Bài giảng Tài sản dài hạn của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản đầu tư dài hạn Xây dựng, lựa chọn và thẩm định các phương án đầu tư dài hạn để lựa chọn được các phương án đầu tư tối ưu. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các phương án đầu tư dài hạn ra bên ngoài, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong đầu tư. Khai thác các nguồn vốn thích hợp để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn nhằm góp phần đảm bảo cho sự ổn định và lành mạnh tài chính của doanh nghiệp.

ppt82 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4213 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài sản dài hạn của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* ThS. Nguyễn Thanh Huyền Chương 4 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp 4.1 Tổng quan về tài sản dài hạn của DN 4.2 Tài sản cố định của DN 4.3 Tài sản tài chính dài hạn của DN 4.4 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của DN * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4.1 Tổng quan về tài sản dài hạn của DN 4.1.1 Khái niệm tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hoặc tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của DN. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4.1.2 Kết cấu tài sản dài hạn Căn cứ vào hình thái tồn tại, tài sản dài hạn của DN bao gồm: Giá trị của TSCĐ Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn Giá trị bất động sản đầu tư Giá trị các khoản phải thu dài hạn Giá trị các tài sản dài hạn khác * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4.2 Tài sản cố định của doanh nghiệp 4.2.1 Hao mòn và khấu hao tài sản cố định 4.2.2 Quản lý tài sản cố định của DN * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4.2.1 Hao mòn và khấu hao TSCĐ a. Khái niệm, đặc điểm và phân loại TSCĐ * Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của DN. Hiện nay ở Việt Nam theo TT 203/2009/ TT - BTC TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và phải đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: Có nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy TSCĐ phải chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai cho DN Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên và có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Đặc điểm TSCĐ: Trong quá trình tồn tại và sử dụng, hình thái hiện vật ban đầu của TSCĐ hầu như không thay đổi, nhưng giá trị và giá trị sử dụng bị giảm dần. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp với vai trò là tư liệu lao động chủ yếu. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Phân loại TSCĐ: Căn cứ vào hình thái biểu hiện của TSCĐ TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ đang sử dụng TSCĐ chưa sử dụng TSCĐ ngừng sử dụng vì lý do thời vụ hoặc để sửa chữa lớn TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN + Nhận liên doanh + Đi thuê + Nhận giữ hộ, quản lý hộ Căn cứ vào mục đích sử dụng TSCĐ sử dụng cho hoạt động KD TSCĐ sử dụng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp TSCĐ sử dụng cho mục đích khác * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Căn cứ vào chế độ quản lý của NN: TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình TSCĐ thuê tài chính * ThS. Nguyễn Thanh Huyền b. Hao mòn TSCĐ * Khái niệm: Hao mòn TSCĐ là sự suy giảm về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ trong thời gian sử dụng. * Các loại hao mòn: Hao mòn hữu hình: Là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do quá trình sử dụng TSCĐ đó vào hoạt động kinh doanh và do tác động của môi trường tự nhiên. Biểu hiện: Về mặt hiện vật: tính năng công dụng giảm dần, thay đổi trạng thái vật lý,… Về mặt giá trị: giá trị của TSCĐ bị giảm dần và được chuyển dần vào CPKD và giá trị sử dụng của TSCĐ. Nguyên nhân Tác động cơ, lý, hóa học khi sử dụng TSCĐ Tác động của điều kiện tự nhiên 4.2.1 Hao mòn và khấu hao TSCĐ (tiếp) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Hao mòn vô hình (Nhận biết thông qua việc trao đổi trên thị trường) Là sự giảm đi thuần túy về mặt giá trị trao đổi của TSCĐ do tác động chủ yếu của tiến bộ khoa học công nghệ gây ra. Biểu hiện TSCĐ bị giảm g.trị trao đổi do x.hiện TSCĐ mới cùng loại nhưng giá rẻ hơn. TSCĐ bÞ gi¶m g.trÞ do x.hiÖn nh÷ng TSCĐ míi, hoµn thiÖn vµ hiÖn ®¹i h¬n vÒ tÝnh n¨ng kü thuËt. TSCĐ bị mất hoàn toàn g.trị trao đổi do kết thúc chu kỳ sống của sp. Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật * ThS. Nguyễn Thanh Huyền c. Khấu hao TSCĐ * Khái niệm: - Khấu hao TSCĐ là việc tính toán xác định và thu hồi phần giá trị hao mòn TSCĐ đã chuyển dịch vào chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. - Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm qua thời gian sử dụng TSCĐ. * Căn cứ tính khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Thời gian sử dụng (T khấu hao): Là thời gian DN dự kiến sử dụng TSCĐ vào hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kinh tế kỹ thuật và các yếu tố khác có liên quan đến hoạt động của TSCĐ. Các căn cứ khác: Số lượng, khối lượng sản phẩm mà TSCĐ tham gia sản xuất, quãng đường mà phương tiện vận tải thực hiện… ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Xác định NGTSCĐ Theo cơ chế quản lý tài chính hiện hành: Ở thời điểm ban đầu, NG TSCĐ phụ thuộc vào phương thức đầu tư và được xác định cụ thể như sau: Đối với TSCĐ HH: - TSCĐ HH được hình thành theo phương thức mua sắm: NG = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế (Không bao gồm thuế được khấu trừ, được hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sd (Lãi vay, CP lắp đặt, chạy thử, LP trước bạ,…) Trường hợp mua theo phương thức trả chậm, trả góp: NG = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua + Các khoản thuế (Không bao gồm thuế được khấu trừ, được hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sd (Lãi vay, CP lắp đặt, chạy thử, LP trước bạ,…) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - TSCĐ HH được mua dưới hình thức trao đổi: NG = Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản trả thêm hoặc trừ đi các khoản thu về)+ Các khoản thuế (Không bao gồm thuế được khấu trừ, được hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sd (Lãi vay, CP lắp đặt, chạy thử, LP trước bạ,…) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: NG = Giá trị còn lại trên sổ kế toán (hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) + Các CP mà bên nhận TS phải chi tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh NG = Giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận + Các CP mà bên nhận TS phải trả tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Đối với TSCĐ vô hình: NG TSCĐ vô hình phụ thuộc vào từng loại TS, phương thức hình thành, cụ thể: - TSCĐ VH loại mua sắm, loại mua dưới hình thức trao đổi: Cách xác định tương tự TSCĐ HH được mua cùng phương thức. - TSCĐ VH được tạo ra từ nội bộ DN: NG = Tổng CP liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, XD, sản xuất thử nghiệm phải chi tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sd theo dự tính. - TSCĐ VH được cấp, biếu, tặng: NG = Giá trị theo đánh giá thực tế của HĐ giao nhận + Các CP liên quan trực tiếp tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng. - Một số TSCĐ VH đặc biệt * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Đối với TSCĐ thuê TC: - NG = Giá trị hợp lý của TS thuê tại thời điểm khởi đầu thuê TS + Các CP liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê TC - Nếu giá trị hợp lý của TS thuê > Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê TS tối thiểu thì NG được xác định theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Lưu ý: Trong quá trình sd TSCĐ, NGTSCĐ có thể bị thay đổi và cần xác định lại khi có các nghiệp vụ nâng cấp, tháo dỡ,… hay đánh giá lại giá trị. Lúc này, NGTSCĐ được xác định như sau: NG mới = NG cũ + CP nâng cấp (nếu có) - Giá trị tháo dỡ các bộ phận (nếu có) ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Thời gian sử dụng (Thời gian khấu hao ) - Thời gian sd được x/đ dựa vào 1 số yếu tố cơ bản sau: + Tuổi thọ kỹ thuật của TS theo thiết kế + Hiện trạng TSCĐ khi đầu tư + Tuổi thọ kinh tế của TS - Ở VN, theo chế độ hiện hành, thời gian sử dụng các loại TSCĐ được x/đ như sau: + Đối với TSCĐ còn mới chưa qua sd: DN căn cứ vào quy định hiện hành của NN về khung thời gian sd để xđ thời gian sd của từng TS. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền + Đối với TSCĐ đã qua sd: Thời gian sd của TSCĐ cũ = [Giá trị hợp lý của TSCĐ cũ / Giá bán của TSCĐ mới cùng loại (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)] x Thời gian sd của TSCĐ mới cùng loại (xđ theo quy định hiện hành của NN về khung thời gian sd TSCĐ) Trong đó, giá trị hợp lý của TSCĐ cũ là giá mua hoặc trao đổi thực tế hoặc giá trị còn lại (trong t/hợp được cấp hoặc được điều chuyển), hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của HĐ giao nhận (trong t/hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp,…) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Các phương pháp tính khấu hao a. Phương pháp khấu hao đường thẳng: - Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo một mức cố định trong suốt thời gian sử dụng. - Công thức tính: M = NG x K K = 1/T x 100% Trong đó: M : Mức khấu hao trung bình hàng năm NG : Nguyên giá TSCĐ K : Tỷ lệ khấu hao bình quân T : Thời gian sử dụng TSCĐ tính theo năm * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ Công ty ABC mua một TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh với NG được xác định là 100 trđ. Theo quy định của Nhà nước, khung thời gian sử dụng của TSCĐ này là từ 4 đến 8 năm, DN xác định thời gian sử dụng là 5 năm. K = 1/5 x 100% = 20% M = 100 x 20% = 20 trđ/năm * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ Đơn vị tính: Trđ * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Cách tính toán đơn giản, dễ hiểu; mức khấu hao được phân bổ đều qua các kỳ  tạo điều kiện cho DN ổn định CPKD. + Nhược điểm: Mức KH không p.ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ; tốc độ thu hồi vốn chậm  không ngăn ngừa được hao mòn vô hình. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Phạm vi áp dụng: Theo TT 203/2009/TT - BTC: Áp dụng đối với mọi TSCĐ tham gia vào hoạt động KD của DN. Theo phương pháp này, DN có thể khấu hao nhanh bằng cách rút ngắn thời gian khấu hao. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Khái niệm: Là phương pháp khấu hao trong đó mức khấu hao trong những năm đầu của thời gian sử dụng tài sản cố định xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với một tỷ lệ khấu hao điều chỉnh. Còn trong những năm cuối của thời gian sử dụng tài sản cố định thì mức khấu hao lại được xác định theo phương pháp đường thẳng dựa trên giá trị còn lại và thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Công thức tính: M(t)= G(t) x Kđc Kđc= K x H Trong đó: M(t) : Mức khấu hao năm thứ t G(t): Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm Kđc : Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh H: Hệ số điều chỉnh H = 1.5 nếu T≤ 4 năm H = 2 nếu 4 6 năm * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Ví dụ: Một DN đầu tư một TSCĐ là thiết bị sản xuất có nguyên giá là 100 trđ và có thời gian sử dụng xác định là 5 năm. T = 5 H = 2; K = 1/T x 100% = 1/5 x 100% = 20% Kđc = K x H = 20% x 2 = 40% * ThS. Nguyễn Thanh Huyền M(1) = G(1) x Kđc = 100 x 40% = 40 trđ/ năm M(2) = G(2) x Kđc = (100 - 40) x 40% = 24 trđ/ năm M(3) = G(3) x Kđc = (60 - 24) x 40% = 14,4 trđ/năm Sang năm sd T4, mức khấu hao tính theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (8,64 trđ) g * ThS. Nguyễn Thanh Huyền (1) Biết trước động thái tăng trưởng của cổ tức là biết trước mức độ tăng trưởng cổ tức của năm nay so với năm trước (g%) - Nhà đầu tư luôn biết chính xác mức chi trả cổ tức của năm nay D0 - Biết được g% sẽ tính được mức chi trả cổ tức của những năm tiếp theo (2) Biết trước tỷ suất chiết khấu re: Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư được sử dụng làm tỷ suất chiết khấu * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Các trường hợp tăng trưởng cổ tức - Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi: Trong đó: Do : cổ tức hiện tại của cổ phiếu re : tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư g : tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm Thực hiện một số biến đổi công thức trên, ta có: V = Do(1+g)/ (re-g) = D1/ (re-g) (1) Từ công thức trên, suy ra lợi suất đòi hỏi của nhà đầu tư: re = (D1/V) + g (2) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0: Khi g = 0, công thức (1) có thể viết thành V = D1/ re (3) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi: Khi g thay đổi qua từng giai đoạn thì công thức (1) không còn phù hợp, phải sử dụng công thức gốc để biến đổi Ví dụ: Một cổ phiếu có: Tốc độ tăng trưởng cổ tức từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 là g1 Tốc độ tăng trưởng cổ tức từ năm thứ 4 đến năm thứ 7 là g2 Tốc độ tăng trưởng cổ tức từ năm thứ 8 trở đi là g3 Biết rằng g1# g2#g3 * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Định giá cổ phiếu thường theo tỷ số PE: V = (Lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu) x (Tỷ số PE bình quân ngành) * ThS. Nguyễn Thanh Huyền c. Tỷ suất sinh lời trong đầu tư cổ phiếu - Lợi suất đầu tư cổ phiếu ưu đãi: Po = Dp/rp Trong đó: Dp là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, rp là lợi suất đòi hỏi khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi. rp = Dp/ Po - Lợi suất đầu tư cổ phiếu thường: Po = D1/(rp – g)  lợi suất đầu tư cổ phiếu thường là: rp = D1/ Po + g * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4.4 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 4.4.1 Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 4.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4.4.1 Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn - Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn: + Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn + Hệ số sinh lời của tài sản dài hạn - Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ + Hệ số hao mòn TSCĐ + Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DT/NG + Hệ số trang bị TSCĐ * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Hiệu suất Doanh thu thực hiện trong kỳ sử dụng TSDH TSDH bình quân trong kỳ Hệ số sinh lời Lợi nhuận sau thuế của DN của TSDH TSDH bình quân trong kỳ Hệ số HM Tổng số khấu hao lũy kế TSCĐ Tổng NGTSCĐ hiện có ở thời điểm đánh giá Hiệu suất Doanh thu thực hiện trong kỳ sử dụng TSCĐ Tổng NNG TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số Tổng NGTSCĐ bình quân trong kỳ trang bị TSCĐ Tổng số lao động bình quân * ThS. Nguyễn Thanh Huyền 4.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn * Nâng cao hiệu quả quá trình đầu tư TSCĐ: Xây dựng, thẩm định và lựa chọn các phương án đầu tư TSCĐ tối ưu. Tổ chức thực hiện và quản lý tốt quá trình đầu tư TSCĐ để đảm bảo đúng tiến độ đầu tư, hình thành TSCĐ và tiết kiệm chi phí trong quá trình đầu tư. Trong khai thác huy động vốn tài trợ cho TSCĐ, quán triệt nguyên tắc nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho TSNH, còn nguồn vốn dài hạn đầu tư cho TSDH để đảm bảo và duy trì khả năng thanh toán vững chắc của DN. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền Nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng TSCĐ - Khai thác tối đa công suất, công dụng của TSCĐ - Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ. - Chú trọng đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Có phương án xử lý linh hoạt đối với những TSCĐ sử dụng kém hiệu quả. - Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng, phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các TS để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý, sử dụng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TS. - Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất. * ThS. Nguyễn Thanh Huyền * Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản đầu tư dài hạn Xây dựng, lựa chọn và thẩm định các phương án đầu tư dài hạn để lựa chọn được các phương án đầu tư tối ưu. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các phương án đầu tư dài hạn ra bên ngoài, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong đầu tư. Khai thác các nguồn vốn thích hợp để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn nhằm góp phần đảm bảo cho sự ổn định và lành mạnh tài chính của doanh nghiệp. Sử dụng linh hoạt các khoản đầu tư dài hạn; tạo ra sự mềm dẻo trong việc chuyển hóa giữa các loại tài sản trong tổng tài sản của DN và giữa đầu tư bên ngoài và bên trong DN. Xây dựng và duy trì cơ cấu các khoản đầu tư dài hạn một cách thích hợp…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_tcdn_2012_chuong_4_8124.ppt