Bài giảng Quản trị học - Chương 3: Môi trường tổ chức - Đoàn Gia Dũng

Chiến lược đa thị trường nội địa: – Tổ chức thực hiện điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện ở mỗi quốc gia hay vùng. • Chiến lược toàn cầu: – Nhấn mạnh ổn định toàn cầu, tiêu chuẩn hóa và chi phí thấp tương đối

pdf19 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị học - Chương 3: Môi trường tổ chức - Đoàn Gia Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG • Nhận diện các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động đến tổ chức • Các yêu tố của môi trường vi mô (năm lực lượng cạnh tranh của M. Porter). • Các chiến lược kinh doanh quốc tế trong môi trường toàn cầu. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG • Môi trường là tất cả những gì tồn tại xung quanh tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức. • Các thành phần môi trường: – Môi trường vĩ mô – Môi trường ngành – Môi trường nội bộ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ • Khái niệm: Bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng rộng và không trực tiếp đến tổ chức. – Môi trường quốc tế – Môi trường công nghệ – Văn hóa xã hội – Kinh tế – Chính trị - luật pháp – Môi trường tự nhiên MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ • Môi trường quốc tế: Các sự kiện xuất phát từ nước ngoài đó là các cơ hội hay đe dọa với các doanh nghiệp trong nước. • Môi trường công nghệ: Các thành tựu về khoa học và công nghệ trong ngành cụ thể cũng như ở phạm vi xã hội rộng hơn. – Vai trò công nghệ với chiến lược kinh doanh – Vai trò công nghệ với quá trình sản xuất – Vai trò công nghệ trong phân phối sản phẩm MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ • Văn hóa xã hội: Các đặc điểm nhân khẩu học cũng như các quy tắc, phong tục, và các giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư. – Nhân khẩu: Đặc điểm một nhóm người lao động, một tổ chức, một thị trường cụ thể hay những người trong độ tuổi khác nhau. – Yếu tố văn hóa (tư duy toàn cầu, hành động mang tính địa phương) MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ • Kinh tế: Tình trạng kinh tế của một quốc gia hoặc vùng, nơi mà tổ chức hoạt động – Tiền lương cho người lao động – Lạm phát – Thuế – Chi phí nguyên vật liệu – Cạnh tranh tự do MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ • Chính trị - luật pháp – Mục đích mà thể chế chính trị nhắm tới (Venezuala quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ). – Rào cản pháp luật liên quan (như chính sách bảo hộ) • Môi trường tự nhiên – Tránh mâu thuẫn với các tổ chức kiểm soát môi trường – Chấp hành qui định của chính phủ – Tăng cường ứng dụng công nghệ mới MÔI TRƯỜNG VI MÔ • Khái niệm: Những nhân tố có quan hệ đến các hoạt động hàng ngày của tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của tổ chức. • Sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter để phân tích các yếu tố của môi trường vi mô. – Nhà cung cấp – Khách hàng – Sản phẩm thay thế – Đổi thủ cạnh tranh trực tiếp – Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Mô hình năm lực lượng cạnh tranh Năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter • Nhà cung cấp: Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp phụ thuộc vào: – Mức độ tập trung của các nhà cung cấp – Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm cung cấp – Sự khác biệt của các nhà cung cấp – Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành. – Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế – Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp Năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter • Khách hàng: Quyền lực đàm phán của khách hàng phụ thuộc vào: – Số lượng người mua – Thông tin mà người mua có được – Tính nhạy cảm đối với giá – Sự khác biệt hóa sản phẩm – Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành – Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế – Động cơ của khách hàng. Năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter • Đối thủ tiềm ẩn: Khả năng xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khi: – Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào dễ dàng – Chính sách của chính phủ – Tính kinh tế theo quy mô – Các yêu cầu về vốn, công nghệ – Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh Năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter • Sản phẩm thay thế: Thách thức của sản phẩm, dịch vụ thay thế biểu hiện ở các khía cạnh sau: – Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm – Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng – Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế. Năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter • Cạnh tranh trực tiếp: Cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp có mặt trên thị trường. • Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào: – Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành – Mức độ tập trung của ngành – Tình trạng tăng trưởng của ngành – Khác biệt giữa các sản phẩm – Các chi phí chuyển đổi – Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ • Chiến lược xuất khẩu • Chiến lược cấp phép • Chiến lược nhượng quyền • Chiến lược liên minh • Chiến lược đa thị trường nội địa • Chiến lược toàn cầu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ • Chiến lược xuất khẩu: – Sản xuất trong nước và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. • Chiến lược cấp phép: – Một hãng ở một quốc gia cho phép một hãng nội địa hay nước ngoài sử dụng quyền khai thác một qui trình sản xuất, một sáng chế hay bí quyết kinh doanha CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ • Chiến lược nhượng quyền: – Công ty mẹ cho phép công ty hay cá nhân được sử dụng nhãn hiệu của mình để sản xuất và bán 1 loại sản phẩm, dịch vụ nào đó. • Chiến lược liên minh: – Các tổ chức thỏa thuận với nhau về đóng góp các nguồn lực tài chính, máy móc, nhân sự để cùng đạt mục tiêu chung CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ • Chiến lược đa thị trường nội địa: – Tổ chức thực hiện điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện ở mỗi quốc gia hay vùng. • Chiến lược toàn cầu: – Nhấn mạnh ổn định toàn cầu, tiêu chuẩn hóa và chi phí thấp tương đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_quantrihoc_c3_4868_2054299.pdf