Bài giảng Quản lý dự án - Chương VI: Quản lý nhân lực
Lời khuyên chung cho nhóm
Tập trung vào việc đáp ứng mục tiêu của dự án, và
tạo ra các kết quả tốt.
Cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh thay vì
khiển trách
Tổ chức các cuộc họp thường xuyên và hiệu quả.
Ủng hộ các thành viên và khuyến khích họ giúp đỡ
nhau.
Công nhận thành quả cá nhân và nhóm.
51 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý dự án - Chương VI: Quản lý nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý nhân lực
Chương VI
Nội dung
1. Khóa của quản lý con người
a. Động lực (Motivation)
b. Ảnh hưởng và quyền lực (Influence and power)
2. Quy trình quản lý nhân lực
a. Lập kế hoạch nhân lực (Human resource planning)
b. Lập nhóm dự án (Acquiring the project team)
c. Phát triển nhóm dự án (Developing the project team)
d. Quản lý nhóm dự án (Managing the project team)
QLDA 2
1. Khóa của quản lý con người
a. Động lực (Motivation).
b. Ảnh hưởng và Quyền lực (Influence and Power).
c. Tính hiệu quả (Effectiveness).
“People are the most important asset”
QLDA 3
1.a. Động lực (Motivation)
Động lực bên trong (Intrinsic motivation) làm cho
con người tham gia vào 1 hoạt động nào đó là do
chính sự yêu thích của họ.
. Ví dụ: có người rất thích đọc, viết hay chơi 1 nhạc cụ
nào đó vì họ tìm thấy niềm vui trong công việc đó.
Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation) làm cho
con người làm 1 cái gì đó cốt để được thưởng hay
để không bị phạt.
. Ví dụ: những đứa trẻ không thích tập đánh đàn nhưng
chúng buộc phải làm để không bị phạt.
QLDA 4
Tháp nhu cầu của Maslow
QLDA 5
Lý thuyết F. Herzberg
Các nhân tố hài lòng (motivational factors): thành
tựu, được công nhận, tự làm việc, trách nhiệm,
thăng tiến và phát triển - tất cả những điều này tạo
nên sự thỏa mãn với công việc.
Các nhân tố đòi hỏi (hygiene factors): Gây nên sự
không thỏa mãn nếu không được đáp ứng, và không
thúc đẩy con người làm việc nữa. Các ví dụ bao
gồm: đòi hỏi lương cao, được quan tâm hơn, và môi
trường làm việc hấp dẫn hơn.
6
Lý thuyết D.McClelland
Thành tựu (Achievement-nAch): Kiểu người thành tựu
thích các dự án thử thách, có những mục tiêu có thể thực
hiện được và một số ý kiến phản hồi.
Hòa hợp (Affinity-nAff): Kiểu người có tính nAff cao,
mong muốn có các mối quan hệ hòa thuận, và có nhu
cầu cần người khác chấp nhận, vì thế người quản lý nên
cố tạo một mội trường làm việc hợp tác cho họ.
Quyền lực (Power-nPow): Kiểu người có nhu cầu quyền
lực, mong muốn có quyền lực (quyền lực cá nhân -
không tốt hai là quyền lực tập thể - tốt cho tổ chức).
Mang lại cho những người tìm kiếm quyền lực tập thể
các cơ hội quản lý.
7
Lý thuyết X & Y của D. McGregor
Thuyết X: Cho rằng nhân viên không thích và né
tránh công việc, vì thế người quản lý phải sử dụng
các biện pháp bắt buộc, đe dọa và các phương pháp
kiểm soát để làm cho nhân viên phải đáp ứng các
mục tiêu.
Thuyết Y: Cho rằng nhân cá nhân coi công việc như
chơi, hay nghỉ ngơi, và thưởng thức sự hài lòng khi
được kính trọng và các nhu cầu thật sự của bản
thân.
8
1.b. Ảnh hưởng và quyền lực
Nhiều người làm việc trong 1 dự án không chịu trách
nhiệm trực tiếp với PM và PM thường không kiểm
soát hết nhân viên dự án.
Thamhain và Wilemon đã xác định 9 ảnh hưởng của
PM.
9
Ảnh hưởng của PM
1. Quyền (Authority): quyền có thứ bậc hợp pháp để
ra lệnh
2. Phân công (Assignment): khả năng nhận thức của
PM ảnh hưởng đến việc giao việc cho nhân viên
sau này
3. Ngân sách (Budget): khả năng nhận thức của PM
để ủy quyền cho người khác sử dụng quỹ theo ý
của mình
4. Thăng tiến (Promotion): khả năng cải thiện chức
vụ của nhân viên
10
Ảnh hưởng của PM
5. Tiền bạc (Money): khả năng tăng lương và thưởng
cho nhân viên
6. Hình phạt (Penalty): khả năng nhận thức của PM
để tha thứ hay trừng phạt
7. Thách thức (Work challenge): khả năng giao việc
dựa vào sở thích của nhân viên.
8. Sự tinh thông (Expertise): kiến thức chuyên biệt
của PM mà người khác cho là quan trọng
9. Thân thiện (Friendship): khả năng tạo ra các mối
quan hệ thân thiết giữa PM và các người khác
11
Ảnh hưởng của PM đối với dự án
Các dự án sẽ thành công hơn nếu người quản lý dự
án gây ảnh hưởng cho người khác bằng:
. Sự thành thạo, Chuyên nghiệp
. Sự thử thách của công việc.
Các dự án sẽ có xu hướng thất bại nếu người quản
lý dự án lệ thuộc quá nhiều vào
. Quyền
. Tiền
. Kỷ luật (phạt).
12
Quyền lực (Power)
Quyền lực là khả năng làm cho một người phải làm
những việc mà lẽ ra họ sẽ không làm.
Quyền lực có nghĩa mạnh hơn ảnh hưởng vì nó
thường dùng để bắt con người thay đổi hành vi của
họ.
13
Năm loại quyền lực
Quyền lực dựa vào cưỡng bức (Coercive power)
Quyền lực pháp quy (Legitimate power)
Quyền lực dựa vào sự thành thạo (Expert power)
Quyền lực dựa vào phần thưởng (Reward power)
Quyền lực dựa vào uy tín (Reference Power)
14
Quyền lực dựa vào cưỡng bức
Quyền lực dựa vào cưỡng bức liên quan đến việc sử
dụng hình phạt, đe dọa, hay các phương pháp tiêu
cực khác để bắt mọi người làm những việc mà họ
không muốn làm.
. Tương tự như ảnh hưởng penalty
. Thường song hành với các dự án thất bại
. Đôi khi cưỡng bức có thể có tác dụng làm ngừng
những hành vi tiêu cực như sinh viên hay nộp bài tập
muộn, giáo viên có thể ra quy định là giảm 20% điểm
cho mỗi ngày nộp muộn
15
Quyền lực pháp quy
Ảnh hưởng dựa vào quyền đuợc quy định.
Lạm dụng quá nhiều quyền lực này cũng có thể làm
cho dự án thất bại
16
Quyền lực dựa vào sự thành thạo
Quyền lực dựa vào sự thành thạo liên quan đến việc
sử dụng kiến thức cá nhân và sự thành thạo để bắt
mọi người phải thay đổi hành vi của họ.
. Nếu 1 một người nhận thức được PM là chuyên gia
trong 1 lĩnh vực nào đó, họ sẽ nghe theo những đề
nghị của PM này.
17
Quyền lực dựa vào phần thưởng
Phần thưởng dưới nhiều hình thức
Chỉ một số công việc mới cần tới phần thưởng
18
Quyền lực dựa vào uy tín
Quyền lực dựa vào uy tín dựa vào uy tín (charisma)
cá nhân. Mọi người sẽ sẵn sàng làm mọi cái mà họ
cho là cách thể hiện sự kính trọng đối với người đó.
Ví dụ như Bác Hồ, Bill Clinton, John Kennedy là
những người có quyền lực loại này
19
Vai trò của PM
Điều quan trọng là PM phải biết được loại ảnh
hưởng và quyền lực gì mà họ có thể sử dụng trong
những tình huống khác nhau.
Một PM mới thường lợi dụng nhiều chức vụ của họ
. Dùng quyền quyền cưỡng bức và lực pháp quy
. Dùng chức vụ chủ yếu là để đối phó với các thành viên
của nhóm dự án và nhân viên hỗ trợ.
20
Quản lý dự án hiệu quả (Covey)
1. Năng động (Be proactive)
2. Suy nghĩ chín chắn trước khi thực hiện. (Begin with
the end in mind)
3. Thói quen sắp xếp và thực hiện công việc theo thứ
tự ưu tiên. (Put first things first)
4. Thói quen suy nghĩ cả hai đều có lợi (Think win-win)
5. Tìm cách hiểu người trước, rồi được người hiểu
(Seek first to understand, then to be understood)
6. Kết đoàn hợp lực (Synergize).
7. Sắc sảo. (Sharpen the saw)
QLDA 21
2. Quy trình quản lý nhân lực
a. Lập kế hoạch nhân lực (Human resource
planning)
b. Lập nhóm dự án (Acquiring the project team)
c. Phát triển nhóm dự án (Developing the project
team)
d. Quản lý nhóm dự án (Managing the project
team)
2.a. Lập kế hoạch nhân lực
Liên quan đến việc nhận định và ghi chép tạo tư liệu
về vai trò , trách nhiệm của dự án, và mối quan hệ
. Lập Sơ đồ tổ chức dự án.
. Xác định các công việc, và phân công
• Kỹ thuật hỗ trợ:
– Ma trận phân công trách nhiệm (RAM=
Responsibility Assignment Matrix)
– Nhật đồ tài nguyên (nguồn nhân lực).
Sơ đồ tổ chức
Nhật đồ tài nguyên
2.b. Lập nhóm dự án
Liên quan đến việc tiếp nhận nhân sự cần thiết đã
được phân cho dự án và đang làm việc cho dự án.
. Output: bản nhiệm vụ của nhân viên dự án, thông tin về
tài nguyên sẵn có, và các chỉnh sửa vào kế hoạch quản
lý nhân viên.
Mức sử dụng tài nguyên
Mức sử dụng tài nguyên (Resource loading) là lượng
tài nguyên một dự án đòi hỏi trong một khoảng thời
gian cụ thể
Nhật đồ tài nguyên cho thấy mức sử dụng tài nguyên
Phân phối thừa (overallocation = vượt quá yêu cầu
phân bổ) có nghĩa là tài nguyên được phân bổ nhiều
hơn so với hiện có để thực hiện công việc vào một
thời điểm cho trước
Phân phối thừa
Cân đối tài nguyên (Resource levelling)
Cân đối tài nguyên là kỹ thuật giải quyết xung đột về
tài nguyên bằng cách trì hoãn các công việc
Mục đích chính của cân đối tài nguyên là tạo ra phân
bố tài nguyên mịn hơn và làm giảm phân bổ vượt
mức
Cân đối tài nguyên
Lợi ích của cân đối tài nguyên
1. Cho phép PM sử dụng nhà thầu phụ hay tài nguyên
đắt tiền khác đúng lúc cần thiết.
2. Khi tài nguyên được sử dụng ít thay đổi hơn thì
cũng ít cần quản lý hơn.
. Quản lý 1 thành viên dự án làm việc bán thời gian với
lịch biểu là 20 giờ/tuần trong vòng 3 tháng tới thì dễ
dàng hơn là quản lý cũng người đó nhưng được xếp
lịch làm việc 10 giờ tuần đầu, 40 giờ tuần thứ hai, 5
giờ tuần kế tiếp,
Lợi ích của cân đối tài nguyên
3. Cân đối tài nguyên cải thiện được tinh thần làm
việc. Mọi người thích có sự ổn định trong công
việc. Họ sẽ rất căng thẳng nếu không biết được
họ sẽ làm cho dự án nào và với ai từ tuần này
sang tuần khác.
4. Có thể giải quyết một số vấn đề liên quan đến cá
nhân và phòng kế toán.
. Một người chuyên về 1 lĩnh vực nào đó chỉ được
giao làm việc 2 ngày /tuần cho 1 dự án. Và một
người khác có nhu cầu muốn làm việc cùng với
người đó lại bị phân làm việc ở những ngày khác.
. Phòng kế toán có thể phàn nàn khi nhà thầu tính
thêm 20 giờ một tuần cho 1 dự án do việc cân đối
tài nguyên gây ra.
Thu nhận nhân viên
Một số công ty cho nhân viên họ 1$ cho mỗi giờ làm
việc của nhân viên mới, được họ giúp đỡ để nhận vào
làm việc
Một số tổ chức cho phép nhân viên của họ làm việc ở
nhà như là một sự khích lệ.
Nghiên cứu cho thấy rằng nhân viên bỏ việc bởi vì họ
không làm được cái gì khác biệt, họ không được công
nhận, không học được điều gì mới, không thích đồng
sự, và muốn kiếm nhiều tiền hơn.
2.c. Phát triển Nhóm dự án
Huấn luyện có thể giúp họ hiểu bản thân mình, hiểu
biết nhau, và biết làm thế nào để làm việc tốt hơn
trong nhóm.
Mô hình Tuckman
Năm giai đoạn để phát triển đội:
. Forming (Hình thành)
. Storming (Vận động)
. Norming (Có phương pháp làm việc chung)
. Performing (Cùng nhau tiến đến mục tiêu của đội)
. Adjourning (Ngừng sau khi đạt mục tiêu)
QLDA 36
Các hoạt động xây dựng đội
Nhiều tổ chức cung cấp các hoạt động đào tạo nội
bộ (in-house), nhiều tổ chức khác thì lại sử dụng các
dịch vụ đào tạo bên ngoài.
Hai phương pháp chung cho các hoạt động xây
dựng đội:
. Luyện tập thể chất (Physical challenges)
. Công cụ báo chỉ số tâm lý (Psychological preference
indicator tools)
• Chỉ số MBTI (Myers-Briggs Type Indicator)
• Social Styles Profile
Chỉ số MBTI
MBTI là một công cụ thông dụng để xác định các
sở thích cá nhân và giúp các đồng đội hiểu lẫn
nhau.
Bốn hướng của MBTI:
. Hướng ngoại /hướng nội E/I (Extrovert /Introvert)
. Cảm giác /trực giác S/N (Sensation /Intuition)
. Suy nghĩ /cảm nhận T/F (Thinking /Feeling)
. Phán xét /nhận thức J/P (Judgment /Perception)
Bài test trên trang www.humanmetrics.com gồm 72 câu
hỏi dạng trắc nghiệm dựa trên các tiêu chí trên để xác
định cá tính của một cá nhân
Kết quả nghiên cứu của MBTI
Nghiên cứu dựa vào hai nhóm người: 1 nhóm những
người bình thường và nhóm các nhà phát triển hệ
thống thông tin (IS)
. Hướng E/I: 75% nhà phát triển IS hướng nội (I), chỉ 20%
người bình thường hướng nội
. Hướng S/N: 55% nhà phát triển IS hướng trực giác, chỉ 25%
người bình thường hướng trực giác
. Hướng T/F: 80% nhà phát triển IS hướng suy nghĩ, logic,
50% người bình thường hướng suy nghĩ
. Hướng J/P: không khác biệt nhiều
PM và chỉ số MBTI
PM thường có lợi nếu biết chỉ số MBTI của các
thành viên đội, PM sẽ điều chỉnh phong cách lãnh
đạo của họ đối với mỗi thành viên.
. Nếu PM thuộc loại trực giác (N) mạnh, và 1 thành
viên thuộc loại nhạy cảm (S) mạnh thì PM nên thêm
thời gian để giải thích chi tiết khi giao việc cho thành
viên này.
. Nếu cả đội đều thuộc loại hướng nội (I) thì sẽ khó
giao tiếp với người dùng và stakeholder loại hướng
ngoại
Tiền sử Mẫu Xã hội (Social Styles Profile)
David Merril mô tả mọi người sẽ rơi vào 4 mẫu xã hội
khác nhau
. Lôi kéo (Drivers)
. Diễn cảm (Expressives)
. Phân tích (Analyticals)
. Hòa nhã (Amiables)
Những người trong góc đối ngược nhau thì khó hòa
hợp nhau.
Mẫu xã hội
PM và các mẫu xã hội
Hiểu được mẫu của stakeholder, PM có thể hiểu
được tại sao 1 người nào đó có thể có vấn đề khi
làm việc cùng nhau.
. Những người mẫu driver thường rất thiếu kiên nhẫn khi
làm việc với mẫu người amiable
. Những mẫu người anlytical thường khó hiểu được mẫu
người expressive
2.d. Quản lý nhóm dự án
Liên quan đến việc
. Theo dõi khả năng thực thi của các thành viên trong
đội.
. Khuyến khích động viên thành viên.
. Cung cấp những phản hồi kịp thời.
. Giải quyết các xung đột và vướng mắc,
. Giám sát các thay đổi để giúp làm tăng khả năng
Output: các thay đổi theo yêu cầu, các hoạt động
sửa sai và phòng tránh được kiến nghị, các cập nhật
vào hồ sơ xử lý, và các sửa đổi vào kế hoạch quản
lý dự án.
Kỹ thuật quản lý đội
Quan sát và đối thoại
Đánh giá thực thi dự án
Quản lý các xung đột
Nhật ký lỗi (Issue logs)
www.humanmetrics.com, www.personalitytype.com,
www.keirsey.com.
Chiến lược giải quyết tranh chấp
1. Bỏ qua (Withdrawal) - Neither the goal nor the
relationship are important - you withdraw from the
interaction.
2. Ép buộc (Forcing) - The task is important but not the
relationship - use all your energy to get the task done.
3. Làm bằng (Smoothing) - The relationship is more
important than the task. You want to be liked and
accepted.
4. Thỏa hiệp (Compromise) - Both task and relationship are
important but there is a lack of time - you both gain and
lose something.
5. Đương đầu (Confrontation) - Task and relationship are
equally important. You define the conflict as a
problemsolving situation and resolve through negotiation.
QLDA 46
QLDA 47
Ảnh hưởng của xung đột
Không phải mọi xung đột đều có kết quả xấu.
Xung đột thường tạo ra nhiều kết quả quan trọng như ý
tưởng mới, giải pháp tốt hơn, là động lực thúc đẩy làm
việc chăm chỉ hơn, hợp tác hơn.
Groupthink: tuân theo những giá trị hay tiêu chuẩn đạo
đức của nhóm
Nếu không có xung đột thì các thành viên của nhóm sẽ
trở nên trì trệ và sẽ bị groupthink.
Những xung đột liên quan đến nhiệm vụ (task-related
conflict) sẽ cải thiện việc thực thi của nhóm.
Những xung đột về tình cảm (emotional conflict) dẫn đến
bất đồng giữa các cá nhân và hiểu sai nhau, làm giảm
khả năng thực thi của đội.
Lời khuyên chung cho nhóm
Tập trung vào việc đáp ứng mục tiêu của dự án, và
tạo ra các kết quả tốt.
Cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh thay vì
khiển trách
Tổ chức các cuộc họp thường xuyên và hiệu quả.
Ủng hộ các thành viên và khuyến khích họ giúp đỡ
nhau.
Công nhận thành quả cá nhân và nhóm.
Câu hỏi
QLDA 50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_quan_ly_du_an_chuong_vi_quan_ly_nhan_luc.pdf