Bài giảng Quản trị thương hiệu - Chương 7 Định giá thương hiệu & Khai thác thương hiệu bằng hình thức nhượng quyền thương mại
Vào năm 2004, Việt Nam có 70 hệ thống franchise, trong đó đa số là
các thương hiệu nước ngoài như Dilma, Qualitea, KFC
Hiện nay, Luật Thương mại của Việt Nam đã có những quy định
đối với hình thức Nhượng quyền Thương mại.
Tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ra Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Nhượng quyền Thương mại.
Dự báo, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có “cơn lốc” nhượng
quyền thương mại; đặc biệt là khi đã gia nhập WTO.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị thương hiệu - Chương 7 Định giá thương hiệu & Khai thác thương hiệu bằng hình thức nhượng quyền thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Ths Đặng Đình Trạm
1.1
ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Chương 7
Định giá thương hiệu &
Khai thác thương hiệu bằng hình thức
nhượng quyền thương mại
(3 tiết)
Ngày 20 tháng 9 năm 2012
1. Định giá thương hiệu
Sự cần thiết của việc định giá thương hiệu
Các phương pháp định giá tài sản thương hiệu
2. Khai thác thương hiệu bằng hình thức nhượng
quyền thương mại (Franchising)
Nhượng quyền thương mại
Tại sao nên bán franchise
Tại sao nên mua franchise
Một số phương thức bán franchise phổ biến
Franchise trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2
NỘI DUNG
Thương hiệu Coca-Cola, Microsoft,
IBM…có giá trị là bao nhiêu?
Thương hiệu P/S khi được bán cho
Unilever có giá trị là bao nhiêu?
1.3
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
100 thương hiệu giá trị lớn nhất toàn cầu 2011
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Giá trị kinh tế của một số thương hiệu hàng đầu thế giới
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Country of Ownership?
The Big Winners & The Big Losers?
1.6
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Vậy làm thế nào để xác định được
những giá trị bằng số nói trên?
Hãy cùng xem xét các phương pháp
định giá thương hiệu.
1.7
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Sự cần thiết phải định giá thương hiệu
Trước đây, các nhà quản trị quan tâm đến việc định giá
thương hiệu khi thương hiệu được đưa ra trao đổi và mua
bán. Ngày nay, việc xác định giá trị thương hiệu sẽ giúp
công ty tính được giá trị của doanh nghiệp.
Định giá thương hiệu giúp doanh nghiệp thiết lập được
thông số cho các vấn đề sau:
Mối quan hệ với các nhà đầu tư bên ngoài.
Quản lý marketing nội bộ.
Đề ra mức phí bản quyền trong nội bộ.
Nhượng quyền.
Lập kế hoạch trả thuế.
Khoản đảm bảo.
Hỗ trợ khi xảy ra tranh chấp.
1.8
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Lợi ích của việc định giá thương hiệu
Khía cạnh quản lý thương hiệu.
Giúp doanh nghiệp thực hiện quyết định đầu tư trong kinh doanh.
Đánh giá hiệu quả quyết định đầu tư thương hiệu.
Cho phép các công ty con sử dụng thương hiệu.
Mục tiêu hoạt động của bộ phận marketing chuyển từ chi phí sang lợi
nhuận.
Lập thành một hệ thống cho các thương hiệu.
Thẩm định những sáng kiến liên kết thương hiệu.
Thông tin kịp thời giúp nâng cao giá trị kinh tế cho thương hiệu.
Khía cạnh tài chính.
Ấn định giá chuyển giao thương hiệu.
Quyết định mức phí bản quyền thương hiệu.
Thương lượng giá trị mua bán của thương hiệu khi tiến hành sáp nhập.
Hứa hẹn một nguồn thu và lợi nhuận cho nhà cung cấp
Thu nhập sẽ được bảo đảm đối với những doanh nghiệp sở hữu thương
hiệu mạnh.
1.9
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Khái niệm định giá thương hiệu
Định giá thương hiệu là một quá trình tổng hợp và tính toán lợi nhuận
kinh tế sinh ra từ giá trị thương hiệu có được từ việc sở hữu thương
hiệu.
Theo Interbrand, định giá thương hiệu là một quá trình lớn nhằm xác
định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của thương hiệu.
Như vậy, định giá thương hiệu là một quá trình tổng hợp và đo lường
giá trị kinh tế của thương hiệu trong hiện tại và tương lai.
1.10
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Các phương pháp định giá thương hiệu
Có 5 phương pháp chủ yếu:
1. So sánh chênh lệch với sản phẩm cùng loại.
2. Căn cứ vào sự ưa chuộng của khách hàng.
3. Phí thay thế thương hiệu.
4. Phương pháp dựa trên thị trường tài chính -
Giá bán cổ phiếu.
5. Khả năng thu nhập từ thương hiệu trong
tương lai.
1.11
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
1. So sánh chênh lệch với sản phẩm cùng loại
Trước hết, xác định khoản chênh lệch về giá với sản phẩm
cùng loại trên thị trường. Có 2 cách tính chênh lệch giá:
So sánh với giá bán trên thị trường của sản phẩm cùng
loại.
Điều tra xem khách hàng sẵn sàng trả thêm bao nhiêu
cho những thuộc tính ưu việt.
Sau đó, lấy khoản chênh lệch này nhân với số lượng sản
phẩm đã bán; chiết khấu giá trị tính được về thời điểm
hiện tại sẽ được giá trị của thương hiệu.
1.12
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
2. Căn cứ vào sự ưa chuộng của khách hàng.
Nhiều sản phẩm như đường, vé máy bay, xăng dầu…
không có sự chênh lệch giá, vì vậy phải đánh giá giá trị
thương hiệu dựa trên thái độ, sự ưa chuộng của khách
hàng.
Ví dụ: Đưa ra 1 loại đường để thăm dò khách hàng. Lúc
chưa biết tên thương hiệu của nó giả sử có 30% số người
ưa chuộng. Khi biết là đường Biên Hoà thì có 85% khách
hàng ưa chuộng; vì vậy giá trị của thương hiệu đường
Biên Hoà là (85%-30%) x Tổng doanh thu có được từ
thương hiệu từ khi có thương hiệu đó đến bây giờ.
1.13
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
3. Phí thay thế thương hiệu
Là số tiền mà 1 doanh nghiệp phải bỏ ra để chắc chắn có 1
thương hiệu mới thành công.
Vídụ: Doanh nghiệp phải bỏ ra 100 triệu USD để có 1
thương hiệu mới, xác suất để nó thành công là 25%
=> Để thành công chắc chắn thì phải bỏ ra 400 triệu USD
(100 triệu x 4).
Lấy 400 triệu USD trừ đi chi phí phải bỏ ra để thành công
với thương hiệu hiện tại thì ra giá trị của thương hiệu đó.
1.14
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
4. Theo giá bán cổ phiếu
Trước hết, tìm giá thị trường của cả doanh nghiệp đó:
Giá thị trường của doanh nghiệp
= Giá bán cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Sau đó, lấy giá thị trường nói trên trừ đi giá trị của tài sản
hữu hình sẽ được giá trị của thương hiệu.
* Một số hạn chế của phương pháp này:
Giá thương hiệu dao động từng giờ.
Trường hợp 1 công ty có nhiều thương hiệu thì không tính được
giá trị cụ thể của từng thương hiệu.
Có sự không cân xứng về thông tin giữa người mua và người bán.
1.15
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
5. Căn cứ vào khả năng thu nhập từ thương hiệu
trong tương lai.
Đây là cách tốt nhất để đo tài sản thương hiệu. Đó là việc
tính thu nhập tương lai từ thương hiệu, sau đó chiết khấu
ngược thành giá trị hiện tại.
Giá trị thương hiệu
= Thu nhập hiện tại từ thương hiệu x Thừa số thu nhập
Để tính thừa số thu nhập có thể dựa vào P/E ratio (P là giá
trị hiện tại của cổ phiếu thường; E là cổ tức năm trước đã
trừ thuế). Nhưng P/E ratio lại dao động, vì vậy có thể được
điều chỉnh theo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.16
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
* Ví dụ định giá thương hiệu
1.17
ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Franchise là gì?
Franchise được hiểu như là:
Sự liên kết hợp đồng giữa phía chuyển giao (bên
nhượng quyền, bên bán franchise - nhà sản xuất hoặc tổ
chức dịch vụ) với phía nhận chuyển giao (bên nhận
quyền, bên mua franchise - người kinh doanh độc lập).
Người chuyển giao cho mượn thương hiệu & hệ thống
kinh doanh bao gồm cả cách thức quản lý.
Còn người nhận chuyển giao chi trả tiền bản quyền
thuê thương hiệu & tiền phí để được kinh doanh với tên
& hệ thống của người chuyển giao.
1.18
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Vai trò của người mua và người bán franchise
Bên chuyển giao (còn gọi là Bên bán franchise hay Bên nhượng
quyền) là Franchisor.
Bên được chuyển giao (còn gọi là Bên mua franchise hay Bên được
nhượng quyền) là Franchisee.
Hai bên đối tác này sẽ ký một hợp đồng gọi là Hợp đồng Franchise.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Người bán franchise Người mua franchise
Sở hữu thương hiệu. Được cấp phép sử dụng thương
hiệu.
Cung cấp hỗ trợ:
Đào tạo.
Marketing, quảng cáo.
Điều hành cửa hàng với sự giúp đỡ
của chủ thương hiệu.
Nhận phí franchise. Trả phí franchise.
Chức năng và nhiệm vụ của người mua và người bán
franchise
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Người bán franchise Người mua franchise
Chọn mặt
hàng
Hỗ trợ Chọn với sự đồng ý của chủ
thương hiệu
Thiết kế Cung cấp mẫu thiết kế Áp dụng mẫu thiết kế, trả phí
Nhân viên Giới thiệu, hỗ trợ Tuyển dụng, giám sát, điều
hành
Thực đơn Xây dựng, quy định Thay đổi khi được chấp nhận
Giá Đề nghị, tư vấn Quyết định
Nguồn cung
cấp
Của mình, chỉ định hay
yêu cầu tiêu chuẩn
Phối hợp, tuân thủ
Quảng cáo Thiết kế chương trình yêu
cầu đóng góp
Trả phí quảng cáo, phải được
chấp nhận
Kiểm soát
chất lượng
Xây dựng tiêu chuẩn, đào
tạo, thanh tra
Huấn luyện nhân viên, giám
sát hàng ngày
Lợi ích của việc bán franchise
Doanh nghiệp có thể nhân rộng mô hình kinh doanh
mà không cần nhiều nguồn lực tài chính.
Vượt qua những trở ngại về địa lý, con người, kiến thức
& văn hoá địa phương.
Tiết kiệm chi phí: mua nguyên liệu hàng hoá với giá rẻ
hơn, chi phí quảng bá nhỏ hơn do được chia cho nhiều
đơn vị mua franchise.
Tăng giá trị thương hiệu: uy lực của thương hiệu
thường lớn mạnh song song với số lượng cửa hàng
được mở ra.
Tăng doanh thu: Thông qua hình thức franchise.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Lợi ích của việc bán franchise
Chủ thương hiệu có thể nhận được những khoản phí sau:
Phí nhượng quyền ban đầu (initial fee, upfront fee): Là khoản phí
hành chính, đào tạo, chuyển giao công thức kinh doanh cho bên
mua. Phí này được tính một lần.
Phí hàng tháng (monthly fee): Là phí phải trả cho việc duy trì sử
dụng thương hiệu & những dịch vụ hỗ trợ mang tính chất tiếp diễn
liên tục như huấn luyện nhân viên, quảng bá, nghiên cứu, phát
triển sản phẩm mới. Phí này có thể tính cố định hoặc theo phần
trăm doanh thu (thường từ 3 đến 6%).
Ngoài phí hàng tháng, bên bán có thể tính thêm: 1/ Phí quảng cáo
theo doanh thu hoặc theo số sản phẩm bán ra; 2/ Bán các nguyên
liệu đặc thù (Bên bán franchise yêu cầu bên mua phải mua một số
nguyên liệu đặc thù do mình cung cấp để đảm bảo tính đồng bộ &
thu lợi nhuận).
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Ví dụ: Trường hợp nhượng quyền của kem Carvel
Phí ban đầu là 177.544$; bao gồm: lệ phí chi nhánh là
25.000$, phí xây dựng 45.500$, phí thiết bị 85.320$, bảo
hiểm 8.424$, phí đào tạo 1.000$, chi phí khác là 12.300$.
Chi phí hoạt động: Bên mua phải trả bên bán 1,74$ phí
bản quyền thương hiệu và 1,53$ phí quảng cáo cho mỗi
gallon hỗn hợp bán được. Đóng góp bản quyền thương
hiệu và quảng cáo mỗi năm ít nhất là 11.310$ và 9.945$.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Lợi ích của việc mua franchise
“Bạn muốn tự mình kinh doanh, nhưng bạn không có
nhiều ý tưởng táo bạo?
Bạn muốn trở thành ông chủ, nhưng vì lý do nào đó mà
bạn không bắt tay vào cuộc?
Bạn quan tâm đến việc thể hiện bản thân, nhưng bạn
không muốn làm một mình hay sợ rủi ro?...
Sao bạn không thử đến hệ thống nhượng quyền của
chúng tôi?”
(Thông điệp quảng cáo của một hãng muốn nhượng quyền gửi tới những
thành viên tiềm năng).
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Lợi ích của việc mua franchise
Đầu tư ít rủi ro hơn: Theo con số điều tra:
90% người tiêu dùng nói rằng thương hiệu là yếu tố quyết định
khi lựa chọn mua hàng.
90% số thương hiệu mới bị thất bại trong 3 năm đầu kinh doanh.
23% số doanh nghiệp kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5
năm kinh doanh.
92% số doanh nghiệp mua franchise có thể tồn tại sau 5 năm
kinh doanh.
Mua franchise giúp giảm mức độ rủi ro cho các
franchisee.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Lợi ích của việc mua franchise
Tăng sức mạnh kinh doanh theo nhóm.
Tận dụng được những khách hàng trung thành nhờ sự
thống nhất về hệ thống nhận diện thương hiệu, công
thức kinh doanh.
Vượt qua trở ngại do thiếu kinh nghiệm.
Được hỗ trợ marketing chuyên nghiệp: được nhận
những giúp đỡ về đào tạo và tái đào tạo, thiết kế, chọn
địa điểm, tiếp thị quảng cáo…
Dễ vay tiền ngân hàng: do xác suất thành công cao hơn
nên được các ngân hàng tin tưởng và cho vay tiền; đặc
biệt thường được chủ thương hiệu giúp đỡ vay tiền
bằng cách đàm phán với các ngân hàng để được vay với
lãi suất thấp.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Một số phương thức bán franchise phổ biến
1. Đại lý franchise độc quyền (Master Franchise).
2. Frachise phát triển khu vực (FPTKV).
3. Bán franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (Single Unit
Franchise).
4. Bán franchise thông qua công ty liên doanh.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
1. Đại lý franchise độc quyền (Master Franchise)
Chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa
phương tại nơi mà mình muốn thâm nhập làm đối tác
mua franchise độc quyền kinh doanh và phân phối
thương hiệu.
Đối tác mua franchise này lại có quyền chủ động tự bán
franchise cho bất kỳ ai nằm trong khu vực mà mình
muốn kiểm soát.
Phần phí franchise thu được được chia nhau giữa chủ
thương hiệu và đại lý độc quyền theo tỷ lệ thoả thuận
giữa hai bên, vídụ 50/50, 60/40… (thường thì đại lý độc
quyền được chia nhiều hơn).
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
1. Đại lý franchise độc quyền (Master Franchise)
Một đối tác được gọi là “tiềm năng” để trở thành đại lý
độc quyền khi có những đặc điểm tối thiểu sau:
Am hiểu thị trường địa phương (văn hoá, luật pháp, tài chính,
nguồn cung cấp…).
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực muốn mua franchise.
Có khả năng tài chính lớn mạnh.
Tin tưởng tuyệt đối vào mô hình và hệ thống kinh doanh của
chủ thương hiệu.
Đây được xem là hình thức phổ biến nhất và nhanh
nhất trong việc bành trướng thương hiệu ra nước ngoài.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
2. Frachise phát triển khu vực (FPTKV)
FPTKV cũng được độc quyền trong một phạm vi và
thời gian nhất định.
Tuy nhiên, sự khác biệt so với franchise độc quyền là ở
chỗ FPTKV chỉ có nhiệm vụ phát triển cửa hàng theo
tiến độ rõ ràng đã thống nhất với chủ thương hiệu; họ
không được bán franchise cho bất cứ ai cũng như không
phải cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho bất cứ ai.
Nếu không thực hiện đúng những thoả thuận trong hợp
đồng, họ sẽ mất ưu tiên độc quyền giống như Master
Franchise.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
3. Bán franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (Single Unit
Franchise)
Đây là hình thức bán franchise lẻ cho từng đối tác tại
nước ngoài.
Hình thức này thích hợp khi:
Chủ thương hiệu muốn phát triển thương hiệu của
mình trong cùng một khu vực.
Chủ thương hiệu không có nhu cầu phải bán nhiều
franchise.
Ưu điểm:
Kiểm tra sâu sát hệ thống nhượng quyền.
Phí franchise không phải trả cho đối tượng trung gian nào.
Hạn chế
Cần có guồng máy điều hành vững mạnh.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
4. Bán franchise thông qua công ty liên doanh
Theo hình thức này, chủ thương hiệu sẽ liên doanh với
một đối tác địa phương ở nước ngoài và liên doanh này
sẽ đóng vai trò của một đại lý franchise độc quyền.
Chủ thương hiệu góp vốn vào liên doanh bằng chính
thương hiệu, bí quyết kinh doanh và đôi khi thêm cả
tiền mặt; những yếu tố này được quy ra tỷ lệ phần trăm
vốn góp.
Việc lựa chọn đối tác liên doanh là rất quan trọng vì nếu
chọn nhầm đối tác thì cả một thị trường sẽ bị bế tắc.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Một số phương thức bán franchise theo chức năng
1. Franchise chế biến.
2. Franchise phân phối.
3. Franchise dịch vụ.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
1. Franchise chế biến
Bên bán franchise cung cấp thành phần thiết yếu hoặc
công thức kỹ thuật cho người chế biến hoặc người sản
xuất; bên nhận franchise được sản xuất và bán các sản
phẩm dưới thương hiệu của bên bán.
Ví dụ: Nhà hàng, fastfood…
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
2. Franchise phân phối
Bên bán sản xuất và bán sản phẩm cho bên nhận
franchise. Bên nhận franchise bán lại sản phẩm cho
khách hàng dưới thương hiệu của bên bán trong lãnh
thổ của bên bán.
Ví dụ: Ô tô, mỹ phẩm, đồ điện gia dụng…
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
2. Franchise phân phối
Bên bán phát triển một dịch vụ mà bên nhận sẽ cung
ứng cho khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng
franchising.
Ví dụ: Dịch vụ nâng cấp ô tô, sửa chữa, dịch vụ thẻ tín
dụng…
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Các nhân tố then chốt của franchise
Bản sắc thương hiệu
Các franchisee phải chuyển tải bản sắc của thương hiệu một cách toàn
vẹn, thống nhất.
Trong nhiều trường hợp, việc giữ gìn bản sắc thương hiệu là rất khó,
đặc biệt là khi hệ thống franchise càng lớn.
Địa điểm
Đặc biệt quan trọng đối với những lĩnh vực nhượng quyền như thời
trang, ăn uống và giải trí.
Là đòi hỏi khó khăn nhất trong việc lựa chọn các franchisee.
Nếu có địa điểm tốt thì cơ hội thành công là 50%.
Các nỗ lực quảng bá
Các thương hiệu được nhượng quyền thường có ngân sách quảng bá
riêng cho mình.
Các chiến dịch quảng bá thường có sự phối hợp giữa bên mua và bên
bán franchise.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Các nhân tố then chốt của franchise
Thích nghi với văn hoá địa phương: Do văn hoá khác nhau nên
hành vi tiêu dùng của các địa phương là khác nhau; vì vậy khó
khăn lớn nữa là làm sao vừa giữ được bản sắc thương hiệu đồng
thời lại thích nghi được với văn hoá địa phương.
Chiến lược dài hạn: Chiến lược dài hạn trong nhượng quyền đòi
hỏi có sự cam kết tham gia của cả 2 bên vì những mục tiêu lâu dài.
Quản lý con người: Chủ thương hiệu phải có kỹ năng làm việc và
tương tác với con người. Trong hình thức nhượng quyền đòi hỏi
phải có sự hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên tham gia.
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU - FRANCHISING
Các trạm xăng dầu gara là những hình thức franchise đầu tiên.
Tại Hoa Kỳ, từ 1994 đến 2000, franchise chiếm từ 35 đến 40% doanh
số ngành bán lẻ.
Châu Âu có 3.888 hệ thống franchise với 167.432 cửa hàng, đóng
góp 95 tỷ Euro (1998).
Tại Nhật Bản, doanh số của franchise là $150 tỷ.
Tại Australia franchise đóng góp 12% cho GDP.
Malaysia có chương trình phát triển Franchise Development
Program của chính phủ.
Bộ Thương mại Thái Lan cũng có chương trình khuyến khích và
quảng bá cho hình thức nhượng quyền.
Trên toàn thế giới doanh số năm 2000 là $1.000 tỷ khoảng 320.000
doanh nghiệp.
FRANCHISE TRÊN THẾ GiỚI
10 ngành kinh doanh franchise phổ biến nhất trên thế giới
1. Thức ăn nhanh
2. Cửa hàng bán lẻ
3. Dịch vụ
4. Xe hơi
5. Nhà hàng
6. Bảo trì
7. Xây dựng
8. Cửa hàng bán lẻ thực phẩm
9. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
10. Khách sạn lưu trú.
FRANCHISE TRÊN THẾ GiỚI
Top 10 franchise trên thế giới 2012
FRANCHISE TRÊN THẾ GiỚI
Rank Franchise Startup Costs
1 Hampton Hotels / Mid-priced hotels $3.75M - 13.11M
2 Subway / Submarine sandwiches & salads $84.8K - 258.8K
3 7-Eleven Inc./ Convenience store $30.8K - 611.1K
4 Servpro / Insurance/disaster restoration &
cleaning
$133.05K - 181.45K
5 Days Inn / Hotels $202.17K - 6.76M
6 McDonald's / Hamburgers, chicken, salads $1M - 2.16M
7 Denny's Inc. / Full-service family restaurant $1.18M - 2.4M
8 H & R Block / Tax preparation & electronic filing $35.51K - 136.2K
9 Pizza Hut Inc. / Pizza, pasta, wings $295K - 2.15M
10 Dunkin' Donuts / Coffee, doughnuts, baked
goods
$368.9K - 1.74M
Top 10 franchise trên thế giới 2012
FRANCHISE TRÊN THẾ GiỚI
Franchise 2012 Rank Country of Origin Industry/Category
SUBWAY 1 USA Food Franchises
McDonald's 2 USA Food Franchises
KFC 3 USA Food Franchises
7-Eleven 4 USA
Convenience Store
Franchises
Burger King 5 USA Food Franchises
Pizza Hut 6 USA Food Franchises
Wyndham Hotel
Group
7 USA Hotel Franchises
Ace Hardware
Corporation
8 USA
Home Improvement
Franchises
Dunkin' Donuts 9 USA Food Franchises
Hertz 10 USA Car Rental Franchises
Một số thương hiệu Việt đã và đang áp dụng franchise
FRANCHISE TẠI VIỆT NAM
Vào năm 2004, Việt Nam có 70 hệ thống franchise, trong đó đa số là
các thương hiệu nước ngoài như Dilma, Qualitea, KFC…
Hiện nay, Luật Thương mại của Việt Nam đã có những quy định
đối với hình thức Nhượng quyền Thương mại.
Tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ra Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Nhượng quyền
Thương mại.
Dự báo, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có “cơn lốc” nhượng
quyền thương mại; đặc biệt là khi đã gia nhập WTO.
FRANCHISE TẠI VIỆT NAM
Vào năm 2004, Việt Nam có 70 hệ thống franchise, trong đó đa số là
các thương hiệu nước ngoài như Dilma, Qualitea, KFC…
Hiện nay, Luật Thương mại của Việt Nam đã có những quy định
đối với hình thức Nhượng quyền Thương mại.
Tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ra Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Nhượng quyền
Thương mại.
Dự báo, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có “cơn lốc” nhượng
quyền thương mại; đặc biệt là khi đã gia nhập WTO.
FRANCHISE TẠI VIỆT NAM
Vào năm 2004, Việt Nam có 70 hệ thống franchise, trong đó đa số là
các thương hiệu nước ngoài như Dilma, Qualitea, KFC…
Hiện nay, Luật Thương mại của Việt Nam đã có những quy định
đối với hình thức Nhượng quyền Thương mại.
Tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ra Nghị định số 35/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Nhượng quyền
Thương mại.
Dự báo, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có “cơn lốc” nhượng
quyền thương mại; đặc biệt là khi đã gia nhập WTO.
FRANCHISE TẠI VIỆT NAM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_dinh_tram_chuong_07_dinh_gia_thuong_hieu_0212.pdf