13.5.2.2. Loại mạnh, không cân bằng (nóng nảy)
- Đặc điểm: hưng phấn, ức chế đều mạnh trong đó hưng phấn mạnh hơn ức chế.
PXCĐK dễ hình thành nhưng ức chế phản xạ rất khó.
- Biểu hiện: hăng hái, nghịch ngợm, thiếu kỉ luật, khó dạy bảo.
13.5.2.3. Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt:
- Đặc điểm: quá trình hưng phấn và ức chế mạnh ngang nhau. PXCĐK dễ thành
lập nhưng cũng dễ xóa đi.
- Biểu hiện: có nghị lực, tự chủ, hăng hái, lạc quan nhưng cũng dễ bi quan.
13.5.2.4. Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt:
- Đặc điểm: hưng phấn và ức chế đều mạnh. Quá trình chuyển từ hưng phấn sang
ức chế hoặc ngược lại rất chậm.
- Biểu hiện: điềm đạm, bình tĩnh, chín chắn, có nghị lực, có điều độ, khó nổi nóng
nhưng lâu nguôi, bảo thủ, lề mề.
* Đặc điểm của hoạt động thần kinh cao cấp mang tính chất di truyền nhưng
chúng có thể thay đổi ở nhiều mức độ tùy theo công tác giáo dục và rèn luyện. Cho nên
vấn đề giáo dục từ tuổi ấu thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu có biện pháp giáo
dục kịp thời, thích hợp, đúng đắn sẽ giúp trẻ phát huy những tính tốt, giảm tính xấu.
84 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non - Trần Ngọc Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
enzim, vitamin: Co, Cu, Zn, Flo Ngoài ra, chất khoáng còn tham gia xúc tác cho
nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể.
7.4.3. Trao đổi năng lượng trong cơ thể
Kết quả của các quá trình trao đổi protein, lipit, saccarit là sinh ra năng lượng cho
cơ thể. Quá trình trao đổi năng lượng là sự chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất
hữu cơ thành các dạng năng lượng khác. Nhiệt năng, cơ năng, điện năng để tổng hợp
chất sống mới, sinh công, sinh nhiệt. Gần 75% năng lượng biến thành nhiệt năng, phần
năng lượng dự trữ được tích lũy trong hợp chất ATP. Nhu cầu năng lượng phụ thuộc
vào trạng thái cơ thể, lứa tuổi, giới tính, khí hậu, khối lượng cơ thể.
7.4.4. Cơ sở sinh lí của khẩu phần thức ăn
Khi lập khẩu phần năng lượng cho trẻ em cần đảm bảo đủ nhu cầu về lượng và
chất.
7.4.4.1. Nhu cầu về chất: những chất cần thiết đối với trẻ em là: protein, lipit, saccarit,
vitamin, nước, muối khoáng Nhu cầu về chất dinh dưỡng, phụ thuộc vào giới tính,
lứa tuổi, tình trạng sinh lí và hoạt động của trẻ em.
7.4.4.2. Nhu cầu về lượng: đối với trẻ em nhu cầu năng lượng phải cao hơn năng lượng
tiêu hao hằng ngày vì trẻ em cần tích lũy năng lượng cho cơ thể phát triển. Khi tính
nhu cầu về năng lượng cần cung cấp phải tính thêm năng lượng tiêu hao khi oxy hóa
chất đó và tỉ lệ hấp thu của cơ thể đối với từng chất.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày sự chuyển hóa các chất: protein, lipit, saccarit, nước và muối khoáng ở trẻ
em.
2. Trình bày vai trò và nhu cầu các loại vitamin chính ở trẻ em
49
Chương 8. HỆ SINH DỤC
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam, nữ.
- Biết được chu kì kinh nguyệt và giải thích được tại sao khi có thai thì không có kinh.
- Hiểu được các biện pháp giữ gìn vệ sinh hệ sinh dục để áp dụng vào công tác nuôi
dạy trẻ.
8.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ
8.1.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam
Hình 8.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam
50
8.1.1.1. Tinh hoàn: gồm 1 đôi tuyến hình trứng nằm trong da gọi là bìu. Gồm nhiều
thùy, mỗi thùy có 3 - 4 ống sinh tinh dài, cong queo là nơi sinh ra tinh trùng.
8.1.1.2. Ống dẫn tinh: có một đôi nối với túi chứa tinh và nhập với tuyến tiền liệt tạo
thành ống phóng tinh.
8.1.1.3. Tuyến tiền liệt: tiết ra chất lỏng màu trắng + tinh trùng → tinh dịch.
8.1.1.4. Túi chứa tinh: gồm 2 túi là nơi dự trữ tinh trùng.
8.1.1.5. Dương vật: là cơ quan niệu - sinh dục, thân hình trụ hơi dẹp bên gồm nhiều tổ
chức cương cứng.
8.1.2. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
Hình 8.2. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
8.1.2.1. Buồng trứng: gồm một đôi tuyến nằm 2 bên tử cung chứa nhiều nang trứng đến
thời kì rụng trứng mỗi nang trứng cho ra một trứng.
8.1.2.2. Ống dẫn trứng: gồm một đầu loe thành phễu để hứng trứng đầu kia thông với
tử cung.
8.1.2.3. Tử cung: là nơi tiếp nhận và nuôi dưỡng trứng nên gọi là dạ con. Phần trên
thông với ống dẫn trứng, phần dưới thông với âm đạo.
8.1.2.4. Âm đạo: là một ống dài chừng 25 cm thông với tử cung và âm hộ.
51
8.1.2.5. Âm hộ: là bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Phía trên có lỗ niệu, phía dưới là lỗ
âm đạo có màng trinh ngăn cách giữa bộ phận sinh dục ngoài và trong. Phía trên lỗ
niệu là âm vật có nhiều đầu mút dây thần kinh.
8.2. Tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
8.2.1. Tế bào sinh dục đực (tinh trùng)
- Đầu: có thể đỉnh, nhân, bao enzim.
- Giữa: chứa ti thể cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động.
- Đuôi: giúp tinh trùng chuyển động.
8.2.2. Tế bào sinh dục cái (trứng)
Có kích thước lớn khoảng 100 - 150 μ chứa một ít noãn hoàng để nuôi hợp tử
trong giai đoạn đầu.
8.3. Sự sản sinh tinh trùng và trứng – chu kỳ kinh nguyệt
8.3.1. Sự sản sinh tinh trùng
Được thực hiện trong ống sinh tinh của tinh hoàn.
Tinh nguyên bào (2n) → tinh bào cấp 1 (2n) → 2 tinh bào cấp 2 (n kép) → 4 tinh
tử (n) → 4 tinh trùng (n).
Tinh trùng theo ống dẫn tinh đến dự trữ ở túi tinh. Con người có khả năng sản
sinh tinh trùng quanh năm, suốt đời (từ lúc dậy thì) và phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc
biệt là hormol.
8.3.2. Sự sản sinh trứng
Được thực hiện ở buồng trứng, do các nang trứng phát triển thành.
Noãn nguyên bào (2n) → noãn bào cấp 1 (2n) → noãn bào cấp 2 (n kép) → 1
trứng (n) + 3 thể cực (n).
Khi trứng chín, nang trứng phồng lên, vỡ ra giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng.
Trứng được sản sinh từ tuổi dậy thì cho đến lúc mãn kinh. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh
sản thường có 1 trứng chín và rụng/tháng. Trong cuộc đời người phụ nữ sản sinh
khoảng 350 - 400 trứng.
52
8.3.3. Chu kỳ kinh nguyệt
Mỗi chu kì khoảng 28 - 30 ngày gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tuyến yên tiết FSH và LH kích thích nang trứng phát triển và tăng
tiết oestrogen. Lớp niêm mạc tử cung dày lên chứa nhiều mạch máu. Khoảng giữa kỳ
thì trứng rụng (ngày 14 - 16) thường là 1 trứng.
- Giai đoạn 2: khi trứng rụng, nang trứng biến thành thể vàng. Thể vàng tiết
progesterol kích thích sự phát triển của lớp niêm mạc trong tử cung đồng thời ức chế
tuyến yên tiết FSH và LH. Nên trong thời gian thể vàng tồn tại không có 1 nang trứng
nào chín và rụng. Nếu trứng được thụ tinh trứng sẽ nuôi thể vàng nên thể vàng tồn tại
suốt thời kì mang thai. Nên khi mang thai thì không xuất hiện kinh. Nếu trứng không
thụ tinh, thể vàng teo đi, lượng hormol progesterol giảm dần. Các mao mạch trong tử
cung xoắn lại làm vỡ thành mạch. Máu cùng với các yếu tố nuôi dưỡng trứng bị đẩy ra
ngoài làm xuất hiện kinh nguyệt. Lượng máu mất khoảng 100 - 200 ml trong 3 - 5
ngày. Đồng thời khi hormol progesterol hết, tuyến yên không bị ức chế. Nó sẽ tăng
cường tiết FSH và LH kích thích một nang trứng chín và rụng để thực hiện một chu kỳ
tiếp theo.
8.4. Sự thụ tinh và thụ thai
8.4.1. Sự thụ tinh
Sau khi trứng rụng, trứng rơi vào phễu của ống dẫn trứng rồi di chuyển theo ống
dẫn trứng. Quá trình thụ tinh diễn ra ở 1/3 phía phễu ống dẫn trứng khi trứng gặp tinh
trùng ở đó. Khi gặp trứng, đầu của tinh trùng tiết ra enzim hyaluronidaza có tác dụng
hòa tan màng trứng nơi tinh trùng tiếp xúc. Khi phần đầu của tinh trùng chui qua màng
trứng thì màng trứng khép lại cắt đứt phần đuôi của tinh trùng đồng thời không cho
tinh trùng khác xâm nhập vào. Sau đó nhân tinh trùng tiến lại nhân của trứng và kết
hợp để tạo thành hợp tử.
8.4.2. Sự hình thành và phát triển của nhau thai
Sau khi thụ tinh, hợp tử bắt đầu phân bào và di chuyển xuống tử cung rồi làm tổ ở
đó, phát triển và lớn dần lên. Hai tuần đầu phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy từ
53
dịch tử cung và noãn hoàng. Sau đó nhau thai hình thành, đảm bảo sự trao đổi chất cho
thai nhi. Đến cuối tháng 1 thai bắt đầu hình thành cơ quan. Cuối tháng 2 mầm mống cơ
quan đã được biệt hóa xong. Thai 3 tháng các cơ quan bắt đầu hoạt động. Thai 4 tháng
xương được hình thành và hệ tiêu hóa hoạt động. Lông tơ phủ đầy thân vào tháng 7 đến
cuối tháng 8 lớp lông đó mới rụng. Tinh hoàn rơi vào bìu và các cơ quan tiếp tục phát
triển và hoàn thiện. Thời gian mang thai khoảng 280 ngày.
8.5. Giáo dục giới tính cho trẻ
- Phương pháp giáo dục đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi.
- Chăm sóc cho trẻ về vệ sinh.
- Trả lời khôn khéo, hợp lí các câu hỏi của trẻ.
8.6. Vệ sinh hệ sinh dục
- Cung cấp cho trẻ những hiểu biết khoa học về giới tính.
- Hình thành cho bé trai thói quen ngủ không nằm co quắp, không kích thích cơ
quan sinh dục, giữ vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày.
- Giải thích cho bé gái biết hiện tượng dậy thì, có kĩ xão và thói quen giữ gìn vệ
sinh kinh nguyệt.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dục nam.
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ.
3. Chu kì kinh nguyệt diễn ra như thế nào?
4. Nêu các biện pháp vệ sinh hệ sinh dục và giáo dục giới tính cho trẻ mầm non.
54
Chương 9. CÁC TUYẾN NỘI TIÊT
* Mục tiêu
- Trình bày được vai trò của hormol trong cơ chế điều tiết hoạt động của cơ thể.
- Biết được vai trò của các tuyến nội tiết chính đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cơ thể trẻ em.
9.1. Đại cương về nội tiết
9.1.1. Đặc điểm cấu tạo của tuyến nội tiết
- Không có ống dẫn.
- Kích thước nhỏ.
- Có hệ thống mạch máu rất phong phú.
9.1.2. Đặc điểm của hormol
Hormol là do tuyến nội tiết ra, phần lớn có bản chất protein. Hormol có những
đặc điểm sau:
- Mỗi hormol đều do một tuyến nội tiết nhất định nào đó tiết ra.
- Mỗi loại hormol chỉ có ảnh hưởng tới hoạt động của một nhóm cơ quan nhất
định được gọi là cơ quan đích.
- Dễ bị phân hủy nên tác dụng không kéo dài.
- Không mang tính đặc trưng cho loài. Mỗi hormol có thể có tác dụng với nhiều
loài.
9.1.3. Vai trò của hormol
- Tham gia kiến tạo và phát triển cơ thể. Giúp cho cơ thể sinh trưởng và phát triển
được bình thường: hormol sinh trưởng của tuyến yên, hormol sinh dục.
- Điều tiết hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể
- Điều hòa quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể: glycogen ↔
glucoz.
55
9.2. Chức năng của từng tuyến nội tiết
9.2.1. Tuyến yên
9.2.1.1. Đặc điểm chung: tuy chỉ nhỏ bằng hạt đậu xanh nhưng là tuyến quan trọng của
cơ thể. Tiết hormol điều khiển nhiều hoạt động của cơ thể: sinh trưởng, phát triển, rụng
trứng, tiết sữa và chi phối các tuyến khác. Khối lượng 34 – 60 mg ở người lớn và 10 -
15 mg ở trẻ sơ sinh. Có 3 thùy.
9.2.1.2. Các hormol của tuyến yên
* Hormol thùy trước
- Hormol sinh trưởng somatotropin (STH): có vai trò đối với sự sinh trưởng của
cơ thể. Nếu số lượng STH ít chiều cao không phát triển, nếu STH thừa thì xuất hiện
triệu chứg khổng lồ.
- Adrenocoocticotropin (ACTH): kích thích hoạt động của tuyến trên thận tăng
cường tổng hợp coocticosreroit.
- Tireotropin: kích thích hoạt động của tuyến giáp.
- Prolan A: kích thích tạo hormol sinh dục nam, nữ.
* Hormol thùy giữa melanotropin (MSH): kích thích tạo sắc tố đen trên da.
* Hormol thùy sau:
- Oxytoxin: tăng cường co bóp dạ con, điều hòa tiết sữa.
- Vazoprexin: tăng huyết áp, giảm tiết niệu.
9.2.2. Tuyến giáp
9.2.2.1. Đặc điểm chung: nằm ở 2 phía bên dưới hầu và thanh quản, trên khí quản.
Khối lượng : 20 g. Tiết hormol chính là tiroxin mọi hoạt động của tuyến giáp chịu sự
chi phối của tuyến yên thông qua hormol TSH.
9.2.2.2. Chức năng: điều tiết quá trình chuyển hóa I2 trong cơ thể.
- Thiểu năng tuyến giáp: do chức năng của tuyến giáp giảm nên các tế bào tuyến
phải tăng sinh để bù đắp sự thiếu hụt hormol. Gây triệu chứng mệt mỏi, ăn không ngon,
rối loạn hoạt động thần kinh, trí nhớ giảm sút, rối loạn chức năng sinh dục, tim đập
yếu, phù nề.
56
- Ưu năng tuyến giáp: do thừa hormol tiroxin làm xuất hiện bệnh Bazedo, bướu
lồi mắt Người bệnh xuất hiện bướu cổ, mắt lồi, tim đập nhanh.
9.2.3. Tuyến cận giáp
9.2.3.1. Đặc điểm chung: gồm khoảng 2 - 8 cấu trúc nhỏ nằm rải rác 2 bên bề mặt sau
của tuyến giáp. Khối lượng: 3 g.
9.2.3.2. Chức năng: ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa Ca, P trong cơ thể. Đảm bảo
hàm lượng Ca, P trong máu. Nếu hormol tuyến này dư thừa sẽ gây hiện tượng loãng
xương do Ca, P bị đào thải qua nước tiểu. Nếu thiếu sẽ làm cơ thanh quản bị xẹp, bệnh
nhân khó thở thiếu oxy trong máu.
9.2.4. Tuyến tụy
9.2.4.1. Đặc điểm chung: có màu xám đỏ, nằm trong ổ bụng, chia thành nhiều thùy ôm
lấy tá tràng. Khối lượng khoảng 60 - 100 g. Tuyến tụy là một tuyến pha vừa nội tiết
vừa ngoại tiết.
9.2.4.2. Chức năng nội tiết: tiết 2 loại hormol là insulin và glucagon điều chỉnh hàm
lượng đường trong máu
9.2.5. Tuyến trên thận
9.2.5.1. Đặc điểm chung: nằm trên chóp 2 quả thận. Khối lượng khoảng 1/28 khối
lượng quả thận, gồm 2 phần: phần tủy và phần vỏ.
9.2.5.2. Chức năng
* Phần tủy: tiết adrenalin và noradrenalin.
- Adrenalin: làm co mạch, tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
- Noradrenalin: giảm nhịp tim, giảm huyết áp, hạ đường huyết.
* Phần vỏ: tiết hormol thúc đẩy sự chuyển hóa protein thành saccarit, điều hòa
Na, K, tác động đến hormol sinh dục.
9.2.6. Tuyến sinh dục
9.2.6.1. Tuyến sinh dục nam: tuyến chính là tinh hoàn, chức năng nội tiết là tiết hormol
thuộc nhóm androgen để hình thành đặc điểm sinh dục ở nam giới.
57
9.2.6.2. Tuyến sinh dục nữ: tuyến chính là buồng trứng, chức năng nội tiết là tiết
hormol thuộc nhóm oestrogen để hình thành những đặc điểm sinh dục nữ thứ phát.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày đặc điểm và vai trò của hormol đối với cơ thể.
2. Tuyến yên gồm mấy phần? Đặc điểm của các bệnh xuất hiện khi dư thừa hoặc thiếu
hụt hormol của tuyến yên.
3. Nêu vị trí và đặc điểm của tuyến giáp. Chức năng của tuyến giáp. Đặc điểm của các
bệnh xuất hiện khi dư thừa hoặc thiếu hụt hormol của tuyến giáp.
58
Chương 10. SINH LÝ VẬN ĐỘNG
* Mục tiêu
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức phận của hệ vận động.
- Hiểu được các đặc điểm phát triển của hệ vận động để áp dụng vào việc nuôi dạy trẻ
em.
10.1. Hệ xương
10.1.1. Vai trò
- Là cái khung của cơ thể, giúp cơ thể có một hình dáng ổn định trong không
gian.
- Tạo các xoang trống bảo vệ các cơ quan bên trong.
- Cùng với hệ cơ thực hiện chức năng vận động.
- Sinh ra hồng cầu, dự trữ muối Ca, P và những muối khác cho cơ thể.
10.1.2. Cấu tạo của hệ xương
10.1.2.1. Thành phần hóa học của xương: gồm chất vô cơ và chất hữu cơ
- Chất hữu cơ: gọi là chất cốt giao chiếm 1/3 bộ xương
- Chất vô cơ: chủ yếu là muối Ca, P chiếm 2/3 bộ xương
Tỷ lệ 2 thành phần này thay đổi từng xương, tuổi, chế độ ăn
Ví dụ:
- Xương đùi chịu sức nặng của toàn cơ thể nên lượng chất vô cơ nhiều hơn.
- Xương trẻ em chất hữu cơ nhiều hơn chất vô cơ nên xương có tính đàn hồi. Cơ
thể càng trưởng thành lượng chất hữu cơ giảm, lượng chất vô cơ tăng. Nên người già
xương cứng, giòn, dễ gãy, khó liền vết gãy.
- Chế độ ăn thiếu Ca, vitamin A, D xương chậm phát triển.
10.1.2.2. Cấu tạo của xương: được cấu tạo từ 200 xương khác nhau. Các xương riêng
biệt được nối với nhau bởi dây chằng và các khớp. Xương được tạo thành từ mô xương
và những tổ chức khác. Bên trong là mô xương cứng, 2 đầu xương là mô xương xốp.
Bên trong các xương dài chứa tủy xương có chức năng tạo máu cho cơ thể.
59
Hình 10.1. Cấu tạo bộ xương người
60
10.1.2.3. Khớp xương: có 3 kiểu:
- Khớp không động: các xương khớp với nhau cố định kiểu cài răng lược như
xương hộp sọ, một số xương mặt. Khi cơ co xương này không cử động.
- Khớp bán động: giữa 2 đầu xương khớp với nhau có một đĩa sụn làm hạn chế sự
cử động của xương: khớp đốt sống.
- Khớp động: là khớp phổ biến nhất: khớp vai, khớp háng, khuỷu tay, cổ tay
10.1.2.4. Bộ xương của người: chia thành 3 phần: xương thân, xương chi, xương đầu.
* Xương thân: gồm xương cột sống và xương lồng ngực.
- Xương cột sống: là khung nâng đỡ cơ thể, bảo vệ tủy sống. Gồm 33 - 34 đốt
sống xếp chồng lên nhau, giữa các đốt sống có đĩa sụn. Có 5 đoạn: 7 đốt cổ + 12 đốt
ngực + 5 đốt thắt lưng + 5 đốt cùng + 4 - 5 đốt cụt.
- Xương lồng ngực: bảo vệ nội quan. Tham gia vào quá trình hô hấp gồm 12 đôi
xương sườn phía trước nối với xương ức, phía sau nối với cột sống.
* Xương chi: gồm xương tay và xương chân
- Xương tay: gồm xương bả vai, xương đai vai, xương đòn, xương cánh tay,
xương cẳng tay và xương bàn tay.
- Xương chân: gồm xương dai hông, xương đùi, xương cẳng chân và xương bàn
chân. Hầu hết các khớp của xương chi là khớp động nên xương chi cử động rất linh
hoạt.
* Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt
- Xương sọ: gồm 8 xương nối với nhau bởi khớp bất động.
- Xương mặt: gồm 13 xương nối với nhau bởi khớp bất động, chỉ có xương hàm
dưới là cử động được.
Xương đầu có nhiều hốc để chứa các cơ quan: tai, mắt, miệng
10.1.3. Sự phát triển xương của trẻ em
Khi thai được 5 tuần tuổi mô sụn được hình thành. Đến tuần thứ 6 mô xương hình
thành thay thế dần cho mô sụn. Trẻ sơ sinh bộ xương còn nhiều sụn. Trên hộp sọ còn
nhiều chỗ chưa được xương hóa tạo thành các thóp. Thóp lớn là thóp trán chỉ được hóa
61
xương hoàn toàn lúc 2 tuổi, các thóp nhỏ hơn như thóp chẩm, thóp bướm được hóa
xương sớm hơn. Xương sọ phát triển nhanh trong những năm đầu. Đến 3 tuổi dung tích
hộp sọ bằng 80% so với người lớn. Xương cột sống của trẻ sơ sinh chưa ổn định. Lúc
đầu thẳng có nhiều sụn sau đó mới có dáng cong và hóa xương dần. Lồng ngực trẻ em
có dạng tròn sau đó chuyển sang dẹt theo hướng trước sau. Khung chậu của bé trai và
bé gái lúc đầu giống nhau. Sau đó xương chậu bé gái phát triển mạnh hơn để làm chức
năng sinh đẻ.
10.2. Hệ cơ
10.2.1. Chức năng của hệ cơ
- Cùng với hệ cơ thực hiện chức năng vận động.
- Quyết định hình dáng cơ thể.
- Thực hiện các chức năng: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, phát âm
10.2.2. Cấu tạo của cơ
Hình 10.2. Cấu tạo của hệ cơ
62
10.2.2.1. Cơ trơn: lát mặt trong đường tiêu hóa, hô hấp, niệu-sinh dục, thành mạch
máu. Mỗi sợi cơ trơn là một tế bào hình thoi có nhân ở giữa. Cơ trơn hoạt động không
theo ý muốn của con người.
10.2.2.2. Cơ tim: có cấu tạo giống cơ vân nhưng các sợi cơ phân nhánh nhiều hơn tạo
thành quả tim của người. Cơ tim hoạt động giống cơ trơn.
10.2.2.3. Cơ vân: ở người lớn cơ vân chiếm 42% khối lượng cơ thể nằm ở 2 chi, toàn
thân, phần đầu và phần cuối của ống tiêu hóa. Gồm 2 phần: phần thịt và phần gân
Phần thịt gồm nhiều sợi cơ xếp song song thành bó. Nhiều bó nhỏ tập hợp thành
bó lớn gọi là bắp cơ. Bắp cơ nối với xương qua phần gân. Trong cơ có nhiều mạch máu
và sợi thần kinh. Cơ vân hoạt động theo ý muốn của con người và có cấu tạo hợp bào
do các tế bào vách ngăn ở giữa.
10.2.3. Đặc điểm và sự phát triển cơ trẻ em
Mầm mống của cơ xuất hiện và bắt đầu co rút khi thai được 2 tuần tuổi. Cơ của
trẻ em có hàm lượng nước cao, chất dinh dưỡng ít nên lực co cơ yếu và chóng mệt.
Đến 16 - 17 tuổi hệ cơ mới phát triển hoàn chỉnh giống như người lớn. Sự phát triển
của hệ cơ còn phụ thuộc vào giới tính. Trẻ dưới 9 tuổi lực cơ của nam > nữ, trẻ từ 10 -
12 tuổi hệ cơ cả nữ phát triển nhanh hơn, từ 13 - 15 tuổi hệ cơ của nam phát triển mạnh
nên lực cơ của nam mạnh hơn của nữ.
Câu hỏi ôn tập
1. Bộ xương người gồm mấy phần? Nêu cấu tạo và các yếu tố thành phần của từng
phần.
2. Thành phần hóa học cơ bản của xương gồm những chất gì?
3. Đặc điểm cấu tạo và phát triển xương của trẻ em. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu tạo
và sự phát triển xương của trẻ em.
4. Đặc điểm cấu tạo và phát triển cơ của trẻ em. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu tạo và
sự phát triển cơ của trẻ em
63
Chương 11. HỆ THẦN KINH
* Mục tiêu
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản về cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh.
- Biết được các đặc điểm phát triển về mặt cấu tạo và chức phận của hệ thần kinh trong
quá trình phát triển của trẻ em.
11.1. Nơ ron
Là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh. Chúng là những tế bào đã được
biệt hóa của cơ thể.
11.1.1. Đặc điểm cấu tạo
11.1.1.1. Thân: có hình dạng, kích thước khác nhau (hình sao, cầu, tháp). Trong thân
có thể Nissl nên thân có màu xám. Những nơi tập trung của thân tạo thành chất xám
của hệ thần kinh. Trong thân chứa nhân của nơron.
11.1.1.2. Tua ngắn: xuất phát từ thân của nơron gồm nhiều sợi ngắn tập trung thành
chùm tỏa ra xung quanh.
11.1.1.3. Sợi trục: là một sợi dài từ 2 μm - 2 mm đầu tận cùng chia thành nhiều nhánh.
Mỗi nhánh có một cúc tận cùng chứa trung gian dẫn truyền xung động thần kinh. Nếu
sợi trục có bao mielin bao bọc ngắt quãng thì khoảng không có bao mielin gọi là eo
ranvier. Những sợi có mielin tạo thành chất trắng của hệ thần kinh.
11.1.1.4. Xynap: là nơi tiếp xúc giữa đầu tận cùng của tế bào thần kinh này với tua
ngắn của tế bào thần kinh khác. Trong xynap chứa chất trung gian dẫn truyền xung
động thần kinh.
11.1.2. Chức năng của nơron
Dẫn truyền xung động thần kinh từ trục ngắn qua thân đến sợi trục rồi chuyển
sang tua ngắn của nơron khác nhờ chất trung gian trong xynap. Tốc độ dẫn truyền xung
động phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của nơron. Những sợi có đường kính lớn dẫn
truyền nhanh hơn những sợi có đường kính nhỏ. Các sợi có màng mielin tốc độ dẫn
64
truyền nhanh vì xung động thần kinh được truyền theo kiểu nhảy cóc qua các eo
ranvier. Những sợi không có eo ranvier xung động thần kinh được truyền liên tục nên
tốc độ chậm hơn.
Ở trẻ em tốc độ dẫn truyền hưng phấn rất chậm. Đến 2 - 3 tuổi các sợi thần kinh
cơ bản đã được mielin hóa xong nên tốc độ dẫn truyền tương đương người lớn nhưng
sự hưng phấn không kéo dài. Nên ở trẻ em sự tập trung chú ý của chúng không bền
vững.
11.2. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
- Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh + hạch thần kinh + cơ quan thụ cảm.
- Hệ thần kinh trung ương: não bộ + tủy sống.
11.2.1. Hệ thần kinh ngoại biên
11.2.1.1. Cơ quan thụ cảm: là đầu tận cùng của các sợi thần kinh, có nhiệm vụ tiếp
nhận kích thích tạo thành xung động thần kinh.
11.2.1.2. Dây thần kinh: là một bó sợi thần kinh được bao bọc chung bằng màng
mielin. Dây thần kinh sọ xuất phát từ não có 12 đôi. Dây thần kinh tủy xuất phát từ tủy
sống có 31 đôi. Dựa vào chức năng người ta chia thành 3 loại:
- Dây hướng tâm: dẫn truyền xung động thần kinh từ các cơ quan thụ cảm về
trung ương thần kinh (dây thần kinh sọ số I, II, VIII, rễ sau của tủy sống).
- Dây li tâm: dẫn truyền xung động thần kinh từ trung ương thần kinh đến các cơ
quan thụ cảm (dây thần kinh sọ số III, VI, XI, XII, rễ trước của tủy sống).
- Dây pha: thực hiện cả 2 chức năng trên.
11.2.2. Bộ phận trung ương thần kinh
11.2.2.1. Tủy sống:
* Cấu tạo: dài chừng 45 cm. Phía trên tiếp giáp với hành tủy, tận cùng ở ngang
thắt lưng thứ I - II ở người trưởng thành.
Nếu cắt ngang qua tủy sống ta thấy rõ 2 phần:
- Phần chất trắng nằm ngoài gồm những sợi thần kinh chạy dọc cột sống.
65
- Phần chất xám nằm trong có hình cánh bướm gồm những thân thần kinh và tua
ngắn tạo nên.
* Chức năng:
- Điều khiển phản xạ vận động của cơ thể.
- Điều tiết hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, niệu - sinh
dục
Hình 11. 1. Cấu tạo cắt ngang của tủy sống
11.2.2.2. Não bộ
* Hành tủy
- Cấu tạo: là nơi tiếp giáp với tủy sống dài khoảng 28 mm có chất xám ở trong,
chất trắng ở ngoài là đường đi của mọi dẫn truyền lên xuống giữa não bộ và tủy sống.
Từ hành tủy xuất phát 4 đôi dây thần kinh não từ IX → XII.
- Chức năng: điều khiển hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp.
66
Hình 11. 2. Cấu tạo chung của não
*Tiểu não
- Cấu tạo: có 2 thùy nằm dưới bán cầu não phía sau hành tủy. Bề mặt của tiểu não
có nhiều nếp nhăn chia tiểu não thành nhiều thùy.
- Chức năng: điều khiển sự phối hợp hoạt động giữa tay và chân, giữ cho cơ thể
được thăng bằng.
* Não giữa
- Cấu tạo: nằm phía trên hành tủy có chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.
- Chức năng: điều khiển các hoạt động tinh vi của tay, những phản xạ định hướng
về thị giác, thính giác như liếc mắt, quay đầu về phía ánh sáng, tiếng động
* Não trung gian
- Cấu tạo: là nơi tiếp giáp giữa não giữa và 2 bán cầu não.
- Chức năng: là trạm dừng của mọi đường thần kinh cảm giác trước khi lên vỏ
não. Là trung tâm của các phản xạ: đau, cảm xúc, điều hòa thân nhiệt, nội tiết, dinh
dưỡng
67
* Bán cầu não
- Cấu tạo: là phần lớn nhất (chiếm 80% khối lượng não), quan trọng nhất của hệ
thần kinh trung ương. Gồm 2 nửa trái và phải nối liền nhau qua thể chai. Có nhiều khúc
cuộn và nếp nhăn giúp diện tích của vỏ não tăng lên rất nhiều (1700 - 2000 cm2). Có 2
lớp:
+ Lớp chất xám bao quanh 2 bán cầu gọi là vỏ não, nơi tập trung của nhiều nơron
(khoảng 100 tỉ, dày 3 - 4 mm).
+ Lớp chất trắng nằm trong được cấu tạo bởi các sợi thần kinh. Làm thành hệ
thống dẫn truyền nối liền giữa não bộ và tủy sống với các cơ quan khác trong cơ thể.
- Chức năng: là trung tâm của phản xạ có điều kiện, tình cảm, tâm lý, trí khôn, tư
duy trừu tượng, hiểu tiếng nói, chữ viết, vận động
11.3. Đặc điểm phát triển hệ thần kinh trẻ em
Ở phôi người hệ thần kinh phát triển sớm lúc phôi được 2 tuần rưỡi. Sau đó phần
trước phát triển mạnh thành não bộ, phần sau phát triển thành tủy sống. Khi ra đời hệ
thần kinh đã có cấu tạo đầy đủ, số lượng nơron ở vỏ não đã ổn định. Nhờ đó trẻ em đã
có phản xạ không điều kiện bẩm sinh: bú, nắm, định hướng ánh sáng, tiếng động,
đau,
11.3.1. Sự biến đổi của não bộ
Trẻ sơ sinh não có khối lượng 400 g. Đến 6 tháng tuổi khối lượng tăng gấp đôi.
Đến 3 tuổi khối lượng não đã tương đương người lớn (1300 g). Đến tuổi trưởng thành
khối lượng não không đổi. Ở vỏ não có sự phát triển mạnh của đường dẫn truyền. Đến
7 tuổi vỏ não của trẻ em cơ bản giống người lớn. Số lượng nơron không tăng nhưng có
sự phân hóa mạnh và lớn lên. làm diện tích của vỏ não tăng lên rất nhiều. Chủ yếu là
nhiều khúc cuộn và lõm sâu vào.
Sự mielin hóa các sợi thần kinh diễn ra vào tháng thứ 4 của giai đoạn thai. Đến 2
- 3 tuổi thì hoàn tất giúp cho vận tốc dẫn truyền xung động thần kinh tăng từ 10 - 12
lần.
68
11.3.2. Sự biến đổi của tủy sống
Trong giai đoạn phôi tháng thứ nhất tủy sống nằm suốt cột sống. Trong quá trình
phát triển tủy sống phát triển chậm hơn cột sống. Ở trẻ mới sinh tủy sống nằm ngang
thắt lưng thứ III. Đến giai đoạn trưởng thành tủy sống nằm ngang thắt lưng thứ I - II.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức phận của tủy sống.
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức phận của não bộ.
3. Trình bày đặc điểm phát triển của hệ thần kinh ở trẻ em.
69
Chương 12. CƠ QUAN PHÂN TÍCH
* Mục tiêu
- Biết được các đặc điểm cơ bản về mặt cấu tạo và chức phận của các cơ quan phân
tích.
- Hiểu được sự phát triển của các cơ quan phân tích trong quá trình phát triển trẻ em
- Biết cách vận dụng các kiến thức của chương vào việc giáo dục trẻ em.
12.1. Đại cương về các cơ quan phân tích
12.1.1. Đặc điểm cấu tạo:
Mỗi cơ quan phân tích gồm 3 phần:
- Cơ quan cảm nhận: là đầu tận cùng của các nơron đã được chuyên hóa có khả
năng nhạy cảm với một kích thích nhất định.
Ví dụ: mắt nhận ánh sáng, tai nhận âm thanh
- Bộ phận dẫn truyền: là dây thần kinh hướng tâm có nhiệm vụ dẫn truyền hưng
phấn từ cơ quan nhận cảm về trung ương.
- Bộ phận trung ương: nằm trên vỏ não, mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương
ứng trên vỏ não.
12.1.2. Vai trò
- Giúp cơ thể tiếp nhận được những thông tin từ môi trường để đáp ứng kịp thời.
- Mỗi cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết được một đặc tính riêng rẽ của sự
vật hiện tượng. Các cơ quan phân tích phối hợp với nhau cho chúng ta một thông tin
đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó.
- Khi một cơ quan bị tổn thương, mất tác dụng thì các cơ quan khác được tăng
cường để thay thế một phần cơ quan bị tổn thương.
12.2. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích
12.2.1. Da
70
12.2.1.1. Cấu tạo chung của da: bề mặt da là một vùng thụ cảm lớn. Thụ quan của da
có 3 loại: xúc giác, nhiệt độ (nóng, lạnh) và đau. Các thụ quan phân bố không đồng đều
trên bề mặt da.
- Thụ quan xúc giác: có cấu tạo khác nhau và phụ thuộc vào mức độ phủ lông trên
bề mặt.
- Thụ quan nhiệt độ: có 2 loại chuyên kích thích lạnh và chuyên kích thích nóng.
- Thụ quan đau: là các tận cùng thần kinh nằm giữa các tế bào biểu mô.
12.2.1.2. Chức năng của da:
- Xúc giác: tiếp thu các kích thích cơ học, nhận biết về độ lớn, hình dạng của vật.
- Cảm giác về nhiệt độ: thu nhận kích thích về nhiệt.
- Thụ cảm đau: bảo vệ cơ thể dưới tác động của kích thích gây tổn thương cho cơ
thể.
12.2.2. Cơ quan phân tích thính giác
12.2.2.1. Cấu tạo:
- Bộ phận dẫn truyền: đôi dây thần kinh thính giác (đôi dây thần kinh sọ số VIII).
- Bộ phận trung ương: vùng thính giác ở thùy thái dương.
- Bộ phận nhận cảm: tai. Gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong
+ Tai ngoài: gồm có vành tai thu và định hướng âm thanh. Ống tai truyền âm
thanh vào tai giữa. Màng nhĩ rung lên khi có tiếng động và âm thanh.
+ Tai giữa: gồm khoang tai giữa, ống eustach, chuỗi xương tai.
* Khoang tai giữa: nằm trong hốc xương thái dương nối với vùng mũi họng qua
ống eustach giúp giảm sức căng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa.
* Chuỗi xương tai: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Những xương này nối
với màng nhĩ nhờ đó âm thanh được khuếch đại lên nhiều lần.
Khi áp lực không khí giữa tai giữa và tai ngoài cân bằng màng nhĩ rung động bình
thường. Nếu áp lực 2 bên chênh lệch (bên ngoài > bên trong) thì màng có thể bị rách.
Để cân bằng áp lực cần nuốt nước bọt.
+ Tai trong: gồm một hệ thống mê lộ. Có 2 phần:
71
* Phần trên gồm 3 ống bán khuyên nằm trên 3 mặt phẳng vuông góc với nhau và
thông với tiền đình tạo cảm giác thăng bằng trong không gian.
* Ốc tai: là phần xoắn trôn ốc gồm 2.5 vòng. Trong đó chứa cơ quan corti thu
nhận âm thanh. Cơ quan corti gồm nhiều dây mảnh, mỗi dây nối với một dây thần kinh
thính giác.
Hình 12.1. Cấu tạo của tai
12.2.2.2. Chức năng:
- Tai là cơ quan thu nhận âm thanh, tai người chỉ thu nhận âm thanh với tần số
nhất định: 16 - 20000 Hz.
- Điều chỉnh cảm giác thăng bằng: là bộ phận tiền đình nằm trong tai trong.
12.2.2.3. Đặc điểm cơ quan phân tích thính giác ở trẻ em: cơ quan phân tích của trẻ
hình thành rất sớm ngay thời kỳ đầu của phát triển phôi thai. Trẻ sơ sinh đã có khả
năng định hướng âm thanh. Có khả năng thu nhận âm thanh với tần số cao hơn người
72
lớn. Ống eustach ngắn, rộng, nằm ngang nên trẻ dễ bị viêm tai giữa nhất là khi nhiễm
trùng vùng hầu.
12.2.3. Cơ quan phân tích thị giác
12.2.3.1. Cấu tạo
Hình 12.2. Cấu tạo của mắt
73
- Bộ phận dẫn truyền: đôi dây thần kinh thị giác (đôi dây thần kinh sọ số II).
- Bộ phận trung ương: trung khu thị giác nằm ở thùy chẩm của bán cầu não.
- Bộ phận nhận cảm: mắt gồm cầu mắt và các phần phụ của mắt.
+ Các phần phụ: lông mày, lông mi có tác dụng cản mồ hôi, bụi và các vật nhỏ
không cho chúng rơi vào mắt. Tuyến lệ tiết nước mắt để rửa sạch mắt, sát khuẩn.
+ Cầu mắt: có dạng hình cầu, đường kính 24 mm trước lồi sau lõm. Phía ngoài có
3 lớp màng: màng cứng, màng mạch, màng lưới. Bên trong có thể thủy tinh, chất dịch
và nhân mắt.
12.2.3.2. Cơ chế cảm thụ ánh sáng: mắt là một hệ thống quang học. Khi ánh sáng của
vật phản chiếu vào mắt thì tạo được một ảnh nhỏ, ngược chiều. Nhờ vỏ não phân tích
ta biết được hình ảnh của vật.
Ở người có 2 loại tế bào nhận ánh sáng: tế bào que thu nhận ánh sáng yếu (ban
tối), tế bào nón thu nhận ánh sáng mạnh (ban ngày). Những tế bào này có khả năng
biến kích thích ánh sáng thành hưng phấn thần kinh vì chúng chứa rodopxin ở tế bào
que và iodopxin ở tế bào nón.
Ngoài ánh sáng: rodopxin → opxin + retinen
Retinen là dẫn xuất của vitamin A. Khi retinen tách khỏi opxin làm xuất hiện
hưng phấn thần kinh thị giác.
Trong tối thì ngược lại: opxin + retinen → rodopxin
Người bị bệnh quáng gà là do rối loạn tế bào que nên cần bổ sung lượng vitamin
A cần thiết cho cơ thể.
12.2.3.3. Cơ chế nhìn màu: ở người có 3 loại tế bào nón. Mỗi loại cảm nhận một bước
sóng nhất định. Gồm 3 màu: đỏ, lục, tím. Ba loại tế bào này hưng phấn với tỉ lệ khác
nhau cho ta cảm giác màu khác nhau. Nếu mất khả năng cảm nhận ánh sáng gọi là
bệnh mù màu. Ở người thường gặp bệnh đantôn không phân biệt được màu đỏ với màu
lục.
74
12.2.3.4. Sự điều tiết của mắt: muốn nhìn rõ vật thì vật đó phải hiện lên trên màng lưới.
Nếu vật ở trước hoặc sau màng lưới thì mắt phải điều tiết bằng cách thay đổi độ cong
của thủy tinh thể. Nếu vật ở gần thì ảnh hiện sau màng lưới nên thủy tinh thể phồng lên
và ngược lại nếu vật ở xa thì ảnh hiện trước màng lưới nên thủy tinh thể xẹp xuống.
12.2.3.5. Các tật của mắt:
- Cận thị: mắt có khả năng nhìn gần. Do đường kính trước sau của mắt quá lớn
hoặc do thủy tinh thể phồng quá. Nên ảnh hiện trước màng lưới, những vật ở gần mới
hiện trên màng lưới. Người cận phải đeo kính lõm (kính phân kỳ).
- Viễn thị: mắt có khả năng nhìn xa. Do đường kính trước sau của mắt quá nhỏ
hoặc do thủy tinh thể xẹp quá. Nên ảnh hiện sau màng lưới, những vật ở xa mới hiện
trên màng lưới. Trường hợp này thường gặp ở người già do khả năng điều tiết của mắt
kém thủy tinh thể không phồng lên như lúc trẻ. Người viễn thị phải đeo kính lồi (kính
hội tụ).
- Loạn thị: hình ảnh của vật bị bóp méo theo những cách khác nhau do độ cong
của giác mạc và thủy tinh thể không đều. Người bị bệnh phải sử dụng kính riêng cho
từng trường hợp cụ thể.
12.2.3.6. Đặc điểm phát triển thị giác của trẻ: trong thời kỳ phát triển phôi thai, các yếu
tố thần kinh thị giác xuất hiện vào tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 thì hoàn chỉnh. Khi ra
đời cảm nhận ánh sáng của trẻ được đánh giá qua phản xạ đồng tử, nháy mắt và ngước
lên.
12.2.4. Cơ quan phân tích khứu giác
12.2.4.1. Cấu tạo:
- Bộ phận dẫn truyền: là đôi dây thần kinh khứu giác (dây thần kinh sọ số I).
- Bộ phận trung ương: vùng khứu giác dưới thùy trán của bán cầu não.
- Bộ phận nhận cảm: những tế bào khứu giác nằm trong màng nhầy xoang mũi.
Vùng khứu giác rộng khoảng 5 cm2 chứa khoảng 16 triệu tế bào. Các tế bào này có
nhiều tiêm mao nhờ đó mà diện tích tiếp xúc với không khí đạt tới 5 m2
75
12.2.4.2. Cơ chế cảm thụ mùi: con người có thể cảm nhận được mùi vị với nồng độ rất
thấp như ête: 10-5 g/lít không khí, H2S: 10-9 g/lít không khí. Khả năng nhận được mùi
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trạng thái của cơ thể, điều kiện sống. Nếu chúng ta tiếp
xúc nhiều với mùi đó thì sẽ không nghe mùi đó nữa hoặc khi niêm mạc bị viêm nhiễm,
trung khu khứu giác bị tổn thương gây hiện tượng “điếc mũi”.
12.2.4.3. Đặc điểm phát triển khứu giác trẻ: ở thai nhi niêm mạc khứu giác xuất hiện
vào tháng thứ 2. Các phản xạ mùi có được sau khi sinh 4 tuần đến 5 - 6 tuổi thì tương
đương người lớn.
12.2.5. Cơ quan phân tích vị giác
12.2.5.1.. Cấu tạo:
- Bộ phận dẫn truyền: các đôi dây thần kinh sọ số V, VII, IX, XI.
- Bộ phận trung ương: thùy đỉnh của bán cầu đại não.
- Bộ phận nhận cảm: những chồi vị giác nằm rải rác trên bề mặt lưỡi.
12.2.5.2. Cơ chế cảm thụ vị giác: có 4 loại vị giác cơ bản là ngọt, đắng, chua, mặn.
Những chất này tác động lên cơ quan vị giác khi được hòa tan trong chất lỏng đặc biệt
là nước bọt (nếu lưỡi khô thì không có cảm giác về vị). Độ nhạy về vị giác đối với lưỡi
là không giống nhau: đầu lưỡi nhạy cảm với vị ngọt, gốc lưỡi nhạy cảm với vị đắng,
mép lưỡi nhạy cảm với vị chua, 2 bên bờ lưỡi nhạy cảm với vị mặn. Ngoài ra cảm giác
về vị giác còn phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của cơ thể.
12.2.5.3. Đặc điểm phát triển vị giác ở trẻ: trẻ em có thể phân biệt được 4 vị giác cơ
bản, đến 6 tuổi thì tương đương người lớn.
Câu hỏi ôn tập
1. Nêu đặc điểm cấu tạo và cơ chế cảm thụ ánh sáng của cơ quan phân tích thị giác.
2. Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác.
3. Trình bày các tật của mắt và cách phòng tránh các tật của mắt.
4. Trình bày sự phát triển của các cơ quan phân tích trong quá trình phát triển trẻ em.
76
Chương 13. SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở TRẺ EM
* Mục tiêu
- Biết được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Trình bày được qui luật hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ.
- Hiểu được các loại hình thần kinh cấp cao để vận dụng vào nuôi dạy trẻ.
13.1. Phản xạ có điều kiện
13.1.1. Phản xạ và cung phản xạ
13.1.1.1. Phản xạ: là những phản ứng của cơ thể để đáp lại kích thích với sự tham gia
của hệ thần kinh. Ví dụ: tay đụng vào lửa thì rụt lại.
13.1.1.2. Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền xung động thần kinh từ cơ quan thụ
cảm về cơ quan thừa hành. Cung phản xạ gồm 5 bộ phận chính:
- Cơ quan cảm thụ: tiếp nhận kích thích. Cơ quan này có mặt khắp mọi nơi trong
cơ thể.
- Dây thần kinh hướng tâm: dẫn truyền xung động thần kinh về hệ thần kinh trung
ương.
Trung ương thần kinh: tiếp nhận, phân tích, tổng hợp rồi trả lời kích thích.
- Dây thần kinh ly tâm: dẫn truyền mệnh lệnh trả lời đến các cơ quan trong cơ thể.
- Bộ phận đáp ứng: là cơ quan thực hiện phản ứng trả lời.
13.1.2. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện (PXCĐK)
Palov giải thích cơ chế thành lập PXCĐK bằng đường liên hệ thần kinh tạm thời.
Mỗi thụ quan, mỗi phản xạ đều có một điểm đại diện trên vỏ não. Khi kết hợp giữa 2
kích thích không điều kiện và có điều kiện sẽ xuất hiện 2 điểm trên vỏ não cùng hưng
phấn. Theo quy luật lan tỏa 2 hưng phấn sẽ lan tỏa và gặp nhau tạo thành một đường
mòn làm cho hưng phấn điểm này lan sang hưng phấn điểm kia thành đường liên hệ
thần kinh tạm thời. Đây chỉ là một đường liên hệ chức năng chứ không có dây thần
kinh. Nên nếu điều kiện sống thay đổi đường liên lạc này sẽ mất. Nên để duy trì
77
PXCĐK thì tác nhân kích thích phải được duy trì, củng cố. Nếu không, PXCĐK sẽ mất
đi
13.1.3. Các điều kiện để thành lập và duy trì PXCĐK
- PXCĐK được hình thành trên cơ sở của PXKĐK hoặc PXCĐK trước đó.
- PXCĐK được duy trì khi PXKĐK được củng cố.
- Phải có sự kết hợp giữa kích thích không điều kiện và có điều kiện.
- Vỏ não không bị tổn thương về cấu tạo và sinh lý.
- Kích thích có điều kiện phải vừa phải không ảnh hưởng đến đời sống: ánh đèn
đủ sáng, tiếng chuông không quá mạnh
13.1.4. Sự khác nhau giữa PXCĐK và PXKĐK
STT PXKĐK PXCĐK
1 Có tính chất bẩm sinh, di truyền,
mang tính chủng loại.
Được xây dựng trong đời sống cá thể,
tiếp thu qua tập luyện, không di
truyền
2 Rất bền vững, không thay đổi,
máy móc
Không bền vững, dễ thay đổi
3 Trung khu nằm dưới vỏ não Vỏ bán cầu đại não
4 Đòi hỏi tác nhân kích thích đúng
lúc, đúng chỗ
Tác nhân kích thích bất kỳ
5 Có cung phản xạ cố định, vĩnh
viễn
Không cố định
13.2. Giấc ngủ
13.2.1. Tầm quan trọng của giấc ngủ
Giúp cho não phục hồi khả năng làm việc và cho sức khỏe con người. Ngủ là một
nhu cầu cơ bản của cơ thể. Thời gian ngủ chiếm 1/3 thời gian của đời người.
13.2.2. Bản chất của giấc ngủ
Khi vỏ não bị mệt mỏi. Ức chế có xu hướng lan tỏa ra xung quanh chiếm toàn bộ
vỏ não rồi lan xuống các phần dưới vỏ của hệ thần kinh làm xuất hiện giấc ngủ. Như
78
vậy bản chất sinh lý của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống
cấu trúc dưới vỏ não.
- Những điểm trực tĩnh trên vỏ não: trong lúc ngủ say vẫn còn một số điểm trên
vỏ não hưng phấn gọi là những điểm trực tĩnh trên vỏ não. Nguyên nhân là lúc thức
chúng ta quan tâm đến việc gì đó, khi ngủ những điểm này không bị ức chế. Ví dụ: chó
sủa bà mẹ không thức nhưng con cựa mình thì bà mẹ thức ngay.
- Chiêm bao: là trạng thái hoạt động đặc biệt của vỏ não khi ta ngủ không say (lúc
mới ngủ hoặc lúc sắp thức). Những hình ảnh trong chiêm bao thường kì quặc, phi lý,
không logic. Nguyên nhân là những hình ảnh, suy nghĩ khi thức để lại những điểm trên
vỏ não. Khi ngủ vỏ não không bị ức chế hoàn toàn (điểm trực tĩnh). Những điểm này
gây hưng phấn từng phần trên vỏ não, lan tỏa và phối hợp ngẫu nhiên tạo nên những
hình ảnh khác nhau, không mang những nội dung nhất định. Nên chiêm bao là hiện
tượng “sự phối hợp chưa từng có những gì đã có”.
13.3. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ em
13. 3.1. Hưng phấn và ức chế
13.3.1.1. Hưng phấn: là trạng thái hoạt động của hệ thần kinh. Nhờ đó hệ thần kinh trả
lời các kích thích và tham gia PXCĐK.
13.3.1.2. Ức chế: khi hệ thần kinh bị ức chế sẽ làm giảm hoặc mất khả năng đáp ứng
kích thích, nếu nơron ở vỏ não bị ức chế sẽ xóa bỏ PXCĐK.
13.3.2. Quy luật hoạt động thần kinh cao cấp ở trẻ
13.3.2.1. Quy luật lan tỏa và tập trung: mỗi kích thích vào cơ thể đều có những điểm
đại diện trên vỏ não làm xuất hiện điểm hưng phấn hoặc ức chế. Khi hưng phấn hoặc
ức chế xuất hiện tại một điểm sẽ không tồn tại cố định mà sẽ lan tỏa ra xung quanh sau
đó trở về điểm xuất phát. Cường độ hưng phấn hoặc ức chế mạnh hay yếu sẽ làm quá
trình lan tỏa nhanh hay chậm. Khi 2 điểm hưng phấn gần nhau điểm yếu hơn sẽ bị hút
vào điểm mạnh.
13.3.2.2. Quy luật cảm ứng qua lại: khi hưng phấn hoặc ức chế xuất hiện tại một điểm
trên vỏ não. Ở các điểm xung quanh sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn hoặc ức chế.
79
13.4. Các hệ thống tín hiệu của trẻ em
13.4.1. Đặc điểm
Là hoạt động của phần cao cấp ở hệ thần kinh. Gồm những PXCĐK và PXKĐK,
tâm lý – ý thức với sự tham gia của tiếng nói.
13.4.2. Hệ thống tín hiệu thứ nhất
- Khái niệm: một vật kích thích nào đó đại diện cho một kích thích khác để gây ra
một phản ứng của cơ thể gọi là tín hiệu của vật ấy.
- Tín hiệu thứ nhất: là những tín hiệu cụ thể, là sự vật hiện tượng trực tiếp như:
ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc
13.4.3. Hệ thống tín hiệu thứ hai
- Gọi là tín hiệu ngôn ngữ gồm tiếng nói - chữ viết, là những tín hiệu có tính chất
khái quát, gián tiếp.
- Những nội dung, khái niệm chứa trong ngôn ngữ cũng là vật kích thích để thành
lập phản xạ có điều kiện.
Như vậy hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của tư duy ở người.
13.5. Các loại hình hoạt động thần kinh của trẻ em
13.5.1. Cơ sở khoa học
13.5.1.1. Theo Hypocrate: căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của mỗi người trước những
sự vật hiện tượng. Ông chia thành 4 loại hình thần kinh: âu sầu, nóng nảy, hăng hái,
bình thản.
13.5.1.2.Theo Pavlov: căn cứ vào mối tương quan, cường độ, tính linh hoạt của 2 quá
trình hưng phấn và ức chế. Ông chia thành 4 loại: yếu, mạnh không cân bằng, mạnh
cân bằng linh hoạt, mạnh cân bằng không linh hoạt.
13.5.2. Các loại hình hoạt động thần kinh
13.5.2.1. Loại yếu (âu sầu)
- Đặc điểm: quá trình hưng phấn, ức chế đều yếu, không chịu được kích thích
mạnh. Việc thành lập và xóa bỏ PXCĐK khó.
- Biểu hiện: nhút nhát, yếu đuối, kém tích cực.
80
13.5.2.2. Loại mạnh, không cân bằng (nóng nảy)
- Đặc điểm: hưng phấn, ức chế đều mạnh trong đó hưng phấn mạnh hơn ức chế.
PXCĐK dễ hình thành nhưng ức chế phản xạ rất khó.
- Biểu hiện: hăng hái, nghịch ngợm, thiếu kỉ luật, khó dạy bảo.
13.5.2.3. Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt:
- Đặc điểm: quá trình hưng phấn và ức chế mạnh ngang nhau. PXCĐK dễ thành
lập nhưng cũng dễ xóa đi.
- Biểu hiện: có nghị lực, tự chủ, hăng hái, lạc quan nhưng cũng dễ bi quan.
13.5.2.4. Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt:
- Đặc điểm: hưng phấn và ức chế đều mạnh. Quá trình chuyển từ hưng phấn sang
ức chế hoặc ngược lại rất chậm.
- Biểu hiện: điềm đạm, bình tĩnh, chín chắn, có nghị lực, có điều độ, khó nổi nóng
nhưng lâu nguôi, bảo thủ, lề mề.
* Đặc điểm của hoạt động thần kinh cao cấp mang tính chất di truyền nhưng
chúng có thể thay đổi ở nhiều mức độ tùy theo công tác giáo dục và rèn luyện. Cho nên
vấn đề giáo dục từ tuổi ấu thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu có biện pháp giáo
dục kịp thời, thích hợp, đúng đắn sẽ giúp trẻ phát huy những tính tốt, giảm tính xấu.
Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là PXKĐK và PXCĐK? So sánh đặc điểm của PXKĐK và PXCĐK.
2. Muốn thành lập được phản xạ có điều kiện cần có những điều kiện gì? Giải thích và
cho ví dụ về từng điệu kiện.
3. Trình bày đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tạ Thúy Lan - Trần Thị Loan (2008), Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm
non, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Lê Quang Long (1991), Bài giảng sinh lí người và động vật, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[3]. Trần Trọng Thủy (1995), Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em, trường
Trung học Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương II, NXB Giáo dục, Nha
Trang.
[4]. Trần Trọng Thủy - Trần Quy (1998), Giải phẫu sinh lí vệ sinh phòng bệnh trẻ em,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Trần Trọng Thủy (2000), Giải phẫu sinh lí trẻ em, trường Cao đẳng Sư phạm Nhà
trẻ - Mẫu giáo Trung ương II, NXB Giáo dục, Nha Trang.
82
MỤC LỤC
Trang
BÀI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
Chương 1. CẤU TẠO CHUNG CỦA CƠ THỂ TRẺ EM
1.1. Cơ thể con người là một khối thống nhất.................................................................... 3
1.2. Quá trình phát triển cơ thể trẻ em ............................................................................... 5
1.3. Các chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất trẻ em ........................................................ 6
1.4. Các quy luật sinh trưởng và phát triển của trẻ em ...................................................... 8
1.5. Các giai đoạn phát triển của trẻ em ............................................................................. 9
Chương 2. MÁU VÀ BẠCH HUYẾT
2.1. Chức năng của máu ................................................................................................... 13
2.2. Khối lượng, tỉ trọng của máu .................................................................................... 13
2.3. Các thành phần của máu ........................................................................................... 14
2.4. Đặc điểm máu trẻ em ................................................................................................ 15
2.5. Tính chất của máu ..................................................................................................... 16
2.6. Nước mô và bạch huyết ............................................................................................ 18
2.7. Miễn dịch. HIV/AIDS ............................................................................................... 18
Chương 3. HỆ TUẦN HOÀN
3.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn .......................................................................................... 21
3.2. Hoạt động của tim ..................................................................................................... 23
3.3. Vòng tuần hoàn ......................................................................................................... 24
3.4. Huyết áp: ................................................................................................................... 24
3.5. Điều hòa hoạt động tim mạch ................................................................................... 26
3.6. tuần hoàn bạch huyết................................................................................................. 26
Chương 4. HỆ HÔ HẤP
4.1. Cấu tạo của hệ hô hấp ............................................................................................... 27
4.2. Cơ chế hoạt động của hệ hô hấp ............................................................................... 29
83
4.3. Điều hòa hoạt động hô hấp........................................................................................ 30
4.4. Vệ sinh hệ hô hấp...................................................................................................... 30
Chương 5. HỆ TIÊU HÓA
5.1. Cấu tạo của hệ tiêu hóa ............................................................................................. 32
5.2. Sự tiêu hóa thức ăn.................................................................................................... 35
5.3. Sự hấp thu thức ăn..................................................................................................... 36
5.4. Vệ sinh hệ tiêu hóa.................................................................................................... 37
Chương 6. HỆ BÀI TIẾT
6.1. Cấu tạo của hệ tiết niệu ............................................................................................. 38
6.2. Quá trình hình thành nước tiểu ................................................................................. 39
6.3. Vệ sinh hệ tiết niệu.................................................................................................... 41
6.4. Một số dạng bài tiết khác .......................................................................................... 41
Chương 7. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
7.1. Đại cương về trao đổi chất và năng lượng ................................................................ 42
7.2. Chuyển hóa các chất cơ bản trong cơ thể.................................................................. 42
7.3. Các vitamin ............................................................................................................... 44
7.4. Chuyển hóa nước và muối khoáng............................................................................ 46
Chương 8. HỆ SINH DỤC
8.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nữ ......................................................... 49
8.2. Tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái............................................................... 51
8.3. Sự sản sinh tinh trùng và trứng – chu kỳ kinh nguyệt .............................................. 51
8.4. Sự thụ tinh và thụ thai ............................................................................................... 52
8.5. Giáo dục giới tính cho trẻ.......................................................................................... 53
8.6. Vệ sinh hệ sinh dục ................................................................................................... 53
Chương 9. CÁC TUYẾN NỘI TIÊT
9.1. Đại cương về nội tiết ................................................................................................. 54
9.2. Chức năng của từng tuyến nội tiết ............................................................................ 55
84
Chương 10. SINH LÝ VẬN ĐỘNG
10.1. Hệ xương ................................................................................................................. 58
10.2. Hệ cơ ....................................................................................................................... 61
Chương 11. HỆ THẦN KINH
11.1. Nơ ron .................................................................................................................... 63
11.2. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh................................................................... 64
11.3. Đặc điểm phát triển hệ thần kinh trẻ em ................................................................. 67
Chương 12. CƠ QUAN PHÂN TÍCH
12.1. Đại cương về các cơ quan phân tích ....................................................................... 69
12.2. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích.................................................... 69
Chương 13. SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở TRẺ EM
13.1. Phản xạ có điều kiện ............................................................................................... 76
13.2. Giấc ngủ .................................................................................................................. 77
13.3. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ em ................................................... 78
13.4. Các hệ thống tín hiệu của trẻ em............................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 81
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pt_the_chat_tre_em_ltmn_4014_2042765.pdf