Bài giảng Quản trị học - Chương 7: Động cơ thúc đẩy - Đoàn Gia Dũng

Trao các phần thưởng theo hành vi và kết quả mong đợi • Đưa ra các phần thưởng mà có giá trị đối với nhân viên. • Cung cấp các phần thưởng một cách công bằng • Nhận ra rằng mỗi một người đều có cái riêng (điều này cho thấy không nên áp dụng các phần thưởng chung cho mọi người)

pdf33 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị học - Chương 7: Động cơ thúc đẩy - Đoàn Gia Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7 ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG • Những đặc điểm của động cơ làm việc • Mô hình của động cơ làm việc • Những hướng dẫn cho các nhà quản trị Những đặc điểm của động cơ • Khái niệm • Mô hình tổng quát về sự thỏa mãn nhu cầu • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ Những đặc điểm của động cơ • Khái niệm: – Động cơ thúc đẩy là tất cả những điều kiện phấn đấu nội tại được mô tả như những ước muốn, mong muốn, ham muốn Đó chính là một trạng thái nội tại kích thích hay thúc đẩy hoạt động. Những đặc điểm của động cơ • Khái niệm: – Động cơ và hiệu quả • Làm việc tích cực (nổ lực cao) • Duy trì nổ lực làm việc • Định hướng vào thực hiện các mục tiêu quan trọng • P=MxAxO – P: performance - kếtquả, thành tích; M: Motivation - Động cơ – A: Ability – Năng lực: cáckỹ năng, công nghệ, hiểu biếtvề công việc Những đặc điểm của động cơ • Mô hình tổng quát về sự thỏa mãn nhu cầu • Nhu cầu chưa được thỏa mãn là nguồn gốc của động cơ • Thỏa mãn nhu cầu tạo động cơ cho nhân viên – Nhận dạng nhu cầu – Tạo cơ hội để thỏa mãn nhu cầu Nhu cầu chưa thoả mãn Căng thẳng gia tăng động cơ/nỗ lực Tìm kiếm hành vi Nhu cầu được thoả mãn Giảm sự căng thẳng Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung – Lý thuyết về tiến trình Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Tập trung phân tích những nhu cầu bên trong của con người. – Gồm các thuyết: • Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow • Thuyết ba nhu cầu của Mc Clelland • Thuyết hai yếu tố của Herzberg Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow Sinh lý An toàn Xã hội Được tôn trọng Tự khẳng định Cấp thấp Cấp cao Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow – Các nhu cầu được thỏa mãn theo cấp bậc – Khi một cấp nhu cầu đã được thỏa mãn thì nó không còn là động cơ thúc đẩy Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết ba nhu cầu của Mc Clelland – Nhu cầu về thành tựu – Nhu cầu về quyền lực – Nhu cầu quan hệ Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết ba nhu cầu của Mc Clelland – Nhu cầu về thành tựu » Hướng tới kết quả vượt trội » Đạt được những chuẩn mực, nổ lực để thành công » Trách nhiệm cá nhân, thông tin phải hồi, rủi ro vừa phải Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết ba nhu cầu của Mc Clelland – Nhu cầu về quyền lực » Mong muốn có ảnh hưởng hoặc khả năng ảnh hưởng đến người khác Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết ba nhu cầu của Mc Clelland – Nhu cầu quan hệ » Mong muốn về sự thân thiện hoặc quan hệ gần gũi Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết hai yếu tố của Herzberg (duy trì- động viên) – Những yếu tố tạo ra động cơ làm việc trái ngược với yếu tố triệt tiêu Nhân tố thúc đẩy Nhân tố duy trì Hoàn toàn thoả mãn Hoàn toàn bất mãnTrung lập Thành đạt Được công nhận Bản thân công việc Trách nhiệm Sự tiến bộ Cơ hội phát triển Sự giám sát Chính sách công ty Điều kiện làm việc Tiền lương An toàn/ công việc ổn địn Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết hai yếu tố của Herzberg (duy trì- động viên) • Xem sét giữa quan điểm truyền thống và quan điểm Herzberg Thỏa mãn Bất mãn Nhân tố động viên Nhân tố duy trì Thỏa mãn Không thỏa mãn Không bất mãn Bất mãn Quan điểm truyền thống Quan điểm của Herzberg Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về nội dung: • Thuyết hai yếu tố của Herzberg (duy trì- động viên) • Các nhân tố thúc đẩy (motivators): – Những yếu tố làm tăng sự thỏa mãn của nhân viên có tác dụng như là động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc • Các nhân tố duy trì (hygiene factors): – Những nhân tố có tác dụng ngăn chặn sự bất mãn nhưng không có tác dụng thúc đẩy nhân viên làm việc Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Giải thích làm thế nào nhân viên lựa chọn các hành vi để đáp ứng nhu cầu của họ và xác định liệu những lựa chọn của họ thành công hay không. – Gồm các thuyết: • Thuyết công bằng (J Stacy Adams) • Thuyết kỳ vọng (Victor Vroom ) • Thuyết về đặc điểm công việc Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết công bằng (J Stacy Adams) – Mất công bằng sẽ xuất hiện hành vi (động cơ đòi lại sự công bằng) Phần thưởng cá nhân Đóng góp cá nhân Phần thưởng của người khác Đóng góp người khác Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết công bằng (J Stacy Adams) • Khi thấy bất công bằng nhân viên có thể – Gây ra sự thay đổi đầu vào hoặc kết quả của người khác – Thay đổi đầu vào hoặc kết quả của bản thân – Tìm người khác để so sánh – Bỏ việc • Kết quả tăng hoặc giảm năng suất, chất lượng đầu ra, vắng mặt, nghỉ việc tự nguyện. Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết kỳ vọng (Victor Vroom ) – Động cơ xuất hiện khi một người có được sự lựa chọn cho những nổ lực của mình, và biết được rằng sự nổ lực của mình sẽ nhận được tưởng thưởng xứng đáng. Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết kỳ vọng (Victor Vroom ) • A: Quan hệ giữa cá nhân và thành tích • B: Quan hệ giữa thành tích và phần thưởng • C: Mức độ hấp dẫn của phần thưởng Nổ lực Cá nhân Nổ lực Cá nhân Thành tich Cá nhân Thành tich Cá nhân Phần thưởng Của tổ chức Phần thưởng Của tổ chức Mục tiêu Cá nhân Mục tiêu Cá nhân A B C Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết về đặc điểm công việc – Năm đặc điểm công việc » Sự đa dạng kỹ năng » Xác định nhiệm vụ » Ý nghĩa của nhiệm vụ » Tính tự chủ » Thông tin phản hồi Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết về đặc điểm công việc – Ba dạng biểu hiện tâm lý » Ý nghĩa công việc » Trách nhiệm công việc » Kinh nghiệm tích lũy Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết về đặc điểm công việc – Các phần thưởng cá nhân và kết quả công việc » Động cơ cao xuất phát từ bên trong công việc » Chất lượng CV cao và mang lại sự thỏa mãn cao, giảm sự rời bỏ CV » Giảm sự giám sát của nhà quản trị Những đặc điểm của động cơ • Một số lý thuyết về nhu cầu và động cơ – Lý thuyết về tiến trình: • Thuyết về đặc điểm công việc Kỹ năng Nhận diện công việc Tầm quan trọng công việc Sự tự quản Thông tin phản hồi Các yếu tố công việc cốt lõi Động cơ làm việc bên trong cao Thành tích công việc chất lượng cao Hài lòng với công việc cao Sự vắng mặt và tốc độ thay thế nhân viên thấp Kết quả công việc và cá nhân Hiểu được ý nghĩa của cv Trách nhiệm đối với kết quả công việc Hiểu được kết quả thực sự của những hoạt động công việc Các trạng thái tâm lý chủ yếu Tăng cường nhu cầu-phát triển nhân viên Mô hình của động cơ • Quan hệ giữa nổ lực và thành tích • Quan hệ giữa thành tích cá nhân và mục tiêu của tổ chức • Quan hệ giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức • Ý nghĩa của mô hình với việc động viên nhân viên Mô hình của động cơ • Quan hệ giữa nổ lực và thành tích – Tập trung vào khả năng của một người có thể sử dụng nổ lực phù hợp – Làm thế nào để tạo động cơ? • Cụ thể hóa nổ lực – Công việc gì? (nhiệm vụ, trách nhiệm) • Lựa chọn và phân công đúng người đúng việc Mô hình của động cơ • Quan hệ giữa thành tích cá nhân và mục tiêu của tổ chức – Thiết lập mối quan hệ giữa thành tích cá nhân và mục tiêu của tổ chức để có thể tạo ra giá trị cho tổ chức – Để có mối quan hệ này một tổ chức cần: • Có định hướng rõ ràng • Đánh giá thành tích (tiêu chuẩn đánh giá thành tích cá nhân được xây dựng trên nền tảng mục tiêu của tổ chức) Mô hình của động cơ • Quan hệ giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức – Để tăng cường động cơ phải đảm bảo các mục tiêu cá nhân được thỏa mãn – Đảm bảo các phần thưởng của tổ chức có thể đáp ứng được nhu cầu cá nhân – Kết nối các phần thưởng với kết quả công việc – Xem xét sự công bằng của hệ thống Mô hình của động cơ • Ý nghĩa của mô hình với việc động viên nhân viên Nhu cầu chưa thoả mãn Căng thẳng gia tăng động cơ/nỗ lực Tìm kiếm hành vi Nhu cầu được thoả mãn Giảm sự căng thẳng Nổ lực cá nhân Thành tích Cá nhân Mục tiêu Của tổ chức Mục tiêu Cá nhân Những hướng dẫn cho các nhà quản trị • Giao tiếp với nhân viên một cách rõ ràng về sứ mệnh tổ chức và giải thích sự đóng góp của họ như thế nào đến tổ chức. • Chỉ ra các hành vi và thành tích nào mong đợi và giải thích họ sẽ nhận được phần thưởng như thế nào. • Thiết kế công việc theo hướng khai thác tiềm năng • Cung cấp các thông tin phản hồi một cách thường xuyên Những hướng dẫn cho các nhà quản trị • Trao các phần thưởng theo hành vi và kết quả mong đợi • Đưa ra các phần thưởng mà có giá trị đối với nhân viên. • Cung cấp các phần thưởng một cách công bằng • Nhận ra rằng mỗi một người đều có cái riêng (điều này cho thấy không nên áp dụng các phần thưởng chung cho mọi người)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_quantrihoc_c7_5259_2054303.pdf
Tài liệu liên quan