Bài giảng Phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị - Chương 6: Giáo dục các kỹ năng sống trong họat động hàng ngày cho trẻ khiếm thị
6.1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của lao động - tự phục vụ
Giáo dục và hình thành kĩ năng lao động nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức như lòng yêu lao động, sẵn sàng lao động không những cho mình, cho mọi người mà còn vì lợi ích chung của tập thể và xã hội giúp hình thành ở trẻ tính mục đích, tính kiên trì, tính độc lập, vượt khó khăn và óc sáng tạo.
Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao vai trò của giáo dục lao động, có tác động đào tạo con người phát triển toàn diện, con người có những phẩm chất đạo đức của những người lao động chân chính.
N.K.Krupxkaia nhiều lần nhấn mạnh phải dạy trẻ từ tuổi mẫu giáo những hình thức lao động đơn giản vừa sức với trẻ.
11 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phương pháp giáo dục trẻ khiếm thị - Chương 6: Giáo dục các kỹ năng sống trong họat động hàng ngày cho trẻ khiếm thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6. Giáo dục các kỹ năng sống trong họat động hàng ngày cho trẻ khiếm thị
6.1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của lao động - tự phục vụ
6.2. Biện pháp hình thành các kĩ năng lao động – tự phục vụ
6.1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của lao động - tự phục vụ
Giáo dục và hình thành kĩ năng lao động nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức như lòng yêu lao động, sẵn sàng lao động không những cho mình, cho mọi người mà còn vì lợi ích chung của tập thể và xã hội giúp hình thành ở trẻ tính mục đích, tính kiên trì, tính độc lập, vượt khó khăn và óc sáng tạo.
Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao vai trò của giáo dục lao động, có tác động đào tạo con người phát triển toàn diện, con người có những phẩm chất đạo đức của những người lao động chân chính.
N.K.Krupxkaia nhiều lần nhấn mạnh phải dạy trẻ từ tuổi mẫu giáo những hình thức lao động đơn giản vừa sức với trẻ.
A.S.Makarenko cũng đã nêu vai trò quan trọng của các hình thức lao động đơn giản của trẻ. Trong lao động, trẻ hình thành tính độc lập và tinh thần trách nhiệm, sự tổ chức hành vi có mục đích. Trong quá trình lao động, trẻ được trực tiếp hoạt động với các đồ vật, qua đó trẻ sẽ hiểu và trau dồi thêm những tri thức mới.
Những kĩ năng lao động tự phục vụ, thông thường trẻ có thể tự học qua bắt chước. Nhưng với trẻ khiếm thị thì "bản thân quá trình bắt chước đòi hỏi phải hiểu rõ ý nghĩa hành động của người khác. Quả vậy, trẻ mà không hiểu thì không thể bắt chước người lớn đang làm. Bản thân sự bắt chước là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có sự hiểu biết bước đầu" (L.Vưgốxki). Trong thực tiễn, nhiều người khiếm thị vẫn thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy, trẻ khiếm thị có thể học được nhiều kĩ năng lao động tự phục vụ như trẻ sáng nếu trẻ có cơ hội được làm thử, luyện tập và được khuyến khích.
2. Biện pháp hình thành các kĩ năng lao động – tự phục vụ
Những kĩ năng trẻ cần phải học : ăn uống, tắm, vệ sinh cá nhân, dùng nhà vệ sinh, rửa mặt, mặc quần áo, lau dọn giữ vệ sinh nhà cửa, sử dụng thiết bị trong nhà...
Dạy kĩ năng lao động tự phục vụ, hằng ngày, GV nên áp dụng biện pháp phân tích nhiệm vụ và bắt đầu từ dễ đến khó. Chú ý đến khả năng độc lập hoàn toàn và đạt được mức độ như trẻ sáng là mục tiêu lớn nhất. Việc luyện tập nên sử dụng các biện pháp tự học và học qua kinh nghiệm thực tế. Một số kĩ năng tiên quyết của trẻ cần có trước khi rèn luyện kĩ năng cơ bản là sử dụng các ngón tay một cách khéo léo, điều phối tay – cơ thể ....
Cách thực hiện: Hình thành kĩ năng qua các tiết học
Phân tích nhiệm vụ: Chia nhiệm vụ thành các bước nhỏ, thống kê tất cả các bước đó và sắp xếp theo trật tự. Ví dụ: dùng thìa và bát
Thao tác 1 : Cầm thìa.
Thao tác 2 : Lấy thức ăn vào thìa.
Thao tác 3 : Đưa thìa thức ăn lên miệng (mà không rơi)
Thao tác 4 : Đưa thìa thức ăn vào trong miệng.
- Liệt kê các bước mà trẻ gặp khó khăn. Phân tích những khó khăn trẻ gặp phải của từng thao tác và giới thiệu lại các kĩ thuật cần có để thực hiện đúng thao tác đó. Ví dụ: Xúc thức ăn từ giữa bát đưa lên miệngchứ không phải gạt thức ăn từ mép bát xuống giữa bát. Cách làm này làm cho việc xúc thức ăn bằng thìa dễ dàng hơn.
- Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị: chọn đồ dùng phù hợp với trẻ. Ví dụ: Chọn thìa vừa với tay của trẻ, chọn bát có thành trơn và miệng khum vào.
- Kiểm tra các kĩ năng tiên quyết: Ví dụ: đầu tiên bạn phải kiểm tra kĩ năng cầm thìa của trẻ trước khi dạy các kĩ năng xúc thức ăn. Để cho trẻ được luyện tập dưới hình thức trò chơi nhiều lần trước khi thực hiện.
- Dạy trẻ từng bước: Sau khi trẻ được luyện tập nhiều lần thông qua trò chơi, ta để trẻ thực hiện theo phương pháp "chuỗi ngược". Làm như vậy để trẻ luôn luôn có cảm giác hoàn thành nhiệm vụ, đây là phương pháp kích thích động viên để trẻ có thể thực hiện rèn luyện nhiều lần mà không thấy chán.
- Sử dụng lời hướng dẫn đơn giản: GV nên dùng một số từ nhất định trong các lần hướng dẫn trẻ làm từng bước. Khi trẻ hiểu và thực hiện tốt các thao tác thì GV mới dùng các từ khác để mở rộng phạm vi sử dụng.
- Khuyến khích, động viên, tạo hứng thú. Trong khi thực hiện các thao tác GV nên ở bên trẻ để hỗ trợ, động viên trẻ, trẻ sẽ có hứng thú thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Học cách dùng thìa và bát
Bước 1: Cầm thìa: dạy trẻ cách cầm thìa ở trong tay trong lúc bạn đang xúc cho trẻ ăn, vì trẻ thường thả lỏng tay lúc đang há miệng.
Bước 2: Xúc thức ăn vào thìa, để trẻ được sờ vào thức ăn trong bát, sau đó đưa thìa của trẻ vào trong bát, hướng dẫn trẻ chọn thức ăn, đưa thức ăn tới miệng bát và gạt vào thìa. Để trẻ sờ kiểm tra thức ăn trong thìa, hướng dẫn trẻ cảm nhận thìa đã có thức ăn chưa bằng cảm nhận trọng lượng của thìa - yêu cầu trẻ xúc thức ăn từ giữa bát.
Bước 3: Lấy thức ăn và đưa thức ăn từ bát tới miệng - sửa cho trẻ cách đưa thìa thức ăn lên miệng mà không rơi vãi, tay còn lại giữ miệng bát để giữ bát không bị đổ và định hướng cho lần xúc tiếp theo.
Bước 4: Đưa thức ăn vào miệng, dùng môi hoặc lưỡi để lấy thức ăn chứ không dùng răng. Hướng dẫn trẻ đưa thìa thức ăn tới tận 2 mép chứ không đưa vào chính giữa miệng và không đưa thức ăn quá xa miệng.
Hình thành các kĩ năng lao động qua các trò chơi.
Chủ đề: ''Gia đình"
- Mục đích: Giáo dục trẻ tình yêu thương, có tình cảm gắn bó với các thành viên trong gia đình, có nhu cầu muốn thực hiện các lao động tự phục vụ bản thân và tham gia vào các công việc vừa sức trong gia đình.
- Chuẩn bị: Một số dụng cụ cần thiết cho sinh hoạt của gia đình (bàn ghế, dụng cụ vệ sinh, quần áo, mũ cho búp bê,...).
- Cách tiến hành:
+ GV gây hứng thú cho trẻ và giúp được thư giãn: "Gia đình bác gấu có 3 người: gấu bố, gấu mẹ và gấu con. Gấu mẹ đang ru con ngủ (gấu mẹ bế con vào lòng và hát ru), còn gấu bố vui vẻ nhìn hai mẹ con. Sau đó, bố lại ru con và mẹ nhìn hai bố con âu yếm. Trẻ thực hiện vận động biểu cảm: hai tay để trước ngực giả làm động tác ru con, theo nhạc đu đưa tay sang trái rồi sang phải, nét mặt rạng rỡ.
+ GV đặt ra các câu hỏi giúp trẻ nhận biết các thành viên trong gia đình và có những nhận xét về họ: "Ai là người khoẻ nhất trong gia đình? Bố khoẻ như thế nào? Bố đã giúp mẹ và các con những việc gì? Tại sao việc gì bố chúng mình cũng biết và làm được? Các con có thể nói những lời nói đẹp như thế nào về bố của mình?”.
Tương tự, có thể đặt ra các câu hỏi như vậy về mẹ, ông, bà... của trẻ.
+ Cho trẻ xem tranh về "Gia đình" và đặt ra các câu hỏi cho trẻ: Trong tranh có ai? Ai là bố, mẹ, ông, bà... Họ đang làm gì? có tâm trạng như thế nào? GV hướng trẻ chú ý vào mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
+ Cho trẻ chơi trò chơi học tập: "Những người giúp việc nhỏ bé".
+ Trẻ chuẩn bị bàn ghế và các đồ dùng cần thiết cùng GV. Các đồ dùng này được đặt ở các nơi trong phòng. Sau khi kết thúc công việc, trẻ ngồi vào ghế hướng về phía GV.
GV nói với trẻ: "Cô biết cả lớp mình ai cũng giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ ở nhà. Bây giờ, chúng mình cùng chơi trò chơi "Những người giúp việc nhỏ bé" nhé!” GV cho một nhóm trẻ (3- 4 trẻ, trong đó có 1 trẻ khiếm thị) chơi và đặt ra tình huống chơi cho trẻ: "Các con ạ, bà muốn đan áo, nhưng bà quên không biết đã để các dụng cụ để đan (len, kim đan, kính,...) ở đâu. Bây giờ, chúng mình cùng giúp bà tìm các dụng cụ đó nhé!” GV cho trẻ thoả thuận mỗi trẻ sẽ tìm các đồ vật cần thiết. Khi tìm được vật, trẻ sẽ giơ lên cho cả lớp xem có đúng đồ vật cần tìm không; còn những trẻ khác cùng GV kiểm tra đồ vật đ• tìm được và thay mặt bà cảm ơn trẻ. GV cho trẻ về chỗ ngồi và gọi nhóm khác lên chơi tiếp.
Có thể đặt ra các tình huống:
- Bố muốn sửa lại bàn. Cần phải giúp bố chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: búa, đinh, cưa, keo dán....
- Mẹ cần phải quét và lau nhà: Cần phải giúp mẹ chuẩn bị xô, chậu, chổi, cán lau, giẻ lau...
- Mẹ cho em bé đi tiêm chủng: Cần giúp mẹ chuẩn bị những đồ dùng cho em bé: mũ, tất, quần áo, túi...
GV nói rằng, chúng đã trở thành những người giúp việc thực sự cho gia đình và động viên trẻ cố gắng giúp đỡ gia đình những việc nhỏ.
Cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai như: thay quần áo cho các em búp bê, hướng dẫn em bé "búp bê" đánh răng rửa mặt, đi nhà vệ sinh.
Tóm lại:
Suy giảm đáng kể hoặc mất hoàn toàn thị lực ảnh hưởng rất lớn đến phát triển các kĩ năng lao động tự phục vụ của trẻ khiếm thị. Nhưng nếu được giáo dục đúng phương pháp và rèn luyện thường xuyên, trẻ mù có thể phát triển tốt và thực hiện được mọi nhiệm vụ tự phục vụ trong đời sống hằng ngày và có thể trở thành thành viên hữu ích trong gia đình và cộng đồng xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gd_k_nng_sng_7923_1801511.ppt