Bài giảng Sinh học phân tử - Đột biến gen
Khái niệm
- Đột biến = các biến đổi di truyền xảy ra đột ngột. Về bản chất, đột biến gen là một sự thay đổi trong trình tự nucleotid
trong bộ gen.
- Tác động của thay đổi trình tự gen:
- Không có tác động: đột biến lặn → đa hình về trình tự
- Tạo ra một protein đột biến với trình tự acid amin thay đổi
- Tác động đến quá trình điều hòa gen.
- Thay đổi chức năng protein → kiểu hình quan sát được: thể đột biến
61 trang |
Chia sẻ: Tiểu Khải Minh | Ngày: 17/02/2024 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sinh học phân tử - Đột biến gen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đột biến gen
Khái niệm
Đột biến = các biến đổi di truyền xảy ra đột ngột. Về bản
chất, đột biến gen là một sự thay đổi trong trình tự nucleotid
trong bộ gen.
Tác động của thay đổi trình tự gen:
Không có tác động: đột biến lặn → đa hình về trình tự
Tạo ra một protein đột biến với trình tự acid amin thay đổi
Tác động đến quá trình điều hòa gen.
Thay đổi chức năng protein → kiểu hình quan sát được: thể đột biến
Khái niệm
Đột biến sinh dưỡng: xảy ra ở các tế bào không sinh sản
được → thay đổi có tính cục bộ (u sắc tố ngoài da, tạo nốt
ruồi), không di truyền được, nhưng có thể gây ung thư, lão
hóa
Đột biến dòng mầm: xảy ra trong giao tử và được truyền cho
đời sau. Hầu hết các đột biến gen là đột biến lặn và sẽ không
được phát hiện nếu hợp tử không có hai bản của allel đột
biến.
Tần suất đột biến
Mỗi gen có tần suất đột biến ổn định. Các gen khác nhau có tần suất đột
biến khác nhau. Vì:
Kích thước gen: càng lớn càng dễ bị đột biến
Điểm nóng: gen nằm trong vùng nhiễm sắc thể nhạy cảm
Tần số đột biến được đánh giá căn cứ trên một lần sao chép, một lần
phân bào hay trên một giao tử và trên một tế bào trong một thế hệ
Tuy tần số đột biến của từng gen là rất thấp, nhưng tổng các đột biến của
nhiều gen là một số đáng kể, có ý nghĩa quan trọng trong tiến hóa.
Tế bào người: tỉ lệ đột biến 10-6/gen/thế hệ.
Tế bào nhân nguyên thủy và tế bào nhân thật cũng có tỉ lệ đột biến
tương tự.
Phân loại đột biến
Đột biến
ĐB điểm
ĐB đa điểm
ĐB lệch khung
Mất 1 cặp nu
Thay thế cặp nu
Thêm 1 cặp nu
Đảo chuyển
Chuyển vị
Phân loại đột biến
Phân loại: Đột biến điểm
Thay đổi một base.
Đột biến điểm có khuynh hướng đặc trưng là đột biến lùi (hồi biến)
Thay thế cặp base
Nguyên nhân:
Chuyển vị (transition): pyrimidin được thay thế bởi pyrimidin khác hay purine bởi
purine khác A G, C T.
Đảo chuyển (transversion): pyrimidin được thay thế bởi purin hay purin bởi
pyrimidin (C/T A/G).
Hậu quả:
Xảy ra trong vùng mã hóa: ví dụ UAC (Tyr)
UAU (Tyr): Đột biến lặn / cùng nghĩa: không ảnh hưởng / dịch mã
CAC (His): Đột biến lệch nghĩa: thay đổi chức năng ít/nhiều
UAG (stop): Đột biến vô nghĩa: dừng sớm / cụt
Xảy ra trong vùng không mã hóa → phiên mã / dịch mã / mức xoắn bện của ADN.
Đột biến lệch khung
Nguyên nhân: chèn / mất một / nhiều nucleotid trong vùng mã hóa → thay
đổi khung đọc
Hậu quả:
Thay đổi tất cả acid amin phía sau đột biến → không chức năng / dừng sớm.
Hậu quả có thể đảo nghịch: một đột biến lệch khung tại một vị trí khác → sửa chữa
lại khung đọc sai → chỉ acid amin giữa hai điểm đột biến bị sai
Phân loại: Đột biến điểm
Thiếu máu hồng cầu hình
liềm – hậu quả đb thay thế
Phân loại: Đột biến điểm
Thiếu máu Địa trung hải
(thalassemia)
Phân loại: Đột biến điểm
Phân loại: Đột biến điểm
Phân loại: Đột biến đa điểm
Thay đổi tác động đến hơn một base.
Không có tính hồi biến.
Nguyên nhân
Lỗi sao chép các yếu tố lặp lại (AT)
Gen nhảy → ngưng phiên mã/dịch mã
Hậu quả
Xóa → thay đổi protein, lệch khung (không chia hết cho 3)
Chèn → thay đổi protein, lệch khung
Transposon - Retrotransposon
Transposon: di chuyển trực tiếp từ vị trí này sang vị trí
khác trong bộ gen
Retrotransposon trước hết được phiên mã thành ARN và
sau đó trở lại thành ADN nhờ enzym phiên mã ngược và
chèn lại vào bộ gen.
Nguyên nhân đột biến
Tự nhiên
Cảm ứng
Nguyên nhân đột biến - Tự nhiên
Các đột biến xảy ra trong tự nhiên một cách ngẫu nhiên
với tần suất thấp 10-10 base và không xác định được
nguồn gốc.
Nguyên nhân: Gắn sai base trong quá trình sao chép
ADN → đột biến điểm.
Biện pháp: Hoạt tính exonuclease 3'→5‘ của ADN pol.
Đột biến tự nhiên: cơ chế
Hỗ biến
Khử amin
Đb lệch khung
Oxy hóa phá hủy do các gốc oxy
Đột biến tự nhiên: cơ chế - hỗ biến
Keto (C=O) ↔ Enol (C-OH) và Amino (NH2) ↔ Imino (NH)
Ở dạng enol, T bắt cặp với G và G bắt cặp với T
Ở dạng imino, C bắt cặp với A và A bắt cặp với C
Kết quả là sự chuyển vị G-C thành A-T; sự hỗ biến chỉ gây
các đột biến chuyển vị.
Đột biến tự nhiên – cơ chế hỗ biến
Bình thường
Hỗ biến
Đột biến tự nhiên – cơ chế hỗ biến
Dạng enol của
Guanin
Hậu quả trong sao chép
Sự chuyển vị G-C thành A-T
Đột biến tự nhiên: cơ chế - khử amin
Khử amin: Các phản ứng khử amin thông thường là phản ứng thủy phân
cytosin thành uracil: được chỉnh lại bằng cách loại bỏ uracil (vì uracil không
có trong ADN) và thay thế bằng cytosin
5-methylcytosin thành thymin: không được chỉnh vì cơ chế sửa chữa không
nhận diện Thymin là lỗi. Cytosin tại các trình tự CG (CpG) thường bị methyl
hóa → “điểm nóng” cho đột biến.
Đột biến tự nhiên: cơ chế - lệch khung
Đột biến lệch khung (chèn hoặc mất trên một sợi), thường là lỗi
của polymerase khi sao chép các đoạn lặp lại của một nucleotid.
Mỗi polymerase có độ chính xác khác nhau.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến độ chính xác của polymerase là hoạt
tính exonuclease đọc sửa 3’-5’, loại bỏ các base bắt cặp sai chèn
vào bởi polymerase.
Đột biến tự nhiên: cơ chế - oxi hóa
Oxy hóa phá hủy do các gốc oxy. Các gốc oxy tăng trong
tế bào do chuyển hóa oxy hóa (và cũng được tạo bởi các
tác nhân vật lý như tia phóng xạ).
Sản phẩm oxy hóa quan trọng là 8-hydroxy guanin bắt
cặp sai với A, tạo đảo chuyển G-C thành T-A
Đột biến cảm ứng (nhân tạo)
Do tác nhân gây đột biến
Tăng tần số đột biến cao hơn mức tự nhiên thay
đổi cấu trúc hoặc trình tự ADN.
Tác nhân vật lý: phóng xạ, tia X, tia UV,
Hóa chất: các đồng đẳng của các base nitơ, acid nitrơ
(HNO2), các chất alkyl hóa mạnh,
Tác nhân hóa học
Base đồng đẳng
Thay đổi cấu trúc, và đặc tính bắt cặp của các base:
chất khử amin, chất alkyl hóa
Chèn vào DNA (lệch khung)
Thay đổi cấu trúc DNA
Tác nhân hóa học - Base đồng đẳng
Có cấu trúc hóa học giống các purin và pyrimidin gắn vào
ADN tại vị trí của các base bình thường khi sao chép ADN.
Bromouracil (BU)
Giống thymin bắt cặp với Adenin.
Dạng ion hóa - enol (BU*): giống C bắt cặp với Guanin.
Gây chuyển vị A-T G-C
Tác nhân hóa học - Base đồng đẳng
Tác nhân hóa học - Base đồng đẳng
Aminopurine (AP) là đồng đẳng của Adenin bắt cặp với
Thymin hoặc (rất ít) với Cytosin gây chuyển vị A-TG-C
Thay đổi cấu trúc, đặc tính bắt cặp
Các chất khử amin. Ví dụ acid nitrơ biến cytosin → uracil,
methylcytosin → thymin, và adenin → hypoxanthin khử amin, hypoxanthin
bắt cặp với C → chuyển vị, hydroxylamin
Methylcytosin hiện diện trong các gen của sinh vật bậc cao có thể ảnh hưởng
tới hoạt tính phiên mã.
Các base ngoại như xanthin, hypoxanthin và uracil có thể khởi động cơ chế
sửa chữa.
Các gốc 5-methylcytosin, "điểm nóng" của đột biến.
Thay đổi cấu trúc, đặc tính bắt cặp
Thay đổi cấu trúc, đặc tính bắt cặp
Các chất alkyl hóa
Tác nhân alkyl hóa: Nitrosoguanidin (NTG), methyl methane
sulfonat (MMS), ethyl methane sulfonat (EMS): thêm các nhóm
methyl hoặc ethyl vào base.
Gây đột biến bằng 3 cách :
Thêm nhóm methyl (-CH3) hay ethyl (-C2H5) vào Guanin tạo base đồng
đẳng của Adenin Guanin bắt cặp với Thymin.
Guanin bị alkyl hóa tạo lổ hổng trên ADN mất purin đứt mạch khi
sao chép
Liên kết chéo giữa các mạch của một hoặc các phân tử ADN khác nhau
làm mất nucleotid.
Thay đổi cấu trúc, đặc tính bắt cặp
Tác nhân chèn vào ADN - lệch khung
Gồm proflavin, cam acridin, ethidium bromide
Là các phân tử đa vòng phẳng chèn vào các base của ADN
Làm “giãn” sợi đôi ADN
ADN polymerase bị “đánh lừa” chèn base vào đối diện nhiều hơn
bình thường lệch khung ADN tạo thành.
Các tác nhân thay đổi cấu trúc ADN
Các phân tử lớn (kềnh càng) gắn vào base trong ADN
ADN không mã hóa: N-acetoxy-2-acetylaminofluorene
(NAAAF)
Các tác nhân gây liên kết chéo trong và giữa các sợi: các
psoralen có trong một số rau và dùng trong điều trị một
số bệnh da.
Các chất hóa học gây đứt sợi ADN: các peroxid.
Các hydrocarbon đa vòng: các benzypyren có trong xăng
làm lệch khung khi sao chép.
Tác nhân bức xạ
Tác dụng gây đột biến của bức xạ có 2 đặc điểm:
Không có ngưỡng tác dụng tức là không có liều lượng vô hại.
Số lượng đột biến tỉ lệ thuận với liều lượng phóng xạ, không phụ thuộc
vào cường độ và thời gian chiếu xạ.
Phân loại bức xạ
Các bức xạ điện từ: bức xạ ion hóa & không ion hóa
Bước sóng thay đổi tùy theo loại bức xạ và tỉ lệ nghịch với năng lượng của
chúng.
Các sóng dài nhất (radio AM) có năng lượng ít nhất, các sóng ngắn hơn là
FM, TV, viba, hồng ngoại, khả kiến, tia tử ngoại (UV), tia X và tia gamma
có năng lượng gia tăng. Tia tử ngoại (còn gọi tia cực tím) có năng lượng
bức xạ cao nên có ý nghĩa sinh học.
Bức xạ ion hóa
Tia X, tia gama, hạt phóng xạ α và β: ion hóa các phân tử trên đường đi của
chúng có tác động mạnh đến các phân tử sinh học.
Tác dụng sinh học của bức xạ
Sản sinh các gốc tự do của nước (gốc hydroxyl), tương tác với ADN,
protein, lipid trong màng tế bào, v.v
Tia X có thể gây hư hỏng ADN và protein, có thể làm hỏng cơ quan,
ngăn phân chia tế bào hoặc làm chết tế bào.
Các loại tế bào phân chia nhanh (tế bào tạo máu, tế bào tủy xương,
niêm mạc tiêu hóa) bị ảnh hưởng bởi bức xạ ion hóa nhiều nhất
Ảnh hưởng di truyền của bức xạ
Đứt một hoặc cả hai sợi (có thể dẫn đến sắp xếp lại, xóa mất, mất nhiễm
sắc thể, tế bào chết nếu không sửa chữa).
Phá hủy các base (đột biến).
Liên kết chéo trong ADN hoặc ADN với protein.
Bức xạ không ion hóa (Tia cực tím - UV)
Bức xạ UV
ít năng lượng, không ion hóa
được ưu tiên hấp phụ bởi base của ADN và acid amin thơm
có ảnh hưởng sinh học và ảnh hưởng di truyền quan trọng
Phân loại:
UV-A (320 nm - khả kiến) là “cận UV”
UV-B (290-320 nm) là phân đoạn gây chết/đột biến chính của ánh
sáng mặt trời;
UV-C (180 - 290 nm) có tính sát trùng mạnh nhất và gây chết, không
có trong ánh sáng mặt trời vì nó được hấp phụ bởi tầng ozon;
Tác động của UV
Tạo dimer pyrimidin trong ADN (tạo bởi UV-B và UV-C) → ngăn chặn sự
phiên mã và sao chép ADN và gây chết nếu không sửa chữa
Khả năng xuyên thấu thấp chỉ tác động lên các sinh vật đơn bào và
giao tử.
ADN hấp thu tia tử ngoại mạnh nhất ở bước sóng 257 nm ( 260 nm).
Hiện tượng quang phục hồi: nếu để ngoài ánh sáng→các sai hỏng được
phục hồi. Ánh sáng hoạt hóa enzym sửa sai, cắt đứt các thymin dimer.
N
N
O
CH3
O
N
N O
NH2
N
N
O
O
N
N O
NH2
CH3
+
UV
PR
T C T C
N
N
O
CH3
O
N
N
O
O
N
N O
O
CH3 CH3
+
UV
PR
T T T T
N
N
O
H3C
O
(a)
(b)
Cơ chế chống đột biến
Đảo nghịch sai hỏng: enzym hoạt động phục hồi cấu trúc
bình thường không có gãy khung.
Loại bỏ sai hỏng: cắt bỏ và thay thế base hoặc phần
nucleotid sai hỏng
Dung nạp sai hỏng: không sửa chữa thật sự, sao chép
sai hỏng và tiếp tục sống.
Đảo nghịch sai hỏng - Quang phục hồi
Photolyase cắt các dimer pyrimidin (làm đứt các liên kết
đồng hóa trị) khi có ánh sáng
Có nhiều trong vi khuẩn, tế bào nhân thật bậc thấp, côn
trùng và thực vật, không có trong động vật.
Làm mất nhóm alkyl (dealkylation)
Sửa chữa bằng O6-methylguanin-ADN methyltranferase.
Chuyển nhóm alkyl từ nguyên tử oxi trên ADN sang gốc Cystein trên
enzym
Phản ứng không thuận nghịch và enzym bị mất hoạt tính
Các lỗi được sửa chữa gồm O6-methylguanin, O4-methylthymin, O6-
ethylguanin và O6-butyl-guanin,...
N
N
N
NH2N
R
OCH3
N
N
N
NH2N
R
O
Cys SH Cys S CH3
Methyltransferase
Có hoạt tính Bất hoạt
O
6
-Methylguanin Guanin
Nối các chỗ đứt của sợi đơn
Tia X và một số hóa chất như peroxid có thể gây ra
những chỗ đứt trên khung ADN.
ADN ligase nhanh chóng sửa các chỗ đứt đơn giản trên
một sợi.
Loại bỏ sai hỏng - Cắt base
Loại bỏ chỗ sai nhờ enzym N-glycosylase.
N-glycolase nhận biết base biến đổi và thủy giải liên kết N-
glycosilic nối base với đường pentose → vị trí AP
Vị trí AP sau đó được cắt bỏ bởi AP endonuclease
ADN polymerase lấp đầy chỗ trống dựa vào khuôn là mạch
bổ sung đối diện và được ligase nối liền lại.
Sửa chữa bằng cắt nucleotid - NER
Hệ thống này làm việc trên “khối” ADN sai hỏng, làm ngưng sao
chép ADN và phiên mã.
Cắt sợi ADN chứa sai hỏng bởi endonuclease ở phía sai hỏng
Loại bỏ đoạn chứa vùng sai hỏng bởi exonuclease
Khoảng trống tạo thành được lấp vào bởi ADN polymerase
Nhiều sinh vật bị đột biến khiếm khuyết NER, dễ bị diệt và đột biến
bởi UV và các hóa chất hoạt động giống UV.
Sửa chữa bằng cắt nucleotid - NER
Sửa chữa bằng cắt nucleotid - NER
Sửa chữa lệch đôi
Xảy ra sau sao chép ADN
Làm tăng độ chính xác sao chép thêm 100 – 1000 lần.
Thực hiện bởi một nhóm các protein có thể quét ADN và
tìm các base bắt cặp không chính xác (hoặc các base
không bắt cặp) làm sai lệch hai chiều trong xoắn kép.
Nucleotid không chính xác phần dưới sẽ được loại bỏ và
ADN polymerase sẽ hoạt động lần thứ hai để có trình tự
đúng.
Dung nạp ADN sai hỏng
Không sửa chữa, sao chép sai hỏng, tiếp tục sống
Sửa chữa bằng tái tổ hợp
Sửa chữa bằng đột biến
Sửa chữa bằng tái tổ hợp
Sửa chữa sau tái bản ADN chứa sai hỏng bằng cách tái
tổ hợp, trao đổi chéo chính xác giữa đoạn có sai sót và
đoạn không có sai sót
1
2
3
Sửa chữa bằng đột biến
DNA với dimer
Khoảng trống được lấp
nhờ ADN polymerase
nhưng tạo ra đột biến
Dimer thứ hai bị
loại bỏ; đột biến
được hoàn tất
Dimer được nhận
diện và ADN bị cắt
Dimer bị loại bỏ
Sửa sai nhờ hệ thống SOS
Được kích hoạt nếu các cơ chế trên bị quá tải bởi các đột biến
lan rộng.
ADN bị tổn thương ngừng sao chép, thì phản ứng SOS hồi
phục sao chép và chuyển sai hỏng thành sửa sai trong khi
nhân đôi.
Các tính trạng đột biến và protein đột biến
Một sinh vật bị đột biến là một sinh vật biểu hiện những
tính trạng bất thường di truyền được: bạch tạng, thay
đổi màu sắc
“Một gen - một enzym” → đột biến gen → thay đổi
protein → biểu hiện kiểu hình, bệnh di truyền
Các tính trạng đột biến và protein đột biến
Các tính trạng đột biến và protein đột biến
Đột biến và ung thư
Ung thư là do tăng sinh tế bào không kiểm soát. Đột
biến ung thư do:
Đột biến làm tăng hoạt gen kích thích hiệu quả trội.
Allel biến đổi được gọi là oncogen (gen ung thư), còn allel
bình thường là proto-oncogen (gen tiền ung thư).
Đột biến làm bất hoạt gen kìm hãm hiệu quả lặn. Gen
kìm hãm được gọi là gen ức chế khối u.
Gen ung thư và gen tiền ung thư
Các gen ung thư do retrovirus tải nạp
Gen ung thư do retrovirus tải nạp tích hợp vào gen tiền
ung thư trên nhiễm sắc thể tế bào chủ
Các cách biến đổi gen tiền ung thư thành gen ung
thư
Mất đoạn hoặc đột biến điểm trong trình tự mã hóa
Khuếch đại gen
Chuyển đoạn NST
Các đột biến ở gen ức chế khối u
Gen Rb tạo protein retinoblasma ức chế sự phát triển
một dạng ung thư ở mắt (retinoblastoma). Rb còn có tác
dụng ức chế đối với một số dạng ung thư khác.
Gen p53 tạo protein p53 ức chế nhiều dạng ung thư:
tham gia hệ thống cấp cứu, sửa chữa nhiều tổn thương
của tế bào đang phân chia.
Virus gây ung thư bằng cách cô lập sản phẩm của gen ức
chế khối u
Chọn lọc đột biến ở vi sinh vật
Phương pháp đề kháng
Dùng thuốc hoặc phage để chọn lọc vi khuẩn
Đột biến: khuẩn lạc mọc trên MT có thuốc hoặc phage
Chọn lọc đột biến ở vi sinh vật
Làm giàu chậm: Phát hiện đột biến khuyết dưỡng
VK/MT tối thiểu
Khuẩn lạc
MT
MT + chất bổ sung
VK ĐB: khuẩn lạc nhỏ
VK thường: khuẩn lạc to
VK
VK ĐB: khuẩn lạc nhỏ
VK thường: khuẩn lạc to
MT tối thiểu + ít chất bổ sung
Làm giàu chậm Làm giàu hạn chế
Chọn lọc đột biến ở vi sinh vật (tt)
Làm giàu nhờ penicillin
VK/MT có penicillin
VK ĐB sống
Khuẩn lạc VK ĐB
MT không penicillin
Chọn lọc đột biến ở vi sinh vật (tt)
Bào tử nấm/ MT tối thiểu
ĐB không mọc
Dạng ĐB
Ktra dạng ĐB
PP lọc:
Lọc
Chọn lọc đột biến ở vi sinh vật (tt)
PP in
VK/MT dinh dưỡng
In khuẩn lạc bằng miếng nhung
ĐB không mọc ở bản sao
Tách ĐB khuyết dưỡng
MT tối thiểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_sinh_hoc_phan_tu_dot_bien_gen.pdf