Các khoản giảm trừ :
Làcáckhoảnphảitrừ khỏitổng doanh
thu để xác định doanh thu thực sự
đượchưởngcủadoanhnghiệp:
Gồm:
• Chiếtkhấuthươngmại
• Giảmgiáhàngbán
• Giátrịhàngđãbánbịtrảlại
• ThuếTTĐB,thuếxuấtkhẩuvàVATphải
nộptheophươngpháptrựctiếp
103 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
Chương 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH
NỘI DUNG
1. Mục đích phân tích
2. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
4. Phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần
5. Phân tích lợi nhuận gộp từ bán hàng
6. Phân tích lợi nhuận thuần từ bán hàng
7.Phân tích lợi nhuận hoạt động (EBIT)
8. Phân tích lợi nhuận sau thuế
1. Mục đích phân tích:
Phân tích kết quả kinh doanh nhằm giải đáp các
câu hỏi sau:
• Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đang tăng,
ổn định hay sụt giảm?
• Sự biến động doanh thu do lượng hay do giá?
• Thị phần của DN đang mở rộng hay bị thu hẹp?
• Lợi nhuận của DN có được cải thiện hay không?
• Lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho chủ nợ
hay không?
• Chính sách phân phối của DN có hợp lý không?
2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo
cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong
một thời kỳ nhất định ( quý và năm).
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng doanh thu 25.000 30.000 33.000
Các khoản giảm trừ 2.000 2.500 2.000
1. Doanh thu thuần 23.000 27.500 31.000
2. Giá vốn hàng bán 15.300 19.100 22.000
3. Lợi nhuận gộp 7.700 8.400 9.000
4.Doanh thu TC 340 230 210
5. Chi phí tài chính 780 750 850
Trong đó : Lãi vay 580 640 710
6.Chi phí bán hàng 2.650 2.450 2.980
7. Chi phí quản lý 2.000 2.150 2.180
8. Lợi nhuận thuần KD 2.610 3.280 3.200
9. Lợi nhuận khác -200 100 630
Báo cáo kết quả kinh doanh công ty ABC
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
11 Tổng LN trước thuế 2.410 3.380 3.830
12. Thuế thu nhập 690 946 1.092
13. Lợi nhuận sau thuế 1.720 2.434 2.738
• Sự hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp
Tổng doanh thu bán hàng
Doanh thu thuần
CK
giảm trừ
Lợi nhuận gộp
Giá vốn
hàng bán
Lợi nhuận
bán hàng
CPBH& QL
LN
HĐTC
LN thuần KD
Lợi nhuận trước thuế
LN
khác
Thuế TNLN sau thuế
• Các chỉ tiêu chủ yếu trong BCKQKD
1.Tổng doanh thu bán hàng và CCDV
Là tổng giá trị ban đầu của khối lượng
sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ doanh
nghiệp đã bán được trong kỳ, không
phân biệt đã thu tiền hay chưa.
Tổng DT = Σ (SL tiêu thụ x Đơn giá SP)
Chú ý : Cần phân biệt sự khác nhau
doanh thu bán hàng với tiền thu bán
hàng.
• 2. Các khoản giảm trừ :
Là các khoản phải trừ khỏi tổng doanh
thu để xác định doanh thu thực sự
được hưởng của doanh nghiệp :
Gồm :
• Chiết khấu thương mại
• Giảm giá hàng bán
• Giá trị hàng đã bán bị trả lại
• Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và VAT phải
nộp theo phương pháp trực tiếp
3. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
Là phần còn lại của tổng doanh thu sau
khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Đây là
thu nhập bán hàng mà doanh nghiệp
thực sự được hưởng.
DT thuần = Tổng DT – CK giảm trừ
DT thuần = Σ(SLtiêu thụ x Đơn giá thuần)
4. Giá vốn hàng bán ra
(Cost of Good Sold – COGS))
Là tổng giá mua và chi phí mua hàng (
DN thương mại), tổng giá thành SX của
khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã tiêu
thụ trong kỳ ( DNSX)
GVHB = Σ( SL tiêu thụ x GTSX đơn vị sp)
Giá vốn hàng bán thực chất là tổng mức
chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để
sản xuất số lượng sản phẩm tiêu thụ.
5. Lợi nhuận gộp từ BH và CCDV ( Gross –
Profit)
LN gộp = DT thuần – GV hàng bán (1)
LN gộp = Σ ( SL tiêu thụ x LN gộp đơn vị) (2)
LN gộp = DT thuần x Tỉ suất LN gộp (3)
Tỷ suất LN gộp = LB gộp/ DT thuần
Tỷ suất Ln gộp cho biết mức lợi nhuận gộp
kiếm được từ 100 đồng doanh thu và phụ
thuộc các nhân tố :
- Giá bán
- Giá thành sx
- Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ
• 6. Chi phí bán hàng
• Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh
trong quá trình bán hàng và tiếp thị : CP vận
chuyển bốc dỡ, lương của nhân viên BH và
tiếp thị,CP quảng cáo, khuyến mãi, hoa hồng
trả cho đại lý tiêu thụ,CP mở hội nghị KH…
• Chi phí bán hàng phản ánh trên báo cáo kết
quả kinh doanh là tổng mức chi phí bán hàng
phân bổ cho khối lượng sp, hàng hóa tiêu
thụ trong kỳ báo cáo, bao gồm cả chi phí bán
hàng phát sinh trong kỳ phân bổ cho hàng
hóa tiêu thụ trong kỳ và chi phí phát sinh kỳ
trước phân bổ cho kỳ này
7. Chi phí quản lý, hành chính
• Chi phí quản lý hành chính là những
khoản chi phí để duy trì bộ máy quản lý
và hành chính của doanh nghiệp
• Chi phí quản lý hành chính trên báo
cáo kết quả kinh doanh là tổng mức chi
phí quản lý phân bổ cho khối lượng sp,
hàng hóa tiêu thụ trong kỳ báo cáo
• Chi phí quản lý thuộc về chi phí bất
biến, do vậy khi quy mô doanh thu tăng
mức chi phí quản lý trên 100 đồng
doanh thu sẽ giảm
8. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
• Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc chức năng
kinh doanh chính của doanh nghiệp.
LN BH = DTT - GVHB - CPBH - CP QL
LNBH Năm N = 31.000- 22.000 - 2.980 - 2180 =
= 3.840
• LN bán hàng có thể được gọi với các tên khác
như : Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính,
LN tiêu thụ.
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
• Lợi nhuận tài chính là lợi nhuận thu
được từ các hoạt động đầu tư tài chính
như : cho vay, đầu tư chứng khoán,
góp vốn liên doanh, cho thuê tài sản,
kinh doanh ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá
…
LN tài chính = DT tài chính – CP tài chính
LNTC năm N = 210 - 850 = - 640
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
• Chú ý trong CP tài chính bao gồm cả lãi
vay, do vậy nếu DN vay nợ nhiều với lãi
suất cao thì LN tài chính sẽ âm ( lỗ giả).
Để xác định chính xác kết quả hoạt
động đầu tư tài chính, lãi vay sẽ được
trừ khỏi chi phí tài chính :
LN trước
lãi của HĐTC
DT
HĐTC
CP TC
không
chứa lãi
= -
LNTC trước lãi năm N = 210 – 140 = 70
10. Lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là các khoản lợi nhuận
thu được từ các hoạt động khác biệt
với hoạt động thông thường (bất
thường) như : Lợi nhuận từ nhượng
bán, thanh lý TSCĐ; Các khoản tiền
phạt, tiền bồi thường được hưởng; Thu
hồi các khoản nợ phải thu đã xóa nợ;
Các khoản phải trả không tìm được chủ
nợ …
LN khác = Thu nhập khác – CP khác
11. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Là lợi nhuận chưa trừ lãi vay và thuế thu
nhập doanh nghiệp
EBIT Lợi nhuận
bán hàng
LN trước
lãi của
HĐTC
Lơi nhuận
khác
= + +
EBIT =
Lợi nhuận
trước thuế
Lãi vay+
11. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
EBIT năm N = 3.840 +70 +630 = 4.540
Hay
EBIT = 3.830 + 710 = 4.540
• EBIT không phụ thuộc vào mức độ sử dụng
nợ vay của doanh nghiệp và chính sách thuế
thu nhập của nhà nước.
• EBIT là lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra cho
nền kinh tế và được phân chia cho 3 nhóm :
chủ nợ, nhà nước và chủ sở hữu doanh
nghiệp.
• EBIT là cơ sở đánh giá khả năng trả lãi của
doanh nghiệp.
12. Tổng lợi nhuận trước thuế
Là toàn bộ các khoản lợi nhuận thu
được trong kỳ, chưa trừ thuế thu nhập.
Tổng
LN trước
thuế
LN
BH
LN
TC
LN
khác
= + +Tổng
L tr c
thuế
Tổng
LN trước =
thuế
EBIT - Lãi vay
13. Lợi nhuận sau thuế
(Earning After Tax - EAT)
Là phần còn lại của lợi nhuận trước
thuế sau khi đã trừ số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp. Đây là phần lợi
nhuận thuộc về chủ sở hữu doanh
nghiệp.
LN sau thuế = LN trước thuế - Thuế TNDN
13. Lợi nhuận sau thuế
Thuế
TNDN
= Lợi nhuận
tính thuế x
Thuế
suất (25%)
Lợi nhuận
tính thuế =
Lợi nhuận
chịu thuế -
Thu nhập
miễn thuế
CK lỗ
được
kết
chuyển
-
LN
chịu
thuế
=
Doanh
thu
- Chi phí
được trừ
+ LN
khác
3.Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh
3.1 Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp so sánh theo các
cách sau :
- So sánh số liệu kỳ này với kỳ trước ở
tất cả các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá
xu hướng vận động của các chỉ tiêu :
* Mức tăng, giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ
tiêu kỳ trước
* Tỷ lệ tăng giảm = Mức tăng giảm/ CT kỳ
trước
3.1 Phương pháp phân tích
- So sánh tốc độ tăng, giảm của các chỉ
tiêu chi phí và lợi nhuận với tốc độ tăng
giảm của doanh thu thuần.
- So sánh chi phí và lợi nhuận trên 100
đồng doanh thu kỳ này với kỳ trước để
đánh giá trình độ kiểm soát chi phí của
doanh nghiệp
Chỉ tiêu N-2 N-1 N
1. Doanh thu thuần 23.000 27.500 31.000
2. Giá vốn hàng bán 15.300 19.100 22.000
3. Lợi nhuận gộp (1-2) 7.700 8.400 9.000
4.Chi phí bán hàng 2.650 2.450 2.980
5.Chi phí quản lý 2.000 2.150 2.180
6. LN bán hàng (3-4-5) 3.050 3.800 3.840
7. Doanh thu tài chính 340 230 210
8. CP tài chính không lãi 200 110 140
9. LN TC trước lãi (7-8) 140 120 70
10.Lợi nhuận khác -200 100 630
11. EBIT (6+9+10) 2.990 4.020 4.540
12. Lãi vay 580 640 710
13. LN trước thuế (11-12) 2.410 3.380 3.830
14. Thuế TNDN 690 946 1.092
15. LN sau thuế (13-14) 1.720 2.434 2.738
Ví dụ : Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
của công ty ABC
Chỉ tiêu Tốc độ tăng,
giảm
% trên doanh thu
N-1 so
N-2
N so
N-1
N-2 N-1 N
1.Doanh thu thuần +19,6% +12,7% 100 100 100
2. Giá vốn hàng bán 24,8% 15,2% 66.52 69.45 70.97
3.Lợi nhuận gộp 9,1% 7,1% 33.48 30.55 29.03
4. CP bán hàng -7,6% 21,6% 11.52 8.91 9.61
5. CP quản lý HC 7,5% 1,4% 8.7 7.82 7.03
6. LN bán hàng 24,6% 1,1% 13.26 13.82 12.39
7. DT tài chính - 32.4% -8.7% 1.48 0.84 0.68
8. CPTC không lãi - 45% 27.3% 0.87 0.4 0.45
9.LNTC trước lãi -14.3% -41.7% 0.61 0.44 0.23
10.LN khác - 530% -0,87 0.36 2.03
11. EBIT 34.4% 12.9% 13.0 14.62 14.65
12.Lãi vay 10,3% 10.9% 2.52 2.33 2.29
13. LN trước thuế 40.2% 13.3% 10.48 12.29 12.35
14. Thuế TNDN 37,1% 15.4% 3.0 3.44 3.52
16. LN sau thuế 41,5% 12,5% 7.48 8.85 8.83
• Nhận xét :
1. Doanh thu thuần từ bán hàng tăng
khá nhanh 19.6% ở năm N-1 và 12.7% ở
năm N. Đây là kết quả tốt chứng tỏ hoạt
động tiêu thụ và sản xuất của ABC
đang tiến triển thuận lợi.
• Cần lưu ý :
- Tốc độ tăng trưởng đang chậm lại
- Cần làm rõ doanh thu tăng do lượng
hay do giá bán tăng?
• 2. Lợi nhuận gộp tăng chậm hơn tốc độ tăng
của doanh thu : Năm N-1 Lợi nhuận gộp tăng
9.1% trong khi DT tăng tới 19.6%, Năm N là
7.1% và 12.7%. Lợi nhuận gộp trên 100 đồng
doanh thu giảm liên tục từ 33,48 đồng xuống
30.55 và năm N chỉ còn 29,03 đồng. Nguyên
nhân do giá vốn hàng bán tăng quá nhanh
vượt quá tốc độ tăng của doanh thu. Mức chi
phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu tăng từ
66.52 đồng lên 69.45 đồng và năm N là 70,97
đồng, nguyên nhân có thể do : Giá thành tăng,
giá bán giảm hoặc tốc độ tăng giá bán chậm
hơn tốc độ tăng giá thành sx
3. Chi phí bán hàng giảm nhẹ ở năm N-1
( 7,6%) nhưng tăng mạnh trong năm N
gấp gần 2 lần tốc độ tăng doanh thu (
21,6% so với 12.7%), làm cho chi phí
bán hàng trên 100 đồng doanh thu tăng
từ 8.91 đồng ở năm N - 1 lên tới 9,61
đồng ở năm N. Nguyên nhân có thể do:
- Áp lực cạnh tranh
- Mở thêm các thị trường mới
- Đưa sản phẩm mới ra thị trường
4. Chi phí quản lý, hành chính tăng
chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu :
Năm N-1 là 7.5% so với 19.6%, năm N là
1.4% so với 12.7%, nhờ vậy chi phí
quản lý trên 100 đồng doanh thu giảm
liên tục từ 8.7 đồng ở năm N-2 xuống
còn 7.82 đồng năm N-1 và năm N chỉ
còn 7.03 đồng. Đây là điều bình thường
vì chi phí quản lý là định phí.
5. Lợi nhuận bán hàng tăng khá ở năm
N-1: + 24.6% cao hơn tốc độ tăng doanh
thu (19.6%), nhưng tăng không đáng kể
ở năm N : + 1.1 %, thấp hơn nhiều tốc
độ tăng của doanh thu (12.7%). Như vậy
sự tăng trưởng doanh thu ở năm N
không giúp doanh nghiệp gia tăng lợi
nhuận với tốc độ tương ứng.
Nguyên nhân do :
Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng
năm N tăng vượt quá tốc độ tăng doanh
thu.
• Năm N-1, LN bán hàng tăng nhanh và cao
hơn tốc độ tăng doanh thu
LN
bán hàng
DT
thuần
GV
HB CP BH
CP QL
19.6% 24.8%
7,6%
7.5%
24.6%
= - - -
Nguyên nhân do cp bán hàng giảm 7,6% và
Cp quản lý tăng chậm hơn doanh thu bán hàng
• Năm N, LN bán hàng tăng chậm hơn doanh
thu
LN BH DT
thuần
GV
HB
CP BH CP QL
12.7%
15.2%
21.7%
1.4%
= _ _ _
1.1%
Nguyên nhân do GVHB và CPBH tăng
cao hơn tốc độ tăng doanh thu
6. Lợi nhuận trước lãi của hoạt động tài
chính giảm liên tục : năm N-1 giảm 14.3%
năm N giảm 41.7%, nguyên nhân chủ yếu
do doanh thu tài chính năm N sụt giảm
8.7% nhưng chi phí tài chính tăng tới
27.3%.
• Nếu tính cả lãi vay vào chi phí tài chính
thì hoạt động đầu tư tài chính các năm
đều lỗ và mức lỗ tăng dần qua các năm :
năm N-2 lỗ 440 triệu, N-1 lỗ 520 triệu và
năm N lỗ 640 triệu, nguyên nhân do lãi
vay lớn và tăng.
7. Lợi nhuận khác của ABC tăng mạnh,
năm N-2 lỗ 200 triệu đồng, nhưng N-1
lời 100 và năm N lời 630 triệu đồng, gấp
6,3 lần năm N-1. Lợi nhuận khác cao
và tăng chưa hẳn là kết quả tốt của
ABC, tuy vậy nhờ có khoản lợi nhuận
này mà lợi nhuận hoạt động (EBIT) và
lợi nhuận sau thuế của ABC năm N
được cải thiện hơn năm N-1
8. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT)
tăng khá nhanh ở năm N-1 : 34,5% và
tăng chậm hơn ở năm N : 12,9%.
Nguyên nhân :
- Thứ nhất : Lợi nhuận bán hàng năm N
tăng chậm hơn nhiều năm N-1 (1,1% so
với 24,5%)
- Thứ hai : Lợi nhuận tài chính trước lãi
vay năm N sụt giảm mạnh hơn năm N-1
( - 41,7% so với -14,3%)
EBIT năm N
EBIT
LN
BH
LN
TC
TL
LN
khác
+12.9%
1.1%
+530%
= + +
- 41.7%
EBIT năm N tăng chậm hơn năm N-1
do LNBH tăng chậm (1.1%) và LNTC
trước lãi sụt giảm mạnh (41.7%). Tuy vậy
tốc độ tăng EBIT vẫn cao hơn tốc độ
tăng doanh thu (12.7%) và LNBH (1.1%)
do LN khác tăng mạnh (530%)
• Tổng lợi nhuận trước thuế (EBT) tăng khá
nhanh ở năm N-1: + 40.3% và tăng chậm hơn
ở năm N : +13,3%. Nguyên nhân chủ yếu do
lợi nhuận bán hàng tăng chậm và lợi nhuận
tài chính trước lãi sụt giảm mạnh làm tốc độ
tăng EBIT năm N thấp hơn năm N-1 ( 12.9%
so 34.5%)
• So với tốc độ tăng EBIT tốc độ tăng EBT của
2 năm đều cao hơn, năm N-1 là 40.3% so với
34.5% nguyên nhân do tốc độ tăng lãi vay
chậm hơn tốc độ tăng EBIT
9. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong
năm N-1 ( 41.5%), nhưng tăng chậm
hơn trong năm N (12.5%). Nguyên
nhân do giá vốn hàng bán và chi phí
bán hàng tăng quá nhanh làm lợi nhuận
bán hàng tăng không đáng kể (1,1%).
Nếu lợi nhuận khác không tăng (530%)
thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng với tỷ lệ
thấp hơn. Do vậy sự gia tăng của lợi
nhuận sau thuế chưa hẳn là kết quả tốt
• Tóm lại :
• Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng
nhanh ở năm N-1, nhưng chậm lại đáng
kể ở năm N đây là xu hướng không tốt.
• Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính
tăng không đáng kể ở năm N (1,1%),
nhưng EBIT, EBT và EAT vẫn tăng
trưởng khá và cao hơn tốc độ tăng
doanh thu, nguyên nhân chủ yếu do lợi
nhuận khác tăng mạnh. Đây cũng
không phải là kết quả tốt vì lợi nhuận
khác không ổn định
4. Phân tích chỉ tiêu doanh thu bán hàng
1. Mục đích phân tích :
Phân tích chỉ tiêu doanh thu nhằm giải
đáp các câu hỏi sau:
- Doanh thu của doanh nghiệp cao hay
thấp và biến động theo hướng nào?
- Sự biến động doanh thu là do tác động
của lượng bán hay giá bán
2. Phương pháp phân tích :
Phương pháp so sánh
Phương pháp chênh lệch
Phương pháp chỉ số
• Các nhân tố tác động tới doanh thu :
• Doanh thu = Σ (SLTT * Đơn giá sp)
Q = Σ (a x b )
2 nhân tố tác động :
- Sản lượng tiêu thụ (a)
- Giá bán đơn vị (b)
Ví dụ: phân tích doanh thu của công ty
ABC
SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ GIÁ BÁN CỦA ABC
Sản
phẩm
Sản lượng tiêu thụ
(1.000 sp)
Giá bán đơn vị
(1.000 đồng)
N- 1 N N-1 N
A 340 420 28 30
B 166 220 30 30
C 650 590 20 20
Bước 1. Xác định mức và tỷ lệ biến động
doanh thu :
• Doanh thu năm N-1 : Q0 = Σ(a0 x b0) =
340x28 + 166x 30 + 650x20 = 27.500
• Doanh thu năm N : Q1 = Σ(a1 x b1) =
420 x 30 + 220 x 30 + 590 x 20 = 31.000
- Mức tăng giảm doanh thu
Q1 – Q0 = 31.000 -27.500 =+ 3.500
- Tỷ lệ tăng giảm doanh thu
+3.500/ 27.500 = + 12.7%
Bước 2. Xác định mức tác động của các
nhân tố :
- Tác động của số lượng sp tiêu thụ:
• Σ(a1- a0)x b0 =( 420-340)x 28 + ( 220-
166)x 30 +(590-650)x20 = + 2.660
- Tác động của giá bán đơn vị sp
• Σ(b1 – b0)x a1 = (30-28) x 420 + (30-30)x
220 + (20-20) x590 = + 840
Bảng tổng hợp tác động của các nhân tố tới biến động
doanh thu của công ty ABC năm N so với N-1
Nhân tố tác động Tuyệt
đối
Tương
đối
1.Do sản lượng tiêu thụ thay
đổi : A tăng 80, B tăng 54, C
giảm 60 ngàn sp
+2.660 +9,67%
2. Do giá bán đơn vị thay đổi :
A tăng 2 ngàn đồng,B,C không
đổi
+ 840 +3,03%
Cộng tác động các nhân tố +3.500 +12.7%
Nhận xét
So với năm N-1, doanh thu bán hàng
năm N tăng khá cao : 3,5 tỷ đồng, tỷ lệ
tăng 12.7% và đạt mức 31 tỷ đồng.
Doanh thu tăng chủ yếu do tác động
của lượng bán ( +2,66 tỷ , + 9,767%),
tác động do tăng giá không đáng kể (
0,84 tỷ và 3.03%)
• Sử dụng phương pháp chỉ số :
Chỉ số DT = Chỉ số LB x Chỉ số giá bán
I(Q) = I(a) . I(b) hay
Σ(a1.b1)/ Σ(a0.b0) ={ Σ(a1.b0)/ Σ(a0.b0)} x
{Σ(a1.b1 Σ(a1.b0 }
Trong đó :
• Σ(a0.b0) : Doanh thu năm N-1 = 27.500
• Σ(a1.b1) : Doanh thu năm N = 31.000
• Σ(a1.b0) : Doanh thu năm N tính theo giá
năm N-1 = 420x 28 + 220 x 30 + 590 x 20 =
30.160
Ta có :
• I(Q) = Σ(a1.b1) / Σ(a0.b0) = 31.000/ 27.500 =
= 1,127
• I(a) = Σ(a1.b0) / Σ(a0.b0) =30.160/ 27.500 =
= 1,0967
• I(b) = Σ(a1.b1) / Σ(a1.b0) = 31.000/30.160 =
= 1,0279
1,127 = 1,0967 x 1,0279
Mức tăng giảm doanh thu :
31.000 – 27.500 = + 3.500
Tác động của từng nhân tố :
- Do lượng bán thay đổi :
Σ(a1.b0)- Σ(a0.b0) = Σ(a0.b0) x( CSLB -1) =
= DT năm N-1 x (CSLB -1) = 27.500 x (
1,0967 – 1) = + 2.660
- Do giá bán thay đổi :
Σ(a1.b1)- Σ(a1.b0) = Σ(a1.b0) x( CSGB -1) =
= 30.160 x (1,0279 -1) = + 840
5. Phân tích lợi nhuận gộp từ bán hàng
- Phương trình :
LN gộp = DT thuần x % LN gộp
Q = a x b
- Phân tích lợi nhuận gộp của công ty ABC
Chỉ tiêu N-1 N Tăng,
giảm
Doanh thu thuần (a) 27.500 31.000 +3.500
Tỷ lệ LN gộp (b) 30.55% 29.03% -1.52%
Lợi nhuận gộp (Q) 8.400 9.000 + 600
Bước1. Xác định mức và tỷ lệ biến động
của lợi nhuận gộp :
Q0 = a0 x b0 = 27.500 x 30,55% = 8.400
Q1 = a x b1 = 31.000 x 29,03% = 9.000
+ Mức tăng giảm: 9.000 – 8.400 = + 600
+ Tỷ lệ tăng giảm = +600 / 8.400 = + 7,1%
Bước2.Xác định tác động của các nhân tố:
+ Do doanh thu tăng :
(a1 – a0)x b0 = (31.000- 27.500)x 30,55% =
= + 1.069,1
+ Do tỷ lệ lợi nhuận gộp giảm:
(b1 – b0) x a1 = (29,03% - 30,55%) x 31.000
= - 469,1
• Tổng hợp tác động của các nhân tố :
1. Do DT tăng 3.500 : + 1.069,1
2. Do % LN gộp giảm 1.52% : - 469,1
Cộng = + 600
• Nhận xét : So với năm N-1 lợi nhuận
gộp từ bán hàng của ABC tăng nhẹ :
+600 triệu, tỷ lệ tăng 7.1%. Nguyên
nhân chủ yếu do mở rộng quy mô hoạt
động, nếu mức lợi nhuận gộp trên 100
đồng doanh thu không giảm từ 30,55
đồng xuống cón 29,03 đồng thì lợi
nhuận gộp còn tăng cao hơn.
• Trong khi giá bán sản phẩm không thay
đổi (B và C) hoặc tăng nhẹ (A), % lợi
nhuận gộp giảm chủ yếu do giá thành
sx tăng làm tốc độ tăng giá vốn lớn
hơn tốc độ tăng doanh thu ( xem lại
đánh giá khái quát)
6. Phân tích lợi nhuận bán hàng
6.1 Nhân tố tác động
Từ phương trình :
LN bán hàng = DT thuần x ( 1- %GV -%CP
BH - % CPQL)
Có 4 nhân tố tác động tới LNBH
- Doanh thu thuần hay quy mô hoạt động
- CPSX trên 100 đồng DT (%GV)
- CPBH trên 100 đồng DT ( % CPBH)
- CPQL trên 100 đồng DT (% CPQL)
6.2. Ví dụ phân tích lợi nhuận bán hàng
của công ty ABC
Chỉ tiêu Giá trị % trên doanh thu
N-1 N Tăng
giảm
N-1 N Tăng
giảm
1. DTT 27.500 31.000 +3.500 100 100
2.GVHB 19.100 22.000 +2.900 69.45 70.97 +1.52
3. CPBH 2.450 2.980 +530 8.91 9.61 +0.7
4.CPQL 2.150 2.180 +30 7.82 7.03 -0.79
5.LNBH 3.800 3.840 +40 13.82 12.39 -1.43
Bước 1. Xác định mức và tỷ lệ biến động
LNBH năm N-1 :
27.500 x (1 -69,45% - 8.91% - 7.82%) =3.800
Hay : 27.500 x 13,82% = 3.800
LNBH năm N :
31.000 x (1 – 70,97% - 9.61% - 7.03%) =
3.840
Hay : 31.000 x 12.39% = 3.840
+ Mức tăng giảm : 3840 -3.800 = + 40
+ Tỷ lệ tăng giảm : +40/3.800 = + 1,1%
Bước 2. Xác định tác động của các nhân tố
1.Tác động do mở rộng quy mô hoạt
động ( doanh thu tăng):
(31.000 – 27.500) x 13.82% = +484
Năm N-1 cứ 100 đồng doanh thu ABC
kiếm được 13,82 đồng lợi nhuận. Năm N
doanh thu tăng 3.500 triệu, nếu mức lợi
nhuận kiếm được từ 100 đồng doanh
thu giữ nguyên như năm N-1 thì lợi
nhuận bán hàng sẽ tăng 484 triệu đồng
( 3.500 x 13,82%)
2. Tác động do % GV tăng ( CP sx trên
100 đồng doanh thu tăng):
- ( 70.97% - 69.45%) x 31.000 = - 471
Năm N cứ 100 đồng doanh thu ABC
phải bỏ ra 70,97 đồng chi phí sx, cao
hơn 1,52 đồng so với năm N-1. Với mức
doanh thu 31.000 triệu, tổng chi phí sx
tăng thêm 471 triệu đồng do vậy lợi
nhuận bán hàng bị giảm 471 triệu
3. Tác động do % CP bán hàng thay đổi :
- ( 9.61% - 8.91% ) x 31.000 = - 217
Năm N cứ 100 đồng doanh thu ABC
phải bỏ ra 9,61 đồng chi phí bán hàng,
cao hơn 0,7 đồng so với năm N-1. Với
mức doanh thu 31.000 triệu, tổng chi
phí sx tăng thêm 217 triệu đồng do vậy
lợi nhuận bán hàng bị giảm 217 triệu
4 Tác động do % CPQL thay đổi
- ( 7.03% - 7.82%) x 31.000 = +244
Năm N cứ 100 đồng doanh thu ABC
phải bỏ ra 7,03 đồng chi phí quản lý,
giảm 0,79 đồng so với năm N-1. Với
mức doanh thu 31.000 triệu, tổng chi
phí quản lý sẽ giảm 244 triệu đồng do
vậy lợi nhuận bán hàng tăng thêm 244
triệu
Nhân tố tác động
Tác động do mở rộng quy mô hoạt động + 484
Tác động do tiết kiệm CP hoạt động:
- Do CPSX trên 100 đồng doanh thu tăng
- Do CP BH trên 100 đồng doanh thu tăng
- Do CP QL trên 100 đồng doanh thu giảm
Cộng :
- 471
- 217
+ 244
- 444
Tổng hợp tác động các nhân tố + 40
Nhận xét :
• So với năm N-1 lợi nhuận bán hàng tăng nhẹ
với mức tăng 40 triệu đồng, tỷ lệ tăng 1,1 % .
Sự tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu nhờ vào
việc mở rộng quy mô hoạt động, tuy vậy tốc
độ tăng lợi nhuận không tương xứng với tốc
độ tăng của quy mô ( 1,1% so với 12,7%),
nguyên nhân là do mức chi phí sx và bán
hàng trên 100 đồng doanh thu tăng làm lợi
nhuận giảm 688 triệu đồng.
• CP QL trên 100 đồng doanh thu giảm giúp
ACB cải thiện đơi chút kết quả kinh doanh
Nhận xét :
• Tuy vậy mức tiết kiệm chi phí quản lý
trên 100 đồng doanh thu chủ yếu là nhờ
quy mô hoạt động tăng do vậy đây chưa
hẳn là thành tích của ABC trong quản trị
chi phí.
• Chi phí sx và tiêu thụ trên 100 đồng DT
tăng có thể do :
- Giá cả vật tư, nguyên vật liệu tăng làm
giá thành sx tăng
- Cước phí vận chuyển tăng
- Chi phí quảng cáo, khuyến mãi tăng
7. Phân tích lợi nhuận trước thuế và lãi
vay ( EBIT)
7.1 Phân tích bằng số tuyệt đối :
* Nhân tố tác động
Từ phương trình :
EBIT = LNBH + LNTC trước lãi + LN khác
Ta thấy có 3 nhân tố tác động tới EBIT :
- LNBH
- LNTC trước lãi
- LN khác
* Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thay thế
• Ví dụ phân tích EBIT của công ty ABC
Chỉ tiêu N-1 N Tăng, giảm
Mức %
1.LNBH 3.800 3.840 +40 1,1%
2.LNTC T lãi 120 70 -50 -41.7%
3. LN khác 100 630 +530 530%
4. EBIT 4.020 4.540 +520 12,9%
• Ví dụ phân tích EBIT của công ty ABC
Bước 1. Xác định mức và tỷ lệ biến động
- Mức tăng giảm = 4.540 – 4020 = +520
- Tỷ lệ tăng giảm = +520/ 4.020 = +12.9%
Bước 2. Xác định mức tác động của từng nhân
tố :
- Do LNBH tăng 40 triệu làm EBT tăng : 40 triệu
- Do LNTC trước lãi giảm 50 triệu làm EBIT giảm:
50
- Do LN khác tăng 530 triệu làm EBIT tăng : 530
Nhận xét : So với năm N-1, EBIT năm N tăng:
520 triệu đồng, tỷ lệ tăng 12,9%, nguyên nhân
chủ yếu do LN khác tăng. Đây chưa hẳn là kết
quả tốt vì lợi nhuận khác không ổn định.
7.2 Phân tích bằng số tương đối :
Mức tăng giảm của các chỉ tiêu lợi
nhuận phụ thuộc rất lớn vào sự thay
đổi của quy mô hoạt động, thể hiện qua
sự tăng giảm của doanh thu bán hàng.
Để thấy được tác động do trình độ
kiểm soát chi phí và hiệu quả hoạt
động của các hoạt động khác cần phải
thực hiện so sánh bằng số tương đối,
tức là so sánh mức lợi nhuận tạo ra
trên 100 đồng doanh thu.
Ví dụ: Phân tích lợi nhuận hoạt đông(EBIT) trên
100 đồng doanh thu của công ty ABC năm N-1
so N-2
- %GV %CP
BH
%CP
QL
% LN
TC
%LN
khác
%
EBIT
N-1 100 - 69.45 - 8.91 - 7.82 + 0.44 + 0.36 =
14.62
N-2 100 - 66.52 - 11.52 - 8.7 + 0.61 + - 0.87 =
13.0
SS 0 - +2.93 - - 0.61 - -0.88 + -0.17 + +1.23 =
+1.62
Mức tăng giảm EBIT = 14.62 – 13 = + 1.62
• EBIT trên 100 đồng doanh thu năm N-2
EBIT
13 100
GV
HB
66.52
CP
BH
11.52
CP
QL
8.7
LN
TC
0.61
LN
Khác
-0.87= - - - + +
1.62
2.93
2.61
0.88
0.17
1.23
Năm N-2 cứ 100 đồng doanh thu ABC phải chi 66.52
đồng cho hoạt động sx, 11.52 đồng cho hoạt động tiêu
thụ và 8.7 đồng cho quản lí hành chính, do vậy LN bán
hàng là 13.26 đồng. LNTC : 0.61 đồng. LN khác: -0.87
đồng do vậy EBIT là 13 đồng.
• Nhận xét
So với năm N-2, EBIT trên 100 đồng
doanh thu năm N-1 tăng 1.62 đồng từ
13 đồng 14.62 đồng. Nguyên nhân chủ
yếu là do ABC đã cắt giảm chi phí bán
hàng (giảm 2,61 đồng) và chi phí quản
lý (giảm 0.88 đồng) và lợi nhuận khác
tăng 1.23 đồng. Tuy vậy cần lưu ý chi
phí sx trên 100 đồng doanh thu tăng
2.93 đồng, nếu khoản chi này không
tăng thì EBIT còn tăng cao hơn
Ví dụ: Phân tích lợi nhuận hoạt đông(EBIT) trên
100 đồng doanh thu của công ty ABC năm N so
N-1
% GV
HB
%CP
BH
%CP
QL
% LN
TC
%LN
khác
%
EBIT
N 100 - 70.97 - 9.61 - 7.03 + 0.23 + 2.03 =
14.65
N-1 100 - 69.45 - 8.91 - 7.82 + 0.44 + 0.36 =
14.62
SS 0 - +1.52 - +0.7 - -0.79 + -0.21 + +1.67 =+0.03
Mức tăng giảm EBIT = 14.65 – 14.62 = + 1.62
• EBIT trên 100 đồng doanh thu năm N-1
EBIT
14.62 100
GV
HB
69.45
CH
BH
8.91
CP
QL
7.82
LN
TC
0.44
LN
Khác
0.36= - - - + +
0.03 1.52 0.7
0.79 0.21
1.67
Mặc dù CP sx và chi phí bán hàng trên 100 đồng doanh
thu tăng lần lượt là 1.52 và 0.7 đồng, Nhưng do cắt
giảm chi phí quản lý 0.79 đồng và lợi nhuận khác tăng
1.67 đồng so với năm N-1 mà EBIT năm N vẫn tăng 0.03
đồng. Như vậy EBIT tăng không phải do ABC kiểm soát
tốt chi phí mà chủ yếu nhờ lợi nhuận khác tăng.
8. Phân tích lợi nhuận sau thuế :
8.1 Phân tích bằng số tuyệt đối
* Nhân tố ảnh hưởng :
Từ phương trình :
EAT = (LNBH + LNTC trước lãi +LN khác – lãi
vay) x ( 1- Thuế suất)
EAT phụ thuộc các nhân tố :
- LNBH
- LNTC trước lãi
- LN khác
- Lãi vay
-Thuế suất
Ví dụ phân tích lợi nhuân sau thuế công ty
ABC :
Chỉ tiêu N-1 N Tăng,
giảm
1.Lợi nhuận BH 3.800 3.840 +40
2. LNTC trước lãi 120 70 -50
3. Lợi nhuận khác 100 630 +530
4. Lãi vay 640 710 +70
5. Thuế suất 28% 28.5% +0,5%
6. LN sau thuế 2.434 2.738 +304
Bước 1 : Xác định mức và tỷ lệ tăng giảm
lợi nhuận sau thuế :
Phương trình : Q = (a+b+c-d).(1- e)
Q0 = (a0 +b0 +c0 – d0).(1- e0) =
= (3.800 +120 +100 -640).(1 -28%) =2.434
Q1 = (a1 +b1 +c1 – d1).(1- e1) =
= (3.840 +70 +630 – 710).(1-28,5%) = 2.738
+ Mức tăng giảm = 2.738 – 2.434 = +304
+ Tỷ lệ tăng giảm = +304/ 2.434 = +12,49%
Bước 2 Xác định tác động của từng nhân tố
• Do LN bán hàng tăng:
(a1-a0).(1- e0) = (3.840 -3.800).(1- 28%) = +28,2
• Do LN tài chính trước lãi giảm :
(b1- b0).(1- e0) = (70 – 120).(1-28%) = - 36
• Do LN khác tăng :
(c1- c0).(1- e0) = (630 – 100) .(1-28%) = +381,6
• Do lãi vay tăng :
-(d1- d0).(1-e0) = -(710 -640).(1-28%) = - 50,4
• Do thuế suất tăng :
-(e1 – e0) . (a1 +b1+c1- d1) = - (28,5 % - 28%) x 3.830
= -19,15
Bảng tổng hợp tác động của các nhân tố tới
biến động LN sau thuế của công ty ABC.
Nhân tố tác động GT
1.Do LN bán hàng tăng 40 triệu + 28,2
2. D0 LN khác tăng 530 triệu + 381,36
3. Do LN tài chính trước lãi giảm 50 triệu - 36
4. Do lãi vay tăng 70 triệu - 50,4
5. Do thuế suất tăng 0,5% - 19,15
Cộng tác động của các nhân tố + 304
Nhận xét : So với năm N-1 lợi nhuận
sau thuế năm N của ABC tăng 304 triệu,
tỷ lệ tăng 12,49% . Nguyên nhân chủ
yếu là do lợi nhuận khác tăng mạnh
làm lợi nhuận sau thuế tăng 381,26
triệu, sự đóng góp của hoạt động kinh
doanh chính là không đáng kể(28,2
triệu). Đây chưa hẳn là kết quả tốt đối
với ABC
Bài tập chương 3
Bài 3.1
a) Xác định các chỉ tiêu doanh thu, giá
vốn hàng bán và lợi nhuận gộp :
Công thức :
• DT =Σ(SL tiêu thụ x giá bán đơn vị)
• GVHB = Σ(SL tiêu thụ x GV đơn vị)
• LN gộp = DT – GVHB
Doanh thu, giá vốn HB và LN gộp của Đại Nam
Chỉ
tiêu
Số tiền % trên DT Tăng giảm
Quí 3 Quí 4 Quí 3 Quí 4 Số
tiền
%
trên
DT
DT 337.335 318.780 100 100 -18.555
GVHB 281.115 262.120 83,334 82,226 -18.995 -1,108
LNG 56.220 56.660 16,666 17,774 + 440 +1,108
b) Xác định các chỉ số :
• DT =Σ(Sản lượng x giá bán đơn vị)
Σ(a1.b1) = 318.780
Σ(a0.b0)= 337.335
Σ (a1.b0) = 322.950
• I(a) = Σ (a1.b0) / Σ(a0.b0) = 322.950 / 337.335=
0.95736
• I(b) = Σ(a1.b1) / Σ (a1.b0) =318.780 / 322.950 =
= 0,98709
• I(Q) = I(a).I(b) = 0.95736 x 0,98709 = 0,945
• Mức tăng giảm doanh thu
318.780 - 337.335 = -18.555
Tác động của lượng bán :
Σ (a1.b0) - Σ(a0.b0)= 322.950- 337.335= - 14.385
Tác động của giá bán :
Σ(a1.b1)- Σ (a1.b0) = 318.780 - 322.950 = - 4.170
c) Phân tích lợi nhuận gộp
LN gộp = Doanh thu x % LN gộp
LN gộp quý 3 = 337.335 x 16,666 % = 56.220
LN gộp quý 4 =318.780 x 17,774 % = 56.660
• Mức tăng giảm LN gộp :
56.660 – 56.220 = + 440
• Tác động của các nhân tố :
- Do doanh thu giảm :
(318.780 - 337.335 ) x 16,666% = -3.092,4
- Do % LN gộp tăng :
(17,774% -16,666%) x 318.780 = + 3.532,1
Nhận xét : So với quý 3, LN gộp quý 4 tăng nhẹ
với mức tăng 440 triệu đồng, tỷ lệ tăng 0,78%.
Nguyên nhân chủ yếu là do CP sx trên 100 đồng
doanh thu giảm làm LN gộp trên 100 đồng
doanh thu tăng 1,108 đồng. Đây là thành tích
của DN trong việc giảm cp sx hạ giá thành sp.
Bài 3.2- a) Phân tích hiệu quả sử dụng
cpsx công ty X
Chỉ tiêu Số tiền % trên doanh thu
N-1 N N-1 N Tăng
Giảm
DT thuần 10.000 12.000 100 100
GVHB 7.000 9.600 70 80 +10
LN gộp 3.000 2.400 30 20 - 10
• Tốc độ tăng của doanh thu :
(12.000 -10.000)/10.000 = +20%
• Tốc độ tăng giá vốn hàng bán :
(9.600 – 7.000 )/ 7.000 = +37,14%
- CPsx trên 100 đồng doanh thu :
Năm N-1 = 7.000/10.000 = 70%
Năm N = 9.600 /12.000 = 80%
Kết luận : Năm N việc kiểm soát chi phí
kém hơn năm N-1, tốc độ tăng chi phí
sx gấp gần 2 lần tốc độ tăng doanh thu
(37,14% so với 20%),chi phí sx trên 100
đồng doanh thu tăng từ 70 lên 80 đồng.
b) Phân tích lợi nhuận gộp
LNG = DTT x (1 - % GVHB)
LNG năm N-1 = 10.000 x( 1-70% ) = 3.000
LNG năm N = 12.000 x(1- 80%) = 2.400
• Mức tăng giảm : 2.400 – 3.000 = - 600
• Tác động của từng nhân tố:
- Do doanh thu tăng:
(12.000 – 10.000 ) x 30% = + 600
- Do CPsx trên 100 đồng DT tăng:
- ( 80% - 70%) x 12.000 = - 1.200
• Do quy mô hoạt động tăng làm LN gộp tăng
600 triệu đồng
• Do sử dụng chi phí không hiệu quả Ln gộp
giảm 1.200 triệu đồng.
Bài 3.3.
a) Xác định tỷ suất LN bán hàng trên
doanh thu và LN bán hàng năm N
• Tỷ suất LN bán hàng = %LNG -%CPBH-
%CPQL = 30% - 4% - 5% = 21%
• LNBH = 120.500 x 21% = 25.305
b) Lợi nhuận bán hàng dự kiến năm N+1
LN bán hàng (KD chính) dự kiến năm N+1
Chỉ tiêu Năm N % tăng
giảm dự
kiến
Năm N+1
1.DT thuần 120.500 -10% 108.450
2.Giá vốn HB 84.350 -5% 80.132,5
3.LN gộp 36.150 28.317,5
4.,CP bán hàng 4.820 -2% 4.723,6
5. CP QLHC 6.025 +3% 6.205,75
6.LN bán hàng 25.305 17.388,15
Bài 3.5 a) Sắp xếp lại báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu N-1 N
1. Doanh thu thuần 246.700 325.000
2. Giá vốn hàng bán 195.600 267.900
3. Lợi nhuận gộp (1-2) 51.100 57.100
4.Chi phí bán hàng 7.890 8.450
5.Chi phí quản lý 11.590 12.400
6. LN bán hàng (3-4-5) 31.620 36.250
7. Doanh thu tài chính 450 1.250
8. CP tài chính không lãi 418 145
9. LN TC trước lãi (7-8) 32 1.105
10.Lợi nhuận khác 250 -450
11. EBIT (6+9+10) 31.902 36.905
12. Lãi vay 3.040 4.130
13. LN trước thuế (11-12) 28.862 32.775
14. Thuế TNDN 7.530 8.680
15. LN sau thuế (13-14) 21.332 24.095
3.5 b.Phân tích biến động doanh thu ,chi phí và
lợi nhuận
Chỉ tiêu
Tăng , giảm % trên doanh thu
Mức % tăng
giảm
N-1 N Tăng
Giảm
1. DTT + 78.300 + 31.7% 100 100
2.GVHB + 72.300 + 37% 79.287 82.431 +3,144
3.LNG + 6.000 + 11.7% 20.713 17.569 -3,144
4.CPBH + 560 + 7.1% 3,198 2,60 -0.598
5.CPQL + 810 + 7% 4.698 3,815 -0.883
6.LNBH + 4.630 + 14.6% 12,817 11.154 -1,663
7.DTTC +800 +177,8% 0.1824 0.3846 +0.2022
8.CPTC 0 lãi -273 - 65,3% 0,1694 0.0446 -0,1248
9.LNTL TC +1.073 3.353% 0,0130 0,34 +0,327
10.LN khác -700 - 0,1013 -0,1385 -0,2398
11.EBIT +5.003 +15,7% 12,9313 11,3555 -1,5758
12.Lãi vay +1.090 +35,9% 1,2323 1,2708 +0,0385
13.EBT +3.913 + 13,6% 11,6990 10,0847 -1,6143
14. Thuế +1.150 15,3% 3,0523 2,6708 -0,3815
15. LNST +2.763 +12,9% 8,6467 7,4139 -1,2328
• Nhận xét :
1. So với năm N-1 doanh thu thuần từ
bán hàng năm N tăng khá nhanh với
mức tăng 78,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng
31,7% và đạt tới 325 tỷ đồng. Đây là
một kết quả tốt chứng tỏ hoạt động
tiêu thụ và sản xuất của Hưng Thịnh
đang thuận lợi. Tuy vậy cần làm rõ
sự tăng trưởng của doanh thu là do
lượng bán hay do giá bán.
• 2. Giá vốn hàng bán tăng nhanh vượt quá tốc
độ tăng của doanh thu (37% so 31,7%) dẫn
tới chi phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu
tăng 3,114 đồng từ 79,287 lên 82,431 đồng.
Đây là điều không tốt cần phải phân tích để
làm rõ. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn
doanh thu có thể do:
• - Giá bán sp giảm
• - Giá thành sx tăng
• - Tốc độ tăng giá thành cao hơn giá bán
• - Cơ cấu mặt hàng thay đổi
3. Lợi nhuận gộp tăng chậm hơn tốc độ
tăng doanh thu ( 11,7% so với 31,7%),
mức lời gộp trên 100 đồng doanh thu
giảm 3,144 đồng từ 20.713 xuống còn
17.569 đồng. Nguyên nhân do giá vốn
hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng
doanh thu, chi phí sx trên 100 đồng
doanh thu tăng 3,144 đồng.
4. Chi phí bán hàng và quản lý tăng chậm hơn
nhiều tốc độ tăng doanh thu (7,1% và 7% so
với 31,7%), Chi phí bán hàng trên 100 đồng
doanh thu giảm từ 3,198 đồng xuống còn 2,6
đồng (giảm 0,598 đồng), chi phí quản lý giảm
0.883 đồng từ 4.698 xuống chỉ còn 3,815
đồng. Đối với hoạt động tiêu thụ việc giảm
CP bán hàng trên 100 đồng là kết quả tốt.
Tuy vậy vẫn cần phải phân tích làm rõ
nguyên nhân.
• Đối với hoạt động quản lý việc giảm cp quản
lý trên 100 đồng là bình thường vì CPQL là
định phí
5. Lợi nhuận bán hàng tăng khá nhưng
chậm hơn tốc độ tăng doanh thu
(14,6% so 31,7%), lợi nhuận bán hàng
trên 100 đồng doanh thu giảm từ 12,817
xuống còn 11.154. Nguyên nhân do giá
vốn hàng bán tăng cao hơn tốc độ tăng
doanh thu
6. Lợi nhuận trước lãi của hoạt động tài
chính tăng rất cao 3.353% nguyên nhân
doanh thu TC tăng mạnh (+177,8%
nhưng CP tài chính lại giảm (65,3%)
• 6. Lợi nhuận khác giảm mạnh từ có lời 250
triệu ở năm N- 1 chuyển sang lỗ 450 triệu ở
năm N.
• 7. EBIT tăng khá 15,7% cao hơn tốc độ tăng
lợi nhuận bán hàng 14,6%, nguyên nhân do
lợi nhuận tài chính trước lãi tăng mạnh
3.353%
• 8. Lợi nhuận trước thuế EBT tăng khá 13,6%
nhưng thấp hơn tốc độ tăng EBIT, nguyên
nhân do lãi vay tăng quá mạnh 35,9%
• 9. Lợi nhuận sau thuế tăng thấp hơn tốc độ
tăng lợi nhuận trước thuế (12,9% so với
13,6%) , nguyên nhân do thuế thu nhập tăng
cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế
• C) Phân tích biến động của tỳ lệ lợi nhuận trước
thuế trên doanh thu :
• Phương trình
100- %GV -%CPBH-%CPQL+%LNTC+%LNK -% Lãi vay
N =100 - 82.431- 2,6 - 3,815 + 0,34 +( -0,1385) -1,2708= 10,0847
N-1=100- 79.287-3,198- 4.698 + 0,013+ 0,1013- 1,2323 =11,6990
0 – (+3,144) – (-0,598) –(-0,883)+(+0,327) +(-0,2398) –(+0,0385)=(-1,6143)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_phan_tich_ket_qua_hoat_dong_kd_1382.pdf