Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2

Thuê tài sản vừa là quyết định nguồn vốn vừa là quyết định đầu tư. Có hai loại thuê tài sản : thuê hoạt động và thuê tài chính hay thuê vốn. Có nhiều điểm khác nhau giữa hai loại thuê này nhưng căn bản nhất là thuê hoạt động không ảnh hưởng tới bảng cân đối tài sản trong khi thuê tài chính được phản ánh trên bảng cân đối tài sản. Giám đốc tài chính muốn ra quyết định nên mua hay nên thuê tài sản trước hết phải phân tích những lợi ích và tiện lợi của việc thuê tài sản. Kế đến, phân tích sự khác nhau giữa ngân lưu chi phí mua và chi phí thuê để quyết định xem giữa mua và thuê, phương án nào có chi phí thấp hơn thì lựa chọn. Ngoài lợi ích về tài chính, cũng cần chú ý thêm ảnh hưởng của thuê tài sản đến bảng cân đối tài sản vì điều này có tác động đến tỉ số nợ và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu bạn là người cho thuê thì cần phân tích và quyết định tiền thuê nên là bao nhiêu thì hợp lý.

docx74 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức thấp và một khoản bổ sung ở cuối năm. Theo đuổi tỷ lệ trả cổ tức mục tiêu Đây là cách trả áp dụng trong nhiều công ty ở Mỹ, theo đó, các công ty luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ phần trăm định sẳn giữa hai phần trả cổ tức và thu nhập mỗi cổ phần ( hệ số chi trả cổ tức). Về cơ bản, các công ty sẽ tăng (hoặc giảm) các khoản cổ tức chỉ sau khi các mức thu nhập tăng (hoặc giảm). Ngoài việc trả cổ tức bằng tiền, ở các công ty còn có 2 phương thức thay thế khác thường được sử dụng, đó là: trả cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại cổ phiếu. Theo cách thứ nhất, công ty thường phát hành cổ phiếu cho ác cổ đông thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt. Theo cách thứ hai, công ty sẽ mua lại một phần các cổ phiếu thường đang lưu hành, các cổ phiếu này sau đó trở thành cổ phiếu ngân quỹ. 3.4. TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU VÀ VIỆC MUA LẠI CỔ PHIẾU 3.4.1. Trả cổ tức bằng cổ phiếu Trong công ty cổ phần, nói chung bất cứ sự thanh toán trực tiếp nào của công ty cho các cổ đông đều được coi là chi trả cổ tức. Thuật ngữ “ trả cổ tức” thường được hiểu là sự chi trả, phân phối một phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần cho các cổ đông. Thực chất đó là phần lợi tức mà cổ đông nhận được từ phần lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh của công ty do cổ đông đóng góp vốn. Những sự chi trả từ những nguồn khác, không phải từ lợi nhuận sau thuế - về bản chất không phải là trả cổ tức. Chỉ có những sự chi trả từ lợi nhuận sau thuế, làm thay đổi số lợi nhuận để lại tái đầu tư mà không làm thay đổi vốn góp cổ phần mới được gọi là trả cổ tức. Trả cổ tức bằng cổ phiếu là cách thức công ty phát hành thêm những cổ phiếu của chính công ty đó tương ứng với phần giá trị lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức và phân phối cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện họ đang nắm giữ. Thông thường, công ty sử dụng những cổ phiếu được quyền phát hành nhưng chưa lưu hành để trả cổ tức theo phương thức bằng cổ phiếu. Vì thế, trả cổ tức bằng cổ phiếu được hiểu là việc công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu phát hành bổ sung thêm của chính công ty đó cho các cổ đông, mà việc phát hành cổ phiếu thêm này công ty không nhận được khoản thanh toán nào từ phía cổ đông. Ví dụ: Ông H sở hữu 20.000 cổ phiếu của công ty cổ phần X. Tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty X là 1000.000 cổ phiếu; như vậy, ông H sở hữu 2% tổng số cổ phiếu lưu hành của công ty. Giả sử vào ngày 31/12/N khi chưa công bố trả cổ tức, số liệu về vốn góp cổ phần của công ty X như sau: - Cổ phiếu phổ thông ( mệnh giá): 10.000 VND; số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 1000.000 cổ phiếu. Giá thị trường 10.800 VND/cổ phiếu. Lúc này, vốn góp cổ phần là 10.000 triệu VND. Thặng dư vốn góp cổ phần: 800 triệu VND. Do đó, tổng vốn góp cổ phần là 10.800 triệu VND. Lợi nhuận chưa phân phối: 3.500 triệu VND. Như vậy, tổng số vốn chủ sở hữu là 14.300 triệu VND. - Ngày 31/12/N công ty tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ trả 10%; như vậy, ông H được nhận thêm 2.000 cổ phiếu mới ( tỷ lệ 10%) và có 22.000 cổ phiếu. Do tất cả các cổ đông đều nhận được tỷ lệ trả cổ tức là 10% thì tổng số cổ phiếu lưu hành tăng thêm 10%, nên sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tổng số cổ phiếu dang lưu hành là 1.100.000 cổ phiếu. Trước khi trả cổ tức, ông H sở hữu 2% tổng số cổ phiếu lưu hành của công ty. Sau khi trả cổ tức, tỷ lệ sở hữu của ông H vẫn là 2%. Cần lưu ý, một số công ty cổ phần có thể sử dụng cổ phiếu quỹ để trả cổ tức; tuy nhiên, trong trường hợp này không phải là sự phát hành thêm cổ phiếu. Cũng cần phân biệt trả cổ tức bằng cổ phiếu với trả cổ phiếu thưởng. Cổ phiếu thưởng là hình thức công ty phát hành thêm cổ phiếu cho người được hưởng tương tự như kế hoạch chia phần lợi nhuận. Cổ phiếu thường thường trả cho người làm việc trong công ty và Ban Giám đốc công ty như là phần thưởng cho những người làm việc đạt kết quả và năng suất công việc cao; đồng thời cũng nhằm khuyến khích, thúc đẩy họ nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác được giao. Do vậy, công ty có thể trả cổ phiếu thưởng bằng cổ phiếu quỹ. Khi thực hiện trả cổ phiếu thưởng sẽ làm thay đổi tỷ kệ sở nắm giữ cổ phiếu của cổ đông. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu của công ty có thể suất phát từ mục tiêu giảm giá thị trường của cổ phiếu. Với những công ty có mức sinh lời tăng trưởng cao mà không trả cổ tức bằng tiền mặt, nhiều cổ đông sẽ cho rằng mức chi trả cổ tức sẽ cao hơn nữa trong tương lai, vì thế giá cổ phiếu của công ty ngày một tăng lên. Nếu giá cổ phiếu quá cao sẽ có thể làm cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty gặp trở ngại. Vì vậy, công ty tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu, nhằm tăng số cổ phiếu đang lưu hành, từ đó làm cho giá trị thị trường trên mỗi cổ phần giảm đi. Điều này làm cho các nhà đầu tư cá nhân với cùng một số tiền như trước có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn. Ngoài ra, trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể bắt nguồn từ việc công ty không đủ khả năng tiền mặt trả cổ tức. Có thể chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa trả cổ tức bằng cổ phiếu với các phương thức trả cổ tức khác như sau: Việc trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt, dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuận chưa phân phối, từ đó làm giảm vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, trả cổ tức bằng cổ phiếu làm giảm lợi nhuận chưa phân phối và tăng vốn góp cổ phần. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu không làm giảm tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty so với trước khi trả cổ tức. Khi công ty thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt thì đó là một khoản nợ phải thanh toán ngay tức thì ( nợ ngắn hạn). Nếu công ty hạ thấp tỷ lệ trả cổ tức, hoặc bỏ qua việc trả cổ tức chứng tỏ công ty có thể đang rơi vào tình trạng hiện tại không đủ tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả. Thông thường, những công ty đã đạt đến độ tăng trưởng cao nhất- ở mức chín muồi- thì tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt thường ở mức cao. Trả cổ tức bằng tài sản khác có thể được thực hiện bằng chứng khoán của một công ty khác, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, thành phẩm hàng hóa, bất động sản... Khác với trả cổ tức bằng cổ phiếu, trả cổ phiếu bằng tài sản đầu tư là sự chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của công ty cổ phần khác mà công ty này đầu tư. Còn trả cổ tức bằng cổ phiếu là chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của chính công ty cổ phần đó phát hành thêm. Cần phân biệt trả cổ tức bằng cổ phiếu với tách hay chia nhỏ cổ phiếu. Ta biết rằng những công ty không trả lợi nhuận trong nhiều năm, vốn lợi nhuận tích lũy ngày càng lớn, giá trị thị trường của cổ phiếu công ty tăng rất cao so với giá phát hành, vì vậy các nhà đầu tư nhỏ khó có thể mua được cổ phiếu của công ty. Các nhà quản lý công ty cho rằng, cần giảm giá thị trường của cổ phiếu công ty đến mức thấp trong phạm vi cho phép, để mở rộng tối đa số nhà đầu tư tiềm năng. Cách phổ biến chung nhất để giảm giá thị trường của cổ phiếu là tách cổ phiếu. Việc tách cổ phiếu chỉ xảy ra theo quyết định của hội đồng quản trị, và trong khuôn khổ của luật pháp, để giảm mệnh giá hoặc giá trị công bố của cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu mới, ngoài số cổ phiếu cũ mà cổ đông nắm giữ theo tỷ lệ tách cổ phiếu. Giống như trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ lớn, mục đích của tách cổ phiếu là nhằm đưa thêm cổ phiếu vào thị trường, do vậy giá thị trường trên mỗi cổ phiếu giảm. Việc tách cổ phiếu còn nhằm mở rộng số lượng cổ đông dựa trên việc tăng số lượng cổ phiếu lưu hành và làm số cổ phiếu này dễ dàng bán được nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc tách cổ phiếu còn nhằm làm lợi cho các cổ đông hiện hành bằng sự cho phép các cổ đông tận dụng sự điều chỉnh của thị trường chưa hoàn hảo. Công ty có thể yêu cầu các cổ đông trả lại cổ phiếu cũ để đổi lấy cổ phiếu mới. Ví dụ, khi công ty công bố tách cổ phiếu theo tỷ lệ 4/1. Giả sử bạn hiện có 100 cổ phiếu, bạn có thể gửi lại 100 cổ phiếu đến công ty để được nhận 400 cổ phiếu mới. Khi công ty tách cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu được quyền phát hành và cổ phiếu đang lưu hành là thay đổi; đồng thời, mệnh giá cổ phiếu hay giá trị công bố của cổ phiếu đó cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, giá trị của tài khoản vốn góp cổ phiếu, lợi nhuận chưa phân phối lại không thay đổi, do đó vốn cổ phần cổ đông ( vốn góp của các nhà đầu tư) cũng không thay đổi. Không có trao đổi bằng tiền trong tách cổ phiếu, nên tiền mặt cũng không thay đổi. Trong khi đó, trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành mà không giảm mệnh giá. Do đó, trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tăng tổng giá trị theo mệnh giá của cổ phiếu đang lưu hành. Trả cổ tức bằng cổ phiếu được coi như là sự chi trả cổ tức khác, vì làm thay đổi lợi nhuận chưa phân phối. Thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt, công ty muốn giữ lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh và công ty sẽ vốn hóa phần lợi nhuận chưa phân phối. Giống như tách cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu. Nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao thì nó có ảnh hưởng đến giá trị thị trường như tách cổ phiếu. Việc phát hành cổ phiếu thêm với mục đích giảm giá thị trường trên một cổ phiếu, thì cách phát hành này gần giống với tách cổ phiếu. Sự ảnh hưởng này do số lượng cổ phiếu được phát hành thêm chi phối. Có kết quả nghiên cứu cho rằng, khi số lượng cổ phiếu được phát hành lớn hơn từ 20-25% số lượng cổ phiếu lưu hành trước đó sẽ có ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu. Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu lớn hơn 20-25% số lượng cổ phiếu lưu hành trước đó được gọi là trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao. Ngược lại, trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ thấp là việc chi trả hay phát hành cổ phiếu thêm với tỷ lệ thấp hơn 20-25% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Tác động của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đến vốn góp cổ phần là khác nhau. Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ thấp thì giá trị chi trả cổ tức bằng giá trị thị trường của cổ phiếu đó tại thời điểm công bố. Người ta sử dụng giá trị thị trường để vốn hóa lợi nhuận chưa phân phối, vì cho rằng: chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ thấp có thể hiểu như trả cổ tức bằng tiền mặt, nó ảnh hưởng không đáng kể đến giá cổ phiếu. Giá trị này được chuyển từ lợi nhuận chưa phân phối sang vốn góp cổ phần, tức vốn hóa lợi nhuận chưa phân phối bằng tổng giá trị thị trường của số cổ phiếu chi trả. Lúc này vốn góp cổ phần tăng lên mà tổng vốn cổ phần cổ đông, tổng nguồn vốn và tổng tiền mặt của công ty không thay đổi, do đó, tổng tài sản cũng không thay đổi. Tuy nhiên, sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu lưu hành thay đổi tăng lên. Vẫn với ví dụ trên, ông H vẫn giữ tỷ lệ sở hữu 2% tổng số cổ phiếu lưu hành của công ty X khi công ty công bố trả cổ tức 10% bằng cổ phiếu. Giả sử giá thị trường: 15.000 VND/cổ phiếu. Khi đó, lợi nhuận chưa phân phối giảm bằng tổng giá trị trả cổ tức: 1.000.000 x 10% x 15.000= 1.500 triệu VND. Thặng dư vốn góp cổ phần tăng thêm: 5.000 VND/cổ phiếu x 100.000 cổ phiếu= 500 triệu VND. Vốn góp cổ phần tăng: 100.000 cổ phiếu x 10.000 VND/cổ phiếu= 1.000 triệu VND. Ngày 31/12/N, sau khi công ty công bố trả cổ tức thì: - Vốn góp cổ phần: 11.000 triệu VND. - Thặng dư vốn góp cổ phần: 500 + 800= 1.300 triệu VND. Vậy, tổng vốn góp cổ phần: 12.300 triệu VND. + Lợi nhuận chưa phân phối: 3.500 – 1.500= 2.000 triệu VND. + Tổng vốn chủ sở hữu: 14.300 triệu VND. Nếu công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao (thường lớn hơn 20-25% tổng số cổ phiếu lưu hành trước đó), do xuất hiện thêm nhiều cổ phiếu trên thị trường làm ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu này. Tuy nhiên, khó có thể biết trước được mức sụt giảm cụ thể của giá cổ phiếu trên thị trường. Khi trả cổ tức với tỷ lệ cao thì giá trị chi trả cổ tức bằng tổng giá trị theo mệnh giá của cổ phiếu tăng thêm dochi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Người ta không thể hiểu nó như trả cổ tức bằng tiền mặt vì nó ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu. Giá trị này chuyển từ lợi nhuận chưa phân phối sang vốn góp cổ phần. Tổng vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn không thay đổi. Ví dụ: Nếu công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, công ty có thêm 300.000 cổ phiếu mới sẽ được lưu hành. Lợi nhuận chưa phân phối của công ty sẽ giảm bằng tổng giá trị theo mệnh giá của 300.000 cô phiếu mới và tăng vốn góp cổ phần đúng bằng lượng như vậy. Ngày 31/12/N, khi công ty công bố tỷ lệ chi trả với tỷ lệ cao, tổng vốn chủ sở hữu không thay đổi: - Vốn góp cổ phần: 10.000 triệu VND. - Vốn góp cổ phần tăng thêm do trả cổ tức bằng cổ phiếu: 3.000 triệu VND. - Thặng dư vốn góp cổ phần: 800 triệu VND Vậy, tổng vốn góp cổ phần: 13.800 triệu VND + Lợi nhuận chưa phân phối: 500 triệu VND + Tổng vốn chủ sở hữu: 14.300 triệu VND So với trả cổ tức bằng tiền mặt, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có những ưu điểm nổi bật là: Thứ nhất: Có khả năng làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường trong tương lai. Với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, tổng nguồn vốn và luồng tiền mặt của công ty không thay đổi, công ty chủ động trong việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, giảm bớt được nhu cầu huy động vốn vay từ bên ngoài, do đó tăng được lợi nhuận sau thuế, điều này tạo tiền đề cho việc gia tăng tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty, nhờ đó làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Trong khi đó, nếu công ty trả cổ tức bằng tiền mặt, luồng tiền mặt dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty giảm đi, công ty phải vay nợ bù đắp luồng tiền mặt bị thiếu hụt, vì vậy lợi nhuận sau thuế của công ty đạt thấp hơn so với trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu. Thứ hai: Khắc phục giới hạn của công cụ vay nợ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thường rơi vào tình trạng thâm hụt tiền mặt. Công ty có thể vay ðể bù ðắp sự thiếu hụt tiền mặt; tuy nhiên, khả nãng này bị giới hạn bởi mức ðộ chấp nhận rủi ro của các chủ nợ. Ðiều ðó buộc công ty phải tãng cýờng khả nãng tự tài trợ thông qua việc tãng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Biện pháp trả cổ tức bằng tiền mặt giúp công ty tiết kiệm tiền mặt ðể mở rộng sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Tiết kiệm chi phí so với việc phát hành cổ phiếu mới ra công chúng. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu để tài trợ tiền mặt có lợi hơn so với hình thức phát hành cổ phiếu mới nhờ khả năng tiết kiệm nhiều chi phí phát hành chứng khoán: các chi phí tuyên truyền, quảng cáo, hoa hồng bảo lãnh phát hành... Thứ tư: Giúp cổ đông có thể hoãn được thuế thu nhập cá nhân so với trả cổ tức bằng tiền mặt. Nếu công ty trả cổ tức bằng tiền mặt thì cổ đông sẽ bị đánh thuế thu nhập cá nhân ngay khi công ty thực hiện chi trả. Trong khi đó, nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đồng chỉ bị đánh thuế thu nhập khi thực hiện bán cổ phiếu. Nếu như khoản cổ tức bị đánh thuế thu nhập thường xuyên, thì thuế trên lãi vốn sẽ được treo cho đến khi cổ phiếu được bán. Vì vậy, thuế suất thực thấp hơn do giá trị hiện tại của tiền thuế nhỏ hơn. Thậm chí, lãi vốn có thể tránh được thuế thu nhập hoàn toàn khi lãi vốn này bị chuyển sang dạng khác như chuyển thừa kế. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng bộc lộ nhược điểm; đó là, trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, vì vậy làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phần (SPS)- đây là điều mà các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư không mong muốn, điều này ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu còn đòi hỏi một khoản chi phí về thủ tục lớn hơn so với trả cổ tức bằng tiền mặt. 3.4.2 Mua lại cổ phiếu Mua lại cổ phiếu là việc một công ty tiến hành mua lại toàn bộ, hoặc một phần số cổ phiếu do chính công ty đã phát hành đang thuộc sở hữu cá nhân của các cổ đông nhằm đạt mục đích nhấy định. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, quyết định mua lại cổ phiếu của công ty thường xuất phát từ các ký do chủ yếu sau: Thứ nhất, nhằm truyền đạt những thông tin nội bộ xác thực ra thị trường: Trong điều kiện luôn tồn tại sự bất cân xứng về thông tin giữa các nhà đầu tư và các thành viên trong ban lãnh đạo, điều hành công ty; do vậy, một trong những phương thức để truyêng đạt các thông tin xác thực về công ty đến thị trường là việc mua lại cổ phiếu của công ty. Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty có thể phản ánh những dự tính của Hội đồng quản trị về triển vọng tương lai của công ty. Ví dụ, khi công ty đã đạt đến giai đoạn chín muồi trong chu kỳ tăng trưởng của ngành, các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời cao trở nên khan hiếm hơn. Lúc này công ty có thể không cần giữ lại lợi nhuận tái đầu tư nữa, mà dùng nó mua lại cổ phiếu đang lưu hành, nhằm thu hẹp quy mô vốn (để thu hẹp quy mô vốn, công ty có thể sử dụng lợi nhuận để chia cổ tức cho các cổ đông), giảm bớt gánh nặng đối với số cổ tức tiềm năng phải trả cho cổ đông trong tương lai. Hoặc khi xuất hiện những thông tin thất thiệt về công ty, gây hoang mang trong các nhà đầu tư, dẫn tới sự sụt giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Trong tình hình đó, một quyết định đưa ra về mua lại cổ phiếu của công ty với giá cao hơn giá thị trường là điều cần thiết để củng cố lòng tin, tạo sự an tâm trong các nhà đầu tư. Thứ hai, để thay đổi cơ cấu vốn của công ty Quyết định phương án mua lại cổ phiếu đồng nghĩa với việc chấp nhận thu hẹp vốn cổ phần của các chủ sở hữu.Với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, việc giảm bớt vốn chủ sở hữu sẽ làm cho hệ số nợ và tỷ lệ nợ trên vốn chủ tăng lên. Đặc biệt, nếu công ty sử dụng tiền vay để mua lại cổ phiếu, sẽ dẫn tới sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu vốn của công ty. Thứ ba, để thay đổi cấu trúc sở hữu của công ty: Khi công ty mua lại cổ phiếu, những cổ đông nào bán lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu của mình đang nắm giữ cho công ty, điều đó đồng nghĩa với việc cổ đông không còn sở hữu cổ phần trong công ty nữa hoặc tỷ lệ sở hữu của họ bị giảm đi. Do đó, một chương trình mua lại cổ phiếu phổ thông có thể điều chỉnh lại tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông và theo đó, tác động đến cấu trúc sở hữu trong công ty. Vì vậy, mua lại cổ phiếu được sử dụng như một chiến thuật phòng vệ chống lại âm mưu thâu tóm công ty. Trong trường hợp có nguy cơ xảy ra một vụ thâu tóm công ty, Hội đồng quản trị hoặc các thành viên chủ chốt trong công ty có thể quyết định không bán lại cổ phần của họ trong một vụ chào mua để tăng sự tập trung sức mạnh khi bỏ phiếu. Đồng thời, khi một cổ đông muốn bán lại cổ phiếu thì mức giá đăng ký (giá thấp nhất có thể chấp nhận được) của người đó không được vượt mức giá chào mua lại. Do đó khi một đối tượng dự định tấn công vào công ty sẽ phải đưa ra mức giá cao hơn thì mới có thể thu hút đủ số cổ phần nhằm hoàn thành vụ thâu tóm công ty. Thứ tư, để tối thiểu hóa các khoản thuế Thuế có thể là một lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của công ty. ở một số nước, cách xử lý thuế trong trường hợp mua lại cổ phiếu phổ thông và trả cổ tức bằng tiền có sự khác nhau. Đối với cổ đông, cổ tức bằng tiền bị đánh thuế như một khoản thu nhập thông thường, trong khi thu nhập từ chênh lệch giữa giá bán lại cổ phiếu cho công ty phát hành với giá mua cổ phiếu lúc ban đầu lại được xử lý như một khoản lãi vốn. Do thuế suất đánh vào thu nhập là cổ tức và thu nhập là lãi vốn có sự chênh lệch, điều này có sự tác động đến quyết định lựa chọn giữa hai phương án phân phối tiền của công ty. Khi quyết định mua lại cổ phiếu phổ thông, các công ty có thể lực chọn một trong các hình thức chủ yếu sau: - Đặt mua với gía cố định - Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở - Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá - Phân phối quyền bán có thể chuyển nhượng * Đặt mua với giá cố định: là hình thức công ty mua lại cổ phiếu đang lưu hành của mình trên cơ sở thông báo công khai số lượng cổ phiếu cần mua, thời hạn kết thúc chương trình mua và mức giá mua xác định. Mức gía được công ty đưa ra trong chương trình mua lại cổ phiếu với giá ấn định điển hình thường cao hơn mức giá hiện hành trên thị trường. * Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở: là hình thức công ty mua lại một phần số cổ phiếu đang lưu hành của mình trong một khoảng thời gian dài trên cơ sở giá thị trường. Do thời gian thực hiện chương trình mua lại cổ phiếu có thể kéo dài hàng tháng, hoặc hàng năm với mức giá thị trường. Vì vậy hình thức này mang tính chất đột ngột hơn và hiệu quả của hình thức này có thể thấp hơn hình thức chào mua công khai với giá cố định. Tuy nhiên, hình thức này giúp công ty có thể tiết kiệm được chi phí mua lại, do không phải đưa ra mức giá cao hơn giá thị trường để thu hút các cổ đông hiện hành. Hình thức này thường được các công ty đưa ra sau khi cổ phiếu của các công ty đó vừa trải qua thời kỳ sụt giá trên thị trường. * Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá: là hình thức mua lại cổ phiếu đang lưu hành, trong đó công ty xác định một biên độ giá mua cổ phiếu và tổng số cổ phiếu dự định mua lại. Mỗi cổ đông quan tâm đến chương trình chào mua sẽ gửi cho công ty một đề nghị bán lại với số lượng cổ phiếu và mức giá bán tối thiểu mà họ có thể chấp nhận được (giá này nằm trong biên độ giá công ty đã xác định). Công ty tập hợp các đề nghị chào bán và sắp xếp theo thứ tự giá chào bán tối thiểu từ thấp đến cao, sau đó trả mức giá thấp nhất có thể mua được số lượng cổ phiếu mong muốn. * Phân phối quyền bán có khả năng chuyển nhượng là hình thức mua lại cổ phiếu, trong đó cổ đông có quyền bán lại cổ phiếu cho công ty ở một mức giá xác định, trong một khoảng thời gian nhất định trước thời điểm đáo hạn. Những cổ đông không muốn thực hiện quyền bán lại có thể giao dịch các quyền chọn bán trên thị trường thứ cấp được lập ra với mục đích này. Theo đó, các cổ đông có giá đăng ký bán lại cổ phiếu cao có thể bán quyền cho các cổ đông có giá đăng ký bán thấp để thu một khoản tiền. * Mua lại cổ phiếu mục tiêu: là hình thức mua lại cổ phiếu nhằm vào một nhóm cổ đông xác định. Mục đích của chiến lược mua lại cổ phiếu mục tiêu tùy thuộc vào đối tượng của chương trình mua lại cổ phiếu. Thông thường giá đề nghị mua lại cổ phiếu thường cao hơn so với giá thị trường trung bình. Nếu đối tượng mua lại cổ phiếu là các cổ đông nhỏ thì mục địch của chiến lược mua lại cổ phiếu theo mục tiêu này là tiết kiệm chi phí cho việc phục vụ các tài khoản nhỏ. Trong trường hợp giá cổ phiếu của công ty bị giảm sút mạnh trên thị trường và có dấu hiệu các nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu ra thị trường, để ngăn ngừa sự sụt giảm nghiêm trọng, công ty có thể tiến hành mua lại cổ phần nhằm tạo ra nhu cầu, do đó đẩy giá cổ phiếu lên. Công ty cũng có thể mua lại cổ phiếu để tái cơ cấu nguồn vốn. Với việc công ty mua lại cổ phiếu thì hệ số vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống, hệ số nợ sẽ tăng lên. Công ty cũng có thể tiến hành mua lại cổ phiếu theo lô lớn nhằm ngăn chặn sự thâu tóm đối với công ty. Ngoài ra, khi công ty có nhiều lợi nhuận nhưng lại thiếu các cơ hội đầu tư hiệu quả, trong trường hợp này, thay vì trả cổ tức thì các công ty cũng có thể thực hiện mua lại cổ phiếu thường đang lưu hành. Lưu ý: Các cổ phiếu của công ty được công ty mua lại trên thị trường chứng khoán được gọi là cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không còn các quyền của cổ phiếu đang lưu hành, trong đó có quyền nhận cổ tức. Bởi trả cổ tức cho cổ phiếu quỹ là việc công ty trả cổ tức cho chính mình, điều đó là vô nghĩa. Công ty chỉ nắm giữ cổ phiếu quỹ trong thời hạn ngắn. Giao dịch mua cổ phiếu quỹ phản ánh sự giảm đi nhất thời của tổng vốn cổ phần cổ đông. Cổ phiếu quỹ không phải là tài sản của công ty, khi công ty mua cổ phiếu quỹ thì vốn cổ phần cổ đông bị giảm đi. Nếu công ty dùng cổ phiếu quỹ để trả cổ tức thì thực chất không phải là phát hành thêm cổ phiếu mới, không phải là sự vốn hóa từ lợi nhuận giữ lại sang vốn góp cổ phần, mà chỉ là hình thức bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông cũ thay trả cổ tức bằng tiền mặt. Do vậy, khi công ty thực hiện mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm số cổ phần đang lưu hành và số vốn cổ phần thường bị giảm xuống, Điều này dẫn tới chỉ tiêu thu nhập trên một cổ phần và tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần sẽ tăng lên. Tóm lại, chiến lược trả cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại cổ phiếu đều được sử dụng như những công cụ mang tính báo hiệu, nhằm truyền đạt những thông tin nhất định. Tuy nhiên, việc áp dụng hai công cụ này có thể được thực hiện trong những điều kiện khác nhau với mục đích cuối cùng là truyền đạt những thông tin với chi phí thấp nhất cho công ty. Ví dụ, khi chr có sự khác biệt nhỏ giữa giá trị nội tại của công ty và giá cổ phiếu của công ty đó trên thị trường thì biện pháp trả cổ tức sẽ được sử dụng đến. Ngược lại, nếu khoảng cách chênh lệch này quá lớn, để thị trường có sự điều chỉnh phù hợp, công ty cần phải thực hiện trả cổ tức với một tỷ lệ cao, tức là chi phí truyền đạt thông tin trong tình huống này là quá cao. Do vậy thay vì trả cổ tức, công ty có thể tiết kiệm chi phí thông qua sử dụng hình thức mua lại cổ phiếu. CÂU HỎI ÔN TẬP Chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị công ty, xét trên cả hai phương diện thực tiễn và lý thuyết? Cho ví dụ minh họa Công ty nên theo đuổi chính sách cổ tức như thế nào? Tại sao phải như thế? Giải thích tại sao ở những nước có thị trường tài chính mới phát triển như Việt Nam, các công ty thường theo đuổi chính sách chi trả cổ tức cao? Chính sách như vậy có nhữn ưu nhược điểm gì trước mắt và lâu dài? Chính sách trả cổ tức sau đầu tư được thực hiện như thế nào? Chính sách này có ưu, nhược điểm gì? Làm sao khắc phục được những nhược điểm đó ? CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH THUÊ TÀI SẢN MỤC TIÊU : Chương này không chỉ trình bày chung về thuê tài sản mà nhằm giới thiệu một kĩ thuật phân tích và ra quyết định nên thuê hay mua một tài sản. Đây là một loại quyết định vừa mang nội dung của quyết định đầu tư vừa mang nội dung của quyết định nguồn vốn. Đọc xong chương này bạn có thể: Hiểu được vai trò của thuê tài sản nói chung và thuê tài chính nói riêng. Phân biệt được sự khác nhau giữa thuê hoạt động và thuê tài chính. Biết được kĩ thuật phân tích để ra quyết định thuê hay mua tài sản. Ngoài ra, bạn còn biết phân tích để quyết định chi phí thuê. KHÁI NIỆM THUÊ TÀI SẢN. Giao dịch thuê tài sản là một hợp đồng thương mại, trong đó người sở hữu tài sản (người cho thuê) đồng ý cho một người nào đó (người đi thuê) được quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian để đổi lấy một chuỗi thanh toán định kỳ. Chuỗi thanh toán định kỳ thường có đặc tính của một dòng tiền đều, có thể được trả từng tháng hay nửa năm (semi-annual), với đợt trả đầu tiên thường là ngay sau khi hợp đồng được ký kết. Kết quả là dòng tiền thuê trong nghiệp vụ cho thuê là một dòng tiền đều đầu kỳ. Tuy nhiên, cách thức chi trả tiền thuê có thể được thiết kế để phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, một nhà sản xuất thuê một máy để sản xuất, thời gian đầu thường là thời gian vận hành có tính thử nghiệm trước khi đi vào sản xuất đại trà. Trong trường hợp này, người cho thuê (lessor) có thể đồng ý theo phương án theo đó khoản tiền mà người đi thuê (leasee) phải trả trong những năm đầu thấp hơn những năm sau đó. Với hợp đồng thuê, công ty có một phương án khác để có tài sản sử dụng thay vì mua sắm tài sản như đã phân tích trong chương 7. Hơn thế nữa, với việc quyết định thuê tài sản công ty cùng một lúc ra hai quyết định vừa quyết định đầu tư vừa quyết định nguồn vốn. Điều này giúp công ty đạt được mục tiêu có tài sản sử dụng trong điều kiện hạn chế nguồn vốn. Chẳng hạn, để có được 10 chiếc xe Mercedes phục vụ khách du lịch, thay vì đi mua, công ty Mai Linh có thể thuê từ công ty cho thuê tài chính VILC. Tuy nhiên, việc này lại sinh ra thử thách mới cho giám đốc tài chính là không biết thuê có lợi ích gì hơn so với mua, lúc nào nên thuê lúc nài nên mua. Chương này sẽ phân tích lần lượt các lợi ích và sự khác nhau giữa thuê và mua tài sản cũng như sự khác nhau giữa thuê hoạt động và thuê tài chính. Cuối cùng phân tích xem khi nào nên thuê và khi nào nên mua tài sản cũng như xem xét giao dịch thuê tài sản ảnh hưởng như thế nào đến các báo cáo tài chính của công ty. CÁC LOẠI THUÊ TÀI SẢN Trong một giao dịch thuê, về pháp lý, người cho thuê không có quyền sử hữu tài sản mà chỉ có quyền sử dụng tài sản trong thừi gian thuê. Dịch vụ đi kèm cũng rất khác nhau, đối với loại thuê tài chính có dịch vụ trọn gói (full services), người cho thuê (lessor) chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng, mua bảo hiểm và thậm chí đóng thuế tài sản. Ngược lại, đối với loại thuê tài sản không bao dịch vụ (net leases), người đi thuê (leasee) sẽ chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng, mua bảo hiểm và thậm chí đóng thuế tài sản. Thông thường, thuê tài chính (financial lease) là loại thuê tài sản không bao dịch vụ (net leases). Có nhiều hình thức thuê khác nhau được phân biệt căn cứ vào tính chất của từng hợp đồng thuê. 4.2.1. Thuê hoạt động : Một hợp đồng thuê hoạt động là một hợp đồng thuê ngắn hạn (short-term) và người cho thuê (lessor) được quyền kết thúc hợp đồng trước thời hạn. Chi phí thuê thường bao hàm cả hao mòn tài sản, chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm và mức lợi nhuận của bên cho thuê. Chi phí thuê thường cao vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối với sự lạc hậu và giảm giá trị thị trường của tài sản. 4.2.2. Thuê tài chính : Thuê tài chính còn được gọi là thuê vốn, đơn giảm là vì đây chỉ là một phương pháp tài trợ. Thông thường một hoạt động cho thuê tài chính được tiến hành qua các bước như sau: người đi thuê lựa chọn tài sản và thương lượng giá cả, sau đó sẽ thương lượng với một công ty cho thuê tài sản. Công ty cho thuê với tư cách là người cho thuê sẽ mua tài sản và chuyển thẳng tài sản đến bên thuê. Người đi thuê trong tình huống này giống như đi vay một khoản nợ và ngược lại người cho thuê là người cho vay với tư cách là một chủ nợ có bảo đảm. Nói cách khác là người đi thuê bán tài sản mà mình đang sở hữu cho bên thuê, sau đó thuê lại tài sản này. Thường phương pháp này áp dụng trong ngành bất động sản hoặc thiết bị sản xuất. Thuê tài chính là một hình thức vay vốn.Ký kết một hợp đồng thuê tài chính giống như đi vay tiền. Khi một hợp đồng thuê tài chính được ký kết, người thuê lập tức có được một luồng tiền vào, do người thuê không phải bỏ tiền ra mua tài sản. Nhưng người thuê cũng phải cam kết trả các khoản phí thuê được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê. Người sử dụng lẽ ra có thể đi vay toàn bộ số tiền ngang giá với tài sản bằng một hợp đồng vay phải trả cả lãi lẫn gốc cho chủ nợ. Chính vì vậy dòng tiền (cashflow) của hợp đồng thuê tài chính và vay nợ cũng tương tự nhau. Trong cả hai trường hợp, công ty đã vay tiền mặt tại thời điểm ký kết và có nghĩa vụ trả lại tiền trong thời gian tiếp theo. Phần lớn chương này sẽ dành để so sánh hình thức thuê tài chính với hình thức đi vay như là một trong những phương án huy động vốn. Các hợp đồng cho thuê tài chính cũng khác nhau về mảng dịch vụ do phía chủ cho thuê cung cấp. Trong một hợp đồng thuê trọn dịch vụ hay thuê bao, chủ cho thuê sẽ chịu trách nhiệm bảo trì và bảo hiểm trang bị, đồng thời phải trả các loại thuế tài sản phát sinh. Trong hợp đồng thuê thuần (net lease), người thuê đồng ý thực hiện phần bảo trì, bảo hiểm và trả các khoản thuế đánh trên tài sản thuê. Thuê tài chính thường được ký kết dưới dạng thuê thuần. Hầu hết hợp đồng thuê tài chính được ký kết để thuê các loại tài sản mới xuất xưởng. Người thuê xác định và chọn lựa loại trang thiết bị, thu xếp với các công ty cho thuê để họ mua đúng loại tài sản mình mong muốn từ hãng sản xuất và ký một hợp đồng thuê với công ty cho thuê. Đây gọi là thuê trực tiếp. Trong những trường hợp khác, công ty bán tài mình đang sở hữu và thuê lại tài sản này từ người mua. Giao dịch bán đi rồi thuê lại này thường gặp trong lĩnh vực bất động sản. Ví dụ, công ty X cần huy động tiền mặt bằng cách bán một phân xưởng nhưng vẫn muốn tiếp tục sử dụng phân xưởng này. Công ty X có thể thực hiện việc này bằng cách bán phân xưởng của mình cho một công ty cho thuê để lấy tiền, đồng thời, ký lại một hợp đồng thuê dài hạn với chủ sở hữu mới dể được quyền tiếp tục sử dụng phân xưởng đó. Quyền sở hữu phân xưởng này về mặt pháp luật được chuyển sang công ty cho thuê, nhưng quyền sử dụng phân xưởng vẫn còn thuộc về công ty X. Bạn cũng có thể gặp trường hợp thuê tài sản mua bằng vốn vay. Đây là dạng thuê tài chính mà trong đó, chủ sở hữu tài sản vay một phần giá trị tài sản cho thuê thông qua việc thế chấp hợp đồng cho thuê để bảo đảm khoản cho vay. Dạng thuê này không thay đổi nghĩa vụ của người thuê, nhưng phân tích tài chính của chủ sở hữu phức tạp hơn rất nhiều. Thông thường để phân biệt một hợp đồng thuê có phải là thuê tài chính hay không người ta xem xét xem nội dung hợp đồng thuê có thể hiện một trong các yếu tố sau đây hay không : Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao cho người thuê khi chấm dứt thời hạn thuê. Hợp đồng có quy định quyền chọn mua. Thời gian thuê tối thiểu bằng 75% thời gian hữu dụng của tài sản. Hiện giá của các khoản tiền thuê phải lớn hơn 90% hoặc bằng giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm thuê. Một hợp đồng thuê có một trong bốn yếu tố trên được xem là hợp đồng thuê tài chính hay thuê vốn. Nếu không, được xem là thuê hoạt động. 4. 3. CÁC LỢI ÍCH CỦA VIỆC THUÊ TÀI SẢN Các giám đốc tài chính thường than phiền rằng họ ít có cơ hội được lựa chọn nên đôi khi họ phải miễn cưỡng làm một việc gì đó. Thế nhưng, khi đứng trước nhiều cơ hội khác nhau đôi khi họ không biết cái nào có lợi hơn. Điều này đôi khi cũng xuất hiện trong hoạt động thuê tài sản. Giám đốc tài chính băn khoăn không biết thuê tài sản có lợi gì so với mua sắm tài sản. Có nhiều lý do khiến việc lựa chọn hình thức thuê tài sản ngày càng trở nên phổ biến. Bạn nên nghiên cứu một số lợi ích có thể mang lại tờ việc thuê tài sản, mặc dù không phải tất cả lợi ích này đều đúng trong mọi trường hợp, để có thể hỗ trợ cho khách hàng khi họ cần quyết định sử dụng dịch vụ thuê tài sản. Các lợi ích đó có thể kể ra bao gồm : 4. 3.1. Tránh được các rủi ro khi sở hữu tài sản : Khi mua một tài sản, người sở dụng phải đối mặt với các rủi ro do sự lạc hậu của tài sản, những dịch vụ sửa chữa bảo trì, giá trị còn lại của tài sản. Thuê là một cách để giảm hoặc tránh các rủi ro này. Rủi ro về sự lạc hậu của tài sản là rủi ro lớn nhất mà người chủ sở hữu tài sản phải gánh chịu. Trong nhiều hợp đồng thuê, người đi thuê có quyền chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn và chịu một khoản phạt. Vì vậy, rủi ro về sự lạc hậu của tài sản và giá trị còn lại của tài sản sẽ do người thuê phải gánh chịu. Để bù đắp rủi ro này, người cho thuê phải tính các chi phí thiệt hại vào chi phí thuê, ngược lại người đi thuê phải trả thêm chi phí để tránh những rủi ro này. 4.3.2. Tính linh hoạt hay có thể hủy bỏ quyền thuê : Các hợp đồng thuê tài sản với điều khoản có thể hủy ngang giúp người đi thuê có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường. Người đi thuê có thể thay đổi tài sản dễ dàng hơn so với việc sử hữu tài sản. Chẳng hạn, một nhà hàng chỉ có nhu cầu sử dụng máy phát điện trong trường hợp bị cúp điện còn lúc không bị cúp điện thì không biết sử dụng máy phát điện này vào việc gì. Trong trường hợp này, lợi ích của việc thuê máy phát điện thay vì mua là quá rõ, nó thể hiện ở việc sử dụng tài sản một cách linh hoạt và hiệu quả. Điều này cũng đúng trong trường hợp một người có nhu cầu sử dụng xe hơi không thường xuyên. 4.3.3. Lợi ích về thuế : Đối với thuê hoạt động, công ty thuê (leasee) sẽ được một khoản lợi thuế vì chi phí thuê được tính vào chi phí trước khi xác định lợi huận nộp thuế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là công ty chỉ được hưởng lợi từ lá chắn thuế khi công ty có lợi nhuận. Ngược lại,công ty không thể giảm được chi phí thuê nhờ vào laschawns thuê khi công ty bị lỗ. Đối với thuê tài chính, công ty cho thuê (lessor) hưởng lợi từ thuế do chi phí khấu hao tài sản được khấu trừ thuế, trong khi công ty đi thuê không được hưởng lợi từ điều này. Dựa vào điểm này mà công ty đi thuê (leasee) có thể thương lượng đểcó chi phí thuê thấp hơn, Cần lưu ý rằng, công ty đi thuê sẽ phải trả tiền thuê và như vậy được hưởng lợi từ tiết kiệm thuế do tiền thuê được khấu trừ trước khi nộp thuế. 4.3.4. Tính kịp thời : Việc mua tài sản thường phải mất một thời gian dài cho một quy trình ra quyết định đầu tư. Trong một số trường hợp, quy trình ra quyết định thuê tài sản có thể nhanh chóng hơn và đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu sử dụng tài sản của công ty. Điều này đặc biệt rõ nét trong trường hợp công ty cần nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, kho tàng hay văn phòng làm việc. Rõ ràng việc thuê một văn phòng để sử dụng thì nhanh chóng và kịp thời hơn là xây dựng. 4. 3.5.Giảm được những hạn chế tín dụng : Đi thuê tài sản giúp cho ngườ đi thuê có được tài sản sử dụng trong điều kiện hạn chế về tài chính, trong trường hợp công ty không có tiền mua tài sản hoặc không có vốn đối ứng trong các hợp đồng vay để mua tài sản.Mặt khác, việc đi thuê tài sản có khả năng không làm tăng tỉ số nợ của công ty (với những quy định hiện tại, điều này không còn tồn tại như một nguyên nhân nữa). Trong trường hợp công ty không được xếp hạng tín dụng cao, đi thêu tài sản là một hình thức huy động nợ dễ dàng nhất vì hợp đồng thuê được coi như một khoản nợ có đảm bảo đối với người cho thuê. 3.6. Thuê tài sản giúp tránh thủ tục rườm rà của quy trình mua sắm tài sản : Đối với một số công ty, các quy định thuê tài sản cũng nghiêm ngặt như quy định mua tài sản mới. Tuy nhiên, đối với một số khác thì không. Do đó, giám đốc điều hành của nhóm công ty thứ hai này sẽ tranh thủ sự khác biệt trong quy định này thích đi thuê hơn mua sắm tài sản mới (để tránh sự rườm rà trong quy trình mua tài sản mới). thường dễ dàng nhận thấy điều này trong khu vực công. Ví dụ, một bệnh viện công thường thích thuê thiết bị y tế hơn là xin hội đồng thành phố cấp ngân quỹ từ thành phố để mua các thiết bị này. 4.4. THUẾ VÀ VẤN ĐỀ THUÊ TÀI SẢN Nói chung, người cho thuê nhận được lợi thuế do sở hữu tài sản. Thu nhập của người cho thuê là tiền thuê tài sản, còn khấu hao của tài sản thuê là chi phí được tính vào thu nhập chịu thuế . Vì vậy, chi phí thực tế mà công ty đi thuê chịu là chi phí thuê sau khi khấu trừ phần giảm thuế (giống như chi phí lãi vay). Chúng ta có thể tách chi phí thuê tài sản thành hai phần : khấu hao của tài sản thuê (nợ gốc) và lãi. Người đi thuê tài sản được khấu trừ thuế cả lãi và gốc. Khác với trường hợp đi vay vốn để mua tài sản, thuế chỉ được tính giảm trên chi phí lãi vay, phần nợ gốc không được khấu trừ thuế. Đâylà lý do vì sao mà cơ quan thuế phải làm rõ một hợp đồng thuê tài sản có phải là một hợp đồng thật hay một tài sản mua nhưng được ngụy trang bằng một hợp đồng thuê ? Nếu một hợp đồng thật sự là mua chứ không phải thuê thì chi phí thuê sẽ được xem như hai phần là nợ gốc và một phần lãi vay. Vì vậy, chỉ được giảm thuế ở phần lãi vay chứ không được khấu trừ thuế phần nợ gốc. 4.5. QUYẾT ĐỊNH THUÊ HAY MUA TÀI SẢN Một trong những vấn đề quan trọng của thuê tài chính là công ty phải xem xét quyết định nên thuê hay nên mua tài sản. Muốn vậy , chúng ta cần phân tích và so sánh chi phí giữa thuê và mua tài sản. 4.5.1. Phân tích chi phí khi thuê tài sản : Giả sử tài sản thuê với n thời đoạn, chi phí thuê tính cho mỗi thời đoạn là Lt và Kd là chi phí nợ sau thuế. Chi phí thuê tài sản chính là tổng giá trị hiện tại của chuỗi tiền thuê Lt mà công ty phải trả trong n thời đoạn xác định bởi công thức : Chi phí thuê = Trong đó Tc là thuế suất thuế thu nhập của công ty. Vì sao xuất chiết khấu được sử dụng để chiết khấu chi phí thuê là chi phí sử dụng nợ ? Suất chiết khấu thích hợp để tính giá trị hiện tại về mặt tổng quát sẽ bằng suất sinh lời của một tài sản có rủi ro tương đương. Dòng tiền thuê tài sản là một khoản chi phí phải trả cố định đối với công ty, nó được xem như một khoản thanh toán cố định cho một món nợ, vì vậy rủi ro của chi phí thuê tài sản đượcxem tương đương với rủi ro của một khoản nợ vay. Ví dụ 1 : Minh họa cách tính chi phí thuê. Công ty ZN cần một hệ thống máy tính mới. Hệ thống máy tính có thể thuê với chi phí là $21.000 mỗi năm, tiền thuê được tính ngay khi ký hợp đồng thuê và thời hạn thuê là 7 năm. Thuế suất thuế thu nhập công ty là 22%. Nếu đi vay công ty phải trả lãi suất 12,31%, vì vậy chi phí sử dụng nợ sau thuế là 12,31%(1-22%) = 9,6%. Xác định hiện giá chi phí thuê sau thuế. Giải : Chi phí thuê hàng năm hình thành nên dòng tiền đầu kỳ gồm 7 khoản tiền mỗi khoản là $21.000. Chi phí thuê giúp công ty tiết kiệm thuế được một khoản 21.000 x 22%. Do đó, chi phí thuê sau thuế = 21.000(1-22%). Sử dụng chi phí nợ sau thuế là 9,6% làm suất chiết khấu, hiện giá chi phí thuê tài sản xác định như sau : Hiện giá của chi phí thuê = = $80.805,88 4.5.2. Phân tích chi phí khi mua tài sản : Giả sử tài sản mua có giá trị thanh lý là S, sự khác nhau về chi phí sửa chữa bảo trì giữa tài sản thuê và tài sản mua (nếu có) là Mt , giá trị mua tài sản là I0, chi phí khấu hao Dt. Chi phí mua tài sản là tổng hiện giá của dòng tiền chi ra mua tài sản , chi phí bảo trì sửa chữa sau thuế trừ phần tiết kiệm thuế nhờ khấu hao (lá chắn thuế của khấu hao) và trừ khoản thu từ giá trị thanh lý tài sản. Công thức xác định hiện giá chi phí mua như sau : Chi phí mua tài sản = Io + Để phân tích quyết định mua tài sản, chúng ta phải so sánh chi phí mua với chi phí thuê, chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản đã điều chimh lá chắn thuế của khấu hao cũng được chiết khấu với mức rủi ro thấp nhất là bằng chi phí sử dụng nợ sau thuế. Giá trị thanh lý tài sản là một khoản thu có rủi ro gắn với rủi ro hoạt động của công ty nên phải được chiết khấu với chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số của công ty. Ví dụ 2 : Minh họa cách tính chi phí mua. Công ty ZN trong ví dụ 1 có thể mua hệ thống máy vi tính với giá $100.000 để sử dụng vào ngay đầu năm. Hệ thống có tuổi thọ kinh tế 7 năm, thời gian khấu hao 5 năm, chi phí khấu hao hàng năm là $20.000. Giá trị thanh lý tài sản dự kiến sau khi trừ thuế thu được vào cuối năm 7 là $20.000. Nếu ZN mua hệ thống, chi phí bảo trì vào cuối mỗi năm là $6.000 trong vòng 6 năm. Chi phí sử dụng nợ sau thuế là 9,6%, chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) là 12%. Xác định hiện giá chi phí mua tài sản. Giải : Trong trường hợp mua tài sản, chi phí mua để có được tài sản bao gồm chi phí mua tài sản (100.000$) ngay khi mua và chi phí bảo trì sau thuế hàng năm là 6.000(1-22%). Nhờ mua tài sản, công ty có thể tiết kiệm một khoản thuế do khấu hao là 20.000*22% và được khoản giá trị thanh lý tài sản la 20.000$. Giả sử giá trị khoản thanh lý này bằng giá trị còn lại của tài sản. Các khoản tiết kiệm chi phí và giá trị thanh lý giúp giảm chi phí mua tài sản. Do đó hiện giá của chi phí mua tài sản : 100.000 + - - = 94.725,48 Chi phí mua tài sản thể hiện trong bảng tính dòng tiền như sau : 0 1 2-5 6 7 Giá mua tài sản 100.000 Chi phí bảo trì sau thuế 4680 4680 4680 Lá chắn thuế của khấu hao 4400 4400 Giá trị thanh lý ròng 20.000 Ngân lưu ròng 100.000 280 280 4680 -20.000 PV (chi phí mua) = 94.725,48 4. 5.3. Quyết định mua hay thuê tài sản : Sau khi đã phân tích tất cả các loại chi phí có liên quan đến việc đi thuê và mua tài sản, bước tiếp theo công ty cần so sánh chi phí đi thuê với chi phí đi mua tài sản. Nếu chi phí cho việc mua tài sản lớn hơn chi phí cho thuê tài sản thì công ty nên thuê tài sản vì đi thuê có lợi hơn và ngược lại. Lợi ích của việc thuê tài sản = Chi phí mua – Chi phí thuê Trong ví dụ trên, lợi ích của việc thuê tài sản : 94.725,48USD – 80.805,88 USD = 13.919,60 USD Như vậy công ty ZN nên thuê tài sản vì thuê tài sản có chi phí thấp hơn mua tài sản là 13.919,60 USD Trong trường hợp lợi ích của việc thuê tài sản bằng lợi ích của việc mua tài sản thì xét về phương diện chi phí hai phương án thuê và mua tài sản là như nhau. Khi ấy, việc quyết định nên mua hay thuê tài sản phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể khác của từng công ty. 4.6. PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH THIỀN THUÊ Đứng trên góc độ ngân hàng hay công ty cho thuê tài chính, với tư cách là nhân viên tín dụng, bạn cần phân tích và quyết định xem tiền thuê bao nhiêu là hợp lý. Tiền thuê hợp lý là mức tiền thuê không quá cao khiến cho khách hàng chuyển sang mua thay vì thuê và cũng không quá thấp khiến người cho thuê bị thiệt. Để quyết định tiền mức tiền thuê hợp lý, trước tiên các bạn cần xác định mức tiền thuê bàng quang. Tiền thuê bàng quang là mức tiền thuê ở đó hiện giá chi phí thuê bằng với hiện giá chi phí mua. Do đó, để quyết định tiền thuê bàng quang bạn lập phương trình cân bằng như sau : PV (chi phí mua) = PV (chi phí thuê) Io + = Trong đó Lt là chi phí thuê bàng quang. Giải phương trình trên, bạn tìm đượcLt chính là chi phí tiền thuê đưa đến hiện giá chi phí thuê bằng với hiện giá chi phí mua. Nhìn vào phương trình cân bằng trên bạn cảm thấy ái ngại vì phương trình này có vẻ phưc tạp. Thực ra, phương trình này chỉ là phương trình bậc nhất với ẩn số là chi phí thuê (Lt) nên việc giải phương trình nằm trong tầm tay của bạn. Tuy vậy, trên thực tế bạn nên sử dụng Goal seek trong Excel để giải phương trình này như là một công cụ phân tích nhằm xác định mức tiền thuê hợp lý. Ví dụ 3 dưới đây minh họa điều này. Ví dụ 3 : Minh họa cách xác định tiền thuê bàng quang. Sử dụng dữ liệu ở ví dụ 1 và 2, xác định xem tiền thuê bàng quang và qua đó xác định công ty cho thuê nên chào tiền thuê cho khách hàng là bao nhiêu ? Giải : Từ dữ liệu của ví dụ 1 và 2 bạn có thể lập phương trình cân bằng và giải phương trinh để xác định tiền thuê bàng quang như sau : = 94.725,48 => Lt = 22,172 Bạn có thể sử dụng Goal seek trong Excel để giải phương trình này và tìm ra được Lt = 22,172 USD. Ở mức tiền thuê này hai phương án thuê và mua đều có hiện giá chi phí như nhau. Thế nhưng trong ví dụ 1 người cho thuê đưa ra mức giá chỉ có 21.000 USD nên có lợi nhiều cho người đi thuê, lẽ ra tiền thuê nên ở mức 22.000 USD nghĩa là không quá thấp. Trên đây đã trình bày những khía cạnh kiến thức về cho thuê tài sản bao gồm hai loại cho thuê tài sản cơ bản là cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Phần còn lại của chương này sẽ trình bày chi tiết hơn về tác động của thuê tài sản đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp 4.7. TÁC ĐỘNG CỦA THUÊ TÀI SẢN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tác động của thuê tài sản đền ngân lưu đã được xem xét khi phân tích chi phí của thuê tài sản và mua tài sản ở phần trên, tiếp theo chúng ta xem xét tác động của thuê đối với bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh. Tác động của thuê tài sản, không phân biệt thuê tài chính hay thuê hoạt động, đều giống nhau đối với ngân lưu. Nhưng thuê tài chính và thuê hoạt động sẽ có tác động khác nhau đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế hiện nay, giá trị của tài sản thuê tài chính sẽ được thể hiện trên giá trị tài sản của công ty. Một cách tương ứng, nguồn vốn của công ty sẽ thể hiện một khoản nợ dài hạn. Trong trường hợp thuê hoạt động thì giá trị tài sản thuê không được ghi nhận vào giá trị tài sản của công ty. Chi phí thuê có tác động cuối cùng đến lợi nhuận của công ty nhu nhau, nhưng thê hiện chi tiết trên báo cáo kết quả kinh doanh có thể khác nhau. Trường hợp thuê hoạt động, chi phí thuê được phản ánh trực tiếp vào chi phí hoạt động của công ty dưới hình thức chi phí thuê tài sản. Trong trường hợp thuê tài chính, chi phí thuê được tách ra thành hai phần là khấu hao và chi phí trả lãi, vì vậy sẽ cho kết quả khác nhau ở chỉ tiêu EBIT, nhưng lợi nhuận trước thuê và lợi nhuận ròng như nhau trong cả hai trường hợp thuê hoạt động và thuê tài chính. Như vậy, sẽ có sự khác nhau giữa một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty. Ví dụ đầu năm 2014, công ty có nhu cầu tăng thêm một tài sản cố định với giá mua là 200.000USD, thời gian khấu hao là 10 năm, do đó chi phí khấu hao hàng năm là 20.000USD, chi phí lãi vay 10%. Để có tài sản sử dụng, công ty có thể sử dụng một trong các hình thức tài trợ như sau : Thuê hoạt động với chi phí thuê : 32.550USD. Thuê tài chính với chi phí thuê : 32.550USD. Vay toàn bộ số tiền để mua tài sản. Giả sử các yếu tố khác không đổi trong hai năm 2013 và 2014, chúng ta có bảng kết quả kinh doanh và cân đối tài sản năm 2013 và kế hoạch năm 2014 ứng với các phương thức tài trợ như sau : 2013 Kế hoạch năm 2014 Thuê hoạt động Thuê tài chính Bảng kết quả kinh doanh Doanh thu 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Giá vốn hàng bán 600.000 600.000 600.000 Chi phí quản lý 140.000 140.000 140.000 Khấu hao 60.000 60.000 80.000 Chi phí thuê tài sản 0 32.550 0 EBIT 200.000 167.450 180.000 Chi phí lãi vay 40.000 40.000 52.550 Lợi nhuận trước thuế 160.000 127.450 127.450 Thuế (22%) 35.2 28.039 28.039 Lợi nhuận sau thuế 124.8 99.411 99.411 Bảng cân đối kế toán Tổng tài sản 1.000.000 1.000.000 1.180.000(*) Nợ 400.000 400.000 580.000 Vốn chủ sở hữu 600.000 600.000 600.000 Tổng nguồn vốn 1.000.000 1.000.000 1.180.000 (*) Vì bảng cân đối kế toán lập cuối năm nên giá trị tài sản tăng thêm là giá mua tài sản trừ khấu hao trích trong năm (200.000 – 20.000), và nợ vay cũng giảm do nợ gốc được trả bớt tương ứng với chi phí khấu hao. TÓM TẮT NỘI DUNG Thuê tài sản vừa là quyết định nguồn vốn vừa là quyết định đầu tư. Có hai loại thuê tài sản : thuê hoạt động và thuê tài chính hay thuê vốn. Có nhiều điểm khác nhau giữa hai loại thuê này nhưng căn bản nhất là thuê hoạt động không ảnh hưởng tới bảng cân đối tài sản trong khi thuê tài chính được phản ánh trên bảng cân đối tài sản. Giám đốc tài chính muốn ra quyết định nên mua hay nên thuê tài sản trước hết phải phân tích những lợi ích và tiện lợi của việc thuê tài sản. Kế đến, phân tích sự khác nhau giữa ngân lưu chi phí mua và chi phí thuê để quyết định xem giữa mua và thuê, phương án nào có chi phí thấp hơn thì lựa chọn. Ngoài lợi ích về tài chính, cũng cần chú ý thêm ảnh hưởng của thuê tài sản đến bảng cân đối tài sản vì điều này có tác động đến tỉ số nợ và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu bạn là người cho thuê thì cần phân tích và quyết định tiền thuê nên là bao nhiêu thì hợp lý. CÂU HỎI ÔN TẬP Thế nào là tài sản, thuê hoạt động và thuê tài chính ? Phân tích và chỉ ra những điểm khác biệt giữa thuê hoạt động và thuê tài chính. Nêu ra những lợi ích , qua đó giải thích lí do vì sao công ty sử dụng thuê tài chính ? Trình bày quy trình và cho ví dụ minh họa làm thế nào giám đốc tài chính có thể quyết định nên thuê hay nên mua một tài sản ? Trình bày và cho ví dụ minh họa tiền thuê được xác định như thế nào cho hợp lí với cả người đi thuê và người cho thuê ? Thuê tài chính ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính của công ty ? Cho ví dụ minh họa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbg_tcdn2_mit_hc_0056.docx
Tài liệu liên quan