phân tích
3.2.1 Qui trình theo phương pháp sắc kí lỏng ion
Pha các dung dịch rửa giải giống như trong mục 3.2.1 của bài thí nghiệm số 6.
Dung dịch gốc
Chuẩn bị dung dịch gốc chứa 1000 mg/l NO3- (cân 1,4998 g NaNO2 đã sấy khô ở 105oC trong
1 giờ pha bằng nước cất trong bình định mức tới thể tích 1000 ml). Dung dịch này bền được vài
tháng nếu bảo quản lạnh.
Từ dung dịch gốc, pha loãng ra thành 5 - 10 dung dịch chuẩn khác nhau có nồng độ cần xác
định từ 0,1 mg/l tới 1 mg/l . Các dung dịch này chỉ bền trong khoảng từ 1- 2 ngày.
Lắp cột sắc kí lỏng ion vào máy. Điều chỉnh máy sắc kí theo hướng dẫn của nhà sản xuất,
máy bắt đầu sử dụng được để bơm mẫu khi đường nền ổn định.
Tiến hành bơm các dung dịch chuẩn có nồng độ khác nhau để tiến hành lập đường chuẩn cho
máy. Thiết lập hàm chuẩn cho việc xác định ion cần phân tích theo phương trình sau:
y = ax + b
Trong đó:
y là giá trị đo được (độ lớn của tín hiệu) tính theo chiều cao pic, mm hoặc diện
tích pic mm2;
a là độ dốc của đường chuẩn, ví dụ mml/mg hoặc mm2l/mg;
b là điểm cắt của đường chuẩn với trục hoành (dung dịch trắng) theo đơn vị
mm hoặc mm2.
x là nồng độ khối lượng của ion cần phân tích, mg/l.
Định tính hàm lượng ion cần phân tích bằng cách so sánh với thời gian lưu, chiều cao pic của
dung dịch tiêu chuẩn. Nếu mẫu có hàm lượng cao vượt quá khoảng phân tích, cần tiến hành pha
loãng mẫu. Sau khoảng 10 - 20 lần đo, cần đo lại nồng độ của 1 - 2 dung dịch chuẩn. Tính toán lại
nồng độ dung dịch chuẩn, nếu có sự sai lệch cần tiến hành lập lại đường chuẩn mới.
Tính toán kết quả
Xác định hàm lượng anion (x) trong dung dịch mẫu dựa trên diện tích hoặc chiều cao pic và
đường chuẩn như sau:
x = yb/a
Trong đó: y là giá trị đo được (tín hiệu) tính theo chiều cao pic, mm hoặc diện tích
pic mm2;
a là độ dốc của đường chuẩn, ví dụ mml/mg hoặc mm2l/mg;
b là điểm cắt của đường chuẩn với trục hoành (dung dịch trắng) theo đơn vị
mm hoặc mm2.
62 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
3.2.2 Qui trình theo phương pháp số 8507 của HACH
Sử dụng gói thuốc thử có sẵn Nitriver® 3 Nitrit Reagent Powder Pillows:
1. Chọn chương trình
số 371 cho chỉ tiêu nitrit
trên máy đo quang.
2. Chuyển 10 ml nước
mẫu vào cuvet đo.
3. Cho 1 gói bột
thuốc thử Nitriver® 3
vào cuvet chứa mẫu.
4. Lắc tròn cho tan hết
hoá chất. Nếu có mặt
nitrit mẫu sẽ chuyển
sang màu hồng.
5. Đặt thời gian phản
ứng 20 phút trên máy
đo.
6. Chuẩn bị mẫu trắng:
hút 10 ml nước mẫu
vào cuvet thứ hai.
7. Khi máy báo hết thời
gian phản ứng, lau khô
cuvet chứa mẫu trắng
và đưa vào máy.
8. Chỉnh zero cho
máy. Máy sẽ hiển thị
0.000 mg/l NO2- - N
®
9. Lau khô cuvet chứa
mẫu và chuyển vào máy
đo
10. Đọc kết quả đo mẫu
trên máy theo hàm lượng
mg/l NO2- - N
4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
- So sánh kết quả phân tích mẫu của nhóm với Qui chuẩn Việt Nam về hàm lượng nitrit trong
từng loại nước; đánh giá chất lượng nước nơi lấy mẫu về chỉ tiêu nitrit.
- Thu thập các kết quả phân tích nitrit tại cùng điểm lấy mẫu của các nhóm khác trong lớp.
Tính toán độ lệch chuẩn của bộ số liệu thu thập và thảo luận kết quả thu được dựa vào các kiến
thức về hóa nước.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 63
Bài 12
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG TRONG MẪU NƯỚC MẶT
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu chung
Hàm lượng của đồng trong các loại nước thiên nhiên và trong các nguồn nước sinh hoạt
thường không cao, chỉ dao động trong khoảng từ 0,001 mg/l đến 1 mg/l. Trong nước, đồng tồn tại
dưới dạng các cation hóa trị II hoặc dưới dạng phức với xianua, tactrat,...
Theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất lượng nước mặt (QCVN 08:
2008/BTNMT). Hàm lượng đồng nhỏ hơn 0,1 mg/l đối với mục đích cấp nước sinh hoạt, nhỏ hơn
0,2 mg/l có thể dùng cấp nước cho sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Với
mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác hàm lượng nằm trong giới hạn 0,5 mg/l.
1.2. Phương pháp xác định
Để xác định hàm lượng đồng trong nước, có rất nhiều phương pháp có thể thực hiện được tùy
thuộc vào hàm lượng đồng và độ nhạy trong từng phương pháp.
1.2.1 Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Hàm lượng đồng trong mẫu nước được xác định theo phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên
tử ngọn lửa theo TCVN 6193 – 1996 (ISO 8288 – 1986). Phương pháp cho phép xác định nồng độ
Cu trong khoảng từ 0,05 – 6 mg/l. Nếu mẫu thử có hàm lượng Cu cao hơn giới hạn trên, có thể
pha loãng mẫu bằng nước cất đến giới hạn đo được.
Nguyên tắc: Mẫu nước đã lọc và axit hóa được hút vào ngọn lửa của phổ kế hấp thụ nguyên
tử. Xác định trực tiếp nồng độ của Cu hoặc là từ độ hấp thụ đặc trưng của nguyên tố dùng phổ kế
được gắn với hệ thống điều chỉnh nền liên tục, hoặc nếu không có hệ thống như vậy, tiến hành xác
định sau khi đã điều chỉnh độ hấp thụ không đặc trưng.
1.2.2. Phương pháp số 8056 của HACH
Ngoài phương pháp phân tích theo TCVN 6193 – 1996, hàm lượng đồng còn được xác định
theo phương pháp đo nhanh số 8056 của công ty Hach, Mỹ. Trong phương pháp này, đồng có
trong mẫu nước sẽ phản ứng với muối của axit bicincloric chứa trong thành phần của thuốc thử
CuVer 1 và CuVer 2 để hình thành phức chất màu tím. Cường độ màu của phức chất sẽ được đo
bằng máy đo quang để từ đó xác định ra hàm lượng đồng trong mẫu. Phép đo được tiến hành ở
bước sóng 560 nm.
64 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
Phạm vi áp dụng
Phương pháp số 8506 cho phép xác định được hàm lượng đồng trong nước ngọt, nước thải và
nước biển với giới hạn từ 0,04 – 5,0 mg/l.
2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1 Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Axit nitric nồng độ khoảng 1,5 M: thêm 100 ml axit nitric đặc vào 600 ml nước và pha
loãng bằng nước tới thể tích 1000 ml.
Axit nitric nồng độ 0,03 M: thêm 1 ml axit đặc vào 400 ml nước và pha loãng với nước tới
thể tích 500 ml.
Dung dịch chuẩn gốc chứa 1 gam kim loại trên một lít: cân 1 gam kim loại Cu tinh khiết
và hòa tan trong axit nitric đặc, đun nóng đến khi tan hoàn toàn. Để nguội và chuyển sang
bình định mức 1000 ml, pha loãng tới vạch và lắc đều. Ngoài phương pháp trên có thể pha
dung dịch chuẩn từ các muối chứa kim loại với thành phần chính xác biết trước. Bảo quản
dung dịch chuẩn trong chai polyetylen hoặc bằng thủy tinh bo silicat. 1ml dung dịch
chuẩn chứa 1 mg kim loại Cu tương ứng.
Các thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường.
Phổ kế hấp thụ nguyên tử được gắn với các đèn catot rỗng kim loại thích hợp hoặc là đèn
nạp không điện cực và có các bộ phận phù hợp để cho phép điều chỉnh độ hấp thụ không
đặc trưng và có đèn phun khí với ngọn lửa axetylen – không khí. Điều chỉnh tất cả các
thông số của thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2 Phương pháp số 8056 của HACH
Thuốc thử phân tích đồng (CuVer® 1- Copper Reagent powder pillow);
Cuvet: 2 cái;
Cốc thủy tinh 50 hoặc 100 ml;
Nắp cuvet: 1 cái;
Máy DR2700 với bước sóng phù hợp.
3. CÁCH TIẾN HÀNH
3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Lấy mẫu vào chai thủy tinh được tráng bằng axit hoặc chai nhựa.
Điều chỉnh tới pH bằng 2 hoặc thấp hơn bằng axit nitric đặc (khoảng 2 ml axit/1 lít
nước mẫu).
Mẫu có thể bảo quản được tới 6 tháng ở nhiệt độ phòng.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 65
Trước khi phân tích theo phương pháp đo nhanh, điều chỉnh pH tới giá trị 4 – 6 bằng dung
dịch NaOH. Không điều chỉnh tới pH lớn hơn 6 vì đồng có thể bị kết tủa.
Tính toán thể tích mẫu chính xác trừ lượng thể tích axit hoặc bazơ thêm vào.
Nếu chỉ phân tích hàm lượng Cu, cần lọc mẫu trước khi thêm axit.
Nếu đo mẫu theo phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, cần lọc mẫu qua
màng lọc kích thước lỗ 0,45µm và axit hóa mẫu tới pH từ 1 – 2.
Rửa tất cả dụng cụ thủy tinh bằng dung dịch HNO3 1,5M và tráng bằng nước cất khử ion
trước khi dùng.
Để kết quả đo chính xác hơn, cần xác định giá trị của mẫu trắng cho mỗi lượt hóa chất
mới. Tuân theo đúng qui trình dùng nước cất khử ion thay cho mẫu. Trừ đi giá trị đo được
của mẫu trắng từ kết quả đo cuối cùng.
Nếu Cu có mặt trong mẫu nước, dung dịch sẽ chuyển sang màu tím khi trộn lẫn mẫu nước
với thuốc thử.
Độ chính xác không ảnh hưởng bởi hóa chất không bị hòa tan hết trong phương pháp đo
nhanh.
3.2. Qui trình phân tích
3.2.1 Qui trình theo phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Mẫu thử: lấy một thể tích mẫu đã lọc và axit hóa vào bình định mức dung tích 100 ml sao
cho mẫu thử chứa từ 0,2 mg đến 1 mg kim loại, thêm nước cất cho tới vạch.
Mẫu trắng: tiến hành thử mẫu trắng song song với việc xác định mẫu thử theo cùng một
trình tự. Sử dụng cùng một lượng tất cả các thuốc thử như trong khi lấy mẫu và xác định,
nhưng thay phần mẫu thử bằng nước cất.
Chuẩn bị dãy dung dịch hiệu chuẩn: trước mỗi đợt đo mẫu, chuẩn bị từ dung dịch chuẩn
gốc bốn dung dịch hiệu chuẩn có các nồng độ khác nhau trong khoảng cần xác định. Pha
loãng dung dịch chuẩn gốc bằng dung dịch HNO3 0,03M.
Trước khi thực hiện phép đo, bật phổ kế theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng việc hút
dung dịch hiệu chuẩn. Tối ưu hóa việc hút và điều kiện ngọn lửa (tốc độ hút, bản chất
ngọn lửa, vị trí của thấu kính quang học trong ngọn lửa). Điều chỉnh độ nhạy của thiết bị
với độ hấp thụ zero bằng nước cất. Đối với kim loại Cu, đo ở bước sóng 324,7 nm và sử
dụng ngọn lửa axetilen – không khí được oxi hóa.
Hút dãy dung dịch hiệu chuẩn và dung dịch thử trắng làm thành phần zero. Vẽ đồ thị có
hàm lượng kim loại của dung dịch hiệu chuẩn theo đơn vị mg/l trên trục hoành và các giá
trị độ hấp thụ trên trục tung. Sau đó hút mẫu thử đã chuẩn bị vào ngọn lửa của dầu đốt.
Sau mỗi lần đo, tráng hệ thống ống dẫn bằng dung dung dịch HNO3 0,03M.
Chú ý: Nếu phổ kế được sử dụng không phù hợp với hệ thống điều chỉnh nền cung cấp tự
động tín hiệu tương ứng với độ hấp thụ đặc trưng A của kim loại đồng, cần phải đo độ hấp
thụ không đặc trưng Ao. Tiến hành đo như sau: Chọn vạch phổ trong trạng thái gần của
66 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
phổ kim loại cần xác định để khẳng định rằng sự khác nhau giữa các bước sóng của 2
vạch phổ không vượt quá 1nm. Sử dụng vạch phổ của khí chứa trong đèn catot rỗng
(argon hoặc neon), hoặc vạch phổ được phát ra từ đèn catot rỗng zirconi hoặc deuteri. Đo
độ hấp thụ Ao tương ứng với vạch phổ này bằng cách hút lại phần mẫu thử. Tính toán độ
hấp thụ đặc trưng như sau:
A = A1 – Ao
Trong đó:
A1 là độ hấp thụ tổng ở bước sóng phân tích. Điều kiện ngọn lửa và năng
lượng qui định trên đèn phải giữ nguyên trong suốt quá trình đo độ hấp thụ A1
và Ao.
Bảng 12.1 Bước sóng đo A1 và Ao
Nguyên tố Bước sóng đo A1, nm Bước sóng đo Ao, nm
Cu 324,75 325 (Zirconi)
Tra đồ thị hiệu chuẩn đối với mỗi kim loại, xác định nồng độ tương ứng với độ hấp thụ của
phần mẫu thử và của mẫu trắng theo đơn vị mg/l theo công thức sau:
100( )t bp p V
Trong đó:
pt là nồng độ kim loại tương ứng với độ hấp thụ của phần mẫu thử, tính
bằng mg/l;
pb là nồng độ kim loại tương ứng với độ hấp thụ của mẫu thử trằng, tính
bằng mg/l;
V là thể tích của mẫu thử đã axit hóa được lấy để phân tích, tính bằng ml.
3.2.2 Phương pháp số 8056 của HACH
1. Chọn chỉ tiêu phân
tích số 135.
2. Chuẩn bị mẫu: Lọc
vào cuvet 10 ml mẫu.
3. Đổ một gói thuốc
thử vào cuvet chứa
mẫu, lắc đều cho tan
4. Đặt thời gian là 2
phút từ khi hòa tan đến
khi đo trên máy.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 67
hoàn toàn.
5. Chuẩn bị mẫu trắng:
lấy 10 ml nước mẫu
vào cuvet. Khi máy
báo bắt đầu đo, đặt
cuvet chứa mẫu trắng
vào máy.
6. Đặt cuvet chứa mẫu
trắng vào máy và tiến
hành đo.
7. Chỉnh hàm lượng Cu
trong mẫu trắng là
0,000 mg/l.
8. Trong vòng 30 phút
sau khi máy báo hết
thời gian phản ứng, đặt
cuvet chứa mẫu vào
máy và đo. Đọc kết quả
trên màn hình theo
hàm lượng mg/l Cu.
4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
- So sánh kết quả phân tích mẫu của nhóm với các tiêu chuẩn Việt Nam; nhận xét về hàm
lượng đồng trong mẫu nước.
- Cho biết các nguồn làm gia tăng hàm lượng Cu trong nước mặt và nước ngầm.
- Thu thập các kết quả phân tích đồng tại cùng điểm lấy mẫu của các nhóm khác trong lớp.
Tính toán độ lệch chuẩn của bộ số liệu thu thập và thảo luận kết quả thu được dựa vào các kiến
thức về hóa nước.
68 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
Bài 13
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KẼM TRONG MẪU NƯỚC MẶT
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu chung
Kẽm trong nước thiên nhiên có nguồn gốc thường là từ nước thải, đặc biệt là nước thải của
các nhà máy luyện kim, công nghiệp hóa chất, các nhà máy sợi tổng hợp. Các dạng tồn tại của
kẽm trong nước là các ion đơn, ion phức với xianua, cacbonat, sulfua,
Theo Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất lượng nước mặt (QCVN 08:
2008/BTNMT). Hàm lượng kẽm nhỏ hơn 0,5 mg/l đối với mục đích cấp nước sinh hoạt, nhỏ hơn
1,0 mg/l có thể dùng cấp nước cho sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Với
mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác hàm lượng kẽm nằm trong giới hạn 1,5 mg/l.
1.2. Phương pháp xác định
1.2.1 Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Hàm lượng kẽm trong mẫu nước được xác định theo phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử
ngọn lửa theo TCVN 6193 – 1996 (ISO 8288 – 1986). Phương pháp cho phép xác định nồng độ
Zn trong khoảng từ 0,05 – 2 mg/l. Nếu mẫu thử có hàm lượng Zn cao hơn giới hạn trên, có thể
pha loãng mẫu bằng nước cất đến giới hạn đo được.
Nguyên tắc
Mẫu nước đã lọc và axit hóa được hút vào ngọn lửa của phổ kế hấp thụ nguyên tử. Xác định
trực tiếp nồng độ của Zn hoặc là từ độ hấp thụ đặc trưng của nguyên tố dùng phổ kế được gắn với
hệ thống điều chỉnh nền liên tục, hoặc nếu không có hệ thống như vậy, tiến hành xác định sau khi
đã điều chỉnh độ hấp thụ không đặc trưng.
1.2.2 Phương pháp số 8009 của HACH
Để xác định hàm lượng kẽm trong nước uống và nước bề mặt, người ta thường dùng phương
pháp đo quang. Phương pháp này có độ nhạy khá lớn và cho phép xác định được ở nồng độ thấp.
Trong phép đo xác định hàm lượng kẽm của thí nghiệm này, kẽm sẽ phản ứng với chỉ thị tạo màu
sắc. Bằng việc đo cường độ màu tạo thành sẽ xác định được nồng độ kẽm có trong mẫu.
Kẽm và một số kim loại khác có khả năng tạo phức với ion xianua. Việc thêm xyclohexan
vào dung dịch sẽ tách Zn ra khỏi phức. Kẽm sẽ phản ứng với chỉ thị 2 – cacboxy – 2’ – hiđroxy –
5’ sulfoformazyl benzen (zincon) để hình thành màu xanh đặc trưng. Màu xanh được che bởi màu
nâu từ lượng chỉ thị dư. Cường độ của màu xanh tỷ lệ với hàm lượng kẽm có mặt trong mẫu. Mẫu
được đo ở bước sóng 620 nm.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 69
Phạm vi áp dụng
Phương pháp đo nhanh số 8009 cho phép xác định hàm lượng kẽm trong nước mặt và nước
thải với giới hạn từ 0,01 – 3,0 mg/l. Nếu mẫu chứa hàm lượng cao hơn giới hạn trên, cần tiến
hành pha loãng mẫu tới nồng độ thích hợp.
2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1 Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Axit nitric nồng độ khoảng 1,5 M: thêm 100 ml axit nitric đặc vào 600 ml nước và pha
loãng bằng nước tới thể tích 1000 ml.
Axit nitric nồng độ 0,03 M: thêm 1 ml axit đặc vào 400 ml nước và pha loãng với nước tới
thể tích 500 ml.
Dung dịch chuẩn gốc chứa 1 gam kim loại trên một lít: cân 1 gam kim loại tinh khiết và
hòa tan trong axit nitric đặc, đun nóng đến khi tan hoàn toàn. Để nguội và chuyển sang
bình định mức 1000 ml, pha loãng tới vạch và lắc đều. Ngoài phương pháp trên có thể pha
dung dịch chuẩn từ các muối chứa kim loại với thành phần chính xác biết trước. Bảo quản
dung dịch chuẩn trong chai polyetylen hoặc bằng thủy tinh bo silicat. 1ml dung dịch
chuẩn chứa 1 mg kim loại tương ứng.
Các thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường.
Phổ kế hấp thụ nguyên tử được gắn với các đèn catot rỗng kim loại thích hợp hoặc là đèn
nạp không điện cực và có các bộ phận phù hợp để cho phép điều chỉnh độ hấp thụ không
đặc trưng và có đèn phun khí với ngọn lửa axetylen – không khí. Điều chỉnh tất cả các
thông số của thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2 Phương pháp số 8009 của HACH
Xyclohexan;
Cloroform;
Gói bột chứa đệm citrat;
Tinh thể KCN;
Dung dịch chuẩn NaOH 5N;
Bông thủy tinh;
Gói bột thử phân tích kẽm;
Ống đong dùng để trộn, dung tích 25 ml, 50 ml;
Ống đong 5 ml,50 ml, 250 ml;
Phễu chiết 250 ml;
Thìa đong hóa chất;
70 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
Khóa và chốt;
Máy đo quang DR2700.
3. CÁCH TIẾN HÀNH
3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Lấy mẫu vào chai thủy tinh được tráng bằng axit hoặc chai nhựa;
Điều chỉnh tới pH bằng 2 hoặc thấp hơn bằng axit nitric đặc (khoảng 2 ml axit/1 lít
nước mẫu);
Mẫu có thể bảo quản được tới 6 tháng ở nhiệt độ phòng;
Trước khi phân tích hàm lượng Zn theo phương pháp đo nhanh, điều chỉnh pH tới giá trị 4
- 5 bằng dung dịch NaOH 5N. Không điều chỉnh tới pH lớn hơn 5 vì kẽm có thể bị kết tủa;
Tính toán thể tích mẫu chính xác trừ lượng thể tích axit hoặc bazơ thêm vào;
Chỉ dùng ống đong trộn bằng thủy tinh trong qui trình này;
Nếu đo mẫu theo phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, cần lọc mẫu qua
màng lọc kích thước lỗ 0,45µm và axit hóa mẫu tới pH từ 1 – 2;
Rửa tất cả dụng cụ thủy tinh bằng dung dịch HNO3 1,5M và tráng bằng nước cất khử ion
trước khi dùng;
Hóa chất ZincoVer 5 chứa KCN. Dung dịch chứa muối xianat là chất thải độc hại nên phải
thu lại dung dịch sau khi phân tích. Dung dịch xianat phải được bảo quản cẩn thận trong
dung dịch có pH > 11 để ngăn cản hiện tượng giải phóng khí HCN độc hại.
3.2 Qui trình phân tích
3.2.1 Qui trình theo phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Mẫu thử: lấy một thể tích mẫu đã lọc và axit hóa vào bình định mức dung tích 100 ml sao
cho mẫu thử chứa từ 0,2 mg đến 1 mg kim loại, thêm nước cất cho tới vạch.
Mẫu trắng: tiến hành thử mẫu trắng song song với việc xác định mẫu thử theo cùng một
trình tự. Sử dụng cùng một lượng tất cả các thuốc thử như trong khi lấy mẫu và xác định,
nhưng thay phần mẫu thử bằng nước cất.
Chuẩn bị dãy dung dịch hiệu chuẩn: trước mỗi đợt đo mẫu, chuẩn bị từ dung dịch chuẩn
gốc bốn dung dịch hiệu chuẩn có các nồng độ khác nhau trong khoảng cần xác định. Pha
loãng dung dịch chuẩn gốc bằng dung dịch HNO3 0,03M.
Trước khi thực hiện phép đo, bật phổ kế theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng việc hút
dung dịch hiệu chuẩn. Tối ưu hóa việc hút và điều kiện ngọn lửa (tốc độ hút, bản chất
ngọn lửa, vị trí của thấu kính quang học trong ngọn lửa). Điều chỉnh độ nhạy của thiết bị
với độ hấp thụ zero bằng nước cất. Đối với kim loại Zn, đo ở bước sóng 213,8 nm và sử
dụng ngọn lửa axetilen – không khí.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 71
Hút dãy dung dịch hiệu chuẩn và dung dịch thử trắng làm thành phần zero. Vẽ đồ thị có
hàm lượng kim loại của dung dịch hiệu chuẩn theo đơn vị mg/l trên trục hoành và các giá
trị độ hấp thụ trên trục tung. Sau đó hút mẫu thử đã chuẩn bị vào ngọn lửa của dầu đốt.
Sau mỗi lần đo, tráng hệ thống ống dẫn bằng dung dung dịch HNO3 0,03M.
Chú ý: Nếu phổ kế được sử dụng không phù hợp với hệ thống điều chỉnh nền cung cấp tự
động tín hiệu tương ứng với độ hấp thụ đặc trưng A của kim loại kẽm, cần phải đo độ hấp
thụ không đặc trưng Ao. Tiến hành đo như sau: chọn vạch phổ trong trạng thái gần của
phổ kim loại cần xác định để khẳng định rằng sự khác nhau giữa các bước sóng của 2 vạch
phổ không vượt quá 1 nm. Sử dụng vạch phổ của khí chứa trong đèn catot rỗng (argon
hoặc neon), hoặc vạch phổ được phát ra từ đèn catot rỗng zirconi hoặc deuteri. Đo độ hấp
thụ Ao tương ứng với vạch phổ này bằng cách hút lại phần mẫu thử. Tính toán độ hấp thụ
đặc trưng như sau:
A = A1 – Ao
Trong đó:
A1 là độ hấp thụ tổng ở bước sóng phân tích. Điều kiện ngọn lửa và năng lượng
qui định trên đèn phải giữ nguyên trong suốt quá trình đo độ hấp thụ A1 và Ao.
Bảng 13.1 Bước sóng đo A1 và Ao
Nguyên tố Bước sóng đo A1, nm Bước sóng đo Ao, nm
Zn 213,86 214 (Deuteri)
Tra đồ thị hiệu chuẩn đối với mỗi kim loại, xác định nồng độ tương ứng với độ hấp thụ của
phần mẫu thử và của mẫu trắng theo đơn vị mg/l theo công thức sau:
100( )t bp p V
Trong đó:
pt là nồng độ kim loại tương ứng với độ hấp thụ của phần mẫu thử, tính
bằng mg/l;
pb là nồng độ kim loại tương ứng với độ hấp thụ của mẫu thử trằng, tính
bằng mg/l;
V là thể tích của mẫu thử đã axit hóa được lấy để phân tích, tính bằng ml.
3.2.1 Qui trình theo phương pháp số 8009 của HACH
Các bước trong qui trình được mô tả trong các hình dưới đây.
72 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
1. Chọn chỉ tiêu phân
tích số 780.
2. Đổ 20 ml nước mẫu
vào ống đong dung tích
25 ml.
3. Đổ một gói hóa chất
ZincoVer 5 vào ống
đong chứa mẫu, đậy
nắp chặt lại.
4. Lắc đều ống đong
nhiều lần để bột tan
hoàn toàn. Chú ý lắc
cho tan hết vì phần
không tan có thể ảnh
hưởng tới kết quả đo.
Dung dịch mẫu sẽ
chuyển sang màu da
cam. Nếu mẫu có màu
nâu hoặc xanh dương,
cho biết nồng độ của
Zn quá cao hoặc bị ảnh
hưởng bởi kim loại
khác. Cần pha loãng
mẫu và lặp lại các
bước 2 và 3.
5. Chuẩn bị mẫu trắng:
rót 10 ml mẫu từ ống
đong vào cuvet.
6. Chuẩn bị mẫu: Dùng
ống nhỏ giọt làm bằng
plastic lấy 0,5 ml
cyclohexan và nhỏ vào
phần dung dịch còn lại
trong ống đong.
7. Đặt thời gian phản
ứng là 30 giây. Trong
thời gian này, nắp ống
đong lại và lắc thật
mạnh dung dịch mẫu.
Dung dịch trong ống
đong sẽ chuyển sang
màu đỏ - da cam, nâu
hoặc xanh phụ thuộc
vào nồng độ Zn.
8. Đặt thời gian phản
ứng là 3 phút, trong
thời gian này chuẩn bị
hoàn thành bước 9.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 73
9. Rót dung dịch mẫu
đã trộn từ ống đong
vào cuvet thứ 2.
10. Khi máy báo hết
thời gian phản ứng, đặt
cuvet chứa mẫu trắng
vào máy và đo.
11. Chỉnh nồng độ Zn
trong mẫu trắng về giá
trị 0,00 mg/l Zn.
12. Đặt cuvet chứa
mẫu vào máy và tiến
hành đo. Đọc kết quả
hiển thị trên màn hình
theo nồng độ mg/l Zn.
4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
- So sánh kết quả phân tích mẫu của nhóm với các tiêu chuẩn ngành và qui chuẩn quốc gia
của Việt Nam về hàm lượng kẽm thu được.
- Nhận xét về kết quả phân tích được của nhóm với đánh giá tổng quan chung về nước tại khu
vực lấy mẫu.
- Thu thập các kết quả phân tích chì và kẽm tại cùng điểm lấy mẫu của các nhóm khác trong
lớp. Tính toán độ lệch chuẩn của bộ số liệu thu thập và thảo luận kết quả thu được dựa vào các
kiến thức về hóa nước.
74 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
Bài 14
XÁC ĐỊNH COD
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu chung
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand, COD) là lượng chất oxi hóa (qui đổi theo
đơn vị gam hoặc miligam O2 trên lít) cần thiết để oxi hóa hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước.
Giá trị COD cho phép đánh giá lượng chất hữu cơ tổng cộng có trong mẫu.
COD là thước đo oxi tương đương với lượng chất hữu cơ trong mẫu bị oxi hóa bởi chất oxi
hóa mạnh. Phép thử này được dùng rộng rãi để đo hàm lượng của chất hữu cơ trong nước thải
công nghiệp và đô thị, đồng thời theo kinh nghiệm nó có thể liên quan đến BOD, tổng cacbon hữu
cơ (Total Organic Carbon, TOC).
1.2. Phương pháp xác định
1.2.1. Phương pháp xác định theo TCVN 6491-1999
Việc xác định COD bao gồm phản ứng của mẫu với lượng dư của một chất oxi hóa trong một
khoảng thời gian xác định, sau đó nồng độ còn lại của chất oxi hóa thường được xác định bằng
chuẩn độ oxi hóa khử ngược. Lượng chất oxi hóa đã tiêu tốn được xác định bằng hiệu số từ nồng
độ chất oxi hoá ban đầu.
Hiện nay tác nhân oxi hóa thường được sử dụng là kali bicromat trong môi trường axit
sunfuric, vì chất này có thể oxi hóa 95 - 100% chất hữu cơ. Khi xác định COD bằng phương pháp
bicromat, người ta đun nóng mẫu nước ở 150°C với kali bicromat và axit sunfric đặc trong 2 giờ.
Sau đó, chuẩn độ lượng bicromat còn lại bằng dung dịch muối Mo ( công thức (NH4)2Fe(SO4)2).
Căn cứ vào lượng kali bicromat tiêu tốn, tính ra giá trị COD. Phản ứng giữa muối Mo và bicromat
như sau:
6Fe2+ + Cr2O72- + 14H+ → 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O
1.2.2. Phương pháp số 8000 của HACH
Ngoài việc dùng phương pháp chuẩn độ để xác định lượng kali bicromat còn lại sau khi phá
mẫu, còn có thể dùng phương pháp đo quang. Hiện nay phương pháp đo quang là phương pháp
hiện đại, cho kết quả chính xác với hàm lượng COD trong khoảng rộng. Mẫu được đun nóng
trong 2 giờ với axit sunfuric đặc và một chất oxi hoá mạnh là kali bicromat. Chất hữu cơ trong
mẫu sẽ bị oxi hoá và khử ion bicromat (Cr2O72-) thành ion crôm (Cr3+) có màu xanh. Phương
pháp 8000 của DR 2700, HACH của Mỹ cho phép xác định hàm lượng 3 – 150 mg/l COD
(bước sóng 420 nm); 20 – 1500 mg/l COD (bước sóng 620 nm); và 200 – 15.000 mg/l COD
(bước sóng 620 nm).
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 75
2. HOÁ CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1. Hóa chất và thiết bị theo TCVN 6491-1999
- Thiết bị đun hồi lưu, gồm một bình cầu (đáy tròn hoặc Erlenmeyer), sinh hàn hồi lưu và bộ
phận đun nóng.
- Dung dịch kali dicromat 0,0417M. Sấy khô một lượng K2Cr2O7 tinh thể trong tủ sấy ở
105oC trong hai giờ. Hòa tan 12,259 g trong nước và pha loãng đến 1 lít.
- Dung dịch H2SO4, chuẩn bị bằng cách hòa tan 15 g Ag2SO4 trong 1 lít axit H2SO4 đặc.
- Dung dịch chỉ thị ferroin. Chuẩn bị bằng cách hòa tan 0,7g FeSO4.7H2O và 1,485g 1,10-
phenanthrolin monohydrat (C17H8N2.H2O) trong nước và pha loãng đến 100 ml.
- Dung dịch sắt (II) amoni sunfat 0,25M. Hòa tan 98 g sắt (II) amoni sunfat,
Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong nước. Thêm 20 ml H2SO4 đặc, làm nguội và pha loãng đến 1 lít.
Chuẩn dung dịch này hàng ngày bằng dung dịch chuẩn K2Cr2O7 đã đề cập ở trên.
2.2. Hóa chất và thiết bị theo phương pháp 8000 của HACH
Máy đo quang DR 2700;
Thiết bị phân huỷ mẫu COD;
Bình nón dung tích 250 ml: 1 chiếc;
Máy khuấy từ và con từ;
Pipet;
Ống thủy tinh để đun mẫu COD: 2 chiếc.
3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
3.1. Lấy mẫu
- Lấy mẫu vào chai thủy tinh, có thể lấy mẫu bằng chai nhựa nếu chắc chắn chai nhựa đó
không chứa các chất bẩn hữu cơ.
- Bảo quản mẫu bằng axit sunfuric đặc tới pH nhỏ hơn 2 (khoảng 2 ml axit cho 1 lít mẫu).
- Hiệu chỉnh lại kết quả đo với thể tích hoá chất đưa thêm vào.
3.2. Qui trình phân tích
3.2.1. Qui trình theo TCVN 6491-1999
Chuẩn dung dịch sắt (II) amoni sunfat
Do ion Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+ bởi oxi trong không khí, cần phải chuẩn dung dịch sắt (II)
amoni sunfat trước mỗi lần sử dụng. Pha loãng 10 ml dung dịch kali dicromat chuẩn đến 100 ml
bằng nước cất và thêm vào đó 30 ml H2SO4 đặc. Làm lạnh, thêm 3 giọt chỉ thị ferroin và chuẩn
76 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
độ bằng dung dịch sắt (II) amoni sunfat chuẩn cho đến điểm tương đương, tại đó dung dịch
chuyển từ màu xanh sang tím đỏ. Tính toán nồng độ mol/l của dung dịch sắt (II) amoni sunfat
chuẩn như sau:
Nồng độ mol/l của dung dịch sắt (II) amoni sunfat = 0,25 x V1 / V2
Trong đó:
V1 - thể tích của dung dịch chuẩn kali dicromat (ml).
V2 - thể tích của dung dịch sắt (II) amoni sunfat chuẩn đã dùng ở trên (ml).
Dùng giá trị trên để tính COD của mẫu.
Lấy mẫu và bảo quản
Mẫu nên được lấy trong chai thủy tinh và phân tích sớm nhất có thể sau khi lấy mẫu. Nếu
không thể phân tích ngay thì bảo quản mẫu bằng cách axit hóa mẫu đến pH ≤ 2 bằng H2SO4 đặc
và bảo quản trong tủ mẫu ở 4oC. Các mẫu nước thải cần phải để yên trong hai giờ để loại bỏ
chất rắn.
Phân tích
Cho 50 ml nước mẫu vào bình cầu 500 ml (hình 4.8). Cho 25 ml dung dịch kali dicromat
chuẩn và vài mảnh thủy tinh. Cho rất từ từ 75 ml dung dịch tác nhân axit H2SO4 và đồng thời trộn
đều. Để dung dịch nguội và khuấy đều. Nối bình cầu với sinh hàn và mở vòi nước làm lạnh. Đặt
một cốc nhỏ lên đầu mở của sinh hàn. Bật thiết bị đun nóng và đun sôi cẩn thận. Sau khi đun hồi
lưu trong hai giờ, tắt thiết bị đun nóng và làm nguội dung dịch. Tráng sinh hàn bằng 150 ml nước
trước khi tháo bình. Để dung dịch nguội đến nhiệt độ phòng và thêm ba giọt chỉ thị ferroin. Chuẩn
độ bằng dung dịch sắt (II) amoni sunfat chuẩn cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang
tím đỏ. Đun hồi lưu mẫu trắng gồm 50 ml nước cất, 25 ml dung dịch kali dicromat chuẩn, 75 ml
dung dịch tác nhân H2SO4 giống như trên, và sau đó chuẩn độ mẫu. Tính toán COD như sau:
COD (mg O2 l-1) = 8000 x M x (V3 – V4)/Vs
trong đó V3 là thể tích dung dịch sắt (II) amoni sunfat đã dùng chuẩn độ mẫu trắng (ml), V4
là thể tích dung dịch sắt (II) amoni sunfat đã dùng chuẩn độ mẫu (ml), Vs là thể tích mẫu (ml)
và M là nồng độ chính xác của dung dịch sắt (II) amoni sunfat đã xác định trong quá trình chuẩn
nói trên.
3.2.2. Qui trình theo phương pháp 8000 của HACH
Quá trình phân huỷ mẫu:
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 77
1. Khuấy 100 ml mẫu
trong bình 30 giây.
Nếu mẫu có chứa
lượng chất rắn lớn thì
tăng thời gian khuấy
mẫu, nếu không có
thể bỏ qua bước 1 và
bước 2.
2. Với hàm lượng COD
200 – 1500 mg/l thì cần
phải khuấy mẫu trên
máy khuấy từ với con
từ.
3. Khởi động thiết bị
đun nóng mẫu tới
nhiệt độ 150oC.
4. Mở nắp của hai lọ
dùng trong phân tích
COD (cần chọn lọ
thích hợp với khoảng
xác định.
5. Chuẩn bị mẫu: Để
nghiêng lọ thứ nhất
góc 45o, dùng pipet
2 ml sạch chuyển mẫu
vào lọ.
6. Chuẩn bị mẫu trắng:
Để nghiêng lọ thứ nhất
góc 45o, dùng pipet 2 ml
sạch chuyển nước cất
vào lọ.
7. Đậy chặt nắp lọ,
tráng bằng nước cất
sau đó thấm khô bằng
giấy sạch.
8. Lắc đều lọ vài lần để
trộn đều. Lọ đựng mẫu
sẽ nóng lên rất nhanh
trong quá trình lắc.
9. Đun nóng hai lọ
trong hai giờ.
10. Tắt thiết bị đun.
Trước khi lấy ra cần
đợi khoảng 20 phút để
nhiệt độ giảm xuống
120o hoặc thấp hơn.
11. Lắc lọ vài lần
trong khi vẫn còn
nóng
12. Đặt lọ vào giá và
làm lạnh tới nhiệt độ
phòng và thực hiện tới
bước đo màu.
78 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
Đo mẫu:
1. Chọn chương trình
đo trên máy.
2. Lau sạch bên ngoài
lọ bằng khăn cho tới
khô.
3. Đưa mẫu trắng vào
lỗ đo 16 nm
4. Chỉnh Zero cho
máy. Màn hình sẽ hiện
0 hoặc 0,0 mg/l COD
5. Đưa lọ mẫu vào lỗ
đo 16 nm
6. Đọc kết quả đo mg/l
COD.
Chú ý:
Việc xác định COD chỉ chính xác với các mẫu có hàm lượng COD < 50 mg/l, với các mẫu có
hàm lượng COD lớn hơn cần phải pha loãng mẫu trước khi tiến hành đo.
4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
- So sánh kết quả phân tích mẫu của nhóm với QCVN 08: 2008/BTNMT. Biện luận kết quả
thu được.
- Thu thập các kết quả phân tích COD của các nhóm khác trong lớp. Tính toán độ lệch chuẩn
của bộ số liệu thu thập và thảo luận kết quả thu được dựa vào đặc điểm nơi lấy mẫu.
- Nhận xét các nguồn gây sai số trong việc xác định COD. Hãy nêu và giải thích nguồn có thể
gây sai số lớn nhất.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 79
Bài 15
XÁC ĐỊNH pHKCl TRONG ĐẤT
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu chung
Giá trị pH đất ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất đối với thực vật. pH
ảnh hưởng đến các phản ứng trong đất: phản ứng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của vi sinh
vật, quá trình phân giải chất hữu cơ và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất. pH đất ảnh
hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển đối với các loại thực vật.
Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ
vào trị số pH người ta chia đất thành: đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH trong khoảng 6,6 -
7,5) và đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch
cải tạo và sử dụng.
Giá trị chỉ thị pH trong sáu nhóm đất chính của Việt Nam được đưa ra trong TCVN
7377:2004 (Chất lượng đất: Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam). Chỉ thị này làm cơ sở cho việc
sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hiệu quả và hợp lý nhằm bảo vệ chất lượng môi trường
đất và phòng tránh ô nhiễm nước. Đánh giá chất lượng đất nói chung, đánh giá độ chua và áp
dụng để chuẩn hóa độ pH trong các loại đất.
Bảng 15.1 Giá trị chỉ thị pH trong sáu nhóm đất chính của Việt Nam
Nhóm đất Khoảng giá trị Giá trị trung bình
Đất đỏ
pHH2O
pHKCl
∆pH
3,80 – 8,12
3,20 – 7,24
0,30 – 2,00
5,13
4,18
0,94
Đất bồi do phù sa
pHH2O
pHKCl
∆pH
4,11 – 7,57
3,57 – 6,84
0,28 – 1,80
5,47
4,59
0,89
Đất xám bạc màu
pHH2O
pHKCl
∆pH
3,84 – 8,02
3,60 – 7,66
0,01 – 1,32
5,11
4,29
0,89
Đất phèn
pHH2O
pHKCl
∆pH
3,40 – 6,10
2,65 – 5,70
0,10 – 1,50
4,40
3,73
0,57
80 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
Nhóm đất Khoảng giá trị Giá trị trung bình
Đất mặn
pHH2O
pHKCl
∆pH
4,00 – 8,50
3,96 – 7,56
0,10 – 1,40
6,59
6,04
0,63
Đất cát
pHH2O
pHKCl
∆pH
5,00 – 8,97
4,10 – 7,84
0,00 – 1,20
6,87
5,82
0,68
1.2. Phương pháp xác định
Giá trị pH của mẫu đất xác định theo TCVN 5979:2007. Trong đó, phương pháp xác định pH
sử dụng điện cực thủy tinh trong huyền phù (chuẩn bị theo tỷ lệ 1:5 về thể tích) của đất với dung
dịch KCl 1M (pHKCl), trong nước (pHH2O) hoặc trong dung dịch CaCl2 0,01M (pHCaCl2). Tiêu
chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại mẫu đất làm khô ngoài không khí, đã được xử lý trước theo
ISO 11464. Bài thí nghiệm số 3 sẽ xác định pHKCl trong đất.
2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1. Hóa chất
- Dung dịch KCl 1M. Hoà tan 74,5 g KCl trong nước cất và pha loãng đến 1 lít.
- Dung dịch đệm có pH 4,00. Hoà tan 10,21 g kali hiđro phtalat (C8H5O4K) trong nước cất và
pha loãng đến 1 lít. Kali hiđro phtalat phải được làm khô ở 1100C trong 2 giờ trước khi sử dụng.
- Dung dịch đệm có pH 7,00. Hoà tan 3,800 g kali đihiđro phôtphat (KH2PO4) và 3,415 g
đinatri hiđro phôtphat (Na2HPO4) trong nước cất và pha loãng đến 1 lít. Kali đihiđro phôtphat
được làm khô ở 1100C trong 2 giờ trước khi sử dụng.
- Dung dịch đệm có pH 9,22. Hoà tan 3,80 g Na2B4O7.10H2O trong nước cất và pha loãng
đến 1 lít.
2.2. Dụng cụ và thiết bị
- Máy đo pH.
- Cân phân tích có độ chính xác đến 0,001 g.
- Bình tam giác có nút nhám, dung tích 250 ml.
- Bình định mức 1 lít.
Phần 2: Các bài thí nghiệm phân tích môi trường 81
3. CÁCH TIẾN HÀNH
3.1. Chuẩn hóa máy đo pH
Đưa đầu điện cực vào cốc chứa dung dịch đệm có pH 9,22. Ấn nút chuẩn (calibration) và
đợi đến khi máy chuẩn xong điểm pH 9,22. Sau khi đo xong, dùng nước cất 2 lần để rửa đầu
điện cực. Dùng giấy thấm, thấm khô. Lặp lại các bước trên lần lượt với dung dịch đệm có pH
7,00 và pH 4,00. Sau khi chuẩn hóa máy đo pH xong, tráng rửa và nhúng đầu điện cực vào dung
dịch bảo quản.
3.2. Đo mẫu
Cân 20 g mẫu đất sau khi xử lý vào bình tam giác dung tích 250 ml. Thêm dung dịch KCl
0,1M vào bình nón sao cho thể tích dung dịch chiếm 5 lần thể tích mẫu đất (khoảng 50 ml). Đậy
nắp bình nón và lắc mạnh huyền phù trong 2 giờ rồi để yên mẫu 5 phút. Nhúng điện cực đo pH
vào huyền phù và đọc giá trị pH sau khi trạng thái ổn định đã đạt được. Nếu giá trị pH đo được
trong vòng 5 giây không khác nhau quá 0,02 đơn vị thì phép đo có thể được coi là ổn định.
Độ lặp lại của phép đo pH trong hai huyền phù chuẩn bị từ một mẫu đất được chuẩn bị riêng
biệt cần phải thoả mãn mức dao động trong bảng 15.2.
Bảng 15.2 Độ lặp lại phù hợp trong phép đo pH
Giá trị pH Dao động chấp nhận được
pH 7,00 0,15
7,00 < pH < 7,50 0,20
7,50 pH 8,00 0,30
pH > 8,00 0,40
4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
- So sánh kết quả phân tích mẫu của nhóm với TCVN 7377:2004. Mẫu đất phân tích có
pH thuộc nhóm đất nào? Đất tại nơi phân tích là đất chua, đất trung tính hay đất kiềm ?
- Thu thập các kết quả phân tích pHKCl của các nhóm khác trong lớp. Tính toán độ lệch
chuẩn của bộ số liệu thu thập và thảo luận kết quả thu được dựa vào đặc điểm nơi lấy mẫu.
- Nhận xét các nguồn gây sai số trong việc xác định pHKCl. Hãy nêu và giải thích nguồn có
thể gây sai số lớn nhất.
82 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Sinh viên tập hợp kết quả phân tích của các bài thí nghiệm và viết báo cáo thí nghiệm để đánh
giá chất lượng nước của các điểm lấy mẫu. Cấu trúc của báo cáo gồm các phần dưới đây:
Mở đầu
Sinh viên nêu tính cần thiết của việc đánh giá chất lượng nước, mục đích thí nghiệm.
1. Tổng quan
Sinh viên trình bày các thông tin liên quan đến đặc điểm khu vực nghiên cứu và các thông tin
liên quan đến nguồn thải.
2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước khu vực nghiên cứu
- Sinh viên trình bày các việc đã làm đối với các giai đoạn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và
phân tích mẫu (nêu tên phương pháp áp dụng) trong phòng thí nghiệm.
- Sinh viên sử dụng kết quả thu được của các bài thí nghiệm để đánh giá sơ bộ hiện trạng môi
trường nước của khu vực lấy mẫu. Chú ý sử dụng các kiến thức trong mục 4 của mỗi bài thí
nghiệm để đánh giá kết quả thu được.
3. Kết luận
Sinh viên trình bày tóm tắt và định lượng kết quả thu được.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Sau khi thực hiện mỗi bài thí nghiệm, sinh viên cần ghi kết quả thu được, lấy chữ kí của giảng
viên hướng dẫn. Khi kết thúc môn học, sinh viên viết báo cáo thí nghiệm và đưa các kết quả mỗi
buổi vào phụ lục của báo cáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ngầm – QCVN 09:2008/BTNMT, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt -
QCVN 08: 2009/BTNMT, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2002), Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống - 1329 /2002/BYT/QÐ, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2009), Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:
2009/BYT, Hà Nội.
5. Hach Company (2002), Current Technology of Chlorine Analysis for Water and Wastewater,
Hach Company, Colorado, United State.
6. Hach Company (2002), Method 8021, Chlorine free Method, Hach Company, Colorado,
United State.
7. Hach Company (2002), Method 8025, Color, True and Apparent Method, Hach Company,
Colorado, United State.
8. Hach Company (2002), Method 8028, Surfactants anionic (Detergents) Method, Hach
Company, Colorado, United State.
9. Hach Company (2002), Method 8149, 1-(2-pyridylazo)-2-napthol PAN Method, Hach
Company, Colorado, United State.
10. Hach Company (2002), Method 8506, Copper Method, Hach Company, Colorado, United State.
11. Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.
12. Lê Huy Bá (2006), Độc học môi trường cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh.
13. Nancy Bolt (2009), General Chemistry Laboratory I, Colorado State University, United States.
14. Nguyễn Ngọc Dung (2008), Xử lý nước cấp, Nhà xuất bản Xây dựng Hà nội, 2008.
15. Nguyễn Thị Thu Thủy (1999), Xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật.
16. Nguyễn Văn Bảo (2002), Hóa nước, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
17. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1995), Chất lượng nước - Xác định mangan,
Phương pháp đo quang dùng fomaldoxim, Hà Nội.
18. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1995), Chất lượng nước – Lấy mẫu - Hướng dẫn
lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo - TCVN 5994:1995, Hà Nội.
19. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1995), Chất lượng nước – Lấy mẫu - Hướng cách
bảo quản và xử lý mẫu – TCVN 5993:1995, Hà Nội.
20. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1995), Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm – TCVN
6000:1995, Hà Nội.
84 Bài giảng thí nghiệm phân tích môi trường
21. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1996), Chất lượng nước - Xác định clo tự do và
clo tổng số - TCVN 6225:1996, Hà Nội.
22. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1996), Chất lượng nước - Xác định độ màu -
TCVN 6125:1996, Hà Nội.
23. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1996), Chất lượng nước - Xác định hàm lượng
đồng - TCVN 6193:1996, Hà Nội.
24. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1998), Chất lượng nước - Xác định hàm lượng chì
và kẽm theo phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa - TCVN 6336:1998, Hà Nội.
25. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1998), Chất lượng nước - Xác định hàm
lượng chất hoạt động bề mặt theo ankyl benzen sulfonat mạch thẳng (LAS) - TCVN
6336:1998, Hà Nội.
26. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (1999), Chất lượng nước - Xác định flo - TCVN
6494-1999, Hà Nội.
27. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2001), Chất lượng đất: Phương pháp đơn giản để
mô tả đất – TCVN 6857:2001, Hà Nội.
28. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2002), Chất lượng nước – Lấy mẫu - Hướng dẫn
lập chương trình lấy mẫu – TCVN 6663-1:2002, Hà Nội.
29. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2003), nước cấp sinh hoạt – yêu cầu chất lượng -
TCVN 5002: 2003, Hà Nội.
30. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2004), Chất lượng đất: Giá trị chỉ thị pH trong
đất Việt Nam – TCVN 7377:2004, Hà Nội.
31. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (2007), Chất lượng đất: Xác định pH – TCVN
5979:2007, Hà Nội.
32. Từ Vọng Nghi (2007), Cơ sở lý thuyết các phương pháp hóa học phân tích, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
33. Từ Vọng Nghi, Trần Tứ Hiếu (1995), Cơ sở hóa học phân tích, Nhà xuất bản Đại học Giáo
dục chuyên nghiệp Hà Nội.
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Trụ sở: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: QLTH. 04.22149041 PH. 04.22149040
Phòng Biên tập: 04.22149034
Fax: 04.7910147 E-mail: nxb@vap.ac.vn; www.vap.ac.vn
BÀI GIẢNG
THÍ NGHIỆM
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc TRẦN VĂN SẮC
Tổng Biên tập GS. TSKH. NGUYỄN KHOA SƠN
Biên tập: NGUYỄN MINH THANH
PHÒNG BIÊN TẬP
Chế bản: NGUYỄN SINH
Sửa bản in: NGUYỄN MINH THANH
Thiết kế bìa: TRẦN HỒNG MINH
LƯU HÀNH NỘI BỘ
In .. cuốn, khổ 20,5 x 29 cm, tại Công ty in Khuyến học.
Số đăng ký kế hoạch xuất bản:......
Cục Xuất bản cấp ngày.......
In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thinghiemphantichmoitruongphan2_6347.pdf