Bài giảng Quản trị sản xuất toàn cầu
Đặt hàng và nhận đơn đặt hàng
Sử dụng trao đổi thông tin điện tử để kết hợp các dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu và trong sản xuất cuối cùng là đến người tiêu dùng.
Công ty mẹ có thể dùng để kết hợp và quản lý việc quản trị cung ứng và sản xuất của các xí nghiệp.
38 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2811 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị sản xuất toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TOÀN CẦU GIỚI THIỆU Các vấn đề về quản trị sản xuất và cung ứng mà các công ty đa quốc gia quan tâm: Vai trò của nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm như thế nào? Các hoạt động sản xuất nên đặt ở đâu trên thế giới? Vai trò chiến lược dài hạn của các xí nghiệp nước ngoài là gì? Công ty nên tự sản xuất hay mua từ nhà cung ứng độc lập? Chuỗi cung ứng toàn cầu nên được quản trị như thế nào? I. KHÁI NIỆM Sản xuất là “các hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm” Quản trị cung ứng là hoạt động quản lý việc lưu chuyển các nguyên vật liệu trong chuỗi giá trị từ mua đến sản xuất và vào phân phối Quản trị sản xuất và quản trị cung ứng liên kết chặt chẽ với nhau. 1 số mục tiêu quan trọng của chiến lược sản xuất và cung ứng Giảm các chi phí: Đặt sản xuất ở các địa điểm có các yếu tố chi phí thấp nhất Giảm lượng hàng tồn kho trong hệ thống sản xuất. Tăng quản trị chất lượng sản xuất: Quản trị chất lượng tòan diện (TQM) ISO 9000 Các mục tiêu này có mối quan hệ với nhau Cải tiến hoạt động Giảm chi phí dịch vụ Giảm chi phí sản xuất Giảm chi phí bảo hành Giảm chi phí làm lại và loại bỏ Tăng năng suất Tăng lợi nhuận Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí II. NHỮNG ÁP LỰC KHI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG CỦA MNCs Áp lực tối thiểu hóa chi phí thực hiện Vấn đề tài chính 1. Áp lực tối thiểu hóa chi phí thực hiện Nhiều nguồn lực cơ bản của MNC bị chính quyền sở tại chỉ trích như: - Hội nhập ngược chiều (backward integration) → ít sử dụng nguồn lực địa phương Hội nhập về phía trước (forward integration) → MNC đồng nhất thị hiếu người tiêu dùng địa phương làm tổn hại đặc trưng quốc gia. Hội nhập ngang (horizontal integration) →làm xoáy mòn sự tồn tại của các công ty địa phương Vấn đề lao động và lương: MNC phải Sử dụng nguồn lao động địa phương Huấn luyện nhà quản trị địa phương Giúp cải thiện môi trường sản xuất nước sở tại → chi phí sản xuất cao hơn 2. Vấn đề tài chính Sự lựa chọn giữa vay địa phương và quốc tế Rủi ro về trao đổi ngoại tệ, luật thuế quốc tế, sự kiểm soát của chính phủ III. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI Chiến lược sản xuất hiệu quả phải bắt đầu từ sự phát triển sản phẩm mới, không phải từ sản xuất. Phát triển sản phẩm mới Tốc độ thâm nhập thị trường 1. Phát triển sản phẩm mới Nghiên cứu sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có Tự phát triển sản phẩm riêng hay dựa vào người khác Liên minh để sản xuất và tìm thị trường sản phẩ mới 2. Tốc độ thâm nhập thị trường Các bước cần xem xét để đẩy nhanh tốc độ thâm nhập thị trường: Cải tiến mối quan hệ giữa thiết kế - sản xuất - marketing Sử dụng hệ thống các nhân tố đẩy nhanh tốc độ thâm nhập thị trường (giảm các cản trở và khuyết điểm , bảo đảm chất lượng và hình thức sản phẩm) Đặt trọng tâm vào thiết kế sản phẩm và lập kế hoạch điều hành sản xuất IV. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT Các MNCs nên xem xét 3 yếu tố Các yếu tố quốc gia Các yếu tố công nghệ Các yếu tố sản xuất 1. Các yếu tố quốc gia Kinh tế - chính trị - văn hóa Các yếu tố bên ngoài: Lao động có kỹ năng Sự tập trung của ngành Các ngành công nghiệp hỗ trợ 2. Các yếu tố công nghệ Các chi phí cố định Sự linh hoạt và sản xuất hàng loạt theo yêu cầu khách hàng 2.1. Các chi phí cố định Chi phí cố định thành lập xí nghiệp cao → sản xuất tại 1 hay 1 số ít địa điểm tối ưu Chi phí cố định tương đối thấp → sản xuất tại nhiều địa điểm nhằm: Đáp ứng tốt hơn nhu cầu địa phương Phòng ngừa rủi ro 2.2. Sản xuất linh hoạt và sản xuất hàng loạt theo yêu cầu khách hàng Khái niệm công nghệ sản xuất linh hoạt gồm các công nghệ sản xuất được thiết kế để: Giảm thời gian khởi động các công cụ phức tạp Tăng kết hợp các máy riêng lẻ thông qua các kế hoạch thực hiện tốt hơn Tăng quản trị chất lượng tại tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất Mục đích: Sản xuất các sản phẩm đa dạng hơn thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng mà trước đó chỉ có thể thực hiện thông qua sản xuất hàng loạt các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa. Lợi ích: Tăng năng suất Giảm chi phí Đáp ứng yêu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau → có thể sản xuất tại 1 địa điểm tối ưu nhất 3. Các yếu tố sản phẩm 2 đặc điểm của sản phẩm tác động đến quyết định nơi sản xuất: Tỉ lệ giữa giá trị và trọng lượng sản phẩm Yêu cầu về sản phẩm như nhau trên thế giới 4. Định vị các cơ sở sản xuất: tập trung hay phân tán Tập trung sản xuất Tập trung sản xuất khi: Các khác biệt giữa các nước về các chi phí yếu tố, kinh tế, chính trị, văn hóa có tác động quan trọng đến chi phí sản xuất Các rào cản thương mại thấp Các yếu tố bên ngoài (lao động có kĩ năng, các ngành công nghiệp hỗ trợ) xuất phát từ việc tập trung các xí nghiệp trong ngành tại cùng địa điểm Các tỉ giá hối đoái được hi vọng ổn định tương đối Công nghệ sản xuất có chi phí cố định cao và quy mô kinh tế cao hoặc công nghệ sản xuất linh hoạt hiện hữu. Tỉ lệ giá trị/ trọng lượng sản phẩm cao Sản phẩm phục vụ yêu cầu toàn cầu Phân quyền sản xuất Phân quyền sản xuất khi: Sự khác biệt của các yếu tố quốc gia không tác động lớn đến chi phí sản xuất ở các nước khác nhau Các rào cản thương mại cao Các nhân tố bên ngoài không quan trọng cho ngành Các tỉ giá hối đóai quan trọng có thể thay đổi Công nghệ sản xuất có chi phí cố định thấp và công nghệ sản xuất linh hoạt không có Tỉ lệ giá trị/ trọng lượng sản phẩm thấp Sản phẩm không phục vụ yêu cầu tòan cầu V. VAI TRÒ CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC NHÀ MÁY NƯỚC NGOÀI Vai trò chiến lược của các xí nghiệp nước ngoài có thể phát triển theo thời gian do các xí nghiệp này tự nâng cấp năng lực của họ. VD: xí nghiệp thâm dụng lao động → trung tâm thiết kế cho thị trường toàn cầu Năng lực của các xí nghiệp nước ngoài được nâng cấp do: Áp lực từ trung tâm để cải tiến cấu trúc chi phí của xí nghiệp. Áp lực tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại 1 quốc gia cụ thể Các yếu tố phát triển của quốc gia được tăng lên VI. CÁC QUYẾT ĐỊNH MAKE-OR-BUY Các công ty quốc tế thường đối mặt với các quyết định liệu họ có nên tự sản xuất hay mua các bộ phận linh kiện cần thiết để tạo nên sản phẩm cuối cùng 1. Tự sản xuất Ưu: Chi phí thấp Thuận lợi cho việc đầu tư bằng các tài sản chuyên dụng Bảo vệ bí quyết công nghệ sản xuất Khuyết: Có thể tăng cấu trúc chi phí do phát triển quy mô tổ chức Càng nhiều đơn vị trong 1 tổ chức, càng nhiều vấn đề trong việc kết hợp và quản lý các đơn vị này. Các nhà cung cấp nội bộ ít có động lực giảm chi phí. Công ty hội nhập dọc phải xác định chính xác chi phí giá cho các hàng hóa lưu chuyển giữa các đơn vị trong công ty, ngăn ngừa sự chuyển giá của nhà cung cấp nội bộ 2. Mua Ưu: Linh hoạt chiến lược: chuyển nhà cung cấp khi hoàn cảnh thay đổi Giảm chi phí do tránh được các bất lợi do tăng quy mô công ty Giúp công ty có thêm hợp đồng từ nước của các nhà cung cấp độc lập Hạn chế: Nhà cung cấp có thể không sẵn lòng đầu tư vào các máy móc chuyên dụng Khó bảo vệ bí quyết công nghệ sản xuất độc quyền 3. Liên minh chiến lược với các nhà cung cấp Xây dựng lòng tin trong liên minh: Cam kết mối quan hệ dài hạn dựa trên các điều khoản hợp lý, khuyến khích nhà cung cấp đầu tư máy móc chuyên dụng Mua cổ phần giữa các công ty trong liên minh VI. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU Vai trò của hệ thống Just-in-time Vai trò của tổ chức Vai trò công nghệ thông tin và internet 1. Vai trò của hệ thống JIT Triết lý cơ bản: tiết kiệm chi phí lưu kho bằng cách nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất được đưa ngay vào quy trình sản xuất. JIT phụ thuộc vào: Chất lượng và sự tin cậy của các nguồn cung cấp Sự ủng hộ và đồng tâm của công nhân và nhà cung cấp Ưu nhược điểm của JIT Ưu: Tiết kiệm chi phí lưu kho Cải tiến chất lượng sản phẩm Nhược: Không đáp ứng được khi cầu tăng lên nhanh Khi có sự rối loạn về nguồn cung 2. Vai trò của tổ chức Market A Market B Market C Plant 1 Plant 3 Plant 2 North American Europe Far East Source A Source B Source C Sơ đồ: Các liên kết tiềm năng trong quản trị cung ứng Mỗi liên kết đại diện cho dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu, vốn, thông tin, quyết định và con người. 3. Vai trò của công nghệ thông tin và Internet Đặt hàng và nhận đơn đặt hàng Sử dụng trao đổi thông tin điện tử để kết hợp các dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu và trong sản xuất cuối cùng là đến người tiêu dùng. Công ty mẹ có thể dùng để kết hợp và quản lý việc quản trị cung ứng và sản xuất của các xí nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chc6b0c6a1ng_7_6973.ppt