Bài giảng Quản lý dự án - Chương VIII: Quản lý rủi ro
Liên quan đến việc thực thi quy trình quản lý rủi ro để
ứng phó với các sự kiện rủi ro.
Duyệt qua công việc (Workarounds) là các đối phó
không có kế hoạch trước nhưng buộc phải làm cho
các sự kiện rủi ro.
Output chính:
Các thay đổi được đề nghị.
Các hành động sửa sai và phòng tránh được khuyến cáo.
Cập nhật vào bản đăng ký rủi ro, bản kế hoạch quản lý dự
án, hay vào tư liệu của tổ chức (process assets).
52 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý dự án - Chương VIII: Quản lý rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý rủi ro
Chương IIX
Nội dung
1. Rủi ro là gì?
2. Quy trình Quản lý Rủi ro
3. Lập Kế hoạch Quản lý Rủi ro
4. Nhận dạng Rủi ro
5. Phân tích Định tính Rủi ro
6. Phân tích Định lượng Rủi ro
7. Lập Kế hoạch Ứng phó Rủi ro
8. Giám sát và Kiểm soát Rủi ro
QLDA 2
Một số nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu KLCI đã điều tra 260 tổ chức phần
mềm trên toàn thế giới năm 2001 để nghiên cứu
thực tế quản lý rủi ro phần mềm.
. 97% đã có thủ tục để nhận biết và đánh giá rủi ro.
. 80% đã dự đoán và tránh được các vấn đề cơ bản của
quản lý rủi ro.
. 70% đã có các qui trình phát triển phần mềm.
. 64% đã có PMO ( Project Management Office).
QLDA 3
Lợi ích của Quản lý Rủi ro Phần mềm
QLDA 4
1. Rủi ro là gì?
Risk is “ the possibility of loss or injury” (Rủi ro
là khả năng bị mất mát hay bị tổn hại)
Quản lý Rủi ro Dự án liên quan đến việc hiểu các
vấn đề có nguy cơ xảy ra cho dự án và tìm hiểu xem
chúng sẽ cản trở sự thành công của dự án như thế
nào.
Tuy nhiên cũng có những Rủi ro Tích cực (Positive
Risks). Nó có thể tạo ra những thuận lợi cho dự án.
QLDA 5
Thuật ngữ
Quản lý Rủi ro Tiêu cực (Negative Risk Management)
giống như 1 dạng bảo hiểm. Nó là 1 hoạt động nhằm
giảm nhẹ ảnh hưởng của những sự kiện bất lợi dễ xảy
ra.
Quản lý Rủi ro Tích cực (Positive Risk Management)
thì giống như đầu tư vào các cơ hội.
Rủi ro Đã biết (Known Risk) để chỉ những rủi ro mà đội
dự án đã nhận dạng và phân tích được. Có thể quản lý
bằng 1 số hoạt động ngăn ngừa.
Rủi ro Chưa biết (unknown risk) là các rủi ro không thể
nhận dạng và phân tích được, do đó không quản lý được.
Chi phí dành cho Quản Lý rủi ro không nên vượt quá lợi ích
tiềm năng (potential benefit).
QLDA 6
Thuật ngữ
Risk Utility hay Risk Tolerance là mức độ thỏa mãn hay
hài lòng nhận được từ việc phải bỏ ra chi phí nào đó.
Có 3 dạng người:
. Kháng rủi ro (Risk-averse): độ thỏa mãn càng giảm khi tiền bỏ ra
càng nhiều.
. Tìm kiếm rủi ro (Risk-seeking): hay mức độ thỏa mãn cao hơn khi
đầu tư tiền càng nhiều vào rủi ro.
. Trung lập với rủi ro (Risk-neutral): cân bằng giữa rủi ro và tiền phải
bỏ ra
QLDA 7
2. Qui trình Quản lý Rủi ro
1. Lập Kế hoạch Quản lý Rủi ro (Risk Management
Planning): liên quan đến quyết định dùng phương
pháp và kế hoạch cho các hoạt động quản lý rủi ro.
2. Nhận dạng Rủi ro (Risk Identification): liên quan
đến việc xác định rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến
dự án và tác động của các rủi ro khi nó xảy ra.
3. Phân tích Định tính Rủi ro (Qualitative Risk
Analysis): liên quan đến việc xếp loại ưu tiên các rủi
ro dựa vào khả năng và ảnh hưởng của nó.
QLDA 8
Quy trình Quản lý Rủi ro
4. Phân tích Định lượng Rủi ro (Quantitative Risk
Analysis): liên quan đến việc ước tính bằng số các
ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của dự án.
5. Lập Kế hoạch Ứng phó Rủi ro (Risk Response
Planning): liên quan đến thực hiện từng bước để và
giảm đi mối đe dọa đến mục tiêu dự án.
6. Giám sát và Kiểm soát Rủi ro (Risk Monitoring
and control): liên quan đến việc kiểm soát những
rủi ro đã phát hiện được và đang tồn tại, nhận dạng
các rủi ro mới, thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro,
đánh giá hiệu quả các chiến lược đối phó với rủi ro
trong suốt quá trình thực hiện dự án.
QLDA 9
3. Lập kế hoạch Quản lý Rủi ro
Là quá trình quyết định làm thế nào để tiếp cận và
các hoạt động dự trù cho các rủi ro.
QLDA 10
Bước chuẩn bị
Đội dự án nên tổ chức nhiều cuộc họp trước khi dự
án bắt đầu nhằm:
. Xem xét lại các tài liệu về dự án.
. Các chính sách quản lý rủi ro của công ty, các loại rủi
ro, các báo cáo rút kinh nghiệm từ các dự án trước.
. Các biểu mẫu để tạo kế hoạch quản lý rủi ro.
. Xem xét lại các mức độ thỏa mãn khi đối phó rủi ro của
các loại stakeholder khác nhau. Mỗi loại nhà tài trợ
khác nhau thì dự án có thể cần có phương pháp khác
nhau để quản lý rủi ro.
QLDA 11
Các tài liệu khác
Kế hoạch cho những bất thường (Contingency Plan):
là các hành động đã định sẵn mà đội dự án sẽ thực
hiện nếu có 1 sự kiện rủi ro đã nhận biết xảy ra.
. Ví dụ: nếu đội dự án đoán rằng phiên bản mới của 1
gói phần mềm sẽ không phát hành đúng hạn để sử
dụng cho dự án, thì họ có thể có kế hoạch cho sự kiện
bất ngờ là cho phép dùng phiên bản có sẵn cũ hơn của
phần mềm đó.
QLDA 12
Các tài liệu khác
Kế hoạch rút lui (Fallback plan): dành cho các rủi ro
có ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng mục tiêu dự án,
và kế hoạch này sẽ được thi hành nếu mọi nỗ lực
giảm rủi ro không có hiệu quả.
Quỹ dự phòng (Contingency reserve): để giảm đi rủi
ro đến 1 mức có thể chấp nhận được.
. Ví dụ: nếu dự án dường như tắc nghẽn do nhân viên
không có kinh nghiệm với công nghệ mới và đội không
nhận biết được đó là 1 rủi ro, thì nhà tài trợ có thể cung
cấp 1 quỹ hổ trợ từ quỹ dự phòng để thuê những cố
vấn bên ngoài huấn luyện và hướng dẫn nhân viên dự
án sử dụng công nghệ mới.
QLDA 13
4. Nhận biết rủi ro
Nhận biết rủi ro là quá trình nhận biết được sự kiện
đáng kể nào làm tổn hại hoặc tăng hao tổn cho dự
án.
Ngoài việc phải nhận biết rủi ro sớm, còn phải tiếp
tục quá trình này khi môi trường dự án thay đổi.
Không thể quản lý được rủi ro nếu trước đó không
nhận biết được rủi ro.
QLDA 14
Các loại rủi ro
Rủi ro thị trường (Market Risk).
Rủi ro tài chính (Financial Risk).
Rủi ro công nghệ (Technology Risk).
Rủi ro về con người (People Risk).
Rủi ro về qui trình /cấu trúc (Structure /Process
Risk)
QLDA 15
Năm kỹ thuật chung để nhận biết rủi ro
1. Tận dụng trí tuệ tập thể (Brainstorming).
2. Kỹ thuật Delphi (Delphi Technique).
3. Phỏng vấn (Interviewing).
4. Phân tích nguyên nhân hậu quả (Root Cause
Analysis).
5. Phân tích SWOT (SWOT Analysis - Strength,
Weakness, Opportunity, Threat).
QLDA 16
Tận dụng trí tuệ tập thể
Đưa ra các ý tưởng hay giải pháp bằng cách tích lũy
các ý tưởng 1 cách tự nhiên mà không cần đánh giá
phân tích nhiều.
Có thể giúp nhóm tạo ra được 1 danh sách đầy đủ
các rủi ro giúp định hướng cho các quá trình phân
tích định tính, định lượng rủi ro sau này.
Người điều hành và giới thiệu các loại rủi ro mới.
Sau đó, phân loại các ý tưởng.
Ảnh hưởng nhóm (group effect) như lo sợ mọi người
phản đối, ảnh hưởng của nhiều cấp lãnh đạo, sự chi
phối cuộc họp của 1 hay 2 người hay cải vã, to tiếng
sẽ ngăn cản việc đưa ra các ý tưởng của các
thànhviên khác trong cuộc họp.
QLDA 17
Kỹ thuật Delphi
Tránh được ảnh hưởng nhóm của Brainstorming
Kỹ thuật Delphi là thu nhận sự nhất trí trong nhóm
các chuyên gia khi họ đưa ra các dự đoán.
Kỹ thuật Delphi là 1 thủ tục dự đoán có tương tác và
hệ thống khi các chuyên gia cho ý kiến 1 cách độc
lập và giấu tên.
Kỹ thuật này sử dụng lặp lại nhiều lần bảng câu hỏi
và trả lời viết tay, lần sau chứa cả phản hồi của lần
trước đó nhận được việc sẵn sàng trả lời của mọi
thành viên, tránh được các thành kiến có thể có
trong các cuộc họp trực diện.
QLDA 18
Kỹ thuật phỏng vấn
Là kỹ thuật tìm hiểu sự thật bằng trực diện, điện
thoại, email hay thảo luận bằng tin nhắn trực tiếp.
Phỏng vấn những người đã từng có kinh nghiệm khi
làm các dự án tương tự là 1 công cụ quan trọng giúp
nhận biết được các rủi ro.
QLDA 19
Phân tích SWOT
SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat).
Phân tích SWOT thường được dùng khi lập kế
hoạch chiến lược cũng như khi nhận biết rủi ro.
QLDA 20
Bản đăng ký rủi ro
Bản đăng ký rủi ro là một tài liệu chứa kết quả của
các qui trình quản lý rủi ro khác nhau, thường dưới
dạng bảng.
Tạo Bản đăng ký rủi ro: dùng Output của qui trình
nhận biết rủi ro là 1 danh sách các rủi ro và các
thông tin khác.
QLDA 21
Nội dung của Bản đăng ký rủi ro
Mã số cho mỗi sự kiện rủi ro.
Xếp loại sự kiện rủi ro (số 1 là rủi ro cao nhất)
Tên của mỗi sự kiện rủi ro.
Mô tả mỗi sự kiện rủi ro.
Phân loại mỗi sự kiện rủi ro.
Nguyên nhân chính của mỗi rủi ro.
Các sự kiện rủi ro tiêu cực
Các sự kiện rủi ro tích cực
Risk owner: người chịu trách nhiệm về rủi ro
Trigger: Nguyên nhân tạo rủi ro
QLDA 22
Các điều kiện rủi ro
QLDA 23
Các điều kiện rủi ro
QLDA 24
5. Phân tích định tính rủi ro
Output chính của phân tích định tính rủi ro là những
cập nhập vào bản đăng ký rủi ro.
Các công cụ và kỹ thuật dùng định tính rủi ro:
. Ma trận khả năng và ảnh hưởng (Probability /impact
matrix).
. Theo dõi 10 rủi ro hàng đầu (The Top Ten Risk Item
Tracking).
. Đánh giá của chuyên gia (Expert judgment).
QLDA 25
Ma trận khả năng và ảnh hưởng
QLDA 26
Biểu đồ vùng rủi ro
QLDA 27
10 danh mục rủi ro hàng đầu
QLDA 28
Đánh giá của chuyên gia
Nhiều tổ chức dựa vào trực giác và kinh nghiệm của
chuyên gia để giúp nhận biết các rủi ro của dự án.
Các chuyên gia có thể phân loại rủi ro thành cao,
trung bình, thấp bằng cách dùng hay không dùng các
kỹ thuật hỗ trợ như tính thừa số rủi ro,...
QLDA 29
6. Phân tích định lượng rủi ro
Phân tích định lượng thường được thực hiện nối tiếp
sau phân tích định tính mặc dù cả 2 quá trình này có
thể tiến hành đồng thời hay riêng biệt.
Tùy theo bản chất của dự án và khả năng về thời
gian và tiền bạc mà có thể dùng các kỹ thuật phân
tích rủi ro khác nhau.
Các dự án lớn, phức tạp có liên quan đến công nghệ
hàng đầu thường phải có phân tích định lượng rủi ro.
QLDA 30
Các kỹ thuật chính
Thu thập dữ liệu (data gathering).
Phân tích định lượng:
. Cây quyết định (Decision tree).
. Mô phỏng (Simulation).
. Phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis).
Kỹ thuật mô hình hóa (modeling technique).
QLDA 31
Cây quyết định - Ví dụ
Giả sử công ty Cliff Branch đang khảo sát xem có
nên gửi các bản phác thảo dự án 1 và 2 để đấu thầu
hay không, gửi cả hai hay không gửi một phác thảo
nào.
Các xác suất thường được xác định bởi chuyên gia.
. Dự án 1: xác suất 20% thắng thầu và 80% là thua.
. Dự án 2: xác suất thắng thầu là 70%, thua thầu là 20%
và 10%.
EVM (Expected monetary value) bằng tích của xác
suất xảy ra rủi ro với giá trị bằng tiền của rủi ro đó.
QLDA 32
QLDA 33
Quyết định
Do EMV của cả hai dự án đều dương.
. EMV của dự án 1: $28,000.
. EMV của dự án 2: $30,000.
Như vậy:
. Nếu không bị hạn chế về tài nguyên thì công ty có thể
tham gia đấu thầu cả 2 dự án.
. Dự án 1 có vẻ hấp dẫn hơn vì lợi nhuận cao (tới
$300,000) nhưng cơ hội thì lại ít hơn dự án 2 (chỉ có
20%).
. Nếu phải chọn 1 trong 2 dự án, thì với bản chất thích
mạo hiểm, công ty sẽ chọn dự án 1 để đấu thầu.
QLDA 34
Mô phỏng
Mô phỏng sử dụng mô hình của hệ thống để phân
tích hành vi hay sự thực thi mong muốn của hệ
thống.
Đa số mô phỏng đều theo dạng phân tích Monte
Carlo.
Phân tích Monte Carlo mô phỏng kết quả của mô
hình ở nhiều thời điểm để cung cấp 1 sự phân bố có
tính thống kê của các kết quả được tính toán.
Phân tích Monte Carlo có thể dự đoán xác suất nếu
dự án kết thúc vào 1 ngày nào đó hay xác suất mà
chi phí sẽ bằng hay ít hơn giá trị nào đó.
Có thể dùng các loại hàm phân bố khác nhau đểthực
hiện phân tích Monte Carlo.
QLDA 35
Các bước phân tích Monte Carlo
1. Đánh giá dãy giá trị cho mỗi biến được khảo sát bao
gồm: giá trị có khả năng nhất, lạc quan và bi quan.
Bước này tương tự như tập hợp dữ liệu của ước
tính PERT.
2. Xác định phân bố xác suất của mỗi biến. Khả năng
để 1 biến nằm giữa ước tính lạc quan và có khả
năng nhất xác suất là bao nhiêu?
. Ví dụ: để hoàn thành 1 nhiệm vụ nào đó, 1 chuyên gia
đã ước tính là có khả năng nhất 10 tuần, lạc quan 8
tuần, bi quan 15 tuần. Bạn có thể đặt câu hỏi xác suất
là bao nhiêu để công việc đó hoàn thành trong khoảng
từ 8 đến 10 tuần. Chuyên gia có thể đưa ra 1 xác suất
là 20% chẳng hạn.
QLDA 36
Các bước phân tích Monte Carlo
3. Với mỗi biến, ví dụ là biến ước tính thời gian của 1
nhiệm vụ nào đó, chọn 1 giá trị ngẫu nhiên cho mỗi
phân bổ xác suất xảy ra biến đó.
4. Ví dụ: chọn 1 giá trị ngẫu nhiên trong khoảng thời
gian từ 8 đến 10 tuần cho xác suất 20% thời gian, và
1 giá trị khác giữa 10 đến 15 tuần cho xác suất 80%
thời gian.
QLDA 37
Các bước phân tích Monte Carlo
4. Thực hiện phân tích xác định bằng cách sử dụng
các tổ hợp các giá trị được chọn cho 1 biến nào đó.
5. Lặp lại bước 3 và 4 nhiều lần để có 1 phân bổ xác
suất của mô hình. Số lần lặp lại phụ thuộc vào số
biến và độ tin cậy cần đạt được trong kết quả,
thường nằm trong khoảng từ 100 đến 1000.
QLDA 38
Mô phỏng Monte Carlo cho lịch biểu của dự án
QLDA 39
Mô phỏng Monte Carlo cho chi phí của dự án
QLDA 40
Phân tích độ nhạy
Nhiều người thích dùng phân tích Phân tích độ nhạy
để xem hiệu quả của việc thay đổi 1 hay nhiều biến
đến đầu ra.
Nhiều người dùng Phân tích độ nhạy để xác định
tiền phải trả cho 1 khoản vay với tỷ lệ lãi suất và chu
kỳ vay khác nhau.
Nhiều chuyên gia dùng Phân tích độ nhạy để giúp
đưa ra các quyết định kinh doanh chẳng hạn xác
định điểm hòa vốn (break-even point) trên những giả
thiết khác nhau.
QLDA 41
Phân tích độ nhạy
QLDA 42
7. Lập kế hoạch đối phó rủi ro
Bốn chiến lược cơ bản dành cho rủi ro tiêu cực
. Tránh rủi ro (Risk avoidance).
. Chấp nhận rủi ro (Risk acceptance).
. Chuyển dịch rủi ro (Risk transference).
. Giảm nhẹ rủi ro (Risk mitigation).
QLDA 43
Tránh rủi ro
Phòng tránh rủi ro hay loại trừ các mối hiểm họa,
thường bằng cách loại trừ nguyên nhân.
. Ví dụ: đội quyết định tiếp tục dùng phần mềm hay phần
cứng quen thuộc hiện có, tuy vẫn có nhiều sản phẩm
khác nhưng họ không quen.
QLDA 44
Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro hay chấp nhận hậu quả do rủi ro
gây ra.
. Ví dụ: đội dự án đã lập kế hoạch cho 1 cuộc họp kiểm
tra của 1 dự án lớn mà có thể xảy ra rủi ro là không thể
thực hiện được. Để đối phó đội nên có 1 kế hoạch dự
phòng và quỹ dự phòng.
QLDA 45
Chuyển giao rủi ro
Chuyển giao rủi ro hay dời hậu quả rủi ro hay trách
nhiệm quản lý cho 1 đối tác thứ ba.
. Ví dụ: Đội dự án có thể đặt mua bảo hiểm đặc biệt hay
bảo hành cho 1 phần cứng nào đó. Nếu phần cứng hư,
người bảo hiểm phải thay thế nó trong khoảng thời
gian đã thỏa thuận.
QLDA 46
Giảm nhẹ rủi ro
Giảm nhẹ rủi ro hay giảm nhẹ ảnh hưởng của rủi ro
bằng cách giảm đi xác suất xảy ra.
. Ví dụ: sử dụng những công nghệ đã kiểm chứng, các
thành viên của đội chuyên nghiệp, mua các thỏa thuận
bảo hành hay dịch vụ từ các nhà thầu phụ.
QLDA 47
Các chiến lược chung giảm nhẹ rủi ro
QLDA 48
Bốn chiến lược dành cho rủi ro tích cực
1. Khai thác rủi ro hay làm 1 cái gì đó để bảo đảm rủi
ro tích cực xảy ra.
2. Chia sẻ rủi ro hay phân chia rủi ro cho 1 người
khác cùng gánh vác.
3. Tăng cường hay mở rộng cơ hội bằng cách nhận
biết và làm tăng tối đa số cách tác động chính của
rủi ro tích cực.
4. Chấp nhận rủi ro cũng có thể áp dụng cho rủi ro ích
cực khi đội dự án không thể và không chọn được
bất kỳ phương án nào để thúc đẩy rủi ro.
QLDA 49
8. Giám sát và kiểm soát rủi ro
Liên quan đến việc thực thi quy trình quản lý rủi ro để
ứng phó với các sự kiện rủi ro.
Duyệt qua công việc (Workarounds) là các đối phó
không có kế hoạch trước nhưng buộc phải làm cho
các sự kiện rủi ro.
Output chính:
. Các thay đổi được đề nghị.
. Các hành động sửa sai và phòng tránh được khuyến cáo.
. Cập nhật vào bản đăng ký rủi ro, bản kế hoạch quản lý dự
án, hay vào tư liệu của tổ chức (process assets).
QLDA 50
Câu hỏi
QLDA 51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_ly_du_an_chuong_viii_quan_ly_rui_ro.pdf