Bài giảng Quản trị thương hiệu - Chương 2 Đặc tính thương hiệu Định vị thương hiệu Giá trị thương hiệu
Chất lượng cảm nhận được hình thành khi lợi ích cảm nhận cao hơn
hoặc ngang bằng với lợi ích tìm kiếm.
Chất lượng cảm nhận được quyết định bởi cả nội bộ doanh nghiệp và
khách hàng. Được đo lường bằng thông tin nghiên cứu thị trường.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6385 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị thương hiệu - Chương 2 Đặc tính thương hiệu Định vị thương hiệu Giá trị thương hiệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Ths Đặng Đình Trạm
1.1
ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Chương 2
Đặc tính thương hiệu
Định vị thương hiệu
Giá trị thương hiệu
(4 tiết)
Ngày 16 tháng 8 năm 2012
1. Đặc tính thương hiệu
Khái niệm đặc tính thương hiệu
Bốn khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu
Đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu
2. Định vị thương hiệu
Khái niệm định vị thương hiệu
Tiến trình định vị thương hiệu
Các chiến lược định vị căn bản
Tái định vị thương hiệu
Những sai lầm tiềm ẩn trong định vị thương hiệu
3. Giá trị thương hiệu
Khái niệm giá trị thương hiệu
Nhận biết thương hiệu
Chất lượng được cảm nhận
Sự trung thành của khách hàng
Các liên tưởng thương hiệu
Những khó khăn trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu
1.2
NỘI DUNG
1.1. Khái niệm đặc tính thương hiệu - Brand Identity
Brand identity – Phong cách (đặc tính) thương hiệu là tập hợp các
yếu tố về nhận dạng và cảm nhận ấn tượng về một thương hiệu.
Nó được thể hiện thông qua truyền thông, giao tiếp và biểu
tượng.
Truyền thông: Sản phẩm mang thương hiệu; trưng bày; cơ sở vật
chất; các thông điệp truyền thông.
Giao tiếp: Hành vi ứng xử trong các mối quan hệ; quan hệ cộng
đồng; xử lý tình huống bất định của thị trường.
Biểu tượng: Hệ thống nhận diện; hình ảnh cảm nhận.
1.3
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU
1.4
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU
Mô hình kế hoạch hóa nhận diện thương hiệu (theo Aaker)
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
Phân tích khách hàng
* Xu hướng; động cơ mua hàng; những
nhu cầu chưa được thỏa mãn; phân
khúc khách hàng…
Phân tích cạnh tranh
* Phân tích đặc tính/hình ảnh thương
hiệu đối thủ cạnh tranh; phân tích chiến
lược áp dụng và các điểm mạnh điểm
yếu của đối thủ cạnh tranh…
Phân tích bản thân doanh nghiệp
* Phân tích tình hình hiện tại về hình
ảnh và đặc tính thương hiệu của công
ty; tính kế thừa; điểm mạnh và điểm
yếu; các giá trị của tổ chức
HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU
MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG HIỆU VÀ KHÁCH HÀNG
ĐỘ TIN CẬY
Khả năng hỗ trợ các thương hiệu khác
Mở rộng
Cốt lõi
Thương hiệu như
một sản phẩm
Thương hiệu như
một tổ chức
Thương hiệu như
một biểu tượng
Thương hiệu như
một con người
ĐỀ XUẤT VỀ GIÁ TRỊ
Lợi ích chức năng Lợi ích tinh thần Lợi ích tự thể hiện
Mô hình kế hoạch hóa nhận diện thương hiệu (theo Aaker)
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU
HỆ THỐNG PHÁT TRIỂN NHẬN DẠNG THƯƠNG HIỆU
VỊ TRÍ THƯƠNG HIỆU
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
Tập hợp các đặc tính
và cam kết mang lại
giá trị
Hướng tới khách hàng
mục tiêu
Mang lại lợi thế cạnh
tranh
Chủ động giao tiếp
với khách hàng
THỰC HIỆN
Lựa chọn các phương án Biểu tượng và thông điệp Kiểm tra
1.2. Bốn khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu
(1) Thương hiệu - như một sản phẩm.
Các thuộc tính của sản phẩm luôn là bộ phận quan trọng cấu thành nên đặc tính của
một thương hiệu, bởi đây là những yếu tố cơ bản liên quan trực tiếp đến quyết định
chọn nhãn hiệu và đánh giá chất lượng của khách hàng.
(2)Thương hiệu - như một tổ chức.
Khía cạnh thương hiệu với tư cách là một tổ chức tập trung vào đặc tính của tổ chức
hơn là vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các đặc tính của một tổ chức có thể là sự
đổi mới, dẫn đầu về chất lượng, hoặc là bảo vệ môi trường. Những đặc tính này có
thể được làm nổi bật thông qua các nhân viên, văn hóa kinh doanh và các chương
trình truyền thông của công ty.
1.7
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU
1.2. Bốn khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu
(3) Thương hiệu - như một con người (cá tính thương hiệu).
Cũng giống như một con người, thương hiệu cũng có thể cảm nhận với các cá tính
như tính vượt trội, tính cạnh tranh, độc đáo – ấn tượng, tin cậy, hài hước, hóm hỉnh,
năng động, cầu kỳ hay trẻ trung, hoặc trí tuệ.
(4) Thương hiệu - như một biểu tượng.
Một biểu tượng ấn tượng và sâu sắc có thể làm cho nó dễ dàng được gợi nhớ và
chấp nhận.
Bất kỳ cái gì đại diện cho một thương hiệu đều có thể là một biểu tượng, thậm chí có
thể bao gồm các chương trình.
1.8
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU
1.3. Đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh là kết quả của sự tưởng tượng và hình dung của một
nhóm công chúng nào đó về một sản phẩm, một thương hiệu, một
công ty hay một quốc gia... Hình ảnh thương hiệu cho ta biết cách
thức công chúng giải mã các dấu hiệu của thương hiệu thông qua
các sản phẩm, dịch vụ và các chương trình truyền thông, quảng cáo
của nó.
Tập hợp của các yếu tố phong cách tạo ra một hình ảnh thương
hiệu trong nhận thức của công chúng.
1.9
HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU
Mối quan hệ giữa đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu
1.10
ĐẶC TÍNH THƯƠNG HIỆU VÀ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU
ĐẶC TÍNH
THƯƠNG
HIỆU
TÁC
ĐỘNG
NGOẠI
LAI
CÁC DẤU HIỆU
ĐƯỢC TRUYỀN
TẢI
CẠNH
TRANH
HÌNH ẢNH
THƯƠNG
HIỆU
NGƯỜI GỬI NGƯỜI NHẬN TRUYỀN THÔNG
2.1. Khái niệm định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu: “Hành động thiết kế sản phẩm và hình ảnh
của thương hiệu để nó giữ một vị trí khác biệt và có giá trị trong
tâm trí khách hàng mục tiêu”.
(Philip Kotler)
Định vị thương hiệu là “nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình
ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng”.
(Marc Filser)
Định vị thương hiệu là “các cố gắng và nỗ lực của doanh nghiệp
nhằm cho khách hàng và công chúng thấy được vị thế xác định
của thương hiệu”.
(Nguyễn Quốc Thịnh)
1.11
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Ví dụ: Định vị thương hiệu ô tô
1.12
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.2. Tiến trình định vị thương hiệu
Cần xác định đâu là vị trí và các đặc điểm mà các liên kết thương
hiệu có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
Người làm marketing cần phải biết được:
(1) Khách hàng / người tiêu dùng mục tiêu là ai?
(2) Đối thủ cạnh tranh chính là ai?
(3) Thương hiệu khác đối thủ cạnh tranh như thế nào?
(4) Thương hiệu giống với đối thủ cạnh tranh như thế nào?
1.13
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.2. Tiến trình định vị thương hiệu
(1) Khách hàng / người tiêu dùng mục tiêu là ai?
Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu:
Tiêu thức phân đoạn:
• Hành vi
• Nhân khẩu học
• Tâm lý hình
• Địa lý
Tiêu chuẩn lựa chọn thị trường mục tiêu:
• Có thể nhận dạng
• Qui mô đủ lớn
• Có thể tiếp cận
• Phản ứng thuận lợi
1.14
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.2. Tiến trình định vị thương hiệu
(1) Khách hàng / người tiêu dùng mục tiêu là ai?
Ví dụ phân đoạn thị trường kem đánh răng
Có 4 phân khúc chính:
Cảm giác: Tìm kiếm hương vị và hình thức sản phẩm.
Giao tiếp xã hội: Tìm độ sáng của răng.
Người lo ngại: Tìm kiếm phòng chống sâu răng.
Người độc lập: Tìm kiếm giá thấp.
1.15
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.2. Tiến trình định vị thương hiệu
(2) Đối thủ cạnh tranh chính là ai?
Xác định đối thủ cạnh tranh:
Các yếu tố của cạnh tranh
Cấp độ cạnh tranh: Chủng loại hay lớp sản phẩm…
Cạnh tranh xảy ra trên góc độ lợi ích hay là thuộc tính…
1.16
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.2. Tiến trình định vị thương hiệu
(3) Thương hiệu khác đối thủ cạnh tranh như thế nào?
Xác định những điểm khác biệt (Poins of difference – PODs)
Là những liên tưởng (thuộc tính hay lợi ích) mạnh, thuận lợi,
độc đáo đối với một thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Đề nghị bán hàng độc đáo và lợi thế cạnh tranh khác biệt.
Nhiều kiểu PODs khác nhau: giá, chất lượng, dịch vụ, công
nghệ,...
PODs tạo nên sự khác biệt (vượt trội so với đối thủ cạnh tranh).
1.17
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.2. Tiến trình định vị thương hiệu
(4) Thương hiệu giống với đối thủ cạnh tranh?
Xác định những điểm giống nhau (Points of parity - POPs)
Là những liên tưởng không nhất thiết là duy nhất, được chia
sẻ với các thương hiệu khác. Có 2 loại POPs:
• POPs chủng loại: Những liên tưởng mà người tiêu dùng coi
là cần thiết về mặt pháp lý và đáng tin cậy khi cung ứng
sản phẩm trong một chủng loại sản phẩm hay dịch vụ.
• POPs cạnh tranh: Những liên tưởng được thiết kế để phủ
nhận những điểm khác biệt của đối thủ cạnh tranh.
• POPs tạo ra niềm tin đủ tốt (so với tiêu chuẩn của một chủng
loại sản phẩm hoặc các thương hiệu khác, như là điều kiện cần để được
người tiêu dùng chấp nhận).
1.18
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.3. Các chiến lược định vị thương hiệu căn bản
1) Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu:
Trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác.
Dẫn đầu về giá thành thấp nhất.
Khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành người phục vụ các thị trường chuyên
biệt.
2) Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu:
Là cách định vị dựa vào các khả năng tốt nhất về sản phẩm của mình như: chất
lượng, kết quả, uy tín, sử dụng bền, an toàn, nhanh, dễ sử dụng, thuận tiện, kiểu
dáng, phong cách,... tốt nhất.
1.19
CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.3. Các chiến lược định vị thương hiệu căn bản
3) Lựa chọn định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm:
Đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn.
Giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn.
Giữ nguyên chất lượng nhưng giá rẻ hơn.
Giảm bớt tính năng và giảm bớt giá đi nhiều.
Chất lượng tốt hơn với giá rẻ hơn.
4) Triển khai các chủ trương tổng giá trị cho thương hiệu sản phẩm:
Là một dạng định vị toàn diện, nó phải bao hàm được nhiều định vị đơn lẻ hợp
thành. Công ty tập trung định vị dịch vụ hậu mãi của mình, làm cho giá trị hữu
dụng của sản phẩm tăng lên.
1.20
CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.3. Các chiến lược định vị thương hiệu căn bản
Bản đồ định vị thương hiệu dựa trên 1 thuộc tính
1.21
CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Bắt sóng
tốt
Bắt sóng
kém
Nokia Samsung
2.3. Các chiến lược định vị thương hiệu căn bản
Bản đồ định vị thương hiệu dựa trên 2 thuộc tính
1.22
CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Bắt sóng
tốt
Bắt sóng
kém
Nokia
Samsung
Nhỏ gọn
To lớn
2.3. Các chiến lược định vị thương hiệu căn bản
Bản đồ định vị thương hiệu dựa trên đa thuộc tính
1.23
CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Game Music Photo Phone Samsung
2.3. Các chiến lược định vị thương hiệu căn bản
Bản đồ định vị thương hiệu dựa trên đa thuộc tính
1.24
CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Sony-Errison
Nokia
BenQ
Motorola
Samsung
Âm thanh hay
Bắt sóng tốt
Nhiều games
Chụp ảnh đẹp
Nhiều tính năng
2.4. Tái định vị thương hiệu
Tái định vị là việc định vị lại một thương hiệu đã trở nên
cũ theo thời gian do:
Những thay đổi về quan niệm, lối sống, trình độ của khách
hàng mục tiêu:
• Các liên tưởng về thương hiệu trở nên lạc hậu, ít hấp dẫn.
• Nhận thức về nhu cầu, lợi ích tìm kiếm thay đổi.
Sự xuất hiện các thương hiệu cạnh tranh.
Phát triển về công nghệ.
Tái định vị là xác định lại tiêu thức định vị, thiết lập lại
bản đồ định vị nhằm định hướng lại công tác truyền
thông xác lập hình ảnh cho thương hiệu.
1.25
TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.5. Những sai lầm tiềm ẩn trong định vị thương hiệu
Sai lầm định vị thương hiệu cơ bản là để ý quá nhiều đến tính khác
biệt của sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ mà không quan tâm đến các
vấn đề quan trọng khác, mặc dù ta không thể phủ nhận được sự khác
biệt hay đặc điểm riêng của hàng hoá sẽ có tác động nhất định, đặc
biệt đối với các hàng hoá ra đời muộn, chịu nhiều áp lực.
1.26
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
2.5. Những sai lầm tiềm ẩn trong định vị thương hiệu
Các lỗi thường gặp khi định vị:
Định vị quá thấp: Thất bại trong việc thể hiện lợi ích chính hay lý do để mua sản
phẩm.
Định vị quá cao: Người mua có thể có một hình ảnh quá đẹp về thương hiệu đó.
Định vị không thích hợp: Đưa ra một lợi ích mà chỉ có rất ít khách hàng quan tâm
đến.
Định vị gây nghi ngờ: Đưa ra một lợi ích mà mọi người nghi ngờ không biết
thương hiệu công ty có thể thật sự cung cấp được hay không.
Định vị không rõ ràng: Đưa ra hai hoặc nhiều hơn hai lợi ích mà chúng lại mâu
thuẫn nhau, điều này có thể do thay đổi quảng cáo quá nhanh chóng hoặc thay đổi
vị trí định vị thương hiệu quá nhiều lần.
1.27
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
3.1. Khái niệm giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương
hiệu mang lại cho những đối tượng liên quan (bản thân doanh
nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân viên…).
Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu:
1.28
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
• Nhận biết thương hiệu
• Liên tưởng thương hiệu
• Chất lượng cảm nhận
• Trung thành thương hiệu
Tài sản
vô hình
(Brand
equity)
Tài sản
hữu hình
(Brand
Assets)
• Giá trị cơ sở vất chất
• Giá trị cổ phiếu
• Sản phẩm/dịch vụ
• Lợi nhuận
• Doanh số và thị phần
Giá trị Thương hiệu
(Brand Value)
3.2. Nhận biết thương hiệu
Các cấp độ nhận biết thương hiệu
1.29
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Nhớ ra
ngay
Nhớ ra
Nhận ra
Không nhận ra
3.2. Nhận biết thương hiệu
NHẬN RA THƯƠNG HIỆU
Khách hàng nhận ra những thương hiệu của một loại sản phẩm
trong số các thương hiệu. Sự liên tưởng đến sản phẩm ở cấp độ này
còn thấp.
Ví dụ: Trong những thương hiệu sau, thương hiệu nào là của sản
phẩm bia?
Honda, Future, Yamaha, Vinataba,
555, Habeco, Huda, LaRue, Sanyo, Dell.
1.30
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
3.2. Nhận biết thương hiệu
NHỚ RA THƯƠNG HIỆU
Khách hàng tự kể ra (nhớ ra) được những thương hiệu liên quan đến
một loại sản phẩm nào đấy. Sự liên tưởng ở đây rõ ràng cao hơn
nhiều.
Ví dụ: Hãy kể ra những thương hiệu laptop bạn biết?
1.31
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
3.2. Nhận biết thương hiệu
NHỚ RA NGAY THƯƠNG HIỆU
Khách hàng nhớ ra ngay thương hiệu của loại sản phẩm nào đó.
Thương hiệu đầu tiên được nhớ đến được ghi nhận có sự liên tưởng
mạnh nhất.
Ví dụ: Thương hiệu nào cho xe máy?
Thương hiệu bị ghét nhất đôi khi lại được nhắc đến đầu tiên.
1.32
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
3.2. Nhận biết thương hiệu
1.33
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Nhớ
ra ngay
Nhớ ra
Nhận ra
Không nhận ra
Xây dựng thương hiệu cần làm sao để gia tăng khả năng
biết đến thương hiệu của khách hàng và công chúng.
Mức độ biết đến càng cao thì cơ hội thành công càng lớn.
Mức
độ
biết
đến
Cơ
hội
thành
công
3.3. Chất lượng được cảm nhận
Chất lượng kỹ thuật
1.34
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Trang
thiết bị
máy móc
cơ sở
hạ tầng
Qui trình
và
quản lý
nội bộ
Trình độ,
tay nghề
của
nhân viên
Kỹ thuật
công nghệ
ứng dụng
Nguồn nguyên
vật liệu
Chất
lượng
kỹ thuật
Chất lượng kỹ thuật được quyết định bởi nội bộ doanh nghiệp
và được đo lường bằng hệ thống kiểm soát đánh giá nội bộ
3.3. Chất lượng được cảm nhận
Chất lượng cảm nhận
1.35
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Lợi ích cảm nhận
Những thuộc tính, lợi
ích, và phí tổn mà
khách hàng
cảm nhận trong
thực tế tiêu dùng.
Chất lượng cảm nhận được hình thành khi lợi ích cảm nhận cao hơn
hoặc ngang bằng với lợi ích tìm kiếm.
Chất lượng cảm nhận được quyết định bởi cả nội bộ doanh nghiệp và
khách hàng. Được đo lường bằng thông tin nghiên cứu thị trường.
Lợi ích tìm kiếm
Những thuộc tính,
lợi ích và phí tổn
mà khách hàng
mong đợi.
3.4. Sự trung thành của khách hàng
1.36
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
M
ứ
c
đ
ộ
t
ru
n
g
t
h
à
n
h
t
h
ư
ơ
n
g
h
iệ
u
Mức 3
Mức 2
Mức 1 Hành vi Hành vi
Chức năng
Hành vi
Chức năng
Xúc cảm
•Mua và sử
dụng lặp lại
•Ưa thích
hơn
•Phù hợp với
tính cách, vị thế
Trung
thành
theo thói
quen,
tính tiện
lợi, rẻ
Trung
thành vì
tính vượt
trội về
lợi ích
chức
năng
Trung
thành vì
tính vượt
trội về
lợi ích
xúc cảm
3.5. Các liên tưởng thương hiệu
1.37
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Sử dụng
Vận hành
Tương tác
Đồng nhất
Liên tưởng thương hiệu
Tình huống tiêu dùng, hành vi sử dụng, tính tiện lợi
Khả năng cung cấp những lợi ích chức năng của sản
phẩm/dịch vụ
Thể hiện một tính cách, lối sống, vị thế xã hội
cho người sử dụng
Dễ mua, đại chúng, quan hệ chăm sóc khách hàng
tốt
Liên tưởng thương hiệu là những cảm nhận, niềm tin và kiến thức
mà người tiêu dùng có được về thương hiệu
3.6. Những lợi ích từ một thương hiệu có giá trị
1.38
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Nhận biết
thương hiệu
Dễ dàng và tiện lợi trong mua
sắm.
Gợi nhớ, nhắc nhở tiêu dùng.
Cơ hội được lựa chọn cao.
Cơ hội truyền thông truyền miệng.
Phân biệt với sản phẩm khác.
Liên tưởng
thương hiệu
Thể hiện một phong cách.
Nhận dạng sự tương thích với
nhu cầu.
Đảm bảo độ tin cậy trong tiêu
dùng.
Hình thành động cơ tiêu dùng.
Hình thành một niềm tin, thái độ tích
cực từ phía khách hàng.
Cơ sở cho tính trung thành cao.
Tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu.
Chất lượng
cảm nhận
Tạo ra sự thỏa mãn.
Duy trì và nâng cao tính trung thành.
Trung thành
thương hiệu
Đơn giản hóa tiến trình ra quyết
định tiêu dùng.
An tâm trong tiêu dùng.
Giảm chi phí tiếp thị.
Bảo vệ thị phần.
Khả năng sinh lời cao.
Góc độ người tiêu dùng Góc độ doanh nghiệp
3.7. Những khó khăn trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu
1.39
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Thị trường
và truyền
thông phân
tán
Sức ép
đầu tư
mới
XÂY
DỰNG
THƯƠNG
HIỆU
Sức ép cạnh
tranh giá
Quan hệ phức
tạp giữa các
thương hiệu
Áp lực lợi
nhuận ngắn
hạn
Khó khăn
trong sáng
tạo
Cạnh
tranh nở
rộ
Khó khăn thay
đổi chiến lược
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_dinh_tram_chuong_02_dac_tinh_thuong_hieu_va_dinh_vi_thuong_hieu_6785.pdf