Bài giảng Quỹ bảo hiểm xã hội, tổ chức quản lý và thực hiện bảo hiểm xã hội

a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH đối với người lao động; b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH; c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về BHXH.

ppt38 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3501 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quỹ bảo hiểm xã hội, tổ chức quản lý và thực hiện bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: QUỸ BHXH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN BHXH I. Khái niệm, kết cấu và nguồn hình thành quỹ BHXH 1. Khái niệm quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích do sự đóng góp của các chủ thể tham gia BHXH theo quy định của pháp luật có sự bảo hộ của Nhà nước nhằm đảm bảo nguồn tài chánh để chi trả các chế độ BHXH và hoạt động của sự nghiệp BHXH Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc Quỹ bảo hiểm xã hội thất nghiệp I. Khái niệm, kết cấu và nguồn hình thành quỹ BHXH 2. Kết cấu quỹ BHXH Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc Quỹ ốm đau Thai sản Quỹ tai nạn lao động Bệnh nghề nghiệp Quỹ hưu trí Tử tuất KẾT CẤU QŨY QUỸ BHXH THẤT NGHIỆP QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN QUỸ HƯU TRÍ, TỬ TUẤT QUỸ TNLĐ, BNN QUỸ BHXH TỰ NGUYỆN QUỸ BHXH BẮT BUỘC MỨC ĐÓNG QUỸ BHXH BẮT BUỘC TỪ 01/2007-12/2009: 5% T.LƯƠNG (BHXH) TỪ 01/2010-12/2011: 6% T.LƯƠNG (BHXH) TỪ 01/2012-12/2013: 7% T.LƯƠNG (BHXH) TỪ 01/2014 TRỞ ĐI: 8% T.LƯƠNG (BHXH) Người lao động NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 3% VÀO QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN (TRONG ĐÓ GIỮ LẠI 2%) 1% VÀO QUỸ TNLĐ, BNN QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT: TỪ 01/2007-12/2009: 11% LƯƠNG BHXH TỪ 01/2010-12/2011: 12% LƯƠNG BHXH TỪ 01/2012-12/2013: 13% LƯƠNG BHXH - TỪ 01/2014 TRỞ ĐI: 14% LƯƠNG BHXH PHƯƠNG THỨC ĐÓNG VÀO QUỸ BHXH BẮT BUỘC Hằng tháng - Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh: hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần. LỘ TRÌNH TĂNG MỨC ĐÓNG BHXH CỦA NLĐ VÀ NSDLĐ *Trong đó NSDLĐ được giữ lại 2% để chi kịp thời cho hai chế độ ốm đau và thai sản MỨC ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ 01/2008-12/2009: 16% THU NHẬP TỪ 01/2010-12/2011: 18% THU NHẬP TỪ 01/2012-12/2013: 20% THU NHẬP TỪ 01/2014 TRỞ ĐI: 22% THU NHẬP PHƯƠNG THỨC ĐÓNG VÀO QUỸ BHXH TỰ NGUYỆN HÀNG THÁNG HÀNG QUÝ 6 THÁNG 1 LẦN Tôi năm nay 60 tuổi đã có 15 năm 8 tháng đóng BHXH. Hỏi tôi có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho khoảng thời gian 4 năm 4 tháng còn lại cho đủ 20 năm để được nghỉ hưu ngay không (vì tôi đã hết tuổi lao động)? MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NGƯỜI LAO ĐỘNG: 1% NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG: 1% NHÀ NƯỚC: 1% TỔNG HỢP MỨC ĐÓNG BHXH, BHYT VÀ BHTN TIỀN LƯƠNG LÀM CƠ SỞ ĐÓNG BHXH Phụ cấp chức vụ Phụ cấp thâm niên vượt khung Phụ cấp thâm niên nghề Lương ngạch, bậc TIỀN LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH ĐỐI VỚI NLĐ HƯỞNG LƯƠNG THEO CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG DO NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH TIỀN LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH ĐỐI VỚI NLĐ HƯỞNG LƯƠNG DO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH TIỀN LƯƠNG LÀM CƠ SỞ ĐÓNG BHXH = LƯƠNG GHI TRONG HĐLĐ (TỐI ĐA= 20 LMIN) MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ÁP DỤNG TỪ 01/10/2011 MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ÁP DỤNG TỪ 01/01/2013 (NĐ 103) II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH 1.Quản lý nhà nước về BHXH 1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước là sự tác động của nhà nước lên các quan hệ xã hội để đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển theo đúng những mục tiêu đã định 1.Quản lý nhà nước về BHXH 1.1. Khái niệm Hoạt động của các cơ quan NN có thẩm quyền Đảm bảo chính sách BHXH hoạt động và phát triển Đúng chủ trương hiến pháp, pháp luật 1.2. Nội dung QLNN về BHXH 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách BHXH. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về BHXH. 3. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH. 4. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH. 5. Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác BHXH. 6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. 7. Hợp tác quốc tế về BHXH. 1.3. Các chủ thể tham gia QLNN - Chính phủ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ, cơ quan ngang bộ khác - Uỷ ban nhân dân các cấp 2. THỰC HIỆN BHXH SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BHXH Ở VIỆT NAM CƠ CẤU HỘi ĐỒNG QUẢN LÝ BHXH VIỆT NAM Bộ Tài Chính Bộ LĐ-TB&XH Bộ Y Tế Tổng Liên đoàn LĐVN Tổ chức BHXH Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Liên minh hợp tác xã Việt Nam Khác do chính phủ quy định Nhiệm vụ của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội 1. Thẩm định kế hoạch hoạt động hằng năm, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ chức BHXH. 2. Quyết định hình thức đầu tư quỹ BHXH theo đề nghị của tổ chức BHXH. 3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, chiến lược phát triển của ngành, kiện toàn hệ thống tổ chức của tổ chức BHXH, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ BHXH. 4. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo của tổ chức BHXH. Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong hệ thống BHXH QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1. Được cấp sổ BHXH; 2. Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc; 3. Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời; 4. Hưởng bảo hiểm y tế trong một số trường hợp; 5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH; 6. Yêu cầu cung cấp thông tin 7. Khiếu nại, tố cáo về BHXH; 8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG a) Đóng BHXH theo quy định; b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH; c) Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định; d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BHXH; 2. Khiếu nại, tố cáo về BHXH; 3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG a) Đóng BHXH và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH; b) Bảo quản sổ BHXH của người lao động trong thời gian người lao động làm việc; c) Trả sổ BHXH cho người lao động khi người đó không còn làm việc; d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH; đ) Trả trợ cấp BHXH cho người lao động; e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; h) Cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. QUYỀN CỦA CƠ QUAN BHXH 1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật; 2. Từ chối yêu cầu trả BHXH không đúng quy định; 3. Khiếu nại về BHXH; 4. Kiểm tra việc đóng BHXH và trả các chế độ BHXH; 5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH và quản lý quỹ BHXH; 6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHXH; 7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN BHXH 1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH; 2. Thực hiện việc thu BHXH theo quy định của Luật này; 3. Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHXH; thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp BHXH đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn; 4. Cấp sổ BHXH đến từng người lao động; 5. Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo quy định của pháp luật; 6. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH; 7. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về BHXH; 8. Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN BHXH 9. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH; lưu trữ hồ sơ của người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật; 10. Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý BHXH về tình hình thực hiện BHXH. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH; 11. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH khi ngư­ời lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; 12. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền; 13. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện BHXH; 14. Thực hiện hợp tác quốc tế về BHXH; 15. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. QUYỀN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia BHXH; b) Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức BHXH cung cấp thông tin về BHXH của người lao động; c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH đối với người lao động; b) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH; c) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về BHXH. Chúc các em thành công!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_3_7776.ppt
Tài liệu liên quan