Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Nhận xét:
Qua kết quả trên cho biết khối lượng sản phẩm tăng chủ yếu
do tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm mức tiêu hao nguyên vật
liệu cho 1 đơn vị sản phẩm. Ngoài ra do không đảm bảo
lượng nguyên liệu mua vào nên đã ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất là giảm 30 sản phẩm và do để lượng tồn kho cuối
kỳ lớn nên cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất giảm 10
sản phẩm.Trên thực tế khi tiến hành phân tích phải tìm hiểu
kỹ nguyên nhân vì sao không đảm bảo lượng nguyên vật
liệu mua vào và lượng tồn kho cuối kỳ lớn.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6683 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tình hình sử dụng
các yếu tố sản xuất
Chương 3
Chương 3
Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố
sản xuất
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
Nội dung phân tích tình hình sử dụng lao động bao gồm:
- Phân tích số lượng và kết cấu lao động. Về số lượng lao
động xem xét có đảm bảo và tương xứng với nhiệm vụ kinh
doanh hay không. Về kết cấu lao động xem có hợp lý và
phù hợp không
- Phân tích chất lượng lao động, tiến hành phân tích trình độ
lao động, thời gian lao động và năng suất lao động.
Nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng lao động
- Đánh giá tình hình sử dụng lao động (theo đơn vị, bộ phận
và toàn bộ doanh nghiệp).
- Đề xuất biện pháp để sử dụng có hiệu quả lao động, khai
thác để tăng số lượng và chất lượng lao động.
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.1. Phân loại lao động trong doanh nghiệp
Tổng số công nhân viên
Công nhân viên sản xuất Công nhân viên ngoài sản xuất
Công nhân
trực tiếp
Nhân viên
gián tiếp
Nhân viên
bán hàng
Nhân viên
quản lý
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Sử dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt
đối và mức biến động tương đối về tình hình thực hiện kế
hoạch sử dụng số lượng lao động.
- Mức biến động tuyệt đối:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động IT
Mức chênh lệch tuyệt đối: ∆T = T1 – Tk
T1, Tk : Số lượng lao động kỳ thực tế và kỳ kế hoạch (người)
%1001
k
T
T
T
I
3.2. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố
sản xuất
3.2.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
-Mức biến động tương đối:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động có
điều chỉnh theo Kết quả sxkd I’T:
Trong đó: Q1, Qk, : Kết quả sxkd kỳ thực tế và kỳ kế hoạch.
Mức chênh lệch tuyệt đối:
%100'
1
1
k
k
T
Q
Q
T
T
I
k
k
Q
Q
TTT 11
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Ví dụ: Phân tích tình tình hoàn thành kế hoạch sử dụng số
lương lao động theo tài liệu:
Chi tiêu KH TH
- Sản lượng sx sản phẩm(triệu đồng) 6000 6300
-Số lượng LĐ bq trong danh sách ( người)
Trong đó: + Công nhân
+ Nhân viên
2000
1600
400
2036
1642
394
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Phân tích tình tình hoàn thành kế hoạch sử dụng số lương lao
động bằng mức biến động tuyệt đối:
Nhận xét:…
Chi tiêu KH TH %
Chênh
lệch
- Sản lượng sx sản phẩm(trđ) 6000 6300 105,0 +300
-Số lượng lao động bình quân
trong danh sách ( người)
Trong đó: + Công nhân
+ Nhân viên
2000
1600
400
2036
1642
394
101,8
102,6
98,5
+36
+42
-6
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Số tương đối:
=> giảm 3,05%
∆T = 2036 - 2000x(6.300/6.000) = -64 (người)
(%)95,96%100
2100
2036
%100
05,1000.2
2036
'
TI
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.3. Phân tích sử dụng lao động theo kết cấu
Kết cấu lao động được thể hiện bằng tỷ trọng lao động loại j
so với tổng số lao động của đơn vị, doanh nghiệp. Cơ sở để
phân tích kết cấu lao động dựa vào phân loại lao động.
Trong đó: Tj – Số lao động loại j
j – Tỷ trọng lao động loại j
Tj – Tổng số lao động của đơn vị, d.nghiệp
n
i
j
j
j
T
T
1
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.3. Phân tích sử dụng lao động theo kết cấu
Khi phân tích kết cấu lao động có thể phân theo các loại sau:
- Theo chức năng bao gồm:
+ Lao động trực tiếp: là những lao động trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Lao động gián tiếp: là những lao động thuộc cán bộ quản
lý, chuyên môn nghiệp vụ và thừa hành phục vụ.
- Theo giới tính nhằm đánh giá năng lực xét từ nguồn nhân
lực để phục vụ cho việc đào tạo và bố trí lao động phù hợp
với đặc điểm của từng giới.
- Theo độ tuổi: để đánh giá năng lực sản xuất xét từ nguồn
nhân lực phục vụ cho đào tạo.
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.3. Phân tích sử dụng lao động theo kết cấu
- Theo dân tộc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá việc thực
hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
- Theo trình độ văn hoá (thể hiện ở trình độ biết chữ, học
thức) nhằm nghiên cứu năng lực sản xuất kinh doanh.
- Theo trình độ chuyên môn nhằm nghiên cứu chất lượng
lao động, nghiên cứu ảnh hưởng của chuyên môn đến chất
lượng sản phẩm dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để lập kế
hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động.
- Theo thâm niên công tác hoặc thâm niên nghề nghiệp cho
phép đánh giá độ ổn định của lao động, đánh giá ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh.
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.3. Phân tích sử dụng lao động theo kết cấu
Phân tích kết cấu lao động được tiến hành như sau:
- Kết cấu lao động theo trực tiếp và gián tiếp: thông thường
tỷ lệ lao động trực tiếp phải tăng, còn tỷ lệ lao động gián tiếp
càng giảm càng tốt.
- Kết cấu theo nghề nghiệp:
Hệ số cấp bậc bq từng nghề nghiệp
Tsi – Số lao động bậc i nghề nghiệp s
ksi – Hệ số cấp bậc i nghề nghiệp s
Hệ số cấp bậc bq của doanh nghiệp:
Ts – Số lao động nghề nghiệp s
si
sisi
s
T
kT
k
s
ss
i
T
kT
K
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.4. Phân tích tình hình phân bổ lao động
Khi phân tích về lao động cũng cần phân tích tình hình
phân bổ lao động tức là xem xét đánh giá việc phân bổ lao
động vào các công việc, các bộ phận, các phòng ban… có
hợp lý không nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao năng
suất lao động. Tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của
từng doanh nghiệp mà việc phân tích tình hình phân bổ lao
động có thể tiến hành theo các nội dung khác nhau.
Tại các đơn vị sản xuất kinh doanh:
- Phân tích tình hình phân bổ lao động vào lĩnh vực sx
- Phân tích tình hình phân bổ lao động vào lĩnh vực kinh
doanh
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.5. Phân tích sử dụng thời gian lao động
Tổng số ngày người theo lịch
Số NN nghỉ lễ,
nghỉ T7,CN
TSNN làm việc theo quy định trong lịch
TSNN có thể sử dụng cao nhất
vào sxkd (làm việc theo chế độ)
Số NN nghỉ
phép năm,
nghỉ BHXH
TSNN có mặt theo chế
độ
Số NN
vắng mặt
Số NN làm
thêm ngoài
chế độ LĐ
TSNN thực tế
làm việc theo
chế độ
Số NN
ngừng
việc
TSNN thực tế làm việc
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.5. Phân tích sử dụng thời gian lao động
Tính toán và so sánh các chỉ tiêu:
- Hệ số sử dụng quỹ thời gian ngày người theo lịch:
- Hệ số sử dụng quỹ th.gian NN có thể sử dụng cao nhất:
H1 =
TSNN có thể sử dụng cao nhất
TSNN làm việc theo lịch
H2 =
TSNN có mặt theo chế độ LĐ
TSNN có thể sử dụng cao nhất
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.5. Phân tích sử dụng thời gian lao động
- Hệ số sử dụng quỹ thời gian ngày người có mặt theo
chế độ LĐ:
- Số ngày LV thực tế bình quân 1 lao động:
- Độ dài bình quân 1 ngày làm việc:
H3 =
TSNN thực tế làm việ theo chế độ LĐ
TSNN có mặt theo chế độ
N =
TSNN làm việc thực tế
Số lao động bình quân
d (h) =
TS giờ người làm việc thực tế
TSNN làm việc thực tế
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.6. Phân tích năng suất lao động
Các chỉ tiêu về năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất.
Việc sử dụng lao động tốt là điều kiện để tăng năng suất lao
động. Có nhiều cách tính khác nhau về năng suất lao động.
NSLĐ =
Kết quả sản xuất kinh doanh
Lượng lao động hao phí
W =
Q
T
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.6. Phân tích năng suất lao động
Phân tích kết hợp 2 nhân tố lao động và năng suất LĐ
Kết quả sxkd mà doanh nghiệp đạt được phụ thuộc vào 2
nhân tố: lao động hao phí và năng suất lao động.
Ví dụ: Giá trị sản xuất =
Doang thu bán hàng =
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sxkd:
- Số lao động bình quân trong kỳ
N - Số ngày làm việc của 1 lao động trong năm
G - Số giờ làm việc của 1 LĐ trong ngày
- NSLĐ của 1 lao động trong 1 giờ
NSLĐT
NSLĐT
GWGNTQ
T
GW
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.2.1.6. Phân tích năng suất lao động
Ví dụ: Ta có số liệu về lao động và năng suất lao động của 1
doanh nghiệp như sau:
TT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
% so
với KH
1 Giá trị sản xuất (1.000đ) 21.200.000 23.237.760 109,6
2 Số CNSX b.quân năm (người) 1.000 1.040 104,0
3 Số nhân viên gián tiếp b.quân năm (người) 25 25 100,0
4 Số ngày làm việc b.quân năm 1 CN (ngày) 265 280 105,7
5 Số giờ lv b.quân ngày 1 CN (giờ) 8,0 7,6 95,0
6 NSLĐ b.quân giờ 1 CN (1.000đ) 10 10,5 105
7 NSLĐ b.quân ngày 1 CN (1.000đ) 80 79,8 99,75
8 NSLĐ b.quân 1 CNSXX (1.000đ) 21.744 22.894 105,3
9 NSLĐ b.quân năm 1 CNV (1.000đ) 21.200 22.344 105,4
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.6. Phân tích năng suất lao động
Ta thấy năng suất lao động bình quân 1 năm của công
nhân viên tăng nhanh hơn năng suất lao động bình quân của
1 công nhân sản xuất phản ánh việc sắp xếp, bố trí lao động
của công ty có xu hướng hợp lý.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lao động
đến kết quả sản xuất được thực hiện theo phương pháp số
chênh lệch.
Phương trình kinh tế:
GTSX =
Số CNSX
b.quân năm
X
Số ngày lv
bq năm/1CN
x
Số giờ lv
b.quân
ngày/1CN
x
NSLĐ
b.quân
giờ/1CN
GWGNTQ
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.6. Phân tích năng suất lao động
- Đối tượng phân tích:
∆Q =Q1 – Q0 = 23.237.760 - 21.200.000 = + 2.037.760(1.000đ)
Ảnh hưởng của các nhân tố:
- Do số công nhân sản xuất thay đổi:
∆Q(CN) = (1.040 – 1.000) x 265 x 8 x 10 = + 848.000 (1.000đ)
- Do số ngày làm việc bình quân năm 1 CN thay đổi:
∆Q(N) = 1.040 x (280 – 265) x 8 x 10 = + 1.248.000 (1.000đ)
- Do số giờ làm việc bình quân ngày 1 CN thay đổi:
∆Q(G) = 1.040 x 280 x (7,6 – 8) x 10 = - 1.164.800 (1.000đ)
- Do NSLĐ bình quân giờ 1 CN thay đổi:
∆Q(W) = 1.040 x 280 x 7,6 x (10,5 – 10) = + 1.106.560 (1.000đ)
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.2.1.6. Phân tích năng suất lao động
Tổng hợp kết quả:
∆Q = ∆Q(CN) + ∆Q(N) +∆Q(G) +∆Q(W)
= 848.000 + 1.248.000 - 1.1648.000 + 1.106.560
= 2.037.760 (1.000đ)
Nhận xét:
Từ kết quả tính toán trên ta thấy giá trị sản xuất thực tế
của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch 9,6% tương ứng với
mức tăng là 2.037.760.000 đồng là do ảnh hưởng của các
nhân tố.
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.6. Phân tích năng suất lao động
- Do số lượng công nhân sản xuất tăng 40 người làm tăng
giá trị sản xuất 1 lượng là 848 triệu đồng. Số công nhân tăng,
bên cạnh đó năng suất lao động của mỗi công nhân cũng tăng
lên 5,4%, vậy việc tăng số công nhân sản xuất là 1 thành tích
của doanh nghiệp.
- Do số ngày làm việc bình quân năm của công nhân tăng
15 ngày khiến giá trị sản xuất tăng tương ứng 1.248 triệu
đồng. Bên cạnh đó, số giờ làm việc bình quân ngày của 1
công nhân lại giảm 0,4 giờ/ngày/CN làm giảm 1.164,8 triệu
đồng giá trị sản xuất. Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân
việc tăng số ngày làm việc bình quân trong năm để biết việc
này có vi phạm luật lao động không và nguyên nhân làm giảm
số giờ làm việc trong ngày.
3.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động
3.1.6. Phân tích năng suất lao động
- Năng suất lao động bình quân giờ của công nhân tăng
5%, tương ứng 500 đồng/CN làm giá trị sản xuất tăng
1.106.560.000 đồng so với kế hoạch. Đây là một thành tích
của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phát huy thành tích này
trong các kỳ tới.
Trong quá trình phân tích cần tìm ra được những nguyên
nhân và đưa ra các biện pháp nâng cao NSLĐ.
Ví dụ:
- Phân bổ hợp lý lao động vào các bộ phận và kết hợp
chặt chẽ trong quá trình sản xuất.
- Nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động.
- Tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nơi làm việc…
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.1 Tài sản cố định và yêu cầu phân tích
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của dn, phản ánh năng
lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của dn.
Việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ nhằm từ đó đưa
ra các biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và
công suất của máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ khác.
Yêu cầu phân tích:
- Đánh giá được tình hình biến động TSCĐ về quy mô, kết
cấu và tình trạng kỹ thuật.
- Phân tích tình hình trang bị TSCĐ tức là đánh giá được
mức độ đảm bảo TSCĐ.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.2. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
Chỉ tiêu phân tích:
- Nguyên giá TSCĐ bình quân tính cho một lao động
- Nguyên giá máy móc thiết bị bình quân tính cho một LĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho một
lao động. Chỉ tiêu này càng tăng, chứng tỏ trình độ trang bị kỹ
thuật càng cao.
Nguyên giá TSCĐ bình quân
tính cho một lao động
=
Nguyên giá TSCĐ
Số lao động
Nguyên giá máy móc thiết bị
bình quân tính cho một lao động
=
Nguyên giá máy móc, thiết bị
Số lao động
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.2. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
Ví dụ: Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
Ta có bảng như sau:
Chỉ tiêu N -1 N
1. Tổng Nguyên giá TSCĐ(tr.đ)
Trong đó: nguyên giá MMTB(tr.đ)
800
680
950
890
2. Số lao động(người) 100 105
Chỉ tiêu N -1 N ∆
1. Tổng Nguyên giá TSCĐ(tr.đ)
Trong đó: nguyên giá MMTB(tr.đ)
800
680
950
890
+150
+210
2. Số lao động(người) 100 105 +5
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.2. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
- Nguyên giá TSCĐ bình quân tính cho một lao động
(tr.đ/1LĐ)
(tr.đ/1LĐ)
- Nguyên giá máy móc thiết bị bình quân tính cho một LĐ
(tr.đ/1LĐ)
(tr.đ/1LĐ)
8
100
800
0
0
01
T
G
G LD
047619,9
105
950
1
1
11
T
G
G LD
8,6
100
680'
'
0
0
01
T
G
G LD
47619,8
105
890'
'
1
1
11
T
G
G LD
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về quy mô TSCĐ
Tính và phân tích các chỉ tiêu:
- Hệ số tăng TSCĐ:
- Hệ số giảm TSCĐ
Hệ số tăng TSCĐ =
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ
Hệ số giảm TSCĐ =
Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về quy mô TSCĐ
- Hệ số đổi mới TSCĐ
- Hệ số loại bỏ TSCĐ
Sau khi tính toán , tiến hành phân tích từng chỉ tiêu và
phân tích theo các cặp chi tiêu.
Hệ số đổi mới TSCĐ =
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ
Hệ số loại bỏ TSCĐ =
Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về quy mô TSCĐ
Ví dụ:
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
1. Nguyên giá TSCĐ đầu năm (1/1/N)
2. Nguyên giá TSCĐ tăng trong năm:
- Tăng do mua sắm mới:
- Tăng do nhận vốn góp liên doanh:
3. Nguyên giá TSCĐ giảm trong năm:
- Do thanh lý TSCĐ hết hạn sử dụng:
- Do nhượng bán:
78.000
704
350
790
450
77.814
480
550
545
330
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về quy mô TSCĐ
- Nguyên giá TSCĐ bình quân:
907.77
2
814.155
2
814.77000.78
0
G
892.77
2
783.155
2
969.77814.77
1
G
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về quy mô TSCĐ
- Hệ số tăng TSCĐ:
0135,0
907.77
054.1
907.77
350704
0
tH
0132,0
892.77
030.1
892.77
550480
1
tH
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về quy mô TSCĐ
- Hệ số giảm TSCĐ:
0159,0
907.77
240.1
907.77
450790
0
gH
0112,0
892.77
875
892.77
330545
1
gH
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về quy mô TSCĐ
- Hệ đổi mới TSCĐ:
- Hệ loại bỏ TSCĐ:
Nhận xét:…
009,0
907.77
704
0 dmH 0062,0892.77
480
1 dmH
0101,0
907.77
790
0 lbH 007,0
892.77
545
1 lbH
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích biến động về kết cấu TSCĐ
Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận
TSCĐ chiếm trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị. Phân tích
kết cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến
động tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận TSCĐ.
Trên cơ sở đó, xây dựng đầu tư TSCĐ theo một cơ cấu
hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của chúng. Cơ
cấu TSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của
từng đơn vị, doanh nghiệp.
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích hiện trạng TSCĐ
Chỉ tiêu phân tích:
Nếu chỉ tiêu này càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ
và đơn vị phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá
TSCĐ.
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng mức khấu hao TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích hiện trạng TSCĐ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
1. Tổng mức khấu hao lũy kế TSCĐ A 560 640
2. Giá trị còn lại TSCĐ B 235 165
3. Nguyên giá TSCĐ
A 1.000 1.200
B 500 500
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.3. Phân tích biến động tài sản cố định
* Phân tích hiện trạng TSCĐ
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
Hệ số
hao mòn
A
B
Toàn DN
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu phân tích:
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
H G =
Giá trị sản lượng sản phẩm (Q)
Nguyên giá bình quân của TSCĐ (G)
Nguyên giá bình quân
của TSCĐ (G)
=
Tổng nguyên giá của
TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ
2
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Phương trình phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả sử
dụng TSCĐ đến kết quả hoạt động kinh doanh:
Có thể vận dụng phương pháp số chênh lệch để phân
tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu Kết quả sản
xuất kinh doanh.
Trong đó, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là nhân tố
phát triển sản xuất theo chiều sâu.
Kết quả sxkd (Q) =
Nguyên giá bình quân
TSCĐ (G)
x HG
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Phương trình kinh tế:
- Đối tượng phân tích:
(tr.đ)
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
1. Giá trị sản xuất (tr.đ) 1.500 1.850
2. Nguyên giá TSCĐBQ 1.000 1.145
3. HG 1,5 1,6157
GHGQ
350500.1850.101 QQQ
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Mức ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Ảnh hưởng của Nguyên giá TSCĐBQ:
(tr.đ)
+ Ảnh hưởng của Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
(tr.đ)
5,2175,1)000.1145.1(
)( 001)(
GG HGGQ
5,132)6157,15,1(145.1
)( 011)(
GGH HHGQ G
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Tổng hợp kết quả:
(tr.đ)
- Nhận xét:
+ Tổng quát:….
+ Tác động của các nhân tố ảnh hưởng:…
+ Dự đoán nguyên nhân:…
3505,1325,217
)()(
GHG
QQQ
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Suất hao phí của TSCĐ:
Để tạo ra 1 đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá bình quân
hay giá trị còn lại bình quân của TSCĐ.
Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố
định càng thấp.
Suất hao phí
của TSCĐ
(H’G)
=
Q
G
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Sức sinh lợi của TSCĐ:
Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ cho biết 1 đơn vị nguyên
giá bình quân (giá trị còn lại bình quân) của TSCĐ đem lại bao
nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (lợi nhuận thuần sau
thuế, lợi nhuận gộp).
Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng
cao và ngược lại.
Sức sinh lợi
của TSCĐ
=
Lợi nhuận thuần trước thuế
(lợi nhuận thuần sau thuế, lợi nhuận gộp)
G
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.5. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của TBSX
Thiết bị sản xuất là bộ phận chủ yếu trong tài sản cố định
của doanh nghiệp, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, trực tiếp tác động vào đối tượng lao động để tạo thành
sản phẩm.
Phân tích tình hình sử dụng năng lực TBSX, sử dụng chỉ
tiêu công suất thiết bị (U) :
Trong đó: Q: khối lượng sản phẩm
Tm: Thời gian máy sử dụng để sản xuất khối
lượng sản phẩm Q
mT
Q
U
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.5. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của TBSX
Phân tích sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố sử dụng thiết
bị đến khối lượng sản phẩm:
Hoặc:
Giá trị
sản lượng
=
S.lg TB hđộng
bquân
x
Số ngày hđộng
của thiết bị
x
Số ca l.việc
trong ngày
x
Số giờ lviệc
thực tế bquân 1 ca
x
Năng suất giờ
của thiết bị
Giá trị
sản lượng
=
Số lượng TB
hoạt động
x
Số giờ lviệc bquân
của 1 thiết bị
x
Năng suất bình quân
giờ của thiết bị
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.5. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của TBSX
Ví dụ: Có tài liệu về một công ty chế biến lâm sản:
Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty
Yêu cầu:Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sử
dụng máy móc thiết bị?
Chỉ tiêu Đvị tính
Kế
hoạch
Thực
hiện
1.Khối lượng sản phẩm m3 9.600 11.880
2.Số máy cưa vòng (a) Chiếc 10 12
3. Số giờ lviệc 1 máy (b) Giờ/máy 480 450
4. Năng suất 1 giờ máy (c) m3/giờ 2,0 2,2
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.5. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của TBSX
Từ bảng số liệu gốc, ta lập lại bảng như sau:
Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty
Chỉ tiêu Đvị tính
Kế
hoạch
Thực
hiện
Chênh lệch
±∆ ±θ(%)
1.Khối lượng sản phẩm m3 9.600 11.880 2.280 23,75
2.Số máy cưa vòng (a) Chiếc 10 12 2 20
3. Số giờ lviệc 1 máy (b) Giờ/máy 480 450 -30 - 6,25
4. Năng suất 1 giờ máy (c) m3/giờ 2,0 2,2 0,2 + 10
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.5. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của TBSX
- Đối tượng phân tích: Khối lượng sản phẩm thực tế so
với kế hoạch vượt mức 2.280 m3 , tương ứng với tỷ lệ vượt
23,75% là do 3 nhân tố ảnh hưởng:
- Do tăng số lượng máy cưa tăng 2 chiếc nên đã làm cho
sản lượng gỗ xẻ tăng lên là:
∆Q(a) = a1bkck - akbkck = 11.520 - 9600 = 1.920 ( m3 )
- Do số giờ làm việc mỗi máy thực tế so với kế hoạch
giảm 30 giờ/máy nên đã làm sản lượng gỗ xẻ giảm đi là:
∆Q(b) = a1b1ck - a1bkck = 10.800 - 11.520 = -720 ( m3 )
3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
3.2.5. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của TBSX
- Do ảnh hưởng của năng suất 1 giờ máy thực tế so với kế
hoạch tăng 0,2 m3/ giờ nên đã làm cho sản lượng gỗ xẻ
tăng lên là:
∆Q(c) = a1b1c1 - a1b1ck = 11.880 - 10.800 = 1.080 ( m3 )
Tổng hợp kết quả :
∆Q = ∆Q(a)+∆Q(b)+∆Q(c) =1.920+(-720)+1080= 2.280 (m3)
Qua kết quả trên cho thấy sản lượng gỗ xẻ tăng chủ yếu
là do tăng số lượng thiết bị và tăng năng suất giờ máy, đây là
sự cố gắng của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc quản lý thời
gian làm việc của thiết bị chưa tốt nên sản lượng của doanh
nghiệp đã bị giảm một lượng đáng kể (720 m3).
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Muốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến
hành được đều đặn, liên tục, phải thường xuyên đảm bảo cho
nó các loại vật tư đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về
quy cách phẩm chất. Đây là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu
thì không thể có quá trình kinh doanh được.
Việc cung ứng vật tư phải quán triệt các yêu cầu:
+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến
hành được liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch.
+ Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng
vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Để đáp ứng được yêu cầu trên, nhiệm vụ của phân tích
tình hình cung ứng, sử dụng, dự trữ vật tư bao gồm:
+ Kiểm tra tình hình thực hiện cung ứng vật tư, đối
chiếu với tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình kho tàng
để kịp thời báo cáo nhằm khắc phục tình trạng thiếu kho tàng.
+ Phân tích tình hình dự trữ những loại vật tư chủ yếu
của doanh nghiệp.
+ Phân tích thường xuyên và định kỳ tình hình sử dụng
các loại vật tư để có biện pháp sử dụng tiết kiệm vật tư.
3.2. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố
sản xuất
3.2.3. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng vật tư theo số lượng
Về PP phân tích cung ứng vật tư về mặt số lượng, cần tính tỷ
lệ % thực hiện kế hoạch cung ứng của từng loại vật tư:
Tỷ lệ thực hiện
cung ứng về số
lượng
=
Số lượng vật tư loại i thực tế
Nhập kho trong kỳ
Số lượng vật tư loại i cần mua
theo kế hoạch trongkỳ
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng vật tư theo số lượng
Mi = q.mi
Mi - Nhu cầu về số lượng loại vật tư i trong kỳ
q - Số sản phẩm dịch vụ sx cung cấp trong trong kỳ
mi - Định mức tiêu hao vtư i cho 1 đvị sp dịch vụ.
Các nguyên nhân làm giảm vật tư cung ứng:
-Đơn vị, dn giảm sản xuất cung cấp loại sản phẩm dịch vụ
nào đó, do vậy giảm số lượng vật tư cần cung ứng.
-Đơn vị, dn giảm do tiết kiệm được tiêu hao vật tư.
-Đơn vị, dn có thể dùng vật tư thay thế.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng vật tư theo chủng loại
Một trong những nguyên tắc khi phân tích cung ứng vật
tư, phải phân tích theo từng loại vật tư chủ yếu. Ở đây cũng
cần phân biệt vật tư có thể thay thế được và vật tư không thể
thay thế được.
- Vật tư có thể thay thế được là loại vật tư có giá trị sử
dụng tương đương, khi sử dụng không làm thay đổi lớn đến
chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Vật tư không thể thay thế được là loại vật tư mà trong
thực tế không có vật tư khác thay thế hoặc nếu thay thế sẽ
làm thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích tình hình cung ứng về mặt đồng bộ
Việc cung ứng vật tư phải đảm bảo tính chất đồng bộ,
mới tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của đơn vị, doanh
nghiệp hoàn thành chỉ tiêu đặt ra.
Để phân tích tính chất đồng bộ của việc cung ứng vật tư,
căn cứ vào số lượng cần cung ứng và số lượng thực tế cung
ứng, tính tỷ lệ hoàn thành cung ứng vật tư.
Chọn loại vật tư có tỷ lệ cung ứng thấp nhất, lấy tỷ lệ
cung ứng đó nhân với số lượng cần cung ứng sẽ có số sử
dụng được.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng về mặt đồng bộ
Ví dụ: Phân tích tính chất đồng bộ của việc cung ứng vật tư
theo tài liệusau:
Tình hình cung ứng vật tư
Tên
vật tư
Số cần
nhập
Số thực
nhập
Tỷ lệ % h.thành
cung ứng
Số sử dụng
được
Số
lượng
%
A
B
C
300
120
50
270
144
40
90
120
80
240
96
40
80
80
80
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng về mặt đồng bộ
- Số lượng vật tư thực nhập so với số lượng cần nhập
của từng loại đạt với tỷ lệ khác nhau. Trong đó, đạt tỷ lệ cao
nhất là loại vật tư B bằng 120%, thấp nhất là loại vật tư C
bằng 80%.
-Nhưng số vật tư sử dụng được sẽ phụ thuộc vào nhóm
hoặc loại vật tư đạt tỷ lệ % thấp nhất (vật tư C). Do vậy, khả
năng kỳ tới, doanh nghiệp chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ kế
hoạch sản xuất kinh doanh cao nhất 80%. Con số 80% trong
ví dụ được gọi là hệ số sử dụng đồng bộ.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng vật tư về chất lượng:
- Chỉ số chất lượng vật tư là tỷ số giữa giá bán buôn bình
quân của vật tư thực tế với giá bán buôn bình quân cung
ứng theo kế hoạch.
Mi1 , Mik - Khối lượng vtư từng loại theo cấp bậc c.lượng loại i
thực tế và kế hoạch
Pik - Đơn giá vật tư từng loại theo cấp bậc chất lượng loại i
kỳ kế hoạch
Ic.lượng càng lớn hơn 1, chứng tỏ c.lượng vtư thực tế càng cao.
Ic.lượng =
Mi1Pik
:
MikPik
Mi1 Mik
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng về mặt đồng bộ
- Hệ số loại là tỷ số giữa tổng giá trị vật tư theo cấp bậc chất
lượng với tổng giá trị vật tư cung ứng theo giá loại cấp bậc
chất lượng cao nhất.
Ví dụ: Phân tích tình hình thực hiện cung ứng vật tư theo
chất lượng theo số liệu sau:
Vật tư
A
Giá mua bquân
1 tấn (103 đ)
Số cần cung ứng Số thực nhập
Số lượng
(tấn)
Thành tiền
(103 đ)
Số lượng
(tấn)
Thành tiền
(103 đ)
Loại I
Loại II
Loại III
100
90
80
50
30
20
5000
2700
1600
80
20
20
8000
1800
1600
Cộng 100 9300 120 11400
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích cung ứng về mặt đồng bộ
Chỉ số chất lượng vật tư
Hệ số loại:
=> Chất lượng cung ứng vật tư A thực tế tốt hơn so với kế
hoạch.
Icl =
11400
:
9300
= 1,0215>1 hay 102,15%
120 100
Theo kế hoạch:
9300
= 0,93
100 x 100
Theo thực tế:
11400
= 0,95
100 x 120
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng vật tư:
- Cung ứng vật tư kịp thời cho hoạt động kinh doanh là
cung ứng đúng thời gian yêu cầu của đơn vị, doanh
nghiệp.
- Thời gian cung ứng vật tư xuất phát từ nhiệm vụ kinh
doanh, tình hình dự trữ cần cung ứng trong kỳ.
- Điều kiện quan trọng để đảm bảo cho hoạt động sản
xuất liên tục là phải cung ứng những loại vật tư cần thiết
một cách kịp thời trong cả một thời gian dài (tháng, quý,
năm).
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng vật tư:
Ví dụ: Phân tích tình hình cung ứng vật tư trong tháng 6
của một đơn vị như sau:
Nguồn vật tư
Ngày
nhập
Số lg
(tấn)
Đảm bảo nhu cầu
trong tháng
Còn lại không
cần dùng
trong thángSố lg Số ngày
Tồn đầu tháng
Nhập lần 1
Nhập lần 2
1/6
15/6
29/6
60
40
110
60
40
10
12
8
2
-
-
100
Tổng cộng 210 110 22 100
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.1. Phân tích tình hình cung ứng vật tư
Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng vật tư:
Vật tư sử dụng cho hđộng sx bình quân trong một ngày
đêm là 5 tấn thì nhu cầu về vật tư A trong tháng là 150 tấn.
Số tồn đầu tháng là 60 tấn có thể đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh trong 12 ngày, nhưng vì đến ngày 15/6 mới nhập
được vật tư, nên 2 ngày (13 và 14/6) không có vật tư để sx.
Nhập lần thứ 2 vào ngày 29/6, nhưng từ 23-28/6 không
có vật tư để sx(6 ngày).
Vậy do nhập vật tư không kịp thời theo yêu cầu, nên
trong tháng 6 số ngày đảm bảo vật tư chỉ có 22 ngày, còn 8
ngày đơn vị phải ngừng sx. Số lượng vật nhập trong tháng 6
là 210 tấn, vượt nhu cầu 60 tấn, trong khi việc cung ứng vật tư
vẫn chưa kịp thời và hợp lý.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.2. Phân tích tình hình dự trữ vật tư
a.Dự trữ thường xuyên
Là loại dự trữ nhằm mục đích đảm bảo lượng NVL cho sx tiến
hành thường xuyên, liên tục trong điều kiện bình thường.
- Dự trữ thường xuyên tính theo ngày là số ngày đảm bảo
tối thiểu cho sx thường xuyên, liên tục trong điều kiện bình
thường:
tTX = tCK + tcb
Trong đó : tTX : số ngày dự trữ thường xuyên
tCK : chu kỳ cung cấp bình quân
tcb : số ngày chuẩn bị đưa NVL vào sản xuất.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.2. Phân tích tình hình dự trữ vật tư
a.Dự trữ thường xuyên
Chu kỳ cung cấp bình quân được tính theo công thức:
Trong đó : ti : chu kỳ cung cấp cá biệt.
ci : khối lượng NVLcủa từng đợt cung cấp cá biệt
-Dự trữ thương xuyên tính bằng hiện vật là khối lượng
NVLđảm bảo tối thiểu cho sản xuất tiến hành thường xuyên,
liên tục trong điều kiện bình thường:
MTX = tTX x b
Trong đó : b - Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 ngày.
tCK =
∑ ti ci
∑ci
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.2. Phân tích tình hình dự trữ vật tư
b. Dự trữ bảo hiểm
-Dự trữ bảo hiểm tính theo ngày là số ngày bảo hiểm cho
sản xuất khi gặp những bất trắc trong công tác cung ứng,
được xác định bằng công thức:
Trong đó : tBK - số ngày bảo hiểm .
tsh - Tổng số ngày sai hẹn
nSH - Tổng số lần sai hẹn.
tBH =
tSH
nSH
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.2. Phân tích tình hình dự trữ vật tư
b. Dự trữ bảo hiểm
- Dự trữ bảo hiểm tính bằng hiện vật là khối lượng nguyên
vật liệu bảo hiểm khi gặp biến động bất thường trong cung
ứng vật tư:
MBH = tBH x b
Trong đó:
MBH : số lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.2. Phân tích tình hình dự trữ vật tư
c. Dự trữ thời vụ
Được áp dụng trong trường hợp cụ thể do nguồn nguyên
vật liệu khan hiếm và cung ứng theo thời vụ sản xuất, các
doanh nghiệp muốn chủ động sản xuất cần phải có kế hoạch
sự trữ nước, khối lượng dự trữ tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp.
Để phân tích tình dự trữ nguyên vật liệu, phân tích chủ
yếu dùng phương pháp so sánh giữa mức dự trữ thực tế với
mức dự trữ theo kế hoạch dự kiến.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích khối lượng vật tư
Để phân tích, cần xác định chỉ tiêu lượng vật tư dùng cho
sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ.
Lượng vật tư còn lại chưa dùng đến, cuối kỳ kiểm kê
thường có sự chênh kệch không đáng kể.
Lượng vật tư dùng
sản xuất cung cấp
sản phẩm dịch vụ
=
Lượng vật tư cho
sản xuất cung cấp
sản phẩm dịch vụ
-
Lượng vật tư
còn lại chưa hoặc
không dùng đến
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích khối lượng vật tư
Để phân tích mức độ đảm bảo khối lượng vật tư cho sản xuất
cung cấp sản phẩm dịch vụ, cần phải tính hệ số:
Các chỉ tiêu trên cần tính và phân tích cho từng loại vật tư.
Đặc biệt đối với các loại vật tư không thay thế được.
Hệ số đảm bảo vật tư
cho hoạt động sx
=
Lượng vật tư
dự trữ đầu kỳ
+
Lượng vật tư
nhập trong kỳ
Lượng vật tư cần dùng trong kỳ
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích khối lượng vật tư
Để phân tích tình hình sử dụng khối lượng vật tư vào hoạt
động kinh doanh, cần phải xác định mức biến động tuyệt đối
và mức biến động tương đối.
- Mức biến động tuyệt đối
+ Số tương đối:
+ Số tuyệt đối: M = M1 - Mk
Kết quả tính toán cho thấy khối lượng vật tư thực tế sử dụng
so với kế hoạch tăng hay giảm, việc tổ chức cung ứng vật
tư tốt hay xấu.
1001
k
M
M
M
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích khối lượng vật tư
- Mức biến động tương đối
+ Số tương đối:
+ Số tuyệt đối:
Kết quả tính toán trên phản ánh mức sử dụng vật tư vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí.
100
0
1
1
Q
Q
M
M
k
M
0
1
1
Q
Q
MMM k
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sx đơn vị sản phẩm
Khối lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm
trong kỳ chia thành 3 bộ phận chủ yếu:
-Bộ phận cơ bản tiêu dùng để tạo thành thực thể hoặc
trọng lượng tinh của sản phẩm hoàn thành.
-Bộ phận tạo thành phế liệu, dư liệu trong quá trình sản
xuất sản phẩm.
-Bộ phận tạo thành sản phẩm hỏng trong quá trình sản
xuất.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sx đơn vị sản phẩm
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm
được xác định bằng công thức:
Trong đó:
M - Khối lượng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản
phẩm trong kỳ.
Q - Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Q
M
m
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sx đơn vị sản phẩm
Mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm
bao gồm ba bộ phận cấu thành, có thể viết dười dạnh công
thức:
m = k + f + h
Trong đó :
k : Trọng lượng tinh hoặc thực tế của sản phẩm
f : Mức phế liệu, dư liệu bình quân của đơn vị sản phẩm
hoàn thành.
h : Mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản xuất hỏng bình
quân của đơn vị sản phẩm hoàn thành.
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sx đơn vị sản
phẩm
Đối với những loại sản phẩm sản xuất từ nhiều loại
nguyên vật liệu, mức chi phí nguyên vật liệu để sản xuất đơn
vị sản phẩm được xác định bằng công thức:
Có thể phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch mức tiêu
dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm do ảnh
hưởng lần lượt của từng nhân tố sau :
- Mức tiết kiệm NVL cho sản xuất đơn vị sản phẩm:
∆m = m1 – mk = (k1 - kk) + (f1 - fk) + (h1 - hk)
iiiiii phfkpm )(
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sx đơn vị sản phẩm
- Mức tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản
phẩm:
∆mp = ∑mi1pi1 - ∑mikpik
-Do các nhân tố ảnh hưởng như sau:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật
liệu:
∆m(m) = ∑(mi1 - mik) pik
Trong đó, do nhân tố trọng lượng tinh đơn vị sản phẩm:
∆m(k) = ∑(ki1 - kik) pik
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sx đơn vị sản phẩm
Do nhân tố phế liệu bình quân đơn vị sản phẩm
∆m(f) = ∑(fi1 - fik)pik
Do nhân tố phế phẩm bình quân đơn vị sản phẩm :
∆m(h) = ∑(hi1 - hik)pik
-Do ảnh hưởng nhân tố giá thành đơn vị nguyên vật liệu:
∆m(p) = ∑(pi1 - pik)mi1
Tổng hợp:
∆m = ∆m(m) + ∆m(k) + ∆m(f) + ∆m(h) + ∆m(p)
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Để sản xuất ra sản phẩm, các doanh nghiệp phần lớn phải sử
dụng nhiều loai nguyên vật liệu. Do vậy, tổng mức chi phí
nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào các
nhân tố:
- Khối lượng sản phẩm hoàn thành (qi )
- Kết cấu về khối lượng sản phẩm.
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
(mi)
- Đơn giá của nguyên vật liệu (pi)
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Vậy tổng mức chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm
được xác định bằng công thức:
M = ∑qimipi
Để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch về tổng mức chi
phí nguyên vật liệu, trước hết xác định đối tượng phân tích:
∆M = M1 – Mk = ∑qi1mi1pi1 - ∑qikmikpik
Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau:
- Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng và kết cấu về khối
lượng sp: ∆M(q) = ∑(qi1 - qik) mikpik
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
- Do ảnh hưởng của nhân tố định mức tiêu dùng nguyên vật
liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm:
∆M(m) = ∑ qi1 (mi1 - mik) pik
- Do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá nguyên vật liệu xuất kho
cho sản xuất sản phẩm:
∆M(p) = ∑ qi1mi1 (pi1 - pik)
Tổng hợp sự ảnh hưởng của tấ cả các nhân tố trên:
∆M = ∆M(q) + ∆M(m) + ∆M(p)
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích quan hệ giữa kết quả sử dụng nguyên vật liệu
đến kết quả sản xuất
Kết quả sxkd của dn luôn phụ thuộc vào tình hình cung cấp,
dự trữ và sử dụng NVL. Mối quan hệ đó được phản ảnh
qua phương trình kinh tế:
Trong đó: Q: Khối lượng sản phẩm.
Mm : Khối lượng NVLmua vào trong kỳ.
MĐK và MCK: Khối lượng NVLtồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ.
a : mức tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm.
a
MMM
Q CKĐKm
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Vận dụng PP thay thế kiên hoàn ta có mô hình phân tích:
-Xác định đối tượng phân tích:
-Xác định các nhân tố ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng của khối lượng NVL mua vào đến khối lượng sp
sx:
k
CKkĐKkmkCKĐKm
k
a
MMM
a
MMM
QQQQ
1
111
1
k
CKkĐKkmk
k
CKkĐKkm
Mm
a
MMM
a
MMM
Q
1)(
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
+Ảnh hưởng của lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ đến khối
lượng sản phẩm sản xuất:
+Ảnh hưởng của lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ đến
khối lượng sản phẩm sản xuất:
k
CKkĐKkm
k
CKkĐKm
M
a
MMM
a
MMM
Q
ĐK
111)(
k
CKkĐKm
k
CKĐKm
M
a
MMM
a
MMM
Q
CK
11111)(
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
+Ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị
sản phẩm đến khối lượng sản phẩm sản xuất:
-Tổng hợp kết quả phân tích:
±∆Q = ∆QMm + ∆QMĐK + ∆QMCK + ∆QMa
k
CKĐKmCKĐKm
Ma
a
MMM
a
MMM
Q 111
1
111
)(
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Ví dụ : Có tài liệu sau đây về 1 công ty lâm sản:
Yêu cầu: Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sử dụng nguyên
vật liệu với kết quả sản xuất sản phẩm ?
Chỉ tiêu
Kế
hoạch
Thực
Hiện
Chênh lệch
so với KH
1.Khối lượng sản phẩm sx (sp) 1.000 1.200 +200
2.Khối lượng NVL mua vào trong kỳ (m3) 470 455 -15
3.Khối lượng NVL tồn đầu kỳ (m3) 50 50 0
4.Khối lượng NVL tồn cuối kỳ (m3) 20 25 +5
5. Mức tiêu hao NVL cho 1 sản phẩm (m3/sp) 0,5 0,4 -0,1
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
-Đối tượng phân tích:
±∆Q = 1.200 – 1.000 = +200 (sản phẩm)
-Xác định các nhân tố ảnh hưởng:
+Ảnh hưởng của khối lượng nguyên vật liệu mua vào trong kỳ
đến khối lượng sản phẩm sản xuất :
(sp)30000.1970
5,0
2050470
5,0
2050455
)(
MmQ
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
+Ảnh hưởng của lượng tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ đến
khối lượng sản phẩm sản xuất không đổi:
±∆Q(MĐK) = 0 (sản phẩm)
+Ảnh hưởng của lượng tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ đến
khối lượng sản phẩm sản xuất:
(sp)10970960
5,0
2050470
5,0
2550455
)(
MCKQ
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
+Ảnh hưởng của mứa tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị
sản phẩm đến kết quả sản xuất sản phẩm:
(sp)
- Tổng hợp kết quả:
∆Q = (- 30) + (- 10) + 240 = + 200 (sản phẩm)
240960200.1
5,0
2550470
4,0
2550455
)(
MaQ
3.3. Phân tích tình hình sử dụng vật tư
3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vật tư
Phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên
vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Nhận xét:
Qua kết quả trên cho biết khối lượng sản phẩm tăng chủ yếu
do tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm mức tiêu hao nguyên vật
liệu cho 1 đơn vị sản phẩm. Ngoài ra do không đảm bảo
lượng nguyên liệu mua vào nên đã ảnh hưởng đến kết quả
sản xuất là giảm 30 sản phẩm và do để lượng tồn kho cuối
kỳ lớn nên cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất giảm 10
sản phẩm. Trên thực tế khi tiến hành phân tích phải tìm hiểu
kỹ nguyên nhân vì sao không đảm bảo lượng nguyên vật
liệu mua vào và lượng tồn kho cuối kỳ lớn.
The end
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ch_ng_3_pth_kd_sv_0644.pdf