Bài giảng thanh toán quốc tế

Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoạihối bằng điện Tỷ giá thư hốilà tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷgiá thư hối.

pdf121 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: VÕ THỊ THANH THÚY Mail: ththuyvo@gmail.com GIỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Số đơn vị học trình: 2 đvht 2. Phân bố thời gian: 30 tiết (lý thuyết, bài tập) 3. Mục tiêu của môn học: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vấn đề thanh toán trong lĩnh vực ngoại thương. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên những vấn đề thực tiễn trong việc tài trợ, tín dụng cho một thương vụ quốc tế. 4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học Thanh toán quốc tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Bên cạnh đó cung cấp cho sinh viên những nghiệp vụ và kiến thức về hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm: các phương tiện thanh toán quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế,…trong môi trường kinh doanh quốc tế. 5. Nhiệm vụ của sinh viên: + Sinh viên phải tham dự lớp học từ 75% thời gian trở lên theo Quyết định số 04/1999/QĐ – BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành qui chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi. Nếu không đủ thời gian trên, sinh viên phải học lại theo quy chế này. + Sinh viên phải hoàn thành các bài tập cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp thu bài giảng, củng cố kiến thức và trau dồi khả năng xử lý các tình huống trong quản lý, nghiên cứu đề tài liên quan đến môn học GiỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ 6. Tài liệu học tập: - Giáo trình chính: Thanh toán quốc tế, PGS.TS Trần Hoàng Ngân & TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê. GIỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ -Sách tham khảo: 1. Thanh toán quốc tế (Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối), TS. Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê. 2. Thanh toán quốc tế, PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Trường Đại học Kinh tế. 3. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, PGS. Đinh Xuân Trình, NXB Giáo dục. 4. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, NXB thống kê. 7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: + Nắm bắt cơ bản nội dung học phần. + Thái độ nghiêm túc trong học tập. + Hoàn thành bài kiểm tra thường kỳ, thi giữa kỳ và cuối kỳ. 8. Hình thức thi: + Giữa kỳ: Trắc nghiệm. + Cuối kỳ: Trắc nghiệm. GiỚI THIỆU MÔN HỌC THANH TOÁN QUỐC TẾ 9. Nội dung môn học: + Chương 1: Hối đoái + Chương 2: Phương tiện thanh toán quốc tế + Chương 3: Phương thức thanh toán quốc tế TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ TTQT: - Nghĩa vụ chi trả về tiền tệ - Phát sinh từ các hoạt động kinh tế và phi kinh tế - Giữa các tổ chức, cá nhân của các quốc gia khác nhau - Thông qua hệ thống Ngân hàng Vai trò của hoạt động TTQT + Đối với nền kinh tế: -Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu -Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài -Thúc đẩy hoạt động dịch vụ -Tăng cường các nguồn lực tài chính -Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế + Đối với DN – XNK Nhà NK: Điều kiện trả tiền và nhận hàng. Nhà XK: Điều kiện giao hàng và nhận tiền. + Đối với NHTM Tăng thu nhập từ phí TTQT Mở rộng thị phần kinh doanh, thu hút khách hàng Tăng cường quan hệ đối ngoại TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ  TTQT diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.  TTQT khác với thanh toán trong nước ở chỗ nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. ĐẶC ĐIỂM THANH TOÁN QUỐC TẾ  Tiền tệ trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như: hối phiếu, lệnh phiếu và séc, thẻ thanh toán.  Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt.  Do vậy TTQT về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. ĐẶC ĐIỂM THANH TOÁN QUỐC TẾ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TTQT Luật và công ước quốc tế: - Luật thống nhất về Hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ (ULB – 1930) - Công ước Geneve về Séc quốc tế (1931) - Công ước Viên (LHQ) về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG - 1980) - Luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm… Luật quốc gia: - Luật dân sự - Luật thương mại - Pháp lệnh ngoại hối - Luật các công cụ chuyển nhượng… HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TTQT  Thông lệ và tập quán quốc tế: - Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP 600) - Quy tắc thống nhất hoàn trả liên ngân hàng theo Tín dụng chứng từ (URR 1996) - Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu (URC 1996) - Thực hành Tín dụng dự phòng quốc tế (ISP 1998) - Điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TTQT  Người mua, người bán, người sản xuất, các đại lý  Các Ngân hàng.  Người chuyên chở  Nhà bảo hiểm.  Chính phủ và các tổ chức TM. CÁC BÊN THAM GIA TTQT CHƯƠNG 1: HỐI ĐOÁI Hối đoái (exchange) là gì? Sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác được gọi là Hối Đoái Việc chuyển đổi một đồng tiền này ra một đồng tiền khác được thực hiện theo một tỷ lê nhất định đươc gọi là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền đó. 1.1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau, là giá cả của một đơn vị tiền tệ của quốc gia này tính bằng một số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. VD: Ngày 06/08/2011 trên thị trường hối đoái quốc tế ta có thông tin: 1GBP = 1,6473 USD 1EUR = 1,4392 USD 1.1.2.1 Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá  Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.  Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên có sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.2. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán  Tỷ giá giao ngay (SPOT): là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch.  Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau 1.1.2.3. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá  Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.  Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.4. Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối  Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện  Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối. 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.2.5. Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối  Tỷ giá mua: là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.  Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.  Tỷ giá đóng cửa: tỷ giá của hợp đồng ký kết cuối cùng trong ngày  Tỷ giá mở cửa:Tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu ngày giao dịch 1.1.2. PHÂN LOẠI TỶ GIÁ 1.1.3 PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ TỶ GIÁ 1.1.3.1 Quy ước tên đơn vị tiền tệ: Được viết bằng 3 ký tự: 2 ký tự đầu là tên quốc gia Ký tự sau cùng là tên đồng tiền Ví dụ 1: Tên đơn vị tiền tệ của Việt Nam là VND Hai ký tự đầu “VN” viết tắt của Việt Nam Ký tự sau cùng “D” viết tắt tên của Đồng Ví dụ 2: Tên đơn vị tiền tệ của Mỹ là USD Hai ký tự đầu “US” viết tắt của the United States Ký tự sau cùng “D” viết tắt của tên của Dollar 1 đồng tiền yết giá = X đồng tiền định giá Ví dụ: 1 USD = 20.800 VND a) Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá: Đồng tiền yết giá ( commodity currency): là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị Đồng tiền định giá ( Terms Currency): là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên FX 1.1.3.2 Một số khái niệm liên quan đến yết tỷ giá: USD là đồng tiền yết giá VND là đồng tiền định giá 1.1.3 PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ TỶ GIÁ b)Tỷ giá mua và tỷ giá bán của các ngân hàng: Tỷ giá mua - Bid rate: là tỷ giá mà ngân hàng sẵn sàng mua đồng tiền yết giá Tỷ giá bán – Ask( offer) Rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá Ví dụ: Ngày 06/08/2011 tỷ, trên thị trường hối đoái quốc tế ta có thông tin: GBP/USD = 1,6473/1,6477 USD/JPY = 76,510/76,530 Tỷ giá đứng trước ( 1,6473 và 76,510) là tỷ giá mua vào (Bid rate ) Tỷ giá đứng sau ( 1,6477 và 76,530 ) là tỷ giá bán ra ( Ask rate ) 1.1.3 PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ TỶ GIÁ 1.1.3.3 Phương pháp yết giá: Có 2 phương pháp yết giá: a)Yết giá trực tiếp ( Direct quotation): là phương pháp biểu thị giá trị một đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định 1 ngoại tệ = X nội tệ Ví dụ: + Tại Nhật Bản 1 USD = 76,510JPY + Tại thị trường Việt Nam 1 USD = 20.800 VND Phương pháp này được áp dụng ở nhiều quốc gia: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, …. 1.1.3 PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ TỶ GIÁ 1.1.3.3 Phương pháp yết giá: b) Phương pháp yết giá gián tiếp ( indirect quotation ): là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định 1 nội tệ = X ngoại tệ Ví dụ: Tại thị trường London 1GBP = 1,5521 USD 1GBP = 29,049VND 1GBP = 1,1773EUR Phương pháp này áp dụng ở một số nước: Anh, Úc, NewZealand. Chú ý: Mỹ và EU vừa yết giá gián tiếp vừa yết giá trực tiếp 1.1.3 PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ TỶ GIÁ 1.1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐỌC TỶ GIÁ  Vì những lý do nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, các tỷ giá không bao giờ được đọc đầy đủ trên thị trường, mà người ta thường đọc những con số có ý nghĩa.  Các con số đằng sau dấu phẩy được đọc theo nhóm hai số. Hai số thập phân đầu tiên được gọi là “số” (figure), hai số kế tiếp gọi là “điểm” (point). Trong ví dụ: GBP/USD = 1,6473 1 GBP = 1,6473 USD thì số là 64, điểm là 73.  Ta thấy tỷ giá mua và tỷ giá bán có khoảng chênh lệch ( tiếng Anh gọi là: Spread) Ví dụ: USD/CHF = 1.2650 - 1.2660 1.1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐỌC TỶ GIÁ Chênh lệch giữa giá bán và giá mua dùng để bù đắp chi phí giao dịch của ngân hàng, bù đắp rủi ro ngoại tệ xuống giá và tạo cho ngân hàng có lợi nhuận nhất định trong giao dịch kinh doanh, thông thường vào khoảng 5 đến 20 điểm. Khi xác định SPREAD có thể theo 2 xu hướng: + Ngân hàng thường ấn định SPREAD thấp đối với những ngoại tệ giao dịch chủ yếu trên thị trường. + Ngân hàng thường ấn định SPREAD cao đối với những ngoại tệ ít giao dịch. Lưu ý: - Số nhỏ là giá mua đồng tiền yết giá (USD) và là giá bán đồng tiền định giá (VND). - Số lớn là giá bán đồng tiền yết giá (USD) và là giá mua đồng tiền định giá (VND). Ví dụ: USD/VND = 20.814 / 20.824 20.814 là giá mua USD, giá bán VND 20.824 là giá bán USD, giá mua VND 1.1.4 XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO 1.1.4.1 Tỷ giá chéo: Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được suy ra từ đồng tiền thứ ba Ví dụ: 1 USD = 20.814 VND 1 USD = 76,51 JPY JPY/VND = ? Trường hợp 1: Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền cùng là đồng yết giá Giả định có 3 đồng tiền A,B,C : A/C = ea B/C = eb Tỷ giá chéo A/B = ea eb Ví dụ: EUR/VND = 29.219,43 / 29.815,89 USD/VND = 20.814 / 20.824 EUR/USD = ? Có 3 trường hợp xảy ra: 1.1.4 XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO EUR VND USD KH bán EUR lấy VND KH bán VND mua USD NH mua EUR NH bán USD EUR/VND = 29.219,43 / 29.815,89 USD/VND = 20.814/20.824 EUR/USD = = 1,4032 29.219,43 20.824 Khách hàng bán EUR lấy USD ( NGÂN HÀNG MUA EUR ) EUR/VND = 29.219,43 USD/VND = 20.824 Tỷ giá mua EUR USD VND EURKH bán USD lấy VND KH bán VND lấy EUR NH mua USD NH bán EUR EUR/VND = 29.219,43 / 29.815,89USD/VND = 20.814/20.824 EUR/USD = = 1,4325 29.815,89 20.814 Khách hàng mua EUR bằng USD (NGÂN HÀNG BÁN EUR) USD/VND = 20.814 EUR/VND = 29.815,89 Tỷ giá bán EUR Currency 1/Currency 3 = a / b Currency 2/Currency 3 = c / d  Currency 1/Currency 2 = Trong đó: a và c lần lượt là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID RATE) b và d lần lượt là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE) * Ví dụ: EUR/VND = 29.219,43 / 29.815,89 USD/VND = 20.814 / 20.824 EUR/USD = = 1,4032 / 1,4325 29.219,43 29.815,89 20.824 20.814 a b d c 1.1.4 XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO Trường hợp 2: Tỷ giá giữa 2 đồng tiền cùng là đồng định giá A/B = eb A/C = ec Tỷ giá chéo B/C = Ví dụ: USD/JPY = 76,51/76,53 USD/VND = 20.814/20.824 JPY/VND = ? 1.1.4 XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO ec eb JPY USD VND KH bán JPY lấy USD KH bán USD lấy VND NH BÁN USD NH MUA USD USD/JPY =76,51 / 76,53 USD/JPY =76,53 USD/VND =20.814/20.824 USD/VND =20.814 JPY/VND = = 271,97 76,53 20.814 Khách hàng Bán JPY lấy VND ( NGÂN HÀNG MUA JPY) Tỷ giá mua JPY VND USD JPY KH bán VND mua USD KH Bán USD lấy JPY NH bán USD NH mua USD USD/JPY =76,51/76,53 USD/VND =20.824 USD/VND =20.814/20.824 USD/JPY =76,51 JPY/VND = = 272,17 76,51 20.824 Khách hàng mua JPY bằng VND ( NGÂN HÀNG BÁN JPY) Tỷ giá bán JPY Currency 1/Currency 2 = a / b Currency 1/Currency 3 = c / d  Currency 2/Currency 3 = Ví dụ: USD/JPY = 76,51/76,53 USD/VND = 20.814/20.824 JPY/VND = = 271,97 / 272.17 c d b a 20.814 20.824 76,53 76,51 1.1.4 XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO Trường hợp 3: Tỷ giá giữa 1 đồng yết giá và 1 đồng định giá: Tỷ giá chéo: A/C = ea x ec Ví dụ: GBP/USD = 1,6473/1,6477 USD/VND = 20.814/20.824 GBP/VND= ? VND/GBP = ? 1.1.4 XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO A/B = ea B/C = ec GBP USD VND KH bán GBP lấy USD KH bán USD lấy VND NH mua GBP NH mua USD GBP/USD = 1,6473 / 1,6477 USD/VND = 20.814 / 20.824 GBP / VND = 1,6473 x 20.814 = 34.286,90 Khách hàng bán GBP lấy VND ( NGÂN HÀNG MUA GBP) GBP / USD = 1,6473 USD / VND = 20.814 VND USD GBP KH bán VND lấy USD KH bán USD lấy GBP NH bán USD NH bán GBP GBP / USD = 1,6473 / 1,6477USD / VND = 20.814 / 20.824 GBP / VND = 1,6477 x 20.824 = 34.311,70 Khách hàng mua GBP bằng VND ( NGÂN HÀNG BÁN GBP) USD / VND = 20.824 GBP / USD = 1,6477 Currency 1/Currency 2 = a / b Currency 2/Currency 3 = c / d  Currency 1/Currency 3 = a*c / b*d Ví dụ: GBP / USD = 1,6473 / 1,6477 USD / VND = 20.814 / 20.824 GBP / VND = 1,6473*20.814 / 1,6477*20.824 = 34.286,90 / 34.311,70 Xác định tỷ giá đối ứng: là nghịch đảo tỷ giá đã cho. C/A = A/C VND/GBP = 1 GBP/VND 1.1.4 XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO 1 1.1.5. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI a. Trong chế độ bản vị vàng : Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau hay còn gọi là ngang giá vàng (đồng giá vàng) Chế độ bản vị vàng có hai đặc điểm: • Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng và dựa vào hàm lượng vàng • Vàng được tự do xuất nhập khẩu giữa các nước Ví dụ: 1 GBP có hàm lượng vàng là 7,32g vàng 1 USD có hàm lượng vàng là 1,50463g vàng Dựa vào nguyên lý đồng giá vàng, ngang giá vàng thì tỷ giá giữa GBP và USD được xác định là : GBP/USD = 7,32 /1,50463 = 4,8650  GBP/USD = 4.8650 b.Trong chế độ tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD (chế độ bản vị USD) Chế độ này được hình thành dựa trên hiệp định Bretton Woods vào năm 1944, nội dung cơ bản của hệ thống hối đoái Bretton Woods: • USD được đưa lên vị trí hàng đầu trong hệ thống tiền tệ thế giới, ngang với vàng • Áp dụng tỷ giá cố định trên cơ sở ngang giá USD: mỗi nước xác định tỷ giá chính thức đồng tiền của mình với USD 1.1.5. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI • Mỹ cam kết đổi USD ra vàng cho các nước theo hàm lượng vàng 1 USD = 0,888671 gr • Việc thay đổi tỷ giá chính thức chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của quỹ tiền tệ quốc tế IMF Trong chế độ này cơ sở chính để xác định tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ với nhau là việc so sánh hàm lượng USD của hai tiền tệ đó với nhau 1.1.5. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI C . Trong chế độ tiền tệ ngày nay (từ năm 1973): • Tỷ giá cố định (Fixed Exchange rate): là tỷ giá không biến động thường xuyên, không phụ thuộc vào quy luật cung cầu, phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chính phủ(103nước) 1998 Malaysia thực hiện cơ chế tỷ giá cố định. • Tỷ giá thả nổi tự do và tỷ giá thả nổi có quản lý- tỷ giá linh hoạt (Flexible exchange Rate Regimes): – Tỷ giá thả nổi tự do (Freely Floating Exchange rate): Tỷ giá thả nổi tự do là cơ chế tỷ giá mà theo đó giá cả ngoại tệ sẽ do cung cầu quyết định và không có sự can thiệp của chính phủ (hoặc can thiệp thông qua các công cụ tài chính tiền tệ).(40 nước) 1.1.5. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – Tỷ giá thả nổi có quản lý (Managed Float exchange rate) Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ (NHTW) sử dụng các công cụ tài chính tiền tệ hoặc công cụ hành chính để tác động lên tỷ giá hối đoái phục vụ cho chiến lược chung của nước mình (43 nước). 1.1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.6.1. Liên quan giữa tỷ giá hối đoái với tỷ lệ lạm phát  Lạm phát là sự suy giảm sức mua của tiền tệ và đuợc đo lường bằng chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên. Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá. Ta biết rằng sức mua của đồng tiền nội tệ và tiền ngoại tệ được biểu thị thông qua chỉ số lạm phát. Khi lạm phát cao thì sức mua của đồng tiền nôi tệ sẽ giảm, đồng tiền mất giá. 1.1.6.1. Liên quan giữa tỷ giá hối đoái với tỷ lệ lạm phát  Ta xét mối quan hệ của tỷ giá so với lạm phát của hai quốc gia: (1 + LPb) Tck = Tđk x (1 + LPa) • a là đồng tiền yết giá • b là đồng tiền định giá • Tđk là tỉ giá đầu kỳ • Tck là tỉ giá cuối kỳ • LPa là lạm phát tại quốc gia đồng tiền a • LPb là lạm phát tại quốc gia đồng tiền b 1.1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.6.2. Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán + Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt (chi > thu), thì dự trữ ngoại tệ của quốc gia sẽ giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ra nhu cầu ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng. +Nếu cán cân thanh toán thặng dư, (thu > chi), dự trữ ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm. Như vậy: • Nếu cán cân thanh toán thâm hụt (thu < chi)  cung ngoại tệ giảm  tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá). • Nếu cán cân thanh toán thặng dư (thu > chi)  cung ngoại tệ tăng  tỷ giá giảm (đồng nội tệ tăng giá). 1.1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.6.3 Các yếu tố khác: Sự điều chỉnh các chính sách tài chính, tiền tệ, Các sự kiện kinh tế, xã hôi, chiến tranh, thiên tai, tâm lý…. 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ tới ngoại thương cũng như các biến động kinh tế vĩ mô, cho nên các quốc gia đều phải can thiệp vào tỷ giá thông qua ngân hàng trung ương khi cần thiết. Các biện pháp chủ yếu mà các quốc gia có thể áp dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái bao gồm: – Các biện pháp hành chính – Chính sách chiết khấu (Discount policy) – Chính sách hối đoái (chính sách thị trường mở) – Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái – Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ • Phá giá tiền tệ (Devaluation) • Nâng giá tiền tệ (Revaluation) 1.1.7.1. Các biện pháp hành chính • Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ, quy định… áp dụng đối với hoạt động mua bán ngoại tệ và các đối tượng tham gia mua bán, hoặc quy định về việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Ví dụ: Nhà nước quy định về số ngoại tệ tối đa mà một tổ chức, cá nhân có thể mang ra khỏi lãnh thổ quốc gia… 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.7.2. Chính sách chiết khấu (Discount policy) • Đây là chính sách mà ngân hàng trung ương sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu để can thiệp vào TGHĐ. + Khi TGHĐ cao: Ngân hàng TW tăng lãi suất chiết khấu  lãi suất của các ngân hàng thương mại sẽ tăng  luồng vốn ngắn hạn trên thế giới đổ vào quốc gia đó tăng  cung ngoại tệ tăng  tỷ giá hối đoái có xu hướng hạ xuống (đồng tiền trong nước tăng giá tương đối). + Khi TGHĐ thấp: Ngân hàng TW giảm lãi suất chiết khấu 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.7.3. Chính sách hối đoái (chính sách thị trường mở) • Đây là biện pháp mà NHTW trực tiếp tác động vào TGHĐ bằng cách dùng nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường để điều chỉnh TGHĐ. + Khi TGHĐ cao  bán ngoại tệ  cung ngoại tệ tăng  TGHĐ giảm + Khi TGHĐ thấp mua ngoại tệ cung ngoại tệ giảm  TGHĐ tăng • Để thực hiện được biện pháp này, NHTW phải có lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào. 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.7.4. Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái • Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái. Mục đích của chính sách này là nhằm tạo ra một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của TGHĐ. • Có 2 phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: – Phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền trong nước để tạo lập quỹ này. Khi có luồng tiền tệ nước ngoài chạy vào thì bỏ tiền từ quỹ này ra để mua nhằm hạn chế TGHĐ giảm xuống và ngược lại. – Dùng vàng để tạo lập quỹ bình ổn hối đoái. 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.7.5. Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ • Giá trị tiền tệ của một quốc gia ngày nay được xác định thông qua hàm lượng sức mua của chúng. Điều chỉnh giá trị của tiền tệ có thể được thực hiện theo hai hướng: – Phá giá tiền tệ (Devaluation) – Nâng giá tiền tệ (Revaluation) 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI a. Phá giá tiền tệ (Devaluation) • Phá giá tiền tệ là sự hạ thấp sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. • Mục đích của phá giá tiền tệ: – Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế – Khuyến khích du lịch vào trong nước (inbound tourism), hạn chế du lịch ra nước ngoài (outbound tourism) – Khuyến khích luồng vốn vào, hạn chế vốn ra… 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI b. Nâng giá tiền tệ (Revaluation) • Nâng giá tiền tệ là sự nâng cao sức mua của tiền tệ của một nước so với ngoại tệ, tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. • Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ là hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. • Nâng giá tiền tệ chủ yếu sẽ tạo ra những ảnh hưởng không tích cực đối với nền kinh tế của một quốc gia. Trên thực tế, việc thực hiện chính sách nâng giá tiền tệ của một quốc gia thường xảy ra khi: – Dưới áp lực của các nước khác khi các nước này muốn tăng khả năng cạnh tranh về hàng hóa của mình vào nước có cán cân thương mại quốc tế dư thừa – Đồng tiền nước đó bị định giá quá thấp so với giá trị thực – Hạn chế việc tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế nhằm tránh khủng hoảng cơ cấu. – Thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài 1.1.7. PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.2.1. Khái niệm Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu 1.2. THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI (Foreign exchange market) Thị trường hối đóai là nơi tập trung cung cầu hối đoái để hình thành nên tỷ giá hối đoái • Tỷ giá thị trường được xác định trên cơ sở cọ xát của cung và cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định. • Những đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD… giữ vị trí quan trọng của thị trường, đặc biệt là đồng Đôla Mỹ (USD). 1.2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI • Thị trường mang tính quốc tế . • Thị trường hoạt động liên tục 24/24 bởi vì do sự chênh lệch múi giờ (trừ những ngày nghỉ cuối tuần ). 1.2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI Thị trường phi tập trung: sự gặp nhau giữa cung và cầu mà không có địa chỉ cụ thể, có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại,máy vi tính… ) Thị trường ngoại hối phần lớn được giao dịch qua thị trường OTC (Over the Counter) Thị trường ngoại hối được tổ chức dưới 2 hình thức: • Thị trường tập trung: có địa chỉ nhất định. Các thành viên của thị trường này phải là những thành viên đã đăng ký kinh doanh ở thị trường. Thị trường có địa điểm nhất định thường ở những trung tâm tài chính lớn (London, New York) còn gọi là sở giao dịch hối đoái - Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại hối của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư - Tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận - Cung cấp phương tiện tự bảo hiểm cho các khoản thu chi bằng ngoại tệ của các nhà kinh doanh - Là nơi ngân hàng TW thực hiện chính sách can thiệp và điều chỉnh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô 1.2.3 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI Thị trường ngoại hối có 4 nhóm thành viên chủ yếu sau: a) Các ngân hàng thương mại (Commercial banks) Đây là nhân vật chính của thị trường. Các ngân hàng này mua bán ngoại tệ không chỉ để thực hiện các lệnh của khách hàng mà còn kinh doanh cho chính bản thân các ngân hàng. Các ngân hàng lớn còn hình thành bộ phận kinh doanh ngoại tệ quốc tế. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc điều phối vốn, kinh doanh tiền gửi, mua bán ngoại tệ. 1.2.4 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 1.2.4 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI - Là những người tham gia trên thị trường với tư cách là trung gian trong các giao dịch, nhằm thu hoa hồng trong từng giao dịch. - Mục tiêu của nhà môi giới là hoa hồng. - Khác với nhà kinh doanh, nhà môi giới chỉ là trung gian chứ không có tham gia mua bán nên không phải chấp nhận rủi ro b) Nhà Môi Giới ( brokers): - Là những người tham gia mua bán thường xuyên trên thị trường nhằm kiếm lời từ trên lệch giữa giá bán ra và giá mua vào ngoại tệ - Mục tiêu của nhà kinh doanh là kiếm lợi từ trên lệch giữa giá bán và giá mua - Khác với nhà môi giới , nhà kinh doanh có tham gia mua bán nên chấp nhận rủi ro ( ngoại tệ mua vào nhưng sau đó ngoại tệ ấy xuống giá hoặc bán ngoại tệ ra nhưng sau đó ngoại tệ ấy lên giá ) 1.2.4 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI c) Nhà Kinh Doanh (dealers ): d)Ngân hàng trung ương (Central Bank) Giám sát và kiểm soát mọi hoạt động trên thị trường hối đoái để điều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi cho nền kinh tế. + Ban hành quy chế hoạt động của thị trường + Chính sách lãi suất (gián tiếp) + Mua và bán ngoại tệ để tác động vào cung cầu ngoại tệ ( trực tiếp) 1.2.4 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI 1.3.1. Nghiệp vụ giao ngay (Spot Operation) 1.3.2. Nghiệp vụ Ácbít (Arbitrage Operation) 1.3.3. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward Operation) 1.3.4. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Operation) 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (Futures Operation) 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (Option Operation) 1.3 CÁC NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI 1.3.1 NGHIỆP VỤ GIAO NGAY (SPOT OPERATION) 1.3.1 NGHIỆP VỤ GIAO NGAY ( SPOT OPERATION ) Nhưng chữ giao ngay ở đây không có nghĩa là giao ngay tức khắc mà thông thường giữa ngày giao dịch (ngày thỏa thuận) và ngày thanh toán (ngày giá trị) cách nhau 2 ngày. a) Khái niệm Là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay, theo tỷ giá đã được thỏa thuận. Gọi N là ngày cam kết mua bán (ngày ký hợp đồng – date of contract) Thì N+2 sẽ là ngày giao nhận ngoại tệ và thanh toán, được gọi là ngày giá trị (value date) Ghi chú: Thời gian 2 ngày là 2 ngày làm việc (working day) chứ không phải hai ngày theo lịch tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán VD1: Giao dịch ngày thứ 2 Ngày thanh toán (ngày hiệu lực ): thứ 4 (eligible valua date – ngày giá trị có hiệu lực) 1.3.1 NGHIỆP VỤ GIAO NGAY ( SPOT OPERATION ) Ví dụ 2: Ngày giao dịch: là ngày 14/12/2006 - thứ Năm. Ngày thanh toán ( ngày giá trị) là ? 1.3.1 NGHIỆP VỤ GIAO NGAY ( SPOT OPERATION ) Ngày thanh toán (ngày hiệu lực) sẽ là ngày 18/12/2006 - thứ Hai (vì ngày 16 & 17/12/2006 là ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật)  Tỷ giá giao ngay (spot rate) là tỷ giá do 2 bên thỏa thuận và áp dụng tại thời điểm giao dịch (đây chính là tỷ giá ngày ký hợp đồng).  Hợp đồng giao ngay - thỏa thuận giữa 2 bên tham gia mua bán về: – Loại ngoại tệ giao dịch – Số lượng ngoại tệ – Tài khoản thanh toán b)Chi phí giao dịch Thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng Các ngân hàng sử dụng chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán TG bán – TG mua Phí giao dịch = x 100 TG bán VD: Có tỉ giá GBP/USD = 1,3786 - 99. Hãy tính phí giao dịch? 1.3.1 NGHIỆP VỤ GIAO NGAY ( SPOT OPERATION ) c)ƯU ĐIỂM: Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trước mắt cho các đơn vị (các ngân hàng, các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế) để thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc nhập khẩu trả ngay cho các đối tác nước ngoài. Giao dịch giao ngay là giao dịch phổ biến của các ngân hàng thương mại không những để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng mà còn thực hiện kinh doanh ngoại tệ để thu lời 1.3.1 NGHIỆP VỤ GIAO NGAY ( SPOT OPERATION ) d) NHƯỢC ĐIỂM: + Không cung cấp được giao dịch trong trường hợp người mua và người bán có nhu cầu nhưng thời điểm giao dịch trong tương lai. 1.3.1 NGHIỆP VỤ GIAO NGAY ( SPOT OPERATION ) + Giao dịch giao ngay không đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. + Giao dịch giao ngay không đáp ứng được nhu cầu đầu cơ ngoại tệ trong điều kiện hạn chế vốn. 1.3.3 NGHIỆP VỤ CÓ KỲ HẠN ( FORWARD ) a) Khái niệm: Là nghiệp vụ mua bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá xác định. Việc giao nhận và thanh toán sẽ được thực hiện sau một kỳ hạn do các bên thỏa thuận. Ngày ký hợp đồng: N Ngày giá trị giao dịch kỳ hạn = N + kỳ hạn + 2 ngày Giao dịch kỳ hạn được thỏa thuận với kỳ hạn bất kỳ, tuy nhiên trên thị trường ngoại hối, người ta thường tiến hành các giao dịch với kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (tỷ giá của các kỳ hạn này thường được công bố) 1.3.3 NGHIỆP VỤ CÓ KỲ HẠN ( FORWARD ) VD 1: Công ty ANK nhập 1 lô hàng máy móc thiết bị trị giá 2 triệu USD, trả chậm 6 tháng. Làm thế nào để tính toán hiệu quả của thương vụ và hạn chế rủi ro khi USD biến động tỷ giá? Bài giải: Họ sẽ tiến hành mua với 1 ngân hàng thương mại 2 triệu USD kỳ hạn 6 tháng với tỷ giá xác định: 1USD= 16.025 VND Tính được trị giá của thương vụ này bằng đồng VND cho dù tỷ giá tới thời hạn đáo hạn có biến động 1USD > 16.025VND thì họ chỉ mua với tỷ giá đã xác định Nghiệp vụ kỳ hạn giúp tính toán ngay được hiệu quả của thương vụ và hạn chế rủi ro khi có biến động tỷ giá. Tỷ giá trong giao dịch này gọi là tỷ giá kỳ hạn (forward rate) 1.3.3 NGHIỆP VỤ CÓ KỲ HẠN ( FORWARD ) b)Cách xác định tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá có kỳ hạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đông tiền đó. Công thức: 1+K.LB TK = TS x 1+K.LA Trong đó: A: Đồng tiền yết giá B: Đồng tiền định giá TK: Tỷ giá có kỳ hạn A/B TS: Tỷ giá giao ngay A/B K: Thời gian, thời hạn thỏa thuận (ngày, tháng, năm) LA: Lãi suất của đồng tiền A (ngày, tháng, năm) LB: Lãi suất của đồng tiền B (ngày, tháng, năm) 1.3.3 NGHIỆP VỤ CÓ KỲ HẠN ( FORWARD ) Từ công thức (1) biến đổi: 1+K.LB TK = TS . 1+K.LA 1+ K. LA + K. LB – K. LA TK = TS . 1+ K. LA K. LB – K. LA TK = TS . ( 1 + ) 1+ K. LA LB – LA TK = TS + TS.K ( ) 1+ K. LA Để đơn giản công thức cho K.LA=0 Do đó ta có công thức: TK = TS + TS x K x (LB- LA) (2) Trong đó: TS x K x (LB- LA): Tỷ giá SWAP (SWAP Rate): chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Ngày N, tỷ giá EUR/USD = 1,4235 - 50, Lãi suất của 2 đồng tiền như sau (lãi suất năm) Hãy xác định tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của EUR/USD? Đồng tiền L/S tiền gửi L/S cho vay EUR 4,5% 6% USD 3% 5% BÀI TẬP Company Logo Tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng = 1,4235 + 1,4235 x 3 x = 1,4235 + (- 0,0107) = 1,4128 Tỷ giá bán kỳ hạn 3 tháng = 1,4250 + 1,4250 x 3 x = 1,4250 + (0,0018) = 1,4268 Như vậy EUR/USD kỳ hạn 3 tháng = 1,4128/1,4268 12 %6%3  12 %5,4%5   Ví dụ 1: Ngày 10/7/2009 (thứ Sáu) công ty A ký 1 hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với 1 ngân hàng X để mua 1 triệu USD thanh toán cho 1 lô hàng nhập khẩu. Như vậy ngày thanh toán sẽ là: 12/10/2009 (thứ Hai).  Ví dụ 2: Ngày 19/05/2009 (thứ Ba) công ty B ký 1 hợp đồng kỳ hạn 2 tháng với 1 ngân hàng Y để bán 500.000 EUR mà công ty sẽ thu được từ 1 lô hàng xuất khẩu. Như vậy ngày thanh toán sẽ là: 21/07/2009 (thứ Ba). Vídụ 3: Doanh nghiệp X mua hàng để xuất khẩu. Vào tháng 5 (USD/VND = 16.500), X ký hợp đồng: – Mua hàng hóa trong nước trị giá 1,6 tỉ để xuất khẩu – Lô hàng này doanh nghiệp sẽ bán với mức giá 100.000 USD và sẽ thu tiền vào tháng 8 (nếu tỉ giá tháng 8 vẫn là USD/VND = 16.500, DN dự kiến lãi 50 triệu) Trường hợp 1: DN không sử dụng hợp đồng Forward – Nếu vào tháng 8, USD/VND = 16.800, DN sẽ lãi 80 triệu – Nếu vào tháng 8, USD/VND = 15.900, DN bị lỗ 10 triệu Trường hợp 2: DN sử dụng hợp đồng Forward. Để thực hiện nó, vào tháng 5 DN sẽ ký 1 hợp đồng Forward bán 100.000 USD kỳ hạn 3 tháng với ngân hàng ABC, tỉ giá có kỳ hạn USD/VND = 16.400 – Nếu vào tháng 8, tỉ giá giao ngay (spot rate) USD/VND = 17.000, DN sẽ lãi 40 triệu. – Nếu vào tháng 8, tỉ giá giao ngay (spot rate) USD/VND = 15.700, DN cũng sẽ được lãi 40 triệu vì mặc dầu tỉ giá hối đoái giảm nhưng DN đã ký hợp đồng Forward với ngân hàng và bán 100.000 USD với tỉ giá USD/VND = 16.400 c) Ưu điểm của giao dịch kỳ hạn: – Tự do thỏa thuận giữa hai bên về loại ngoại tệ và số lượng ngoại tệ, thời hạn hợp đồng và phí giao dịch. – Nếu tỉ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi trong tương lai thì các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro. d) Nhược điểm của giao dịch kỳ hạn: – Chỉ đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của khách hàng ở 1 thời điểm trong tương lai. – Hợp đồng kỳ hạn không thể đơn phương hủy bỏ mà không có sự thỏa thuận của hai đối tác và bắt buộc 2 bên phải thực hiện hợp đồng khi đến ngày đáo hạn. – Nếu tỉ giá biến động theo hướng có lợi thì các doanh nghiệp không thể kiếm thêm lợi nhuận. 1.3.3 NGHIỆP VỤ CÓ KỲ HẠN ( FORWARD ) 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) a) Khái niệm: Là giao dịch hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường để thu lợi theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất. Trên thị trường hối đoái, cùng một thời điểm tỷ giá ở thị trường này có sự chênh lệch so với tỷ giá ở thị trường do các yếu tố về cung cầu. Khi đó, người kinh doanh ngoại hối áp dụng nghiệp vụ acbit: mua ở nơi có giá rẻ, bán ở nơi đắt để kiếm lời b) Phân loại: + Nghiệp vụ acbit đơn giản (acbit 2 điểm) tiến hành ở hai thị trường giữa hai đồng tiền VD1: Ở Băng cốc, 1USD = 40,9 THB, trong lúc đó ở Hồng Kông 1USD = 41,4 THB Quyết định: Mua USD ở Bangkok và lập tức bán lại USD ở Hongkong, nhà kinh doanh ngoại hối thu được chênh lệch tỉ giá 0,5THB cho 1 USD (chưa tính phí giao dịch) 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) VD2: Ở Singapore: 100JPY/SGD = 1,1268 – 1,1288 Ở Tokyo: SGD/JPY = 88,8650 - 89,00 Thông qua cách tính tỷ giá nhà kinh doanh xác định tỷ giá ở Tokyo 100JPY/SGD =1,1236/ 1,1253 Mua ở JPY ở Tokyo, giá 1,1253 SGD Bán JPY ở Singapore, giá 1,1268 Chênh lệch tỷ giá 0,0015 SGD mỗi 100JPY 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) VD3: Tỷ giá ở Singapore: 100JPY/SGD = 1,1268/88 Tỷ giá ở Tokyo: SGD/JPY = 88,70/88,80 Nên kinh doanh như thế nào cho có lợi? Lợi nhuận trong trường hợp này là bao nhiêu? Không có cơ hội kinh doanh (ở Tokyo 100JPY/SGD = 1,1261/74) 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) + Nghiệp vụ acbit phức tạp: tiến hành giữa nhiều đồng tiền ở nhiều thị trường 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) * VD4: Singapore: USD/SGD = 1,5625 - 50 Tokyo: USD/JPY = 129,45 - 130,50 HongKong: SGD/JPY = 86,20 - 86,50 Nhà kinh doanh XNK Nhật cần bán 1 triệu USD lấy JPY Nếu bán ở Nhật sẽ thu được: 129,45 triệu JPY Nếu bán ở Singapore thu được 1,5625 triệu SGD. Bán số SGD này ở HongKong thu được 134,6875 triệu JPY (> 129,45 triệu JPY) Ac-bit cân đối Tính tỷ giá chéo qua hai thị trường Singapore và Tokyo SGD/JPY = 82,7157 - 83,52 Nhà kinh doanh hối đoái bán 10 triệu SGD ở HongKong lấy JPY(86,20)  dùng JPY mua USD ở Tokyo (130,5), bán USD ở Singapore lấy SGD (1,5625) Kết quả thu được :10.320.881,22 SGD (Chênh lệch 320 881,22 SGD)  Nghiệp vụ này được gọi là ac-bit đầu cơ, ac-bit chênh lệch VD5: Singapore: USD/SGD = 1,5625 - 50 Tokyo: USD/JPY = 129,45 - 130,50 HongKong: SGD/JPY = 86,20 - 86,50 Với 10 triệu SGD nên kinh doanh như thế nào? Company Logowww.themegallery.com Giao dịch ac-bít được sử dụng với 2 mục đích: + Kiếm lời: được gọi là ac-bit đầu cơ hay ac-bít chênh lệch (speculative arbitrage) + Vì nhu cầu khác: ac-bit cân đối (equilibrium arbitrage): Ac-bit cân đối thể hiện việc tìm kiếm giá cả thuận lợi nhất cho một giao dịch hối đoái để tiến hành thanh toán quốc tế, đầu tư hay để bảo toàn vốn. 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) Căn cứ vào hành động của nhà kinh doanh acbit để xác định xem acbit đầu cơ hay acbit cân đối: - Ac-bit đầu cơ: Nhà đầu cơ xuất phát từ một đồng tiền và đồng tiền cuối cùng là đồng tiền đó - Ac-bit cân đối: Đồng tiền bắt đầu và cuối cùng khác nhau 1.3.2 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ (ARBITRAGE) 1.3.4 NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAPS OPERATION) a) Khái niệm: Là nghiệp vụ hối đoái kép gồm 2 nghiệp vụ giao ngay (spot) và nghiệp vụ có kỳ hạn (forward). Hai nghiệp vụ này được tiến hành cùng một lúc với cùng một lượng ngoại tệ nhưng theo 2 hướng ngược nhau. 1.3.4 NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAPS OPERATION) b) Phân loại: bao gồm 2 loại + Giao dịch hoán đổi giao ngay/kỳ hạn (spot/forward swap ): Là giao dịch mua (bán) giao ngay kết hợp với bán (mua) kỳ hạn cùng một lượng ngoại tệ nhất định. VD: Bán 100.000 USD giao ngay đồng thời mua 100.000USD kỳ hạn 3 tháng + Giao dịch hoán đổi kỳ hạn/ kỳ hạn ( forward/ forward swap ): Giao dịch kết hợp mua và bán cùng một lượng ngoại tệ với những kỳ hạn khác nhau. VD: Mua 500.000USD kỳ hạn 2 tháng đồng thời bán 500.000USD kỳ hạn 6 tháng 1.3.4 NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAPS OPERATION) c) Ưu điểm: Sử dụng giao dịch hoán đổi tiền tệ – Bổ sung cho những hạn chế của giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn. – Vừa đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở thời điểm hiện tại lẫn thời điểm trong tương lai. d) Hạn chế của giao dịch hoán đổi tiền tệ – Chỉ quan tâm đến tỷ giá ở 2 thời điểm hiệu lực và đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động của tỷ giá trong quãng thời gian giữa 2 thời điểm. – Hợp đồng hoan doi là hợp đồng bắt buộc – Là công cụ bảo hiểm tỷ giá tốt nhưng đồng thời đánh mất cơ hội đầu tư. 1.3.4 NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAPS OPERATION) 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) a) Khái niệm: Là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Giao dịch giao sau thực chất đó là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa về: – Loại ngoại tệ – Trị giá hợp đồng – Thời hạn giao dịch 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) b) Đặc điểm: - Giao dịch tương lai chỉ được diễn ra tại các sở giao dịch hối đoái. - Người mua và người bán không trực tiếp giao dịch với ngân hàng mà qua phòng thanh toán bù trừ (clearing house) - Các hợp đồng giao sau được chuẩn hóa về loại ngoại tệ, trị giá và thời hạn giao nhận (tháng 3,6,9,12) - Các bên tham gia hợp đồng tương lai phải đóng một khoản tiền ký quỹ (margin) cho clearing house. + Tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nhằm mục đích đảm bảo vật chất cho việc thực hiện hợp đồng. + Tiền ký quỹ biến động hàng ngày theo sự biến động của tỷ giá giao dịch. 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) - Nếu số tiền ký quỹ giảm xuống mức quy định thì người tham gia hợp đồng phải nộp thêm tiền vào. - Nếu tiền ký quỹ tăng lên người tham gia hợp đồng có thể rút ra bằng tiền mặt để sử dụng cho mục đích khác. - Cuối mỗi ngày, các hợp đồng giao sau đều được đánh giá lại. Việc thanh toán chênh lệch được thực hiện hàng ngày nếu có sự chênh lệch giữa tỷ giá hợp đồng với tỷ giá thị trường + Nếu tỷ giá hợp đồng > tỷ giá thị trường thì người mua hợp đồng phải thanh toán số chênh lệch tính theo đơn vị giao dịch (lỗ) +_Nếu tỷ giá hợp đồng < tỷ giá thị trường thì người mua nhận được số chênh lệch tính theo đơn vị giao dịch (Lãi) 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) Phần lớn các hợp đồng tương lai thường được kết thúc trước thời hạn quy định bằng nghiệp vụ offsetting trade với việc hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm kết thúc đó. 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) Ví dụ về thanh toán hàng ngày với hợp đồng futures: Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tới CHF (franc Thụy Sĩ) sẽ lên giá so với USD (nghĩa là CHF/USD sẽ tăng). Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, vào sáng ngày Thứ Ba, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng futures trị giá 125.000 CHF với tỉ giá 0,75 USD cho 1 CHF (CHF/USD = 0,75). Hợp đồng này sẽ đáo hạn chiều ngày Thứ Năm. Để thực hiện HĐ futures này, trước tiên nhà đầu tư phải bỏ 2.565$ vào tài khoản ký quỹ ban đầu (Initial Margin). Mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) đối với HĐ giao sau CHF là 1.900 USD. Nhà đầu tư phải thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống dưới mức 1.900 USD. 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) Thời gian Diễn biến Tính toán tiền Sáng ngày Thứ Ba Nhà đầu tư mua HĐ futures franc Thụy Sĩ đáo hạn sau 2 ngày (chiều ngày Thứ Năm), với tỉ giá 0,75$/CHF. Nhà đầu tư ký quỹ ban đầu: 2.565$ Chưa xảy ra Cuối ngày Thứ Ba Giá CHF tăng lên 0,755$, “định theo giá thị trường” Nhà đầu tư nhận được: 125.000 x (0,755-0,75) = 625$ Cuối ngày Thứ Tư Giá CHF giảm xuống 0,752$, “định theo giá thị trường” Nhà đầu tư phải chi trả: 125.000 x (0,755-0,752) = 375$ Cuối ngày Thứ Năm Giá CHF giảm xuống còn 0,74$, “định giá theo thị trường”.  Hợp đồng đến hạn thanh toán.  Nhà đầu tư nhận 125.000 CHF Nhà đầu tư phải chi trả:  125.000 x (0,752-0,74) = 1.500$  125.000 x 0,74 = 92.500 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) c) Mục đích sử dụng hợp đồng giao sau: – Tự bảo hiểm mua: nhà nhập khẩu muốn phòng ngừa rủi ro đồng ngoại tệ tăng giá. – Tự bảo hiểm bán: nhà xuất khẩu muốn phòng ngừa rủi ro đồng ngoại tệ mất giá. b)Hạn chế của hợp đồng giao sau: – Hợp đồng giao sau có nhược điểm là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. – Hợp đồng giao sau là một hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. – Không phù hợp giao dịch khi hiệu quả thị trường yếu hay thông tin thị trường không minh bạch. 1.3.5. NGHIỆP VỤ GIAO SAU (FUTURE OPERATION) Company Logowww.themegallery.com 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) a) Khái niệm Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ là một thỏa thuận giữa người mua và người bán về quyền chọn mua hay quyền chọn bán một loại ngoại tệ nhất định với số lượng cụ thể trong một khoảng thời gian hoặc tại thời điểm xác định trong tương lai theo một tỷ giá được xác định tại thời điểm giao dịch. 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) b) Các thuật ngữ liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn • Người mua quyền – Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình. • Người bán quyền – Người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền, do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền. • Giá thực hiện (exercise price) – Giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn. 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) • Thời hạn của quyền chọn (maturity) – Thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời hạn này quyền không còn giá trị. • Phí mua quyền (premium) – Chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch. 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) Phân loại theo đối tác mua quyền chọn: - Quyền chọn mua (Call Option): cho phép khách hàng nắm giữ quyền chọn mua này được quyền mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết với mức giá xác định, trong thời hạn nhất định ( có thể không mua ngoại tệ theo hợp đồng đa ký kết nếu thấy điều đó là có lợi cho bản thân mình) - Quyền chọn bán ( Put Option): cho phép khách hàng nắm giữ quyền chọn bán này được quyền bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết với mức giá xác định, trong thời hạn nhất định ( có thể không bán ngoại tệ theo hợp đồng đa ký kết nếu thấy điều đó là có lợi cho bản thân mình) c) Phân loại quyền chọn 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) + Phân loại theo tính chất quyền chọn: - Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options): Chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn hợp đồng. - Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options): Cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của mình vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) d) Bài Tập: Giả sử Công ty dự báo trong tương lai USD lên giá so với VND. Công ty E mua một hợp đồng quyền chọn mua trị giá 50.000 USD, tỷ giá thực hiện là 15.730 đồng/USD, chi phí mua quyền chọn mua là 20 đồng/USD. Kết quả lải /lỗ kinh doanh quyền chọn mua tùy thuộc vào mức biến động của tỷ giá giao ngay trên thị trường. Bài giải: Trị giá hợp đồng quyền chọn = 50.000 USD Tỷ giá thực hiện = 15.730 đồng/ USD Phí mua quyền = 20 đồng/USD Tỷ giá hòa vốn = 15.730 + 20 = 15.750 đồng/USD 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) Trường hợp 1: Tỷ giá giao ngay > điểm hòa vốn Công ty E thực hiện quyền ( mua 50.000 USD với tỷ giá 15.730)  đem 50.000 USD bán ra thị trường giao ngay với giá cao hơn. Lãi = tỷ giá giao ngay - tỷ giá hòa vốn. Trường hợp 2: Tỷ giá thực hiện <Tỷ giá giao ngay < điểm hòa vốn Công ty E vẫn thực hiện quyền chọn mua ( nếu quyền chọn đã đến hạn) Công ty vẫn lỗ nhưng dưới mức chi phí quyền chọn 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) www.themegallery.com Trường hợp 3: Tỷ giá giao ngay < tỷ giá thực hiện < tỷ giá hòa vốn Công ty E không thực hiện quyền chọn Lỗ = Phí quyền chọn = 50.000x20 = 1.000.000 đồng 1.3.6. NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN (OPTIONS OPERATION) www.themegallery.com 1.3.7. NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN GỞI NGOẠI TỆ (EUROCURRENCY) 1.3.7. NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN GỞI NGOẠI TỆ (EUROCURRENCY) 1.3.7.1 Khái niệm thị trường tiền gửi Thị trường tiền gửi là nơi tiến hành các hoạt động vay và cho vay bằng ngoại tệ với những thời hạn xác định kèm theo một khoản tiền lời thể hiện qua lãi suất. Lãi suất:  LIBOR: "London Inter-Bank Offered Rate." Lãi suất dựa trên lãi suất mà những ngân hàng ở London đưa ra cho tiền gửi của các ngân hàng đó với nhau  PIBOR: Paris Interbank Offered Rate.  NIBOR: Norwegian InterBank Offered Rate  FIBOR: Frankfurt Interbank Offered Rate  SIBOR: Singapore Interbank Offered Rate  ZIBOR: Zurich Interbank Offered Rate + Giao dịch qua đêm (J + 1, Overnight, O/N) Ngày giao vốn: J Ngày trả nợ: J+1 + Giao dịch ngày mai (J + 2, Tomorrow/next, Tomnext, T/N) Ngày thỏa thuận: ngày hôm nay (ngày J) Ngày giao vốn: ngày mai (J + 1) Ngày trả nợ: ngày J + 2. 1.3.7. NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN GỞI NGOẠI TỆ (EUROCURRENCY) + Giao dịch ngày kia (J + 3, Spotnext, S/N) Ngày thỏa thuận: ngày hôm nay (ngày J) Ngày giao vốn: ngày J+2 Ngày trả nợ: ngày J + 2 + 1 + Giao dịch cho kỳ hạn thứ n Ngày thỏa thuận : ngày hôm nay (ngày J) Ngày giao vốn: ngày J+2 Ngày trả nợ: ngày J + 2 + n. 1.3.7. NGHIỆP VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG TiỀN GỞI NGOẠI TỆ (EUROCURRENCY) KẾT THÚC CHƯƠNG I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_1_7654.pdf
Tài liệu liên quan