Bài giảng Quản trị rủi ro - Tổng quan về quản trị rủi ro

Đểhìnhthành cácquyếtđịnhvềđầutư, ta cần dựatrêntấtcảthông tinthuthập được: - Mứcđộ/khảnăngxảyrarủiro - Chiphí(ướctính) sẽmấttrong trường hợprủi roxảyra - Giátrịcủabấtkỳkhíacạnhtíchcựcnào - Bảnchấtcủanhữngkếhoạchứngphóđãđặt đượcvạchra

pdf54 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị rủi ro - Tổng quan về quản trị rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Bộ môn Quản trị Kinh Doanh QUẢN TRỊ RỦI RO GV: TS HUỲNH MINH TRIẾT ĐT: 091 337 0335 Email: saigonnaiss@yahoo.com 27/05/2010 45 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO - Bạn đã bao giờ gặp rủi ro chưa? - Theo bạn trong hoạt động kinh doanh, DN gặp những rủi ro gì? - Bạn có nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát được rủi ro hay không? Giải thích?27/05/2010 45 2 • Hôm nay, bạn mua một căn nhà giá 200 triệu. Giả sử, bạn không sửa chữa gì cả. Đúng 1 năm sau, bạn bán căn nhà ra thị trường. – Nếu kinh tế phát triển, bán được: 290t, bạn đạt suất lời 45%. – Nếu kinh tế bình thường, bán được: 240t, bạn đạt suất lời 20%. – Nếu kinh tế bất lợi, bán được: 208t, bạn đạt suất lời 4%. • Công thức tính: 0 01 - G GG TSLN  Đặt vấn đề • Vì không có gì chắc chắn. Mọi tính toán và dự báo dù chi tiết và chặt chẽ đến đâu cũng không bao giờ hoàn hảo. • Nói khác đi, rủi ro luôn xuất hiện. Khi xuất hiện, nó gây ra tổn thất vật chất ngoại ý. Chỉ có sự không chắc chắn là chắc chắn. Tại sao NẾU? Rủi ro được hiểu là gì? • Theo nghĩa thông thường, rủi ro là một nhân tố gây tổn thất vật chất có thể xảy ra. • Trong lĩnh vực kinh tế học, có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro. Phổ biến hơn cả là tiếp cận từ khả năng xuất hiện những thiệt hại tài chính. • Một hoạt động kinh doanh hay đầu tư được xem là có rủi ro khi tỷ suất lợi nhuận sinh ra từ hoạt động đó có thể biến động. Rủi ro được hiểu là gì? • Rủi ro là một nhân tố gây biến động tỷ suất lợi nhuận có thể xảy ra. • Mọi quyết định tài chính phải tính đến yếu tố rủi ro. • Độ lớn của rủi ro: = Mức độ biến đổi tỷ suất lợi nhuận = Biên độ dao động tỷ suất lợi nhuận • Rủi ro hoạt động: rủi ro nảy sinh từ hoạt động kinh doanh: không bù đắp được định phí hoạt động, thay đổi công nghệ, tình hình cạnh tranh, • Rủi ro tài trợ: rủi ro do sử dụng nguồn tài trợ có chi phí cố định: không thanh toán được lãi, không trả được vốn,… • Rủi ro chung: rủi ro chung cho mọi hoạt động: lạm phát, suy thoái, chính sách thuế thay đổi,… • Rủi ro quốc tế: rủi ro từ ngoài đất nước: tỷ giá hối đoái biến động, giá dầu biến động, cạnh tranh quốc tế,… Phân rủi ro theo nội dung • Rủi ro phi hệ thống (rủi ro riêng lẻ): –Rủi ro tác động trong một phạm vi nhất định –Có thể chống bằng cách đa dạng hóa đầu tư • Rủi ro mang tính hệ thống (rủi ro domino): –Lan truyền –Không thể chống đỡ –Rủi ro thị trường Phân theo mức ảnh hưởng • Rủi ro có thể tránh: –Rủi ro riêng lẻ –Tránh bằng cách đa dạng hóa đầu tư. • Rủi ro không thể tránh: –Rủi ro thị trường –Không thể tránh bằng cách đa dạng hóa đầu tư. Phân rủi ro theo khả năng tránh TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO • Trong cuộc sống hằng ngày và công việc, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lĩnh vực. • Rủi ro không ngoại trừ một ai, một quốc gia, dân tộc nào. • Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc. • Rủi ro có thể xuất hiện ở những chỗ, những nơi, vào • những lúc mà không một ai có thể ngờ tới. 27/05/2010 45 10 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO Nội dung nghiên cứu - Giới thiệu rủi ro và các khái niệm có liên quan - Quản trị rủi ro 27/05/2010 45 11 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới tiềm ẩn các rủi ro trong thời gian vừa qua:  Nền kinh tế Hoa kỳ, các quốc gia có nền kinh tế mạnh suy giảm  Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe doạ môi trường kinh tế thế giới  Sự bùng phát các loại dịch bệnh  Những căn thẳng về chính trị, đặc biệt là các quốc gia Trung đông, giá dầu có thể tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu  Sự biến đổi của khí hậu trên trái đất 27/05/2010 45 12 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.1 Khái niệm rủi ro Hiện có 2 trường phái nổi bật định nghĩa về rủi ro - Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực) - Trường phái trung hoà 27/05/2010 45 13 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.1. Khái niệm rủi ro Trường phái tiêu cực: rủi ro được coi là sự không may mắn, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm… • Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến. • Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may. • Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại… • Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu 27/05/2010 45 14 Tóm lại, theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.1. Khái niệm rủi ro Trường phái trung hoà • Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được • Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi • Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến… 27/05/2010 45 16 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro I.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống: - Rủi ro thảm hoạ: các thảm hoạ thiên nhiên, thảm hoạ do con người hoặc có sự tác động gián tiếp của con người (hoả hoạn, chiến tranh, khủng bố)… - Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi xuất biến động… - Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuổi cung ứng hoặc quy trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn,… 27/05/2010 45 17 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro I.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống: - Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự sống còn, hưng thịnh hay suy vong của 1 tổ chức mà quản trị chiến lược cũng đồng nghĩa với quản trị rủi ro chiến lược. (tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện pháp hành động) 27/05/2010 45 18 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro I.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống: Có 7 rủi ro chiến lược: - Rủi ro dự án (dự án thất bại) - Rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi) - Rủi ro từ chuyển đổi (sự thay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi) - Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thể đánh bại - Rủi ro thương hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh) - Rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận) - Rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm)27/05/2010 45 19 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro 1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro - Rủi ro do môi trường thiên nhiên: thường gây ra các thiệt hại to lớn về người và của, làm cho DN, đặc biệt DN XNK, bị tổn thất nặng nề. - Rủi ro do môi trường văn hoá: do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức,… của dân tộc khác từ đó có các hành xử không phù hợp, gậy thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh 27/05/2010 45 20 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro 1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro - Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được điều này sẽ có thể gành chịu các thiệt hại nặng nề. - Rủi ro do môi trường chính trị: MT chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí KD. MT chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các DN. DN nắm bắt kỹ, có các sách lược thích hợp với MT chính trị không chỉ nước mình mà còn ở nước đến KD mới có thể thành công. 27/05/2010 45 21 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro - Rủi ro do MT luật pháp: XH tiến bộ phát triển, các chuẩn mực luật pháp không phù hợp không thay đổi kịp sẽ gây ra nhiều rủi ro Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, thường xuyên, không ổn định cũng gây ra khó khăn. Các tổ chức không nắm vững pháp luật sẽ gặp nhiều rủi ro. Trong kinh doanh quốc tế, MT luật pháp phức tạp hơn, chuẩn mực của các nước khác nhau. Nếu chỉ nắm rõ và tuân thủ chuẩn mực luật pháp của mình mà không hiểu luật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro 27/05/2010 45 22 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro - Rủi ro do MT kinh tế: MT kinh tế thường vận động theo MT chính trị, những ảnh hưởng của MT kinh tế chung của thế giới đến các nước là rất lớn. Các động thái của các chính phủ (siêu cường) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới, nhưng họ không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới => rủi ro bất ổn MT kinh tế 27/05/2010 45 23 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro - Rủi ro do MT hoạt động của tổ chức: Rủi ro có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực: nhân sự, công nghệ, văn hoá tổ chức,… Rủi ro trong MT hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: thiếu thông tin, sự cố của máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo sai sót,… Trong hoạt động XNK, rui ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xnk. 27/05/2010 45 24 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro - Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích không đúng => kết luận sai lầm Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rui ro càng lớn 27/05/2010 45 25 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro I.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động Môi trường bên trong: nội tại bên trong DN. Khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn theo các hướng tiếp cận - Lĩnh vực: Quản trị, Marketing, Tài chính/kế toán, sản xuất/ tác nghiệp, nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin,… - Theo bộ phận phòng ban,… 27/05/2010 45 26 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro I.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động Môi trường bên ngoài: là những yếu tố bên ngoài, DN không thể kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng tác động đến hoạt động và hiệu quả của DN. - Môi trường vĩ mô - Môi trường vi mô Cần xem xét, phân tích thêm môi trương thế giới. 27/05/2010 45 27 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro I.2.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro - Rủi ro về tài sản - Rủi ro về nhân lực - Rủi ro về trách nhiệm 27/05/2010 45 28 I. Tìm hiểu về rủi ro và khái niệm I.2. Phân loại rủi ro I.2.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động - Rủi ro trong công nghiệp - Rủi ro trong nông nghiệp - Rủi ro trong kinh doanh thương mại - Rủi ro trong hoạt động ngoại thương - Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - Rủi ro trong kinh doanh du lịch - Rủi ro trong đầu tư - Rủi ro trong ngành xây dựng - Rủi ro trong ngành giao thông vận tải - Rủi ro trong giáo dục – đào tạo… 27/05/2010 45 29 II. Quản trị rủi ro II.1 Khái niệm Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. 27/05/2010 45 30 Các nội dung chính của Khái niệm Quản trị rủi ro - Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro - Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro - Giảm thiểu rủi ro khi nó xuất hiện - Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công II. Quản trị rủi ro II.1 Khái niệm Việc thực hiện quản trị rủi ro, tuỳ thuộc vào các yếu tố: - Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ? - Tiềm lực của tổ chức mạnh hay yếu? - Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ít rủi ro? - Nhận thức của lãnh đạo27/05/2010 45 32 II. Quản trị rủi ro II.2.1 Nhận dạng-Phân tích-Đo lường rủi ro II.2.1.1 Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. - Nguồn gốc của rủi ro - Đối tượng rủi ro - Tổn thất Nhận dạng = Theo dõi + Nghiên cứu => thống kê rủi ro => dự báo => đề xuất biện pháp, giải pháp27/05/2010 45 33 II. Quản trị rủi ro II.2.1.1 Nhận dạng rủi ro Các phương pháp nhận dạng rủi ro: • Lập bảng câu hỏi: - Gặp phải các loại rủi ro nào? - Tổn thất bao nhiêu? - Số lần xuất hiện rủi ro trong 1 khoảng t/gian nhất đinh? - Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro? - Kết quả đạt được? - Rủi ro chưa xuất hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do? Đánh giá, đề xuất công tác QTRR. 27/05/2010 45 34 II. Quản trị rủi ro II.2.1.1 Nhận dạng rủi ro Các phương pháp nhận dạng rủi ro: • Phân tích báo cáo tài chính: phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, tài liệu bổ trợ khác, để có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý 27/05/2010 45 35 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.1 Nhận dạng-Phân tích-Đo lường rủi ro II.2.1.1 Nhận dạng rủi ro Các phương pháp nhận dạng rủi ro: • Phương pháp lưu đồ: đây là 1 phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro. Để thực hiện phương pháp này cần xây dựng lưu đồ trình bày tất các hoạt động sản xuất Quy trình SX-KD 27/05/2010 45 36 27/05/2010 45 37 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.1 Nhận dạng-Phân tích-Đo lường rủi ro Các phương pháp nhận dạng rủi ro: • Thanh tra hiện trường/ nghiên cứu tại chổ: Quan sát, theo dõi trực tiếp các hoạt động => phân tích đánh giá => nhận dạng rủi ro => biện pháp 27/05/2010 45 38 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.1 Nhận dạng-Phân tích-Đo lường rủi ro • Phân tích hợp đồng: 1. Tên hàng 2. Chất lượng 3. Số lượng 4. Giá cả 5. Giao hàng 6. Thanh toán 7. Bao bì, ký mã hiệu 8. Bảo hành 9. Phạt 10. Bảo hiểm 11. Bất khả kháng 12. Khiếu nại 13. Trọng tài 14. Các điều kiện và điều khoản khác 27/05/2010 45 39 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.1 Nhận dạng-Phân tích-Đo lường rủi ro II.2.1.2 Phân tích rủi ro 27/05/2010 45 40 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.1 Nhận dạng-Phân tích-Đo lường rủi ro II.2.1.3 Đo lường rủi ro Tần suất xuất hiện Mức độ nghiêm trọng Cao Thấp Cao I II Thấp III IV 27/05/2010 45 41 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.2 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro Kiểm soát là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hành động… để ngăn ngừa né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức Có nhiều biện pháp để kiểm soát: 27/05/2010 45 42 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.2 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro Biện pháp né tránh rủi ro • Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra • Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro Biện pháp ngăn ngừa tổn thất • Tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm để ngăn ngừa tổn thất, vd: mua bảo hiểm • Tập trung tác động vào môi trường rủi ro • Chọn ngân hàng có uy tín để mở L/C • Mua bảo hiểm rủi ro • Tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro => thông qua trung gian, người thứ 3 để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương 27/05/2010 45 43 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.2 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro Các biện pháp giảm thiểu tổn thất • Cứu vớt tài sản còn sử dụng được • Chuyển nợ vd bồi thường BH cho bên thứ 3 • Xây dựng các KH phòng ngửa rủi ro • Dự phòng • Phân tán rủi ro 27/05/2010 45 44 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.2 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro Chuyển giao rủi ro • Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/ tổ chức khác • Hoặc ký hợp đồng với người khác/tổ chức khác trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro Đa dạng hoá rủi ro: đa dạng thị trường, khách hàng,…để phòng chống rủi ro 27/05/2010 45 45 II. Quản trị rủi ro II.2 Nội dung của quản trị rủi ro II.2.3 Giảm thiểu rủi ro Có 2 biện pháp giảm thiểu : • Tự khắc phục rủi ro: tự mình thanh toán các tổn thất • Chuyển giao rủi ro: đối với các đối tượng, tài sản mua bảo hiểm thì khi xảy ra tổn thất việc đầu tiên là khiếu nại đòi bồi thường 27/05/2010 45 46 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược Quy trình QTRR chiến lược gồm 6 bước: 1. Nhận diện và đánh giá 2. Định lượng 3. Xây dựng những kế hoạch giảm bớt rủi ro 4. Xác định khả năng lật ngược tính thế 5. Sắp xếp và đánh thứ tự ưu tiên cho các rủi ro 6. Điều chỉnh các quyết định đầu tư 27/05/2010 45 47 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược II.3.1 Nhận diện và đánh giá Sử dụng 1 hoặc 1 số phương pháp nhận dạng rủi ro đã nghiên cứu,… để nhận dạng các rủi ro chiến lược Dãy rủi ro chiến lược: dự án, khách hàng,… Lập biểu đồ khung rủi ro chiến lược: rủi ro => có thể làm gì =>kế hoạch thực hiện 27/05/2010 45 48 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược II.3.2 Định lượng rủi ro • Ước lượng sơ bộ chi phí mà Cty sẽ phải bỏ ra nếu rủi ro xảy ra, dựa trên tổng doanh thu, lợi nhuận hằng năm và tỷ lệ % của những khoản này mà Cty sẽ mất trong TH rủi ro đó xảy ra • Tính toán khả năng xảy ra rủi ro 27/05/2010 45 49 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược II.3.2 Xây dựng kế hoạch giảm bớt rủi ro Đây là bước đi phức tạp và quan trọng nhất (Chương 3). 27/05/2010 45 50 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược II.3.4 Xác định khả năng lật ngược tình thế - Các ý tưởng sáng tạo đóng vai trò quan trọng nhất. - Biến những áp lực tiêu cực thành áp lực tích cực Các điểm quan tâm: - Khách hàng - Sản phẩm - Giá - Kênh phân phối - Quảng cáo, chiêu thị,… 27/05/2010 45 51 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược II.3.5 Sắp xếp và đánh thứ tự ưu tiên cho các rủi ro 27/05/2010 45 52 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược II.3.5 Sắp xếp và đánh thứ tự ưu tiên cho các rủi ro Thông tin trong quá trình triển khai, lập bản đồ rủi ro, dựa trên bước 2 (định lượng rủi ro) Từ bản đồ: - Thấy được rủi ro => kế hoạch giảm bớt thiệt hại - Nắm được các rủi ro lớn nhất ở vị trí nào => giảm mức độ nguy hiểm27/05/2010 45 53 II. Quản trị rủi ro II.3 Quản trị rủi ro chiến lược II.3.6 Điều chỉnh các quyết định đầu tư Để hình thành các quyết định về đầu tư, ta cần dựa trên tất cả thông tin thu thập được: - Mức độ / khả năng xảy ra rủi ro - Chi phí (ước tính) sẽ mất trong trường hợp rủi ro xảy ra - Giá trị của bất kỳ khía cạnh tích cực nào - Bản chất của những kế hoạch ứng phó đã đặt được vạch ra 27/05/2010 45 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_1_0435.pdf