Quản trị là những hoạt động cần thiết khi có nhiều người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm hoàn thành mục tiêu chung. Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi. trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả của nguồn lực giới hạn. quản trị là hoạt động sử dụng để đạt được mục tiêu, thông qua con người .
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng quản trị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8 CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT KHÁI NIỆM II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT III. TIẾN TRÌNH KIỂM SOÁT IV. CÁC LOẠI HÌNH KIỂM SOÁT I. KHÁI NIỆM 1. Khái niệm Chức năng kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG Kiểm soát là một quá trình Kiểm soát không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc mà còn đối với những hoạt động đang và sắp xảy ra. Kiểm soát nhằm phát hiện sự sai lệch và nguy cơ sai lệch Kiểm soát là để đưa ra và thực hiện các biện pháp khắc phục sự sai lệch. I. KHÁI NIỆM 2.Vai trò của kiểm soát Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu. Phát hiện kịp thời những vấn đề sai lệch , những khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu Kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết để đạt được mục tiêu II. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT 1. Cơ chế kiểm soát phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của tổ chức, và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm soát. 2. Công việc kiểm soát phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân của cá nhân nhà quản trị 3. Sự kiểm soát phải được thực hiện tại những khâu trọng yếu II. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT 4. Việc kiểm soát phải khách quan 5. Hệ thống kiểm soát phải phù hợp với bầu không khí của tổ chức (văn hóa tổ chức) 6. Việc kiểm soát cần phải tiết kiệm và đảm bảo tính hiệu quả kinh tế 7. Việc kiểm soát phải đưa đến hành động III. TIẾN TRÌNH KIỂM SOÁT Tiến trình kiểm soát bao gồm 3 bước : (1) xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát (2) đo lường kết quả (3) điều chỉnh các sai lệch III. TIẾN TRÌNH KIỂM SOÁT XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH KHÁC BIỆT CÁC LOẠI HÌNH KIỂM SOÁT Kiểm soát trước khi thực hiện : Tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh và tìm cách ngăn ngừa trước. Kiểm soát trong khi thực hiện : Giám sát trực tiếp trong quá trình thực hiện để nắm bắt kịp thời sai lệch và đưa ra biện pháp chấn chỉnh. Kiểm soát sau khi thực hiện: Đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân và đưa ra những bài học kinh nghiệm Mối quan hệ giữa CN kiểm tra với Các chức năng khác của QT Hoạch định Tổ chức Điều khiển Kiểm tra