Bài giảng Sinh thái môi trường - Hệ sinh thái đô thị
Quá trình đô thị hóa gia tăng cần phải lưu ý::
1. Quy hoạch và xây dựng nhu cầuhạtầng cơsở
phù hợp(dân số,vậtchất cung cấp, chấtthải phát sinh )
2. Các nhu cầuviệclàmvà dịch vụ (vấnđềthu nhập).
3. Nhu cầulương thực, năng lượng, giáo dục, y tế, giảitrí.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4792 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sinh thái môi trường - Hệ sinh thái đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/4/2009
1
HỆ SINH THÁI
ĐÔ THỊ
I. Khái niệm về hệ sinh thái đô thị:
Đây là một hệ sinh thái nhân tạo bao gồm yếu tố
hữu sinh chủ yếu là con người và môi trường sống
hạn chế trong không gian hẹp.
Hệ sinh thái này có quan hệ xã hội giữa người và
người đa dạng phức tạp, ngược lại quan hệ giữa
người và thiên nhiên bị giới hạn.
Nghiên cứu quan hệ giữa con người và môi trường
sống quanh đô thị nhằm xây dựng giải pháp quy
hoạch, vận hành bền vững hệ sinh thái này.
Quá trình đô thị hóa gia tăng làm phát sinh những
vần đề về môi trường cần phải giải quyết.
Thành phố Portland trên sông Willamette
Thành phố Chicago
II. Thành phần của HST đô thị:
1. Theo cấu trúc hệ sinh thái:
Thành phần hữu sinh: con người và các sinh vật.
Thành phần vô sinh: đất, nước, không khí, nhiệt
độ…
Thành phần công nghệ: cơ sở quản lý, sản xuất,
dịch vụ. Đây chính là thành phần quyết định dòng
năng lượng và chu trình vật chất đi qua hệ sinh thái.
2. Theo chức năng hệ sinh thái:
Vùng nội thành: (trung tâm) dân cư tập trung, lõi
của hệ sinh thái.
Vùng ngoại thành: (ven đô) có chức năng vùng
đệm:
9 Chuẩn bị dòng năng lượng, vật chất đi vào hệ.
9 Tiếp nhận, khắc phục năng lượng và vật chất
dư thừa.
9 Dự trữ cho sự phát triễn bền vững.
10/4/2009
2
Sơ đồ dòng năng lượng và vật chất trong hệ sinh thái đô thị
III. Đặc điểm của HST đô thị:
1. Hệ sinh thái hở:
Tuân theo nguyên lý 2 nhiệt động học: tăng
entropy, biến động theo thời gian và không gian.
Dòng năng lượng, vật chất đi vào và đi ra hệ sinh
thái biến động theo nhu cầu phát triển của cư dân.
Không gian phát triển thay đổi mạnh tùy theo nhu
cầu xã hội: vùng trung tâm đô thị – vùng ven đô –
vùng đệm.
Các nhân tố vô sinh sai khác nhiều so với HST tự
nhiên (bụi, hơi nước, nhiệt độ, gió, các loại khí thải…
cao).
(a) Biến đổi năng lượng ở thành phố Sydney, Australia (1990)
(b) Cân bằng nitơ ở thành phố Phoenix, bang Arizona (1990)
(TRENDS in Ecology and Evolution, Vol.21 No.4 April 2006)
2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng:
Con người đóng vai trò là sinh vật “sản xuất”
nhưng thực chất là sinh vật tiêu thụ cấp cao.
Dòng năng lượng cung cấp đầu vào và duy trì
hoạt động hệ sinh thái từ nhiều nguồn khác nhau
chủ yếu từ năng lượng hóa thạch.
3 Thành phần hữu sinh:.
Chủ yếu là con người, chịu tác động mạnh bởi các
nhân tố xã hội nhiều hơn là các yếu tố vô sinh.
Con người tạo ra hệ sinh vật trong các vùng đệm,
vùng rừng ven đô, các khu hệ sinh vật quanh đô thị.
Con người tạo ra các vùng cây xanh phân mãnh đan
xen vào cấu trúc đô thị
IV. Quy hoạch - quản lý HST đô thị:
Các nguyên tắc xây dựng đô thị bền vững:
1. Nguyên tắc 1: quy hoạch hợp lý theo không gian,
chức năng và công nghệ.
2. Nguyên tắc 2: tổ chức tối ưu mạng lưới giao
thông.
3. Nguyên tắc 3: thiết lập và phát triển không gian
xanh (cây xanh và công viên) ở vùng trung tâm
và vành đai xanh (green belt, corridor) của rừng
tự nhiên quanh thành phố.
10/4/2009
3
= Vùng rìa
= Vùng đệm
Vùng lõi =
Các vùng quy hoạch
của hệ sinh thái đô thị
Quy hoạch giao thông đô thị
với nhiều phương tiện
Hàng cây trên đường Champ Elysées, Paris
Vườn Alhambra, Tây ban nha
Làm thế nào để nước thải đô thị tham gia
được trong đời sống tự nhiên của sinh vật
10/4/2009
4
V. Các vấn đề trong quản lý đô thị:
1. Thành phố chìm dần, nguồn nước ngầm bị khai
thác quá mức.
2. Lượng chất thải nhiều, vượt ngưỡng xử lý.
3. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao: làm ô nhiễm
môi trường và tăng chi phí vệ sinh.
4. Ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn: cả về
quy mô và cường độ.
5. Các khu nhà ổ chuột mọc lên: đây là nơi có nhiều
tệ nạn xã hội.
Sơ đồ so sánh các hệ sinh thái đô thị, nông thôn và tự nhiên
VI. Hướng giải quyết các vấn đề
trong quản lý môi trường sống
đô thị:
1. Xây dựng nhà ở, đô thị sinh thái. Chú trọng đến
hành lang xanh (rừng tự nhiên) vùng ven đô, các
mảng xanh vùng trung tâm (công viên).
2. Sử dụng hiệu quả qũy đất.
3. Quản lý và tái chế chất thải hợp lý.
4. Di dời tái định cư các khu nhà ổ chuột.
5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cư dân.
Sơ đồ các quy trình tái chế chất thải nông nghiệp
Nhà máy xử lý nước thải
VII. Các đặc điểm đô thị sinh thái:
1. Có mật độ cây xanh cao. Có hệ thống rừng
phòng hộ môi trường bao quanh thành phố hoặc
ít nhất vào các hướng gió chính.
2. Bảo tồn đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái.
3. Sử dụng diện tích mặt nước (ao, hồ,...) cân đối,
ểđủ với diện tích dân số thành phố đ tạo cảnh
quan môi trường và khí hậu mát mẻ.
4. Ðảm bảo đủ nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
5. Nước thải chỉ được thải vào hệ thống cống rãnh
chung hoặc sông rạch khi đã được xử lý đảm bảo
mức an toàn, không bị ngập lụt trong thành phố.
10/4/2009
5
6. Ðảm bảo mật độ dân số hợp lý, phù hợp với năng
lực tải của đô thị đó.
7. Bảo đảm tiểu khí hậu và khí hậu vùng hài hoà, ít
biến động.
8. Hệ thống giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường
và mật độ đường trên dân số. Các phương tiện
giao thông không gây tiếng ồn và xả khí thải quá
mức cho phép.
9. Môi trường không khí không vượt quá mức ô
nhiễm cho phép.
10.Có bãi rác hợp vệ sinh, công nghệ xử lý rác khoa
học.
11.Có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ
sinh môi trường, mỹ quan, tiện lợi.
VIII.Hệ sinh thái nhà ở:
1. Nguyên tắc chọn hướng nhà (nếu điều kiện cho
phép), thường về hướng đông, đông nam liên
quan đến hướng gió, ánh sáng, nhiệt độ.
2. Xem xét mối tương quan với khí hậu tại nơi ở và
các kiến trúc xung quanh.
3. Xem xét mối tương quan các thành phần kiến
trúc (chiều cao ≈ 3m, cửa, vật liệu).
4. Mối quan hệ giữa ngôi nhà với yếu tố ngoại cảnh
(cây cối, vườn, trang trí cây cảnh).
Hướng nhà
và mối tương
quan với các
thành phần
thực vật
chung quanh
IX. Đô thị hóa và môi trường:
Quá trình đô thị hóa gia tăng cần phải lưu ý:
1. Quy hoạch và xây dựng nhu cầu hạ tầng cơ sở
phù hợp (dân số, vật chất cung cấp, chất thải
phát sinh …)
2. Các nhu cầu việc làm và dịch vụ (vấn đề thu
nhập).
3. Nhu cầu lương thực, năng lượng, giáo dục, y tế,
giải trí.
HẾT BÀI HỆ
S Á ÔINH TH I Đ THỊ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b7_he_sinh_thai_do_thi_1364.pdf