Bài giảng tài chính doanh nghiệp - Chương 5: Chi phí sử dụng vốn

Chi phí của nợ vay là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chủ nợ ( trái chủ, ngân hàng) cho các khoản tiền bỏ ra cho DN vay, do vậy có thể hiểu đó là lãi suất của khoản cho vay hay tỷ suất sinh lời đáo hạn (YTM) của trái phiếu đang lưu hành có cùng mức rủi ro Chú ý : Khi phát hành trái phiếu DN phải tốn chi phí phát hành, nếu khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá phát hành, thì chi phí của trái phiếu cao hơn YTM

ppt26 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng tài chính doanh nghiệp - Chương 5: Chi phí sử dụng vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 5 CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN Nội dung 1. Khái niệm và ý nghĩa 2. Chi phí của nợ vay trước thuế và sau thuế 3. Chi phí của vốn chủ sở hữu 3.1. Chi phí cổ phần ưu tiên 3.2. Chi phí của cổ phần thường Chi phí của lợi nhuận giữ lại Chi phí cổ phần mới phát hành 4. Chi phí sử dụng vốn trung bình 1.Khái niệm và ý nghĩa 1.1 Khái niệm: Chi phí sử dụng vốn là : - Giá mà DN phải trả cho việc huy động và sử dụng vốn của chủ vốn - Tỷ lệ sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán của DN - Tỷ suất sinh lời tối thiểu mà DN phải đạt được để không làm giảm giá trị tài sản của cổ đông - Lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của dòng tiền phải trả với số vốn thực sự huy động 1.2. Ý nghĩa Chi phí sử dụng vốn là căn cứ để thẩm định các dự án đầu tư dài hạn ( Xác định các tiêu chuẩn NPV, MIRR và DPP) Chi phí sử dụng vốn là căn cứ để định giá doanh nghiệp Chi phí sử dụng vốn là căn cứ để thiết lập cơ cấu vốn tối ưu 2. Chi phí của nợ vay trước thuế và sau thuế 2.1 Chi phí của nợ vay trước thuế Chi phí của nợ vay là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của chủ nợ ( trái chủ, ngân hàng) cho các khoản tiền bỏ ra cho DN vay, do vậy có thể hiểu đó là lãi suất của khoản cho vay hay tỷ suất sinh lời đáo hạn (YTM) của trái phiếu đang lưu hành có cùng mức rủi ro Chú ý : Khi phát hành trái phiếu DN phải tốn chi phí phát hành, nếu khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá phát hành, thì chi phí của trái phiếu cao hơn YTM 2.1. Chí phí của nợ vay trước thuế (rd) Ví dụ 1. Công ty A vay của ngân hàng B 10 tỷ đồng, thời hạn vay 2 năm, gốc và lãi phải trả khi đáo hạn là 12,6 tỷ. Cho biết chí phí trước thuế của khoản vay trên là bao nhiêu %/ năm? Giải : Gọi rd là chi phí của khoản vay, ta có: 10 x (1+rd)2 = 12,6 rd = (12,6/10)1/2 - 1 = 12,25% 2.1. Chí phí của nợ vay trước thuế (rd) Ví dụ 2. Công ty Thăng Long đang dự định vay 10 tỷ đồng bằng phát hành trái phiếu. Trái phiếu phát hành có mệnh giá 100 ngàn đồng , lãi suất danh nghĩa 0%, kỳ hạn trái phiếu 10 năm, giá phát hành dự kiến 40 ngàn đồng, chi phí phát hành bằng 2% mệnh giá. Cho biết : a) Chi phí trước thuế của khoản vay trên là bao nhiêu? b) Công ty phải phát hành bao nhiêu trái phiếu mới huy động đủ vốn? 2.1. Chí phí của nợ vay trước thuế (rd) Ví dụ 2. Giải: Giá phát hành : 40 Chi phí phát hành = 100 x 2% = 2 Giá phát hành thuần : 40 - 2 = 38 38 x (1+ rd)10 = 100 rd = (100/38)1/10 - 1 = 10,2% Số lượng TP phát hành: 10.000.000 / 38 = 263.158 (TP) 2.1. Chí phí của nợ vay trước thuế (rd) Ví dụ 3. Công ty Bạch đằng dự định vay 50 tỷ đồng bằng cách phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án mới. Trái phiếu phát hành có mệnh giá 100 ngàn đồng, kỳ hạn 20 năm, lãi suất danh nghĩa là 9%/ năm, tiền lãi được trả mỗi năm một lần. Do tỷ suất sinh lời cần thiết của các trái phiếu có cùng mức rủi ro, hiện cao hơn 9%, nên công ty phải bán trái phiếu với giá 90 ngàn đồng ( thấp hơn mệnh giá). Chi phí phát hành bằng 2% mệnh giá. Cho biết chi phí trước thuế của khoản vay là bao nhiêu? Giải ví dụ 3: Mệnh giá :100 Giá phát hành: 90 Chi phí phát hành: 100 x 2% = 2 Giá phát hành thuần : 90 -2 = 88 Lãi coupon hàng năm : 100 x 9% =9 0 1 2 19 20 88 -9 -9 -9 -109 Giọi rd là chi phí của TP ta có : 9 x PVFA( rd, 19) + 109 xPVF(rd ,, 20) = 88 Thử sai : Rd = …. 2.2.Chi phí sau thuế của nợ vay Do lãi vay làm giảm thuế thu nhập,nhà nước đã gánh chịu một phần lãi vay cho DN, nên chi phí sau thuế của nợ thấp hơn chi phí trước thuế trả cho chủ nợ ( lá chắn thuế đối với lãi vay). Mức chi phí DN thực sự phải chịu là chi phí nợ sau thuế Chi phí sau thuế của nợ vay ( r*d) r*d = rd x ( 1 - T) 2.2.Chi phí sau thuế của nợ vay Ví dụ 4 : Công A Vay ngân hàng B 100 tỷ , thời hạn vay 2 năm, lãi suất 15%/ năm, ghép lãi theo năm. Cho biết chi phí sau thuế của khoản vay trên là bao nhiêu%/ năm. Biết thuế suất thuế thu nhập là 25%: Giải : rd = 15% r*d = 15% x (1-25%) = 11,25% 3. Chi phí của vốn chủ sở hữu 3.1. Chi phí của cổ phần ưu đãi ( rp) Vốn cổ phần ưu đãi là nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt, cổ đông được hưởng cổ tức cố định theo mức cộng bố của công ty phát hành, trước khi trả cổ tức cho cổ đông phổ thông. Chi phí của cổ phần ưu đãi là tỷ lệ sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư, là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của dòng cổ tức với giá phát hành thuần: Pp = Dp (1+ rp) + Dp (1+rp)2 + … + Dp (1+rp)∞ = Dp rp 3.1. Chi phí của cổ phần ưu đãi ( rp) rp = Dp Pp Trong đó : rp chi phí của cổ phần ưu đãi Dp Cổ tức hàng năm Pp Giá phát hành thuần 3.1. Chi phí của cổ phần ưu đãi ( rp) Ví dụ 5 : Công ty FPT dự định phát hành CPƯĐ để huy động thêm vốn. Cổ phiếu phát hành có mệnh giá 1 triệu đồng, tỷ lệ trả cổ tức là 12% tính trên mệnh giá. Giá phát hành bằng mệnh giá, chi phí phát hành bằng 5% giá phát hành. Cho biết chi phí của CPƯĐ là bao nhiêu %? Giải : Cổ tức hàng năm = 1 x 12% = 0,12 triệu Giá phát hành thuần = 1x (1- 5%) = 0,95 rp = 0,12 0,95 = 12,63% 3.2 Chi phí của cổ phần thường 3.2.1 Chi phí của lợi nhuận giữ lại ( rs) Chi phí của lợi nhuận giữ lại là chi phí cơ hội, là tỷ lệ sinh lời cần thiết của cổ phần hiện hữu Ví dụ : Tỷ lệ sinh lời đòi hỏi của cổ phần hiện hữu là 15%, nghĩa là cổ đông có thể đầu tư vốn vào các chứng khoán có rủi ro tương tự như đầu tư vào cổ phiếu của công ty với tỷ suất sinh lời 15%. Do vậy việc giữ lợi nhuận để tăng vốn có chi phí cơ hội là 15% 3.2.1 Chi phí của lợi nhuận giữ lại (rs) Cách xác định : Cách 1 Xác định Rs căn cứ vào mô hình tốc độ tăng trưởng không đổi: Từ công thức : P0 = D1 rs – g Ta có : rs = D1 P0 + g 3.2.1 Chi phí của lợi nhuận giữ lại (rs) Ví dụ 6 : Công ty A dự định giữ lại 20 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để tăng vốn. Cổ phần hiện hữu của công ty có mức chia cổ tức năm vừa qua (D0) là 2.000 đồng/ cp, tốc độ tăng trưởng của công ty dự kiến là 8%/ năm, giá thị trường hiện tại là 30.000 đồng/cp. Yêu cầu: Xác định tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường của cổ phần hiện hữu, từ đó xác định chi phí của lợi nhuận giữ lại 3.2.1 Chi phí của lợi nhuận giữ lại (rs) Ví dụ 6 : Giải: g = 8% P0 = 30.000 D0 = 2.000 D1 = D0 x ( 1+g) = 2.000 x ( 1+8%) = 2.160 Rs = 2..160 30.000 + 8% = 15,2% 3.2.1 Chi phí của lợi nhuận giữ lại (rs) Cách 2. Xác định Rs theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Rs = RRF + ( RRM –RRF) . β Trong đó: RRF : Lãi suất phi rủi ro ( lãi suất trái phiếu kho bạc dài hạn) RRM : Tỷ suất sinh lời cần thiết của cổ phiếu có mức rủi ro trung bình ( tỷ suất sinh lời của danh mục thị trường) β : Mức rủi ro hệ thống của cổ phiếu 3.2.1 Chi phí của lợi nhuận giữ lại (rs) Ví dụ 7. Công ty cổ phần A có rủi ro hệ thống (β) là 1,2 lãi suất trái phiếu kho bạc dài hạn là 8%/ năm, tỷ suất sinh lời bình quân trên thị trường chứng khoán là 12%. Hãy xác định chi phí của lợi nhuận giữ lại. Giải : RRF = 8 % RRM = 12% β = 1,2 Rs = 8% + ( 12%- 8%) x 1,2 = 12,8% 3.2.1 Chi phí của lợi nhuận giữ lại (rs) Cách 3. Xác định rs căn cứ vào tỷ suất sinh lời cần thiết của trái phiếu dài hạn của công ty Thông thường phần bù cho rủi ro cao hơn từ 4% tới 5% Rs = Tỷ suất sinh lời cần thiết của trái phiêu dài hạn + Phần bù cho mức rủi ro cao hơn của cổ phiếu 3.2.2. Chi phí của cổ phần mới phát hành ( Vốn ngoại sinh) Khi huy động vốn cổ phần thường công ty có thể giữ lại lợi nhuận ( nguồn vốn nội sinh) hoặc phát hành thêm cổ phần mới ( nguồn vốn ngoại sinh) Chi phí của cổ phần mới phát hành cao hơn chi phí của lợi nhuận giữ lại do tốn chi phí phát hành. Do vậy khi tăng vốn cổ phần thường DN thường sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại, khi đã sử dụng hết nguồn vốn nội sinh mới phát hành thêm cổ phiếu mới 3.2.2. Chi phí của cổ phần mới phát hành Công thưc: Trong đó : Po : Giá phát hành g : Tốc độ tăng trưởng của công ty F : % chi phí phát hành trên giá phát hành D1 : Cổ tức cuối năm nay Re = D1 P0 x ( 1- F) + g 3.2.2. Chi phí của cổ phần mới phát hành Ví dụ 8 : Công ty A dự định phát hành thêm CP mới, để huy động 50 tỷ đồng. CP hiện hữu có mức chia cổ tức năm vừa qua là 2.000 đồng, tốc độ tăng trưởng của CT dự kiến 8%/ năm, giá thị trường hiện tại là 30.000 đồng/ cp. Nếu phát hành thêm CP mới giá phát hành dự kiến bằng giá thị trường hiện tại, chi phí phát hành bằng 5% giá phát hành. Cho biết chi phí của CP mới phát hành là bao nhiêu? 3.2.2. Chi phí của cổ phần mới phát hành Giải ví dụ 8 : D0 = 2.000 g = 8% P0 = 30.000 F = 5% Re = 2.000 x (1+8%) 30.000 x( 1-5%) + 8% = 15,4% 4. Chi phí sử dụng vốn trung bình ( Weighted Average Cost of Capital – WACC) Chi phí sử dụng vốn trung bình là mức chi phí cho 100 đồng vốn, được xác định căn cứ vào chi phí của từng vốn thành phần và cấu trúc vốn mục tiêu của công ty. Công thức: WACC = Rd.( 1-T).Wd + Rp.Wp+ Rs (Re)x We Trong đó : Wd, Wp, We là tỷ trọng của nợ dài hạn, cổ phần ưu tiên và cổ phần thường trong cấu trúc vốn mục tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_5_chi_phi_su_dung_von_142.ppt
Tài liệu liên quan