Bài giảng Tài chính công & Quản lý tài chính công - Chương 3: Phân cấp tài khóa - Trần Ngọc Hoàng

Từ mô hình Tiebuot đã gợi ý cho chính quyền địa phương về phạm vi hàng hóa công được cung cấp muốn có hiệu quả cần phải được xác định dựa trên yếu tố nào ? Giả sử có 3 loại hàng hóa: trường tiểu học, trường đại học nghiên cứu cơ bản và hỗ trợ thực phẩm cho những người già đơn thân. Xem xét từ mô hình Tiebout. Hàng hóa nào được cung cấp có tính địa phương hiệu quả hơn?. Hàng hóa nào được cung cấp bởi trung ương hiệu quả hơn ? Hàng hóa nào nên có sự kết hợp giữa trung ương và địa phương ? Giải thích.

ppt149 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tài chính công & Quản lý tài chính công - Chương 3: Phân cấp tài khóa - Trần Ngọc Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết định phân cấp nhiệm vụ chi và thẩm quyền quyết định về chi cho các cấp chính quyền . Thủ tướng CP quyết định định mức phân bổ chi NS làm căn cứ xây dựng dự toán chi NS, phân bổ chi NS cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, dự toán chi cho các ĐP. Trung ương (Thủ tướng Chính phủ, hoặc giao cho Bộ Tài chính) quyết định cụ thể một số chế độ chi NS quan trọng như: chế độ tiền lương, trợ cấp XH Một số chế độ quan trọng khác Trung ương quy định khung và giao HĐND cấp tỉnh quyết định cụ thể trong khung. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (2) Phân cấp về chi NSNN. ii. Phân cấp thẩm quyền QĐ về chi NSNN: HĐND cấp tỉnh QĐ phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi cho từng cấp NS của CQ tỉnh, huyện, xã. HĐND cấp tỉnh căn cứ vào định mức phân bổ NS do Thủ tướng CP ban hành, khả năng tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình ở ĐP, quyết định ban hành định mức phân bổ NS làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ chi NS ở ĐP. Ngoài các chế độ chi tiêu do TW ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở ĐP, HĐND cấp tỉnh được QĐ chế độ chi NS phù hợp với đặc điểm thực tế ở ĐP. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (3) Phân cấp về thu NSNN. i . Phân cấp nguồn thu NSNN. Cơ chế phân cấp nguồn thu giữa các cấp NS bao gồm hai nội dung cơ bản: i 1. Phân định nguồn thu NS giữa các cấp NS; i2. Xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia mà mỗi cấp NS được hưởng. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS i 1. Phân định nguồn thu NS giữa các cấp NS; Nguồn thu NSNN được chia thành 03 nhóm: -Nhóm các nguồn thu 100% thuộc NSTW: Theo nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, NSTW hưởng các khoản thu quan trọng gắn trực tiếp với chức năng quản lý KTXH của CQTW. - Nhóm các nguồn thu 100% thuộc NSĐP: Là các khoản thu gắn trực tiếp với chức năng quản lý KTXH của CQĐP và mang tính ổn định, bao gồm các khoản thu về thuế và các khoản thu khác. - Nhóm các nguồn thu chung được phân chia theo tỷ lệ điều tiết (%): Thuộc nhóm này có các khoản thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP. Nhóm các khoản thu phân chia theo tỷ lệ điều tiết giữa NS các cấp NSĐP. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS i 2. Xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia mà mỗi cấp NS được hưởng. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp NS là tỷ lệ phần trăm (%) mà từng cấp NS được hưởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp NS. Căn cứ để xác định tỷ lệ phân chia các khoản thu là chênh lệch giữa nhu cầu chi tiêu (tính theo định mức) và khả năng thu của từng cấp NS. Các tỷ lệ phân chia này được tính chung cho tất cả các khoản thu phân chia và tính riêng cho từng ĐP và được ổn định trong thời kỳ ổn định NS. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (3) Phân cấp về thu NSNN. i . Thẩm quyền quyết định về thu NSNN. QH quyết định các khoản thu thuế, phí và lệ phí thông qua việc ban hành các Luật thuế, Luật phí và lệ phí. QH quyết định việc phân cấp các nguồn thu cũng như thẩm quyền quyết định về thu cho chính quyền các cấp. UBTVQH quyết định tỷ lệ phân chia các khoản giữa NSTW và NSĐP. HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể đối với một số loại phí, lệ phí nằm trong danh mục đã được QH ban hành. HĐND cấp tỉnh cũng quyết định việc phân cấp nguồn thu cho từng cấp NS ở ĐP và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NS các cấp tỉnh, huyện, xã I Phân cấp Tài khóa thực tế Phân cấp thu ngân sách Khoản thu NSTW hưởng 100% Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa NK; Thuế TN của doanh nghiệp hạch toán toàn ngành Thuế và thu từ dầu khí Phí, lệ phí thuộc trung ương Thu sự nghiệp từ cơ quan trung ương Chênh lệch thu >chi của Ngân hàng Nhà nước VN Thu từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương Thu phạt Thu kết dư ngân sách trung ương Thu chuyển nguồn từ NS trung ương năm trước Viện trợ cho Chính phủ Việt Nam Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành Thuế thu nhập cá nhân Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu . Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường từ hàng nhập khẩu Nguồn thu của NSĐP Khoản thu NSĐP hưởng 100%. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP. Bổ sung, hỗ trợ từ ngân sách trung ương: - Bổ sung (trong) cân đối; - Bổ sung có mục tiêu. 4) Thu chuyển nguồn của NSĐP từ năm trước chuyển sang. Khoản thu NSĐP hưởng 100% Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ dầu , khí; Thuế môn bài; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Tiền sử dụng đất của đại phương Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Các khoản thu hồi vốn của NSĐP đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn góp của Nhà nước do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của DNNN do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu ; Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương; Khoản thu NSĐP hưởng 100% Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do địa phương quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương; Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thu ; Tiền thu phạt vi phạm hành chính, tịch thu khác theo quy định do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do địa phương xử lý; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách địa phương; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (4) Điều hòa và bổ sung NSNN Cơ chế điều hòa và bổ sung NS bao gồm các cách: (i) Thông qua tỷ lệ phân chia thu NS giữa các cấp ngân sách : Các phương pháp được sử dụng để tính toán tỷ lệ % phân chia các khoản thu nhà nước cho phép để lại cho các ĐP có nguồn thu thấp. Cụ thể đối với các tỉnh chưa tự cân đối được NS, tỷ lệ được hưởng từ các khoản thu phân chia là 100%. Với phương pháp này nhà nước có thể chuyển các nguồn lực tài chính từ ĐP có nguồn thu cao về NSTW và thông qua cơ chế trợ cấp cho ĐP và phân phối lại nguồn lực giữa CQĐP. Trong thực tế, các tỉnh, thành phố có tỷ lệ được hưởng từ các khoản thu phân chia thấp hơn 100% là những tỉnh thành phố có nguồn thu lớn và có thể tự cân đối NS. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (4) Điều hòa và bổ sung NSNN Cơ chế điều hòa và bổ sung NS bao gồm các cách: (ii) thông qua bổ sung ngân sách, bao gồm : *Bổ sung cân đối ngân sách: là khoản NS cấp trên bổ sung cho NS cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối NS cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chỉ các địa phương không tự cân đối được NS (tổng các khoản thu được hưởng 100% và các khoản thu phân chia có tỷ lệ tối đa đến 100% mà vẫn không đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi được giao) mới có khoản thu bổ sung từ NS cấp trên để cân đối NS. Số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP được Quốc hội quyết định cho từng tỉnh. Đối với ngân sách các cấp CQĐP, HĐND cấp trên quyết định bổ sung cân đối cho NS cấp dưới. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của NS cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối NS từ NS cấp trên cho NS cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (4) Điều hòa và bổ sung NSNN Cơ chế điều hòa và bổ sung NS bao gồm các cách: (ii) thông qua bổ sung ngân sách, bao gồm : *Bổ sung có mục tiêu : là khoản NS cấp trên bổ sung cho NS cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể. Các trường hợp bổ sung có mục tiêu hiện nay bao gồm: Hỗ trợ để thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán đầu năm; hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, Hỗ trợ để xử lý khó khăn đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn. Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ cần thiết cấp bách khác. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (5) Phân cấp về vay nợ cho CQĐP Phân cấp về vay nợ cho chính quyền địa phương, bao gồm các nội dung: - Cho phép CQĐP được quyết định vay nợ, - Thiết lập khuôn khổ giới hạn nợ và kiểm soát quyết định cho vay, - Các phương thức vay được phép sử dụng I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (5) Phân cấp về vay nợ cho CQĐP i.Phân cấp thẩm quyền quyết định vay nợ NSĐP được cân đối dựa trên nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu . Tuy nhiên, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 cho phép chính quyền cấp tỉnh được quyết định vay vốn khi ngân sách của cấp tỉnh không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (5) Phân cấp về vay nợ cho CQĐP ii.Thiết lập khuôn khổ giới hạn nợ - Các khoản cho vay chỉ được phép sử dụng để đầu tư vào các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được HĐND cấp tỉnh quyết định. - Chính quyền cấp tỉnh không được trực tiếp vay nước ngoài mà chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển KTXH thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. - Mức dư nợ từ nguồn vốn vay không vượt quá mức quy định theo Luật Ngân sách nhà nước. - Phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (5) Phân cấp về vay nợ cho CQĐP iii.Phương thức huy động vốn vay UBND cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu CQĐP để vay vốn trong nước thông qua Kho bạc nhà nước hoặc ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành theo quy định của Chính phủ và ký kết thỏa thuận vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác (tạm ứng vốn kho bạc, vay ngân hàng đầu tư phát triển) theo quy định của pháp luật. I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (6) Phân cấp thẩm quyền quyết định NS giữa TW và ĐP theo chu trình quản lý NS i. Về quyết định dự toán ngân sách. Quốc hội quyết định dự toán NSNN (về tổng mức, cơ cấu thu, chi NS và mức chi một số lĩnh vực quan trọng như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, số bội chi và nguồn bù đắp bội chi NS); quyết định phân bổ NSTW (bao gồm: dự toán chi từng bộ, cơ quan trung ương; mức bổ sung từ NSTW cho NS từng địa phương). HĐND quyết định dự toán NSĐP (về tổng mức, cơ cấu thu, chi NS và mức chi một số lĩnh vực quan trọng như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, các mức chi này không được thấp hơn mức Thủ tướng CP giao); quyết định phân bổ NS cấp mình (bao gồm: dự toán chi của từng cơ quan, đơn vị, thuộc cấp mình; mức bổ sung NS cho từng địa phương cấp dưới). I Phân cấp Tài khóa thực tế 4. Phân cấp quản lý NS tại VN c. Nội dung tổ chức phân cấp quản lý NS (6) Phân cấp thẩm quyền quyết định NS giữa TW và ĐP theo chu trình quản lý NS ii. Về phê chuẩn quyết toán ngân sách Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN (bao gồm cả NSĐP). HĐND phê chuẩn quyết toán NSĐP (bao gồm ngân sách của các cấp chính quyền cấp dưới). I Phân cấp Tài khóa thực tế 5. P hân cấp tài khóa tại các nước phát triển I Phân cấp Tài khóa thực tế 5. Phân cấp tài khóa tại các nước phát triển 5.1 Phân cấp tài khóa ở Mỹ Trong hiến pháp Mỹ có đề cập về phân cấp tài khóa như sau: “Hiến pháp không trao hết quyền lực cho chính quyền liên bang Mỹ, cũng không ngăn cấm việc chuyển giao quyền lực cho các bang, chúng được phân chia cho các bang, hoặc cho nhân dân”. Vì vậy, chính quyền liên bang, chính quyền bang và chính quyền địa phương đã có sự phân cấp tài khóa tương đối linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển KTXH, tình hình quốc tế trong từng thời kỳ. I Phân cấp Tài khóa thực tế 5.1 Phân cấp tài khóa ở Mỹ Hình 3.1: Thay đổi phân cấp tài khóa Ở Mỹ 100 năm qua I Phân cấp Tài khóa thực tế Thay đổi phân cấp tài khóa Ở Mỹ 100 năm qua H ình 3.1 cho thấy: năm 1902 chi tiêu của CQLB chỉ chiếm 34% trong tổng chi NSNN, chi tiêu của CQĐP chiếm 58% và CQ các bang chiếm 8%. CQLB tự giới hạn nhiệm vụ chi của mình trong các hoạt động quốc phòng, đối ngoại chức năng luật pháp và dịch vụ viễn thông. Bang và chính quyền các địa phương đảm trách nhiệm vụ chi cho giáo dục, an ninh trật tự xã hội, đường xá, vệ sinh công cộng, trợ cấp xã hội, sức khỏe cộng đồng, bệnh viện.... Bang và chính quyền địa phương tài trợ chi tiêu của họ chủ yếu từ những nguồn thu mà họ sở hữu . Trong thời gian này, nguồn thu mà chính quyền liên bang bổ sung xuống chiếm chưa đến 1% trong nguồn thu của bang và CQĐP. I Phân cấp Tài khóa thực tế Thay đổi phân cấp tài khóa Ở Mỹ 100 năm qua Đến năm 1952, CQLB chi phối tới 69% trong tổng chi tiêu, trong khi CQĐP và bang chỉ chiếm lần lượt là 20% và 11%. Đặc biệt, có 10% nguồn thu của bang và ĐP là được bổ sung từ liên bang. Sự thay đổi này là do ba yếu tố: (i) Sự sửa đổi hiến pháp lần thứ 16 (năm 1913) cho phép CQLB thu thuế TNCN mà trước không có. (ii) N hững chương trình New Deal ở những năm 30 quy định lại trách nhiệm của CQLB trước sự suy thoái của nền kinh tế. Những chương trình này khởi xướng một số lượng các dự án CQLB phải đảm trách mà nó đã làm thay đổi căn bản mối QH giữa CQLB , bang và địa phương. Các khoản bổ sung của CQLB cho các chính quyền cấp dưới ngày càng tăng, với rất nhiều chương trình mới, như tài trợ xúc tiến việc làm - WPA và đường cao tốc. (iii) CQLB đã triển khai những chương trình lớn về trợ cấp và BHXH, hầu hết chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ thu nhập cho người lớn tuổi và hệ thống bổ sung tương xứng để khuyến khích các bang trợ cấp cho người già, người mù và người bệnh. I Phân cấp Tài khóa thực tế Thay đổi phân cấp tài khóa Ở Mỹ 100 năm qua Sự phân chia chi tiêu giữa các cấp chính quyền (địa phương, bang và liên bang) đã có sự thay đổi suốt hơn 50 năm qua. Bổ sung của ngân sách liên bang cho các bang ngày càng tăng, chủ yếu do những chương trình liên kết giữa CQLB và các bang trong những năm 60 như: trợ cấp tiền mặt và bảo hiểm y tế cộng đồng cho người nghèo . Hiện nay, bổ sung của NSLB chiếm hơn 20% nguồn thu của bang và địa phương. I Phân cấp Tài khóa thực tế Thay đổi phân cấp tài khóa Ở Mỹ 100 năm qua Nguồn thu và nhiệm vụ chi tiêu của bang và CQĐP có sự khác biệt lớn với CQLB. Về mặt chi, khoản chi lớn nhất của bang và CQĐP là cho giáo dục, theo sau đó là y tế và an toàn công cộng; những khoản chi lớn nhất của liên bang lại là y tế, an sinh xã hội, và quốc phòng, chi cho giáo dục không đáng kể. Về mặt thu , các bang chỉ nhận 17% trong nguồn thu phát sinh trên địa bàn từ thuế thu nhập, trong khi CQLB chiếm hơn một nửa nguồn thu này. Một nguồn thu chủ yếu có chiều hướng gia tăng tại cấp địa phương là thuế tài sản , đánh trên đất đai và bất kỳ tài sản nào được XD trên đó, Các loại thuế tài sản tăng lên 253 tỷ đôla vào năm 2001 và chiếm hơn 50% nguồn thu của các CQĐP (không kể phần bổ sung của liên bang). I Phân cấp Tài khóa thực tế 5. 2 Ph â n cấp tài khóa ở các nước phát triển khác So sánh với hầu hết các nước phát triển khác, các chính quyền cấp dưới (bang và địa phương) ở Mỹ được phân chia một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn thu và chi tiêu ngân sách quốc gia. Một quan sát với các nước OECD, được tổng hợp lại trong bảng 3 .1, cho thấy rằng: trung bình các chính quyền cấp dưới chỉ chiếm 22% tổng thu ngân sách, trong khi ở Mỹ con số này là 40%. Tuy nhiên, về mặt chi thì lại ít có sự khác biệt hơn: các chính quyền cấp dưới ở các nước OECD trung bình chi phối 32% tổng chi ngân sách, con số này ở Mỹ là khoảng 40%. I Phân cấp Tài khóa thực tế Chi tiêu CQ ĐP/tổng chi NS và thu CQĐP/tổng thu NS Chi tiêu % Nguồn thu % Greece 5.0 3.7 Portugal 12.8 8.3 France 18.6 13.1 Norway 38.8 20.3 United States 40.0 40.4 Denmark 57.8 34.6 OECD Average 32.2 21.9 5. 2 Ph â n cấp tài khóa ở các nước phát triển khác I Phân cấp Tài khóa thực tế Việc tập trung hóa quyền lực vào TW tồn tại ở một số nước khác như: Mêhicô, Úc, NaUy các chính quyền cấp dưới hầu như không có quyền về mặt pháp lý để thu thuế đối với công dân: quyền lực này được dành riêng cho CQTW. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia này, CQTW bổ sung một phần lớn nguồn lực cho các chính quyền cấp dưới. Nhiều quốc gia thực hiện cân bằng tài khóa bằng cách: CQTW phân phối trợ cấp cho các chính quyền cấp dưới với nỗ lực làm cân bằng lại sự cách biệt giữa các địa phương về tiềm lực tài chính . Điều này có thể được thực hiện bằng việc cung cấp nguồn trợ cấp lớn hơn cho những địa phương nghèo, nơi có nguồn thu thấp và ngược lại. 5. 2 Ph â n cấp tài khóa ở các nước phát triển khác I Phân cấp Tài khóa thực tế So với Mỹ, những nước khác cũng có sự phân cấp rất khác biệt trong chi tiêu NS từ chính quyền trung ương đến các chính quyền câp dưới. Có thể lấy một ví dụ, Ở Mỹ 30 - 40% trong chi tiêu của bang và địa phương được dành cho giáo dục. Trong khi đó trung bình ở các nước OECD con số này chỉ khoảng 20%, chính quyền trung ương của những nước này có một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. 5. 2 Ph â n cấp tài khóa ở các nước phát triển khác I Phân cấp Tài khóa thực tế Những năm gần đây , xu hướng phi tập trung hóa trong phân cấp tài khóa đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu . Ớ Mỹ, sự thay đổi chương trình trợ cấp là một ví dụ minh chứng. Ớ những quốc gia khác như Hunggari, Ý, Hàn Quốc, Mêhicô cũng đã có nh iều nỗ lực trong việc chuyển giao những trách nhiệm về y tế, giáo dục và trợ cấp từ CQTW đến các chính quyền cấp dưới. Như vậy, ở hầu hết các quốc gia chi tiêu của những chính quyền cấp dưới đã có sự gia tăng trong hơn nửa thế kỷ qua, kể cả bổ sung từ CQTW. Sự gia tăng nguồn tài trợ và quyền kiểm soát này đã và đang được đẩy mạnh, triển khai đồng bộ bởi yêu cầu gia tăng chất lượng hàng hóa công do ĐP cung cấp. 5. 2 Ph â n cấp tài khóa ở các nước phát triển khác I Phân cấp Tài khóa thực tế II. PHÂN CẤP TÀI KHÓA TỐI ƯU Những cách tiếp cận khác nhau về phân cấp tài khóa được nhìn nhận ở những nước khác nhau đều xuất phát từ một số câu hỏi cơ bản: Sự phân chia trách nhiệm tối ưu giữa các cấp chính quyền là gì ? Tại sao có những nhiệm vụ lại cần được thực hiện bởi CQĐP? Những loại chương trình đặc biệt nào CQTW nên thực hiện và nên phân cấp cho CQĐP thực hiện những hoạt động nào là thích hợp nhất ? 1. Mô hình Tiebout Năm 1956, Charles Tiebout đã đặt ra câu hỏi: Điều gì làm cho thị trường tư nhân có thể đảm bảo cung cấp một lượng hàng hóa tư tối ưu nhưng lại mất đi trong trường hợp hàng hóa công? Ông ấy cho rằng: những yếu tố mất đi đối với thị trường hàng hóa công đó là sự mua bán và cạnh tranh . Sự mua bán là yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả trong thị trường hàng hóa tư nhân. Còn cạnh tranh sẽ chỉ dẫn các DN sản xuất hiệu quả trong thị trường hàng hóa tư nhân cạnh tranh hoàn hảo. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 1. Mô hình Tiebout Tuy nhiên, nhiều hàng hóa công không hề có sự mua bán. chẳng hạn: tên lửa, nhưng c ông chúng không thể đưa ra tranh luận là liệu nên sống ở Mỹ hay ở Canada trên cơ sở dựa vào lượng tên lửa được CQLB Mỹ sản xuất. S ự cạnh tranh cũng rất hạn chế. Cụ thể: Các cử tri có thể lựa chọn các ứng cử viên dựa vào những lời hứa của họ về việc cung cấp các hàng hóa công, nhưng đây chỉ là một trong vô số các yếu tố để quyết định bầu chọn các ứng cử viên liên bang và tiến trình thay đổi quyết định của CQLB thì lại diễn ra rất chậm. Từ đó, ít có sự cạnh tranh thật sự ở chính quyền liên bang khi họ đưa ra các QĐ về cung cấp các hàng hóa công. Những QĐ như vậy có thể đưa đến kết quả là thiếu hiệu quả trong việc cung cấp hàng hóa công. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 1. Mô hình Tiebout Tuy nhiên, Tiebout cho rằng: Tình huống như trên sẽ khác khi hàng hóa công được cung cấp bởi CQ ĐP ( thuộc các bang), vì trong trường hợp này sự canh tranh sẽ phát sinh do công chúng có thể bầu cử với bàn chân của họ : nếu họ không hài lòng với sự cung cấp hàng hóa công của thành phố này, họ sẽ đến một thành phố khác, mà không có sự xáo trộn lớn đối với cuộc sống của họ như là khi chuyển tới một quốc gia khác. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 1. Mô hình Tiebout Giả sử, bạn có được thông tin về sự tham nhũng trong bộ máy của CP. Bạn có thể làm gì về vấn đề này? Bạn không thể chuyển sang một quốc gia khác để sống. Bạn chỉ là một lá phiếu trong tổng thể. Do vậy, bạn có rất ít cơ hội để loại bỏ những hoạt động kém hiệu quả của CP. Ngược lại, nếu b ạn biết được thông tin là CQĐP nơi bạn ở có dính líu đến vụ tham nhũng một dự án trường học. Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn: chuyển sang thành phố lân cận để sinh sống. Ớ đó có sự tương đồng với nơi bạn đang sống về chất lượng cuộc sống và chính quyền có kỷ luật tài chính tốt hơn. Trong phạm vi hàng hóa công do địa phương cung cấp, chúng ta có công cụ đo lường sự biểu lộ sở thích: tính di chuyển . 1. Mô hình Tiebout Tiebout cho rằng: chính tính di chuyển có thể tăng cường được hiệu quả trong việc sản xuất hàng hóa công của địa phương . Thật ra, ông ấy đã tranh luận rằng : trong những điều kiện nhất định , cung cấp hàng hóa công sẽ hoàn toàn hiệu quả ở cấp CQĐP. Giống như lôgíc sự cân bằng cạnh tranh sẽ tạo ra mức hiệu quả hàng hóa tư, thì sự cạnh tranh giữa các địa phương trong việc cung cấp hàng hóa công sẽ tạo ra mức hiệu quả hàng hóa công. Các địa phương không cung cấp tốt hàng hóa công thì người dân hay doanh nghiệp sẽ bỏ đi và di chuyển đến địa phương có chất lượng dịch vụ tốt hơn để cải thiện cuộc sống. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 1. Mô hình Tiebout chính thức Thông điệp chính của mô hình này là sự cạnh tranh giữa các địa phương trong việc cung cấp hàng hóa công sẽ làm cho việc cung cấp hàng hóa công trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, m ô hình này đưa ra một số giả định có lẽ phi thực tế. Cụ thể : XH có nhiều người tự chia giữa các thành phố mà chúng cung cấp các mức độ khác nhau về hàng hóa công. Mỗi thành phố i thì có Ni công dân, và mỗi một công dân trong bất kỳ thành phố nào đều có sở thích như nhau về hàng hóa công, có nhu cầu như nhau về chi tiêu hàng hóa công Gi. Mỗi thành phố tài trợ cung cấp hàng hóa công bằng việc đánh một mức thuế như nhau lên tất cả các công dân = Gi/Ni, nhằm huy động được tổng số tiền Gi cần thiết để tài trợ cung cấp hàng hóa công. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 1. Mô hình Tiebout chính thức Mô hình này giải quyết được vấn đề biểu lộ sở thích và tổng hợp sở thích, Thật vậy, nó khắc phục được vấn đề biểu lộ sở thích bởi vì không có động cơ nào cho người dân nói dối. Trong mô hình định giá Lindahl, động cơ nói dối xảy ra bởi vì nếu một người đưa ra mức giá hàng hóa thấp hơn, thì người đó đóng nộp một mức thuế thấp hơn: cứ mỗi một đôla định giá thấp giá trị hàng hóa công, thì người đó sẽ tiết kiệm được 1 đôla chịu thuế, nhưng đổi lại họ chỉ nhận được một lượng hàng hóa công nhỏ hơn 1/Ni. Tuy nhiên, với chính sách đánh một mức thuế giống nhau cho tất cả người dân , vì thế, họ không còn động cơ cho việc nói dốì. Vấn đề tổng hợp sở thích cũng được giải quyết bởi vì mỗi người dân trong thành phố đều muốn cùng một lượng hàng hóa công là Gi, và chính quyền thành phố có thể dễ dàng phân chia nguồn tài trợ cần thiết trên số lượng dân để xác định mức đóng góp thích hợp trên mỗi người. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 1. Mô hình Tiebout chính thức Vấn đề biểu lộ sở thích và tổng hợp sở thích được giải quyết, thì định giá Lindahl vận hành trong mô hình Tiebout. Mỗi cá nhân sẽ bày tỏ một cách trung thực nhu cầu của mình về lượng hàng hóa công cần thiết, các con số này sẽ được tổng hợp lại, và sau đó mỗi công dân sẽ chi trả một mức chi phí bằng cách lấy tổng chi phí chia cho số dân. Đây là một sự bình đẳng bởi vì mỗi người đều vui vẻ chi trả phần thuế để có hàng hóa công . Như vậy, điều kiện cho sự cung cấp hàng hóa công tối ưu đ ã được bắt gặp bởi vì số lượng hàng hóa công cung cấp được quyết định bởi sự tổng hợp từ những lợi ích của cá nhân. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout i . Vấn đề cạnh tranh Tiebout Mô hình Tiebout đưa ra một số giả định có thể không thực hiện được trong thực tế. Giả định đầu tiên là sự di chuyển hoàn hảo; các cá nhân có thể thực hiện việc bỏ phiếu bằng chân (voting with their feet), nhưng điều này thật khó trong thực tế. Chẳng hạn, hiện tại bạn đang định cư ở một địa phương với nhiều bạn bè và những tiện lợi khác. Cho dù ở đây chi phí dịch vụ khá đắt đỏ, bạn cũng khó lòng chuyển sang sinh sống ở một địa phương khác. Một vấn đề không thực tế nữa là : giả định người dân có đầy đủ thông tin về những lợi ích mà họ nhận được từ địa phương và tiền thuế mà họ nộp. trừ khi nó được công khai trên các phương tiện truyền thông địa phương (và dĩ nhiên bạn phải chú ý). I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout i. Vấn đề cạnh tranh Tiebout Đ ể mô hình Tiebout vận hành được , bạn nhất định phải chọn lựa hàng loạt các thành phố phù hợp với sở thích của bạn về hàng hóa công. Chẳng hạn, phạm vi bạn là vùng ngoại ô Boston, nơi có nhiều thành phố và gần nơi làm việc của bạn. Nhưng sự bỏ phiếu bằng chân có thể không thực tế ở những vùng khác vì quá xa nơi bạn đang làm việc. Những giới hạn về sự thay thế thích hợp đối với một thàn h phố có thể giới hạn tính hữu dụng của cơ chế Tiebout . I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout i. Vấn đề cạnh tranh Tiebout Cuối cùng, vi ệc cung cấp một số hàng hóa công đòi hỏi phải có qui mô đủ lớn . Sẽ không hiệu quả khi vận hành một trường học với quá ít học sinh hoặc xây dựng một công viên mà sẽ chỉ được sử dụng bởi một lượng ít ỏi công dân . B ởi vì những chi phí cố định để xây dựng trường học hay công viên quá lớn. Những chi phí cố định này dẫn đến hiệu quả qui mô. Càng có nhiều người sử dụng thì hiệu quả hàng hóa công sẽ càng cao hơn so với ít người. Một trường học có 1.000 HS thì số tiền thuế mà mỗi hộ dân phải đóng để tài trợ nguồn TC cho những chi phí cố định của trường sẽ ít hơn so với trường chỉ có 10 HS. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout i. Vấn đề cạnh tranh Tiebout M ô hình Tiebout đòi hỏi rằng phải có đủ các thành phố để các công dân có thể tự phân chia thành các nhóm có cùng sở thích về hàng hóa công. Điều này làm nảy sinh v ấ n đề: Chúng ta có thể phân chia dân chúng thành những nhóm người mà tất cả trong nhóm đó có cùng sở thích về hàng hóa công ? và liệu chúng ta có thể đảm bảo được rằng: những nhóm người này đủ lớn để phát huy được lợi thế qui mô theo yêu cầu của hàng hóa công hay không ? I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout ii.Vấn đề tài trợ của mô hình Tiebout V ấn đề thứ hai của sự vận hành mô hình Tiebout là yêu cầu tài trợ một mức thuế như nhau đối với mọi người dân. Cách thức tài trợ này được gọi là thuế khoán - mức đóng thuế cố định không phụ thuộc vào thu nhập tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ công, hay sự giàu có của mỗi người. Thuế khoán được coi là mất công bằng cao, bởi vì người giàu lẫn người nghèo đều phải đóng một mức thuế như nhau. Kết quả là, loại thuế này ít khi được sử dụng để tài trợ cho chi tiêu công. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout ii. Vấn đề tài trợ của mô hình Tiebout Ngược lại , khi các thành phố tài trợ cho hàng hóa công thông qua đánh thuế tài sản theo tỷ lệ %. Bất cập ở đây là thuế tài sản có thể là nguyên nhân của tình trạng “người nghèo đuổi người giàu” (the poor chase the rich) . Người càng giàu phải chia sẻ NS chi tiêu hàng hóa công lớn hơn người càng nghèo. Do vậy, người nghèo có xu hướng thích sống ở những cộng đồng có người giàu hơn mình. Với cách thức đó, người nghèo hơn sẽ thụ hưởng lợi ích từ tiền nộp thuế cao của những người hàng xóm giàu hơn mình. Nói cách khác, mọi người muốn sống ở những thành phố mà ở đó những người khác giàu hơn mình để họ có thể “hưởng tự do” số tiền nộp thuế cao của người hàng xóm của họ. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout ii. Vấn đề tài trợ của mô hình Tiebout Cách giải quyết bất cập trên là các thành phố quy định phân vùng , tức là giới hạn việc sử dụng nhà ở (zoning) với mục tiêu duy trì đặc tính của cộng đồng ĐP và bảo vệ cơ sở thuế . Qui định phân vùng phổ biến là: nhà cửa được xây dựng cách xa đường phố với một khoảng cách nhất định. Hay cấm sử dụng nhà của mình cho mục đích kinh doanh trong một vùng cư trú; qui định về số lượng người tối đa cư trú trong một tòa nhà hoặc một căn hộ; cấm nhiều hộ cùng sống trong một nhà. Qui định phân vùng ở những thành phố giàu có vô hình chung đã đẩy những người có thu nhập thấp hơn ra khỏi thị trường nhà ở. VD: 1 thành phố cấm nhiều gia đình sống chung 1 căn nhà, từ đó người nghèo không đủ tiền để di chuyển đến đây sinh sống để hưởng thụ tự do tiền thuế do người giàu nộp. Thực tế cho thấy: giá cả đất đai ở những địa bàn có phân vùng cao hơn những địa bàn không phân vùng. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout iii. Không có ngoại tác Vấn đề thứ 3 của mô hình Tiebout cho rằng: hàng hóa công chỉ phát huy hiệu quả trong một thành phố nhất định. Hiệu quả này không lan tỏa sang thành phố kế cận. Nếu như có sự lan tỏa thì cung cấp hàng hóa công phải được thực hiện bởi cấp chính quyền cao hơn. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout iii. Không có ngoại tác Giả sử thành phố nơi bạn ở , đang cân nhắc việc XD một công viên mới. Công viên này sẽ được sử dụng bởi người dân trong thành phố của bạn, nhưng nhiều người dân ở những thành phố lân cận có thể sử dụng công viên này. Theo Tiebout, khi thành phố quyết định là liệu có nên XD công viên hay không ? Họ chỉ xem xét sở thích của người dân trong thành phố mà thôi chứ không xem xét đến sở thích của những người dân ở vùng lân cận. Như vậy, chúng ta đang gặp phải rắc rối cơ bản trong việc cung- cấp hàng hóa công: khi người dân những vùng lân cận hưởng tự do mà không phải trả tiền công viên trong thành phố của bạn , chính quyền thành phố nơi bạn ở sẽ có xu hướng không cung cấp đầy đủ dịch vụ công viên . I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Những vấn đề phức tạp của mô hình Tiebout iii. Không có ngoại tác Rất nhiều hàng hóa công của ĐP có đặc trưng ngoại tác hoặc lan tỏa tương tự: cảnh sát (nếu phòng cảnh sát nơi thành phố bạn ở không đủ lớn, tội phạm trong thành phố có thể lan tỏa đến những vùng lân cận); các công trình y tế, giáo dục... Như vậy, có một đánh đổi cơ bản với cách tiếp cận Tiebout. Có rất nhiều thuận lợi đối với những hàng hóa công được cung cấp có tính địa phương cho những thành phố nhỏ có các cá nhân giống nhau, nhưng có lẽ tối ưu là để cấp chính quyền cấp trên cung cấp hàng hóa công mà có ngoại tác hoặc lan tỏa đến các thành phố kế cận, qua đó, có thể nội hóa ngoại tác. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 3 . Phân cấp tài khóa tối ưu Mặc dù mô hình Tiebout là một mô hình không hoàn hảo trên thực tế, nhưng những thay đổi trong chi tiêu và chính sách thuế địa phương có ảnh hưởng mạnh đến sự di cư và giá nhà ở. Những phát hiện thực chứng đã minh chứng được vấn đề này (nghiên cứu phản ứng về hành vi). Mặt khác, gợi ý của mô hình Tiebout cho việc thiết kế mô hình phân cấp tài khóa tối ưu là gì? Nói cách khác, mô hình Tiebout đã gợi ý đưa ra những nguyên tắc gì cần thực hiện để hướng dẫn việc cung cấp hàng hóa công ở các cấp chính quyền khác nhau ? I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 3 . Phân cấp tài khóa tối ưu Tiebuot gợi ý phạm vi hàng hóa công được cung cấp bởi chính quyền địa phương phải được xác định dựa trên 3 yếu tố: (i) M ối gắn kết giữa thuế phải nộp và lợi ích được hưởng. (ii) X ác định mức độ phân cấp tối ưu là phạm vi của những ngoại tác và ảnh hưởng lan tỏa tích cực trong việc cung cấp hàng hóa công . (iii) X ác định mức độ phân cấp tối ưu là kinh tế qui mô trong thuộc tính tự nhiên của các hàng hóa công . I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 3 . Phân cấp tài khóa tối ưu (i) M ối gắn kết giữa thuế phải nộp và lợi ích được hưởng. Phạm vi cung cấp hàng hóa công của địa phương sẽ hiệu qủa khi người dân thấy rằng: mức thuế mà họ phải nộp ngang bằng với mức hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho họ . Chẳng hạ n : những con đường ở địa phương, nên được cung cấp bởi địa phương. Vì có một sự liên kết trực tiếp giữa thuế và lợi ích trong chi tiêu vào đường giao thông ở địa phương: thuế tài sản cao sẽ tài trợ xây dựng những con đường có chất lượng tốt hơn và điều đó sẽ mang lại lợi ích cho hầu hết người dân ĐP. Những hàng hóa mà mối QH giữa thuế phải nộp và lợi ích được hưởng là yếu, chẳng hạn trợ cấp chi trả cho những người có thu nhập thấp, nên được cung cấp bởi CQ bang hoặc liên bang. Bởi vì, có một sự liên kết rất hạn chế giữa thuế và lợi ích trong chi trợ cấp: đa số người dân địa phương không được hưởng lợi từ hành động tái phân phối cho nhóm người có thu nhập thấp. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 3 . Phân cấp tài khóa tối ưu (ii) X ác định mức độ phân cấp tối ưu là phạm vi của những ngoại tác và ảnh hưởng lan tỏa tích cực trong việc cung cấp hàng hóa công . Nếu hàng hóa công địa phương có những ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn sang những địa phương khác, các địa phương sẽ có xu hướng cung cấp các hàng hóa này dưới mức cần thiết của người dân. Trong trường hợp này, chính quyền cấp cao hơn có vai trò xúc tiến sự cung cấp những hàng hóa công này. Chẳng hạn: xây dựng trường Đại học tại các Tp lớn. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 3 . Phân cấp tài khóa tối ưu (iii) X ác định mức độ phân cấp tối ưu là kinh tế qui mô trong thuộc tính tự nhiên của hàng hóa công . Những hàng hóa công có lợi thế kinh tế qui mô, chẳng hạn như : quốc phòng, sẽ không đạt được hiệu quả nếu thuộc thẩm quyền cung cấp của địa phương. Ngược lại, n hững hàng hóa công không có lợi thế kinh tế qui mô, chẳng hạn như : trật tự xã hội, chiếu sáng công cộng...có thể được cung cấp một cách hiệu quả hơn từ CQĐP trong mô hình cạnh tranh của Tiebout. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 3 . Phân cấp tài khóa tối ưu Mô hình Tiebout cho rằng : chi tiêu địa phương cần tập trung cho các chương trình có ít những ngoại tác và lợi thế kinh tế qui mô không đáng kể , như: sửa chữa đường xá,vệ sinh công cộng. Tương tự, các địa phương nên đóng vai trò khiêm tốn trong việc cung cấp những hàng hóa công mang tính tái phân phối (như trợ cấp người nghèo), có những ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn (như giáo dục), có lợi thế kinh tế qui mô đáng kể (như quốc phòng). Phân cấp tài khóa ở Mỹ hiện đang theo đuổi những nhận định này. Những công trình công cộng được tài trợ bởi cấp địa phương, các chương trình mang tính chất tái phân phối được tài trợ bởi cấp bang và liên bang, và quốc phòng là một chương trình quốc gia. Giáo dục một nửa được tài trợ bởi địa phương, một nửa được tài trợ bởi cấp chính quyền cao hơn, đó là cách thích hợp để gắn kết những ảnh hưởng lan tỏa của giáo dục. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 1. Lý do phải tái phân phối giữa các cấp chính quyền Hiện c ó hai quan điểm, lý do về tái phân bổ từ những địa phương, cộng đồng có nguồn thu/chi tiêu cao sang những địa phương, cộng đồng có nguồn thu/chi tiêu thấp. Thứ nhất , là những thất bại của cơ chế Tiebout. T hứ hai , thực hiện tái phân bổ là giải quyết các ngoại tác III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 1. Lý do phải tái phân phối giữa các cấp chính quyền i. Những thất bại của cơ chế Tiebout. C ó những lý do giải thích tại sao người dân không thể bỏ phiếu hiệu quả bằng bàn chân của họ , chẳng hạn như : đưa ra những qui định ngăn cản làm cho nhà ở trở nên rộng và giá cả đắt đỏ ở những cộng đồng có hàng hóa công mức độ cao. Trong tình huống này, có thể có những người mong muốn các hàng hóa công được cung cấp ở mức độ cao nhưng họ không thể có đủ khả năng để mua nhà có chất lượng cao bởi quy định của “nguyên tắc phân vùng” . Những người này đành phải ở lại những thành phố có mức cung cấp hàng hóa công thấp, nơi họ có khả năng mua nhà ở. Trong trường hợp này, tính hiệu quả sẽ có khi thực hiện tái phân bổ cho những thành phố có mức cung cấp hàng hóa công thấp để giúp những cá nhân bị rơi vào tình thế bắt buộc phải tiêu dùng hàng hóa công dưới mức mong muốn. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 1. Lý do phải tái phân phối giữa các cấp chính quyền ii. Thực hiện tái phân bổ là giải quyết ngoại tác Nếu phần lớn nguồn thu thuế của ĐP được chi tiêu cho các hàng hóa công tạo ra ngoại tác tích cực hoặc ảnh hưởng lan tỏa sang các địa phương khác, thì tiêu chuẩn ngoại tác là căn cứ để các cấp chính quyền cao hơn thực hiện trợ cấp chi tiêu cho những địa phương cung cấp những hàng hóa công tạo ra ngoại tác tích cực . Chẳng hạn : giáo dục tiểu học chất lượng cao ở một thành phố dẫn đến làm giảm tỷ lệ tội phạm ở cả thành phố này và những thành phố lân cận. Trong trường hợp này, có thể là tối ưu khi chính quyền bang điều tiết bớt nguồn thu ở thành phố có nguồn thu cao và tái phân bổ cho những thành phố có nguồn thu thấp để bảo đảm rằng thành phố có nguồn thu thấp có thể cung cấp giáo dục tiểu học chất lượng cao. I Phân cấp Tài khóa Tối ưu 2. Các công cụ tái phân bổ: trợ cấp (grants) Nếu các cấp CQ cao hơn quyết định ( dựa vào một trong hai lý do trên ) tái phân bổ giữa các cấp chính quyền thấp hơn, thì họ thực hiện những khoản trợ cấp liên chính quyền . Các khoản trợ cấp chiếm một phần lớn và đang có xu hướng tăng trong chi tiêu của CQLB Mỹ . Từ năm 1960 đến năm 2003, các khoản trợ cấp cho các cấp chính quyền thấp hơn tăng từ 7,6% lên 17,9% chi tiêu của CQLB. Tuy nhiên, các chính quyền bang cũng luôn luôn dành một phần lớn trong ngân sách để trợ cấp cho các CQĐP. Từ năm 1960 đến năm 2000, các khoản trợ cấp của bang cho CQĐP thực tế có giảm nhẹ, từ 34,1% xuống còn 30,2% chi tiêu của bang, chủ yếu là tài trợ cho giáo dục. Các cấp chính quyền cao hơn đã sử dụng nhiều hình thức tài trợ khác nhau cho CQĐP . III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ: trợ cấp (grants) Các cấp chính quyền cao hơn đã sử dụng nhiều hình thức tài trợ khác nhau cho chính quyền đại phương bao gồm: - Trợ cấp có đối ứng (matching grants) - Trợ cấp cả gói không điều kiện (Block grants) - Trợ cấp cả gói có điều kiện (Conditional block grant) III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ i.Trợ cấp có đối ứng (matching grants) Là loại trợ cấp mà chính quyền bang sử dụng để tạo sự ràng buộc giữa lượng ngân sách được trợ cấp với phần ngân sách của địa phương chi tiêu cho hàng hóa công . Chẳng hạn, trợ cấp có đối ứng 1-1 cho khoản chi gịáo dục. Khi đó, Chính quyền bang sẽ trợ cấp cho các địa phương 01 đôla trên mỗi 01 đôla mà địa phương chi cho giáo dục. T rên thực tế tỷ lệ đ ối ứng có thể giao động từ 0,01 đến hơn 1. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ i.Trợ cấp có đối ứng (matching grants) Trợ cấp đối ứng 1-1 làm giảm chi phí giáo dục xuống một nửa; mỗi đôla chi cho giáo dục hiện tại đối với Tp Lexington chỉ có chi phí 50 cent, vì 50 cent còn lại do chính quyền bang trợ cấp. Sự thay đổi này làm đường giới hạn ngân sách AB thay đổi thành AC trong đồ thị 3 .3 . Khoản trợ cấp này làm gia tăng chi tiêu cho giáo dục qua cả thu nhập và những ảnh hưởng thay thế. Trong ví dụ, tổng NS chi cho giáo dục tăng từ 500.000 đôla lên 750.000 đôla, tại điểm Y. Tp Lexington chi 375.000 đôla và nhận từ chính quyền bang 375.000 đôla từ chính sách trợ cấp đối ứng cho giáo dục. Trong 1 triêu đôla ngân sách gốc, khi có trợ cấp, Lexington dành ra 625.000 đôla để chi cho tiêu d ù ng hàng hóa cá nhân (500.000 đôla ban đầu cộng thêm 125.000 đôla họ không phải chi cho giáo dục như lúc chưa có trợ cấp) Kết quả là, chi tiêu cho cả giáo đục và hàng hóa cá nhân đều gia tăng. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ i.Trợ cấp có đối ứng (matching grants) $1000 Chi tiêu giáo dục (1000 USD) Chi tiêu cá nhân (1000 USD) $1000 $500 IC 1 $0 $750 $2000 $625 $500 Z IC 2 Y A C B Hình 3.3 Tác động của trợ cấp đối ứng đến giới hạn ngân sách III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ ii.Trợ cấp cả gói không điều kiện Đây là loại trợ cấp mà chính quyền bang trao cho địa phương một khoản trợ cấp G nhất định mà không ràng buộc chi tiêu như thế nào. Mục đích là đ ể cho chi phí của chính quyền bang cố định. Giả sử chính quyền bang trợ cấp vô điều kiện cho Lexington 375.000 đôla. Bởi vì khoản trợ cấp trọn gói này làm cho Lexington đủ khả năng để tăng chi tiêu lên 1.375.000 đôla cho cả giáo dục và hàng hóa cá nhân, nên nó làm cho đường giới hạn ngân sách từ AB dịch chuyển thành DE như mô tả ở đồ thị 3 .4. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ ii.Trợ cấp cả gói không điều kiện $1375 Y Chi tiêu giáo dục (1000 USD) Chi tiêu cá nhân (1000 USD) $1000 $500 IC 1 $0 $750 $2000 $625 $500 Z IC 3 A $800 $575 $ 1000 $1375 X C D Ảnh hưởng thu nhập Ảnh hưởng thay thế B E Hình 3.4 Tác động của trợ cấp không điều kiện đến giới hạn ngân sách III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ ii.Trợ cấp cả gói không điều kiện K hi bang đang trao cho Tp Lexington một khoản tiền tương tự (cũng là 375.000 đôla) nhưng với trợ cấp trọn gói không điều kiện, nó có một sự ảnh hưởng rất khác biệt lên hành vi của thành phố này. Chỉ một lượng rất ít trong số trợ cấp này được chi cho giáo dục, hầu hết dùng tăng chi cho tiêu dùng hàng hóa cá nhân. Trong ví dụ này, thành phố này đã di chuyển đến điểm Z, tăng chi cho giáo dục chỉ 75.000 đôla và cho hàng hóa cá nhân tới 300.000 đôla (từ 500.000 đôla lên 800.000 đôla). III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ ii.Trợ cấp cả gói không điều kiện Còn đốì với trợ cấp trọn gói vô điều kiện sự gia tăng chi cho giáo dục (75.000 đôla) là thấp hơn so với trợ cấp đối ứng (350.000 đôla) bởi vì lúc này chỉ có một ảnh hưởng duy nhất lên chi giáo dục của Lexington là thu nhập, trong khi trợ cấp đối ứng có cả ảnh hưởng thu nhập lẫn tác động thay thế. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ ii.Trợ cấp cả gói không điều kiện Từ đó, cho thấy: Lexington trở nên tốt hơn với trợ cấp trọn gói không điều kiện so với trợ cấp có đối ứng . Điều này có thể thấy được qua đồ thị với đường giới hạn ngân sách của trợ cấp trọn gói (DE) , thành phố này vẫn còn khả năng để chọn điểm Y, với chi giáo dục tăng lên 750.000 đôla và chi cho hàng hóa cá nhân tăng lên 625.000 đôla. Thế nhưng họ đã có một chọn lựa khác. Khi thành phố này chọn điểm Z, nó có một đường bàng quang cao hơn . Đó là, xét điều kiện tự chủ chi tiêu, số tiền trợ cấp mà không có những qui định điều kiện như trợ cấp đối ứng thì thành phố thích chi nhiều tiền cho các hàng hóa cá nhân hơn là giáo dục. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ ii.Trợ cấp cả gói không điều kiện Như vậy, lựa chọn tối ưu cơ chế trợ cấp tùy thuộc vào mục tiêu trợ cấp. Nếu mục tiêu là làm tăng ph ú c lợi cho chính quyền cấp dưới, thì khoản trợ cấp trọn gói không điều kiện sẽ trở nên hiệu quả. Nhưng nếu mục tiêu là khuyến khích chi tiêu cho các hàng hóa công, như giáo dục chẳng hạn , thì những khoản trợ cấp đối ứng sẽ trở nên hiệu quả vì chúng sẽ đặt cả ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập cùng vận hành để gia tăng chi tiêu của thành phố. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2 . Các công cụ tái phân bổ iii.Trợ cấp cả gói có điều kiện Giả định rằng Massachusetts muốn cho Lexington trở nên tốt hơn với trợ cấp cả gói vô điều kiện so với trợ cấp đối ứng , nhưng nó lại muốn chi cho giáo dục tăng lên nhiều hơn . Một trong cách thức mà bang có thể thực hiện là trợ cấp trọn gói có điều kiện, một lượng tiền cố định chuyển giao cho thành phố với quy định là chỉ được chi cho giáo dục. Trong trường hợp này, bang này có thể cấp cho Lexington 375.000 đôla và bắt buộc rằng số tiền này phải được chi cho giáo dục III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ iii.Trợ cấp cả gói có điều kiện Ảnh hưởng của trợ cấp cả gói có điều kiện được thể hiện ở đồ thị 3 .5 . Bây giờ Lexington có thể chi cho giáo dục 375.000 đôla trong khi tiếp tục chi toàn bộ số tiền ban đầu là 1 triệu đôla cho các hàng hóa cá nhân. Như vậy, phân đoạn đầu tiên của đường giới hạn ngân sách bây giờ là AF. Tuy nhiên, khi Lexington chi hơn 375.000 đôla cho giáo dục thì sự phân bổ nguồn lực cho hàng hóa cá nhân và giáo dục lúc này cũng giống như khi họ nhận trợ cấp cả gói vô điều kiện: điều kiện được áp đặt trong khoản trợ cấp này không quan trọng nếu thành phố Lexington sẵn sàng chi hơn 375.000 đôla cho giáo dục . Bởi vậy, đường giới hạn NS mới là AFE. Với những điểm trên trục hoành vượt ra ngoài phạm vi 375.000 đôla, đường giới hạn ngân sách mới này tương tự như đường giới hạn ngân sách trong trường hợp trợ cấp cả gói vô điều kiện. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ iii.Trợ cấp cả gói có điều kiện $1375 Y Chi tiêu giáo dục (1000 USD) Chi tiêu cá nhân (1000 USD) $1000 $500 IC 1 $0 $750 $2000 $625 $500 Z IC 3 A $800 $575 $1000 $1375 E B X C D Ảnh hưởng thu nhập Ảnh hưởng thay thế F Hình 3.5 Tác động của trợ cấp có điều kiện đến giới hạn ngân sách III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ iii.Trợ cấp cả gói có điều kiện Như ở đồ thị 3 .5 , đưa thêm điều kiện này vào không hề có ảnh hưởng nào tới hành vi của Lexington: thành phố này vẫn chọn chi cho giáo dục như với trường hợp cả gói vô điều kiện (tại điểm Z). Bởi vì Lexington đã sẵn sàng chi hơn 375.000 đôla cho giáo dục nên trợ cấp cả gói có điều kiện trong trường hợp này cũng có ảnh hưởng giống như khi bang trợ cấp cho Lexington 375.000 đôla mà không có điều kiện . Đây là một ví dụ về sự chèn lấn. Chính quyền bang trợ cấp cho thành phố 375.000 đôla để chi cho giáo dục, nhưng thành phố này chỉ chi 75.000 đôla trong số 375.000 đôla đó cho giáo dục, chi 300.000 đôla còn lại cho các hàng hóa cá nhân. Như vậy, 80% (300.000 đôla /375.000 đôla) trong khoản chi của bang đã bị chèn lấn bởi phản ứng của thành phố. Mặc dù, khoản trợ cấp của bang thì lớn, nhưng chi tiêu giáo dục của ĐP chỉ tăng thêm một số lượng nhỏ. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền 2. Các công cụ tái phân bổ iii.Trợ cấp cả gói có điều kiện Như vậy, thêm điều kiện vào trợ cấp không có điều kiện sẽ ảnh hưởng đến hành vi của Lexington chỉ khi nào thành phố đã chọn lựa chi tiêu ít hơn 375.000 đôla cho giáo dục từ khoản tiền trợ cấp không có điều kiện. Trong trường hợp này, đưa thêm điều kiện vào trợ cấp trọn gói không có điều kiện làm tăng chi cho giáo dục thêm hơn 75.000 đôla. Nếu các thành phố như Lexington nhất định chi cho giáo dục hơn 375.000 đôla cho dù có ràng buộc hay không, thì việc đưa thêm điều kiện vào khoản trợ cấp trọn gói cũng không có ý nghĩa gì. III.Tái phân phối giữa các cấp Chính quyền Tài liệu tham khảo bổ sung 1. Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2015 và các NĐ, thông tư hướng dẫn kèm theo. Câu hỏi và bài tập 1. Giả sử có 2 loại hàng hóa: trường công và hỗ trợ thực phẩm cho những bà mẹ đơn thân. Xem xét từ mô hình Tiebout. Hàng hóa nào được cung cấp có tính địa phương hiệu quả hơn. Hàng hóa nào được cung cấp bởi trung ương hiệu quả hơn ? Giải thích. 2. Bang Minnegan đang xem xét 2 phương pháp tài trợ xây dựng đường giao thông địa phương, hỗ trợ có đối ứng và hỗ trợ không có điều kiện. Trong trường hợp hỗ trợ có đối ứng, Minnegan sẽ chi 1 đôla ứng với mỗi 1 đôla được chi tiêu bởi chính quyền địa phương. Trong 2 phương pháp, phương pháp nào sẽ dẫn đến mức độ cao hơn chi tiêu của địa phương về đường giao thông ? Giải thích. Câu hỏi và bài tập 3. Chính quyền địa phương nơi bạn ở đưa ra chính sách xổ số kiến thiết mới và công bố rằng: chính quyền sẽ dành nguồn thu huy động được từ xổ số kiến thiết để chi cho giáo dục. Hỏi: Lý thuyết kinh tế gợi lên điều gì về hiệu ứng của chính sách xổ số kiến thiết cho chi tiêu giáo dục trong thực tế. Từ mô hình Tiebuot đã gợi ý cho chính quyền địa phương về phạm vi hàng hóa công được cung cấp muốn có hiệu quả cần phải được xác định dựa trên yếu tố nào ? Giả sử có 3 loại hàng hóa: trường tiểu học, trường đại học nghiên cứu cơ bản và hỗ trợ thực phẩm cho những người già đơn thân. Xem xét từ mô hình Tiebout. Hàng hóa nào được cung cấp có tính địa phương hiệu quả hơn?. Hàng hóa nào được cung cấp bởi trung ương hiệu quả hơn ? Hàng hóa nào nên có sự kết hợp giữa trung ương và địa phương ? Giải thích. Bài kiểm tra giữa kỳ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_tai_chinh_cong_quan_ly_tai_chinh_cong_chuong_3_pha.ppt
Tài liệu liên quan