Bài giảng Quản trị học - Chương 4: Ra quyết định - Đoàn Gia Dũng

Chủ tịch hãng M đang dự kiến thay đổi cách thức quản trị trong hãng. Vì thế ông cất công tìm kiếm một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tiếp thị - giáo sư P- một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Marketing, ông mới đi tu nghiệp ở nước ngoài và có học vị tiến sĩ, để có thể tư vấn các vấn đề trong công ty, vị giáo sư đã tìm hiểu thông tin về công ty rất nhiều ngày và sau đó viết ra ý kiến của mình về thực trang của hãng. Bản viết của ông được ngài chủ tịch hãng đánh giá rất cao và đề nghị ông báo cáo trước toàn thể các cán bộ chủ chốt của hãng. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường đại học ông trình bày khá hùng hồn về thực trạng công ty, ông chỉ ra những tồn tại của DN sau khi trình bày ông nêu vấn đề và đề nghị các thành viên tham dự góp ý, Ông chờ đợi 5, 10,15 phút trôi qua nhưng không có ý kiến gì. Nguyên nhân vì sao mà vị giáo sư không nhận được ý kiến đóng góp ý kiến của các thành viên trong cuộc họp?

pdf31 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị học - Chương 4: Ra quyết định - Đoàn Gia Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4 RA QUYẾT ĐỊNH Mục tiêu của chương Quyết định là gì? Các loại quyết định và vấn đề Ba mô hình ra quyết định Các phương pháp ra quyết định QUYẾT ĐỊNH • Khái niệm quyết định: – Quyết định là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động, để giải quyết một vấn đề có tính cấp bách. • Cơ sở của việc ra quyết định là thông tin – Thông tin: là những tín hiệu, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích trong việc ra quyết định. CÁC LOẠI VẤN ĐỀ VÀ QUYẾT ĐỊNH • Vấn đề có cấu trúc chặc: – Rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu. Ví dụ: kỷ luật nhân viên, giao hàng • Vấn đề có cấu trúc lỏng: – Mới, khác thường, mơ hồ. Ví dụ: thâm nhập thị trường mới. CÁC LOẠI VẤN ĐỀ VÀ QUYẾT ĐỊNH • Vấn đề cấu trúc chặc ra quyết định theo chương trình: – Nghĩa là ra quyết định có tính chất lặp lại, theo các qui tắc, thủ tục nhất định. • Vấn đề có cấu trúc lỏng ra quyết định không theo chương trình: – Ra quyết định dựa trên sự quyết đoán, sáng tạo. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ QUYẾT ĐỊNH • Các điều kiện ra quyết định – Điều kiện chắc chắn: Biết rõ vấn đề, các chỉ tiêu rõ ràng, biết rõ kết cục – Điều kiện rủi ro: Biết vấn đề, phương án giải quyết gắn liền với khả năng xảy ra, kết cục gắn với xác suất. – Điều kiện không chắc chắn: Không biết rõ vấn đề, khó đưa ra chỉ tiêu, kết cục mơ hồ CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ QUYẾT ĐỊNH • Các loại quyết định: Với mỗi điều kiện khác nhau, nhà quản trị đưa ra các quyết định khác nhau – Điều kiện chắc chắn: Quyết định lặp lại – Điều kiện rủi ro: Quyết định cập nhật – Điều kiện không chắc chắn: Quyết định đổi mới, đột phá. Các loại quyết định QĐ đổi mới, đột phá QĐ cập nhật QĐ lặp lại Chắc chắn Rủi ro Không chắc chắn Biết và định Dạng rõ Mơ hồ Bất thường Mơ hồ Cách giải quyết D ạ n g v ấ n đ ề CÁC MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH • Mô hình ra quyết định hợp lý • Mô hình ra quyết định hợp lý giới hạn • Mô hình ra quyết định mang tính chính trị MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH HỢP LÝ • Khái niệm: – Mô hình ra quyết định hợp lý chỉ ra các giai đoạn mà các cá nhân hoặc nhóm cần phải tuân theo để đưa ra các quyết định mang lại tính chặc chẽ và tối ưu. • Các bước ra quyết định hợp lý Các bước ra quyết định hợp lý 1 Xác định và chẩn đoán vấn đề Các lực lượng môi trường Environmental forces 7 Theo dõi và kiểm soát kết quả 6 Thực thị phương án đã chọn 5 Chọn trong số các phương án 4 So sánh và đánh giá các phương án 3 Tím kiếm các phương án giải quyết 2 Đặt ra các mục tiêu Các bước ra quyết định hợp lý B.1- Định dạng và chẩn đoán vấn đề (Nhận thức nhu cầu ra quyết định) Nhà quản trị trước hết bảo đảm chắc chắn rằng quyết định có cần được đưa ra hay không. B.2- Xác định mục tiêu. Mục tiêu đó chính là kết quả cần đạt được và nó định hướng cho quyết định và hành động B. 3- Đưa ra các phương án. Không được bỏ qua các phương án tốtCần tìm kiếm các ý tưởng mới. Cac bước ra quyết định hợp lý B.4- Đánh giá các phương án Điều gì có lợi và bất lợi với mỗi phương án? Cần có các tiêu chuẩn trước khi đánh giá. Legal? Ethical Economical? Practical? Các bước ra quyết định B.5- Chọn phương án Sắp xếp các phương án.Khi sắp xếp, tất cả các thông tin cần được xem xét. B.6- Thực hiện phương án Quan tâm đến kết quả. B.7- Rút kinh nghiệm từ các thông tin phản hồiCần xem xét cái gì đã xảy ra là đúng và sai với quyết định và rút kinh nghiệm cho tương lai. Đặc điểm ra QĐ hợp lý -Mục tiêu, vấn đề rõ ràng, dễ hiểu. -Điều kiện chắc chắn -Thông tin đầy đủ về các phương án và kết cục. -Cá nhân lựa chọn dựa trên sự hợp lý (lý trí) để có kết quả tối ưu Kiểm tra Chỉ tiêu Pán 1 Pán 2 Pán 3 Pán 4 Pán 5 Giá 8 10 9 6 8 Năng lực tài chính 7 8 9 9 8 Uy tín 9 9 8 10 8 Khả năng bảo hành 8 9 8 10 8 Chất lượng 10 6 7 10 9 Đánh giá các phương án Hãy đưa ra các cách chọn lựa các phương án ? Thử đề cập các ưu nhược điểm của từng cách đánh giá trên? Câu 2: Hãy đưa ra một số nguyên nhân có liên quan đến việc các nhà quản trị ở nước ta hay có khuynh hướng tự mình ra hầu hết các loại quyết dịnh? Và điều này có gây những bất lợi như thế nào khi tổ chức quan tâm đến tình hữu hiệu trong công việc? Câu 1 RA QUYẾT ĐỊNH HỢP LÝ BIÊN • Khái niệm: – Mô hình ra quyết định hợp lý biên cho rằng năng lực trí tuệ của con người để hình thành và giải quyết các vấn đề phức tạp là nhỏ bé so với cái cần thiết để đạt được sự khách quan tối ưu • Mô hình ra quyết định hợp lý biên Mô hình hợp lý biên Sự thõa mãn Các trở ngại của quyết định Mô tả vấn đề không đầy đủ Giới hạn tìm kiếm các phương án Giới hạn về thông tin Biểu hiện mô hình QĐ hợp lý biên • Chọn ít hơn các mục tiêu, giải pháp tốt nhất • Chỉ tìm kiếm các phương án trong một giới hạn có sẵn • Không có đầy đủ thông tin và khó kiểm soát các lực lượng môi trường ảnh hưởng đến kết quả quyết định Đặc điểm ra QĐ hợp lý biên • Mục tiêu và vấn đề mơ hồ • Điều kiện không chắc chắn • Thông tin giới han về các phương án và kết cục • Lựa chọn dựa trên sự thỏa mãn để phân tích vấn đề • Sử dụng trực giác BÀI TẬP TÌNH HUỐNG • Công ty dệt may Hòa Thọ nhận được một đơn đặt hàng của một công ty nước ngoài 5000 sản phẩm. Thời hạn giao hàng là 2 tháng (60 ngày). Hiện tại công ty có 50 công nhân lao động trực tiếp và dây chuyền sản xuất chỉ đáp ứng đủ cho số công nhân trên. Một sản phẩm hoàn thành trong 6 giờ. Công nhân làm việc 8 giờ/ ngày (nghỉ thứ 7 và CN). • Tại khu vực nơi công ty đặt nhà máy có nhiều lao động đang chờ việc, một số người là công nhân cũ của nhà máy. • Hãy cho biết vấn đề của công ty trên là gì? • Những phương án nào có thể giải quyết vấn đề trên. Theo nhóm anh (chị) công ty nên dùng phương án nào là tốt nhất? MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MANG TÍNH CHÍNH TRỊ • Khái niệm: – Nhà quản trị ra quyết định trong sự giới hạn các lợi ích của bản thân và của giới hữu quan có quyền lực. • Mô hình ra quyết định mang tính chính trị Mô hình ra quyết định chính trị Political decision making Quyền lực của các giới hữu quan Sự khác nhau về nhận dạng vấn đề Sự khác nhau về mục tiêu Sự khác nhau về cách giải quyết Customers Investors Employees Unions Competitors Suppliers Regulatory Agencies Legislative Bodies Đặc điểm QĐ mang tính chính trị • Các mục tiêu đa dạng và xung đột • Điều kiện không chắc chắn, mơ hồ • Các quan điểm mâu thuẫn, thông tin nhập nhằng • Thương lượng và thỏa thuận giữa các bên liên quan BÀI TẬP TÌNH HUỐNG • Hãng Jezz _nhà cung cấp xe hơi loại nhỏ cho quân đội Mỹ. Hãng này cũng là nhà kinh doanh lớn ở một Bang, nước Mỹ. Ngân sách của Bang này phụ thuộc rất nhiều và nguồn thu từ hãng jezz. Không những thế hãng Jezz còn là nơi giải quyết nhiều lao động cho dân chúng trong Bang. Tuy vậy, thống đốc bang đang đứng trước một thách thức lớn- hãng Jezz yêu cầu giảm thuế thu nhập (giảm suất thuế thu nhập cho hãng). Nếu không đáp ứng hãng này sẽ di chuyển trụ sở của hãng đi đến một bang khác- nơi có mức thuế suất thấp hơn dành cho hãng. Ông thống đốc bang đang định tìm cách xoa dịu tình hình với hãng Jezz, thì gặp một loạt phản ứng từ phía những người làm công, ăn lương khối hành chính của Bang, nhóm người này lo sợ khi ngân khố của Bang giảm sẽ cắt giảm ngân khố dành cho khối hành chính và dịch vụ công. Tình hình này nếu không giải quyết ổn thoả sẽ đe doạ việc cắt giảm nhân công một loạt công sở hành chính và sút giảm các dịch vụ công, dịch vụ hành chính. • Yêu cầu: Giải quyết vấn đề này liên quan đến những giới hữu quan bên ngoài công ty Jezz nào? họ quan tâm những vấn đề gì? Bạn hãy cho biết cách thức để giải quyết vấn đề trên? CÁC PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH • Phương pháp ra quyết định cá nhân – Người ra quyết định thường chịu ảnh hưởng và chi phối của các đặc điểm cá nhân riêng biệt trong nỗ lực giải quyết vấn đề của họ. • Phương pháp ra quyết định nhóm: – Việc ra quyết định có sự tham gia của nhiều thành viên Ra quyết định nhóm Ưu điểm Nhược điểm - Có thể sử dụng kinh nghiệm và sự thông thạo của nhiều người. - Có nhiều thông tin, dữ liệu và sự kiện - Vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh - Các thành viên được thỏa mãn hơn - Sự chấp nhận và cam kết đối với quyết định cao hơn - Đòi hỏi nhiều thời gian hơn - Bị một ít người chi phối - Quan tâm đến mục tiêu ca nhân hơn là mục tiêu của nhóm - Các sức ép xã hội phải tuân thủ - Tư duy nhóm Các kỹ thuật ra quyết định • Nhóm danh nghĩa • Kỹ thuật Dephil • Kỹ thuật tập kích não Tình huống quản trị Chủ tịch hãng M đang dự kiến thay đổi cách thức quản trị trong hãng. Vì thế ông cất công tìm kiếm một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tiếp thị - giáo sư P- một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Marketing, ông mới đi tu nghiệp ở nước ngoài và có học vị tiến sĩ, để có thể tư vấn các vấn đề trong công ty, vị giáo sư đã tìm hiểu thông tin về công ty rất nhiều ngày và sau đó viết ra ý kiến của mình về thực trang của hãng. Bản viết của ông được ngài chủ tịch hãng đánh giá rất cao và đề nghị ông báo cáo trước toàn thể các cán bộ chủ chốt của hãng. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường đại học ông trình bày khá hùng hồn về thực trạng công ty, ông chỉ ra những tồn tại của DN sau khi trình bày ông nêu vấn đề và đề nghị các thành viên tham dự góp ý, Ông chờ đợi 5, 10,15 phút trôi qua nhưng không có ý kiến gì. Nguyên nhân vì sao mà vị giáo sư không nhận được ý kiến đóng góp ý kiến của các thành viên trong cuộc họp?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_quantrihoc_c4_0257_2054300.pdf
Tài liệu liên quan