Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Do tỷ lệ sai hỏng cá biệt giảm làm cho giảm 0,2%, là
nguyên nhân chính làm tăng chất lượng sản phẩm sản
xuất năm 2009 (cụ thể là tỷ lệ sai hỏng cá biệt sản phẩm
A giảm từ 5% xuống 2%).
Tuy nhiên, không phải chất lượng tất cả các loại sản phẩm
đều tăng mà còn có sản phẩm B có tỷ lệ sai hỏng cá biệt
tăng, nghĩa là chất lượng sản phẩm B đã giảm so với
năm 2008.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm các nguyên nhân dẫn tới
việc giảm chất lượng của sản phẩm này để có các biện
pháp cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm
sản xuất trong năm tới
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
Phân tích kết quả sản xuất
kinh doanh
Chương 2:
Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của doanh
nghiệp
2.2 Phân tích kết quả sản xuất
2.1 Phân tích môi trường kinh
doanh, thị trường và chiến lược sản
phẩm của DN
2.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp
2.1.2. Phân tích thị trường
2.1.3. Chiến lược kinh doanh
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp luôn diễn ra trong một môi trường nhất
định, ở đó có các mối quan hệ phức tạp luôn mâu
thuẫn với nhau về lợi ích kinh tế, nó có thể sẵn
sàng nẩy sinh những đột biến.
Vì vậy, phân tích môi trường kd phải được tiến hành
thường xuyên để làm căn cứ dự báo những rủi ro
và phát hiện những tiềm năng để kịp thời ứng
phó và khai thác triệt để tiềm năng của môi
trường. Có thể phân môi trường kd thành 2 loại:
- Môi trường vi mô
- Môi trường vĩ mô
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp
Môi trường vi mô:
Bao gồm các yếu tố có liên quan trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Khách hàng: cần phải nắm được những thông tin
từ nhiều phía: Nhu cầu của khách hàng cần thoả
mãn cái gì? Bao nhiêu? Mức giá nào khách hàng
có thể chấp nhận…từ đó có chiến lược kinh
doanh đúng và nghệ thuật phục vụ mềm dẻo để
đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp
Môi trường vi mô:
- Đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu đối thủ cạnh
tranh là đi xác định những đơn vị nào đang sản
xuất kinh doanh những mặt hàng mà doanh
nghiệp đang kinh doanh, những đối thủ nào đang
thâm nhập hoặc chuẩn bị thâm nhập vào thì
trường của doanh nghiệp, tiềm năng của họ ra
sao…..để từ đó có kế hoạch đối phó kịp thời.
- Nhà cung ứng: nghiên cứu đánh giá khả năng
cung ứng vật tư, tính ổn định và khả năng biến
động nguồn vật tư, thái độ của người cung
ứng…để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng
và sử dụng vật tư tiết kiệm.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô: bao gồm 5 yếu tố cơ bản:
+ Dân số: ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu
dùng và từ đó tác động đến phương án sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phát triển kinh tế của đất nước
+ Điều kiện tự nhiên
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Chính trị- xã hội: bản chất của một thể chế chính
trị - xã hội được thể hiện qua hệ thống pháp luật,
các đường lối phát triển thông qua các chủ
trương chính sách của một Nhà nước.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.2. Phân tích thị trường
+ Xác định thái độ người tiêu dùng.
-Xác định kết cấu thị trường và thị trường mục tiêu
của sản phẩm.
Kết cấu thị trường
TT hiện tại
của dn
TT hiện tại
của đối thủ
cạnh tranh
TT không
tiêu dùng
tương đối
TT không
tiêu dùng
tuyệt đối
- Lựa chọn thị trường mục tiêu, người ta thường
dùng phương pháp so sánh thông qua sử dụng phương
pháp lập bảng để chọn một số tiêu thức cơ bản.
+Khả năng sản xuất và cung ứng trên thị trường hiện tại
của doanh nghiệp
+Số cầu của người tiêu dùng về loại sản phẩm của
doanh nghiệp
+ Khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng
+ Thái độ của người tiêu dùng
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
- Phân tích tăng trưởng và khả năng thâm nhập thị
trường
+ Phân tích và lựa chọn các hướng tăng trưởng theo
lĩnh vực kinh doanh
+ Phân tích tác động của khoa học công nghệ với sự
biến động của thị trường
+ Phân tích tác động của sản phẩm thay thế trên thị
trường.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.3. Chiến lược kinh doanh
2.1.3.1. Yêu cầu và căn cứ xây dựng chiến lược kinh
doanh
a.Yêu cầu
- Tăng cường lợi thế cạnh tranh
- Đảm bảo an toàn kinh doanh
- Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương
lai
- Phải có chiến lược dự phòng
- Phải kịp thời nắm bắt thời cơ
- Phải triệt để sử dụng các nguồn lực hiện có và phù hợp
với điều kiện cụ thể.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.3. Chiến lược kinh doanh
2.1.3.1. Yêu cầu và căn cứ xây dựng chiến lược kinh
doanh
b.Căn cứ xây dựng chiến lược:
-Phải căn cứ vào khách hàng
-Phải căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp.
-Phải căn cứ vào đối thủ cạnh tranh.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.3. Chiến lược kinh doanh
2.1.3.2. Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh
a.Chiến lược tổng quát
Phát hiện hướng đi với những mục tiêu chủ yếu. Nội
dung chiến lược tổng quát tập trung vào khả năng sinh lời
và thế lực trên thị trường.
b.Các chiến lược nội bộ bao gồm
-Chiến lược sản phẩm
-Chiến lược giá
-Chiến lược phân phối
-Chiến lược tiếp thị quảng cáo
-Chiến lược thị trường , cạnh tranh….
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.3. Chiến lược kinh doanh
2.1.3.3. Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh
a. Nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược k.doanh
-Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo bao trùm cả dn
-Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi
-Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo quan hệ biện
chứng giữa doanh nghiệp với thị trường về lợi ích.
b.Tiêu chuẩn thẩm định
-Nhóm tiêu chuẩn định lượng: số lượng sản phẩm hàng
hoá, doanh thu, lợi nhuận…
-Nhóm tiêu chuẩn định tính bao gồm: thế lực của doanh
nghiệp trên thị trường, độ an toàn trong kinh doanh, khả
năng thích ứng của chiến lược trên thị trường…..
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.1.3. Chiến lược kinh doanh
2.1.3.4. Phương pháp lựa chọn và quyết định chiến lược
Thông thường người ra dùng phương pháp cho điểm theo
bước:
- Chọn tiêu chuẩn đánh giá (tiêu thức)
- Cho điểm mỗi tiêu chuẩn theo mục đích và tầm quan
trọng của mỗi tiêu chuẩn.
- Chấm điểm từng tiêu chuẩn cho từng phương án.
- So sánh và lựa chọn theo nguyên tắc phương án nào có
tổng số điểm cao nhất thì được chọn. Tuy nhiên cần lưu ý
một số trường hợp.
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh, thị
trường và chiến lược sản phẩm của DN
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng sản xuất
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt
hàng
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.1. Nội dung và ý nghĩa chỉ tiêu phản ánh
a. Nội dung các chỉ tiêu
Khối lượng sản phẩm sx là một chỉ tiêu quan trọng vì chỉ
tiêu này không những cho thấy trình độ lực lượng sxcủa
riêng dn mà còn cả địa phương, khu vực và cả nước.
Các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm sản xuất ở dn:
- Tổng sản lượng đặc trưng cho khối lượng công việc đã
được thực hiện trong kỳ hạch toán.
- Sản lượng hàng hóa đặc trưng cho khối lượng sản phẩm
được sản xuất ra trong kỳ hạch toán.
- Sản phẩm hàng hóa thực hiện đặc trưng cho khối lượng
hàng hóa tiêu thụ trong kỳ hạch toán.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.1. Nội dung và ý nghĩa chỉ tiêu phản ánh
a. Nội dung các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu thường được đánh giá bằng 3 loại thước đo:
- Thước đo hiện vật: biểu hiền bằng số lượng sản phẩm, số
tấn, mét, cái, kg…
- Thước đo bằng giờ lao động: biểu hiện bằng số giờ lao
động định mức để hoàn thành khối lượng sản phẩm.
- Thước đo giá trị: biểu hiện khối lượng sản xuất bằng tiền,
được phản ánh ba chỉ tiêu:
+ Giá trị sản xuất
+ Giá trị hàng hóa
+ Giá trị hàng hóa thực hiện:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.1. Nội dung và ý nghĩa chỉ tiêu phản ánh
a. Nội dung các chỉ tiêu
- Thước đo giá trị:
+ Giá trị sản xuất: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh
toàn bộ kết quả hoạt động sxkd trực tiếp hữu ích của dn
trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
+ Giá trị hàng hóa: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của khối
lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã hoàn thành, có thể
tiêu thụ trên thị trường .
+ Giá trị hàng hóa thực hiện: là chỉ tiêu giá trị sản lượng
hàng hóa mà doanh nghiệp đã tiêu thụ được trên thị
trường.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.1. Nội dung và ý nghĩa chỉ tiêu phản ánh
b. Kết cấu chỉ tiêu về quy mô sản xuất:
- Chỉ tiêu giá trị sản xuất bao gồm 6 yếu tố cầu thành:
+ Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm sx bằng NVL của dn
+ Yếu tố 2: Giá trị chế biến sản phẩm bằng NVL của người
đặt hàng.
+ Yếu tố 3: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp.
+ Yếu tố 4: Giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng.
+ Yếu tố 5: Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ so với đầu kỳ của
sản phẩm dở dang.
+ Yếu tố 6: Giá trị sản phẩm tự chế tự dùng được tính theo
quy định đặc biệt.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.1. Nội dung và ý nghĩa chỉ tiêu phản ánh
b. Kết cấu chỉ tiêu về quy mô sản xuất:
- Chỉ tiêu giá trị hàng hóa: bao gồm yếu tố 1, 2 và 3.
- Chỉ tiêu giá trị hàng hóa tiêu thụ: là giá trị hàng hóa đã tiêu
thụ trong kỳ hạch toán.
- Hệ số sản xuất hàng hóa: phản ánh trong tổng giá trị sản
xuất có bao nhiêu giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
hoàn thành có thể sẵn sàng để tiêu thụ.
- Hệ số tiêu thụ sản phẩm: phản ánh trong tổng giá trị sản
lượng hàng hóa hoàn thành trong kỳ thực sự tiêu thụ
được bao nhiêu.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.1. Nội dung và ý nghĩa chỉ tiêu phản ánh
c. Ý nghĩa của chỉ tiêu phản ánh:
- Là tài liệu cơ sở để tập hợp cho số liệu thống kê theo hệ thống
tài khoản quốc gia, của từng ngành, từng địa phương và toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
- Đánh giá khái quát và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh
quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng và triển vọng của từng dn ngành, địa
phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân về:
+ Đánh giá nhằm xem xét sự tăng trưởng hay suy giảm
+ Nghiên cứu sức sản xuất, quy mô, kết cầu của từng ngành,
doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân
+ Nghiên cứu kết cấu và so sánh về trình độ, quy mô phát triển
sản xuất đối với các nước, khu vực và thế giới.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.2. Phương pháp phân tích
a. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ
tiêu kết quả sản xuất:
- Tiến hành tính toán và so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
của cả 3 chỉ tiêu: giá trị sản xuất , giá trị hàng hóa và giá
trị hàng hóa tiêu thụ bằng số tương đối và số tuyệt đối.
- Nhận xét sự biến động của từng chỉ tiêu
- Nhận xét khái quát các nguyên nhân ảnh hưởng tới 3 chỉ
tiêu trên
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.2. Phương pháp phân tích
b. Đánh giá chỉ tiêu giá trị sản xuất trong mối liên hệ với
chi phí đầu tư:
- Mức chênh lệch tương đối
về giá trị sản xuất:
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
giá trị sản xuất:
Trong đó: Q0, Q1 : là giá trị sản xuất kế hoạch và thực tế
V0, V1 : là chi phí đầu tư cho sản xuất
trong kỳ theo kế hoạch
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
0
1
01
V
V
QQG
100
0
1
0
1
V
V
Q
Q
TQ
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.2. Phương pháp phân tích
c. Đánh giá tính cân đối trong việc thực hiện 3 chỉ tiêu
Hệ số sản xuất hàng hóa (HSX)
Hệ số tiêu thụ hàng hóa (HTT)
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
HSX =
Giá trị sản lượng hàng hóa
Giá trị sản xuất
HTT =
Giá trị hàng hóa thực hiện
Giá trị sản lượng hàng hóa
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.2. Phương pháp phân tích
c. Đánh giá tính cân đối trong việc thực hiện 3 chỉ tiêu
Tiến hành tính toán và so sánh giữa thực tế với kế hoạch 2
hệ số trên và nhận xét ý nghĩa của chỉ tiêu:
- Nếu ∆HSX < 0 : phản ánh sản phẩm dở dang trong quá
trình sản xuất tăng hơn so với kế hoạch.
- Nếu ∆HSX > ngược lại, phản ánh sản phẩm dở dang trong
quá trình sản xuất giảm hơn so với kế hoạch.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
∆HSX =
Giá trị sản lượng
HH thực tế
-
Giá trị sản lượng
HH kế hoạch
Giá trị sản xuất thực tế Giá trị sản xuất kế hoạch
2.2.1. Phân tích về quy mô sản xuất
2.2.1.2. Phương pháp phân tích
c. Đánh giá tính cân đối trong việc thực hiện 3 chỉ tiêu
- Nếu ∆HTT < 0 : phản ánh thành phẩm, hàng hóa tồn kho,
chưa tiêu thụ được trong quá trình lưu thông tăng hơn so
với kế hoạch.
- Nếu ∆HTT > 0 ngược lại
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
∆HTT =
Giá trị HH
thực hiện thực tế
-
Giá trị HH
thực hiện kế hoạch
Giá trị sản lượng
HH thực tế
Giá trị sản lượng
HH kế hoạch
2.2.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng sản xuất
2.2.2.1. Đánh giá tốc độ tăng trưởng của sản xuất
Mức độ thực hiện các mục tiêu chiến lược, giúp chúng ta
đánh giá tốc độ tăng trưởng của sản xuất, quyết định đến
sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp trên thị trường.
Để đánh giá tốc độ tăng trưởng trong sản xuất người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Tốc độ phát triển định gốc: là tốc độ phát triển tính theo kỳ
gốc ổn định, là thời kỳ đánh dấu sự ra đời hay bước
ngoặt kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tốc độ phát triển liên hoàn: là tốc độ phát triển hàng năm
(kỳ) lấy kỳ này so với kỳ trước đó.
- Tốc độ phát triển bình quân: là tốc độ phát triển của cả 1
giai đoạn, nhiều năm (kỳ).
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng sản xuất
2.2.2.1. Đánh giá tốc độ tăng trưởng của sản xuất
Ví dụ: Có tài liệu phân tích giá trị hàng hóa tiêu thụ tại một
doanh nghiệp qua 6 năm như sau:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Giá trị sản xuất 1.000 1.100 1.200 1.150 1.225 1.280
Tốc độ phát triển
định gốc(%)
100 110 120 115 122,5 128
Tốc độ phát triển
liên hoàn(%)
100 110 109 95,8 106,5 104,5
Tốc độ phát triển
bình quân(%)
104,18
2.2.2. Phân tích tốc độ tăng trưởng sản xuất
2.2.2.1. Đánh giá tốc độ tăng trưởng của sản xuất
Sơ đồ vòng đời sản phẩm
D
c b
a
0 t1 t2 t3 t4
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng
Để đánh giá ta có thể sử dụng hai loại thước đo:
- Thước đo hiện vật: dùng so sánh số lượng từng loại sản
phẩm thực hiện so với kế hoạch, nhằm đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch mặt hàng.
- Thước đo giá trị: dùng để đánh giá chung tình hình thực
hiện các mặt hàng chủ yếu. Xác định tỷ lệ (%) hoàn thành
các mặt hàng theo nguyên tắc chung là không được lấy
các mặt hàng vượt kế hoạch để bù đắp cho các mặt hàng
hụt so với kế hoạch. Công thức xác định như sau:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
% Hoàn thành
kế hoạch mặt hàng
=
Giá trị sản xuất các mặt hàng
thực tế tính theo kế hoạch
Giá trị sản xuất kế hoạch các mặt hàng
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng
Ví dụ: Ta có tài liệu về 1 doanh nghiệp như sau:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
Mặt hàng sản xuất
Giá trị sản xuất
(tr.đồng)
% Hoàn
thành
kế hoạchKế hoạch Thực hiện
Theo đơn đặt hàng 860 884 102,8
Sản phẩm A 200 192 96,0
Sản phẩm B 480 512 106,6
Sản phẩm C 180 180 100
Tham gia thị trường - 5
Sản phẩm D - 5
Tổng cộng 860 889
2.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng
Từ bảng số liệu ta có:
Nhận xét:
- Đối với mặt hàng sx kế hoạch theo đơn đặt hàng, dnđã
thực hiện vượt mức kế hoạch là 2,8%. Nhưng tình hình
sx các mặt hàng chủ yếu của dn lại mới chỉ đạt 99,07% là
do mặt hàng A dn mới chỉ đạt 96%. Trong khi đó lại sản
xuất mặt hàng D ngoài KH để tham gia vào thị trường.
- DN cần tìm hiểu nguyên nhân sản phẩm A không hoàn
thành kế hoạch, để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp
để khắc phục kịp thời. Đối với sản phẩm D cần xem xét
tới khối lượng sx ra có khả năng tiêu thụ như thế nào?
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
% Hoàn thành
kế hoạch mặt hàng
=
192 + 480 + 180
=
852
= 99,07 %
860 860
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
Áp dụng đối với DN mà các sản phẩm sản xuất ra có sự
phân biệt về thứ hạng phẩm cấp chất lượng khác nhau.
Ví dụ như: hạt điều loại 1, loại 2; tôm loại 1, loại 2…
a. Phương pháp tỷ trọng:
Tính toán và so sánh tỷ trọng số lượng của từng loại phẩm
cấp trong tổng số lượng của từng loại sản phẩm thực tế
so với kỳ gốc. Từ đó đưa ra nhận xét về chất lượng sản
phẩm.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
b. Phương pháp đơn giá bình quân:
- Áp dụng đối với các loại sản phẩm với điều kiện việc xác
định đơn giá bán sản phẩm tương ứng với chất lượng
sản phẩm sản xuất.
- Để phân tích chất lượng sản phẩm ta sử dụng chỉ tiêu đơn
giá bình quân
- Chỉ tiêu này được tính riêng cho từng loại sản phẩm. Chất
lượng sản phẩm tăng lên thì đơn giá bán càng tăng và
ngược lại.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
b. Phương pháp đơn giá bình quân:
Trong đó:
i – Các phẩm cấp chất lượng
Qi – Khối lượng sản phẩm sx
theo từng loại phẩm cấp chất lượng
Pi – Đơn giá bán của từng loại phẩm cấp chất lượng
Tiến hành tính toán và so sánh đơn giá bình quân của từng
loại sản phẩm giữa thực tế với kế hoạch. Căn cứ vào kết
quả tính toán cụ thể để nhận xét về chất lượng sản xuất
sản phẩm trong kỳ.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
i
ii
Q
PQ
P
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
b. Phương pháp đơn giá bình quân:
Đơn giá bán kế hoạch
(tính cho từng sản phẩm):
Đơn giá bán thực tế
(tính cho từng sản phẩm):
So sánh:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
0
00
0
i
ii
Q
PQ
P
1
11
1
i
ii
Q
PQ
P
01 PPP
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
b. Phương pháp đơn giá bình quân:
: phản ánh chất lượng sx sp đó đã được
nâng cao hơn so với kế hoạch.
: phản ánh chất lượng sx sp đó đã
giảm đi so với kế hoạch.
Ảnh hưởng của việc thay đổi chất lượng sản phẩm sản xuất
đến giá trị sản xuất :
Lượng (tăng giảm) giá trị sản xuất do thay đổi chất lượng
sản phẩm sản xuất là thành tích (khuyết điểm).
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
001 PPP
001 PPP
011)( PPQG P
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
c. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân:
Phương pháp này cũng có ưu nhược điểm và cơ sở
tương tự như phương pháp đơn giá bình quân.
Trong đó:
- Hệ số phẩm cấp bình quân
PM – Đơn giá kế hoạch của sản phẩm có chất lượng cao
nhất (sản phẩm loại 1)
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
Mi
ii
PC
PQ
PQ
H
PCH
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
c. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân:
hệ số này càng gần 1 thì chất lượng sản phẩm
càng cao và bằng 1 thì tất cả các sản phẩm đều là loại 1.
Hệ số phẩm cấp
bình quân theo kế hoạch:
Hệ số phẩm cấp
bình quân kỳ thực tế:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
1PCH
Mi
ii
PC
PQ
PQ
H
0
00
0
Mi
ii
PC
PQ
PQ
H
1
11
1
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
c. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân:
: chất lượng sản phẩm sản xuất
tăng so với kế hoạch
: chất lượng sản phẩm sản xuất
giảm so với kế hoạch
: Doanh nghiệp sản xuất hoàn
thành kế hoạch chất lượng sản phẩm
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
0
0
0
01
PC
PC
PC
PCPCPC
H
H
H
HHH
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.1. Phân tích chất lượng sản phẩm thông qua thứ
hạng chất lượng sản phẩm
c. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân:
- Xác định được ảnh hưởng của việc thay đổi chất lượng
sản phẩm đối với kết quả sản xuất (giá trị sản xuât).
Các nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới chất lượng sp:
- Nguyên nhân về tổ chức quản lý…
- Nguyên nhân về tổ chức sx, công nghệ sx…
- Nguyên nhân về sử dụng các yếu tố của quá trình sx…
- Nguyên nhân khách quan khác…
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
011)( PCPCMH HHPQG PC
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong quá trình sản
xuất không thể tránh khỏi việc tạo ra các sản phẩm hỏng.
Có thể phân loại sp hỏng thành 2 loại:
- Sản phẩn hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm
có sai sót về mặt kỹ thuật, nhưng những sai sót đó có thể
sửa chữa được, đồng thời chi phí sửa chữa đó phải nhỏ
hơn chi phí để chế tạo sản phẩm mới.
- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: là những sản
phẩm có sai sót về mặt kỹ thuật, nhưng những sai sót đó
không thể sửa chữa được, hoặc có thể sửa chữa được
nhưng chi phí sửa chữa lớn hơn chi phí chế tạo sản
phẩm mới.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
a. Đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất đối với từng
loại sản phẩm:
Để đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất của từng loại
sản phẩm người ta có thể dùng chỉ tiêu bằng 2 thước đo:
- Thước đo hiện vật:
- Thước đo giá trị:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
Tỷ trọng sản phẩm
hỏng cá biệt
=
Số lượng sản phẩm hỏng
x 100
Tổng số lượng sản phẩm sản xuất
Tỷ lệ sai hỏng
cá biệt
=
Chi phí về sản phẩm hỏng
x 100
Giá thành sản xuất sản phẩm
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
Tỷ lệ sai hỏng cá biệt
ti – Tỷ lệ sai hỏng cá biệt sp i
Chi – Chi phí về sản phẩm hỏng
của sản phẩm i
zi – Giá thành sản xuất sản phẩm i
Chi – đây bao gồm chi phí về sản xuất sản phẩm hỏng
không sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm
hỏng
- So sánh 2 chỉ tiêu này giữa kỳ thực tế và kỳ gốc để đánh
giá tình hình chất lượng từng loại sản phẩm của doanh
nghiệp.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
100
i
hi
i
z
C
t
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
b. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm của toàn doanh
nghiệp
Tỷ lệ sai hỏng bình quân
Chỉ tiêu này càng nhỏ sẽ thể hiện chất lượng sản phẩm
chung của toàn doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
Tỷ lệ sai hỏng
bình quân
=
Tổng chi phí về sản phẩm hỏng
x 100
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm
100100
ii
iii
i
hi
SH
zq
tzq
Z
C
T
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
b. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm của toàn dn
Đối tượng phân tích là:
- Nếu < 0 : nghĩa là tỷ lệ sai hỏng bình quân giảm so với kỳ
trước, thể hiện chất lượng sản phẩm sản xuất kỳ này
tăng lên so với kỳ trước.
- Nếu > 0 : nghĩa là tỷ lệ sai hỏng bình quân tăng so với kỳ
trước, thể hiện chất lượng sản phẩm sản xuất kỳ này
giảm đi so với kỳ trước.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
100100
00
000
11
111
01
ii
iii
ii
iii
SHSHSH
zq
tzq
zq
tzq
TTT
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
b. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm của toàn dn
Xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thay đổi
của tỷ lệ sai hỏng bình quân:
- Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản lượng sản phẩm sản
xuất:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
100100
00
000
11
011
)(
ii
iii
ii
iii
KCSH
zq
tzq
zq
tzq
T
0
11
011
100 SH
ii
iii
T
zq
tzq
0)( KCSHT 0)( KCSHT0)( KCSHT
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
b. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm của toàn dn
- Ảnh hưởng của tỷ lệ sai hỏng cá biệt:
- Tổng hợp kết quả phân tích:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
100100
11
011
11
111
)(
ii
iii
ii
iii
tiSH
zq
tzq
zq
tzq
T
100
11
011
1
ii
iii
SH
zq
tzq
T
)()( tiSHKCSHSH TTT
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
b. Đánh giá chung chất lượng sản phẩm của toàn dn
Trên cơ sở số liệu tính toán được, tiến hành nhận xét thực
chất việc tăng (giảm) chất lượng sản phẩm sản xuất toàn
doanh nghiệp là do nhân tố nào gây nên và đề xuất sơ bộ
các biện pháp cải tiến cho kỳ sau…
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản
xuất có thể do:
- Quy trình kỹ thuật…
- Chất lượng nguyên vật liệu…
- Tình trạng máy móc thiết bị…
- Trình độ, ý thức của người lao động…
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
• Ví dụ: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm sản xuất
của doanh nghiệp qua tài liệu sau:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
SP
Năm 2008 (tr.đồng) Năm 2009 (tr.đồng)
Tổng CPSX CP về sp hỏng Tổng CPSX CP về SP hỏng
A 1.000 50 1.000 20
B 5.000 100 4.000 100
∑ 6.000 150 5.000 120
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
• Từ số liệu bảng trên, ta có bảng phân tích sau:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
SP
Tổng CPSX
CP về sp
hỏng
Tỷ lệ
sai hỏng
cá biệt
Tỷ lệ
sai hỏng
bình quân
∑qi0.zi0 ∑qi1.zi1 Chi1 Chi0 ti1(%) ti0(%) TSH1 TSH0
A 1.000 1.000 50 20 5 2
B 5.000 4.000 100 100 2 2,5
Cộng 6.000 5.000 150 120 2,5 2,4
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
Đối tượng phân tích là:
Tỷ lệ sai hỏng bình quân toàn doanh nghiệp năm 2009 giảm
1% so với năm 2008, cho thấy chất lượng sản phẩm sản
xuất tăng lên so với năm 2008. Đây là kết quả từ sự ảnh
hưởng của 2 nhân tố:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
%1,0%5,2%4,201 SHSHSH TTT
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
- Ảnh hưởng của kết cấu sản lượng sản phẩm sản xuất:
- Ảnh hưởng của tỷ lệ sai hỏng cá biệt:
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
0
11
011
)( 100 SH
ii
iii
KCSH T
zq
tzq
T
%1,0%5,2%6,2
%5,2100
000.5
%2000.4%5000.1
)(
KCSHT
100
11
011
1)(
ii
iii
SHtiSH
zq
tzq
TT
%2,0%6,2%4,2)( tiSHT
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
Tổng hợp kết quả tính toán:
Nhận xét:
= - 0,1%, phản ánh chất lượng sản phẩm sản xuất
toàn doanh nghiệp năm 2009 đã tăng lên so với năm
2008. Tuy nhiên khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng lại
có xu hướng khác.
Do kết cấu sản lượng sản phẩm sản xuất có sự thay đổi đã
làm cho tỷ lệ sai hỏng bình quân tăng 0,1%, phản ánh
chất lượng sản phẩm sản xuất toàn doanh nghiệp năm
2009 giảm đi so với năm 2009.
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
%1,0%2,0%1,0)()( tiSHKCSHSH TTT
SHT
2.2.4. Phân tích chất lượng sản phẩm
2.2.4.2. Phân tích chất lượng sp bằng chỉ tiêu sp hỏng
Do tỷ lệ sai hỏng cá biệt giảm làm cho giảm 0,2%, là
nguyên nhân chính làm tăng chất lượng sản phẩm sản
xuất năm 2009 (cụ thể là tỷ lệ sai hỏng cá biệt sản phẩm
A giảm từ 5% xuống 2%).
Tuy nhiên, không phải chất lượng tất cả các loại sản phẩm
đều tăng mà còn có sản phẩm B có tỷ lệ sai hỏng cá biệt
tăng, nghĩa là chất lượng sản phẩm B đã giảm so với
năm 2008.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm các nguyên nhân dẫn tới
việc giảm chất lượng của sản phẩm này để có các biện
pháp cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm
sản xuất trong năm tới…
2.2. Phân tích kết quả sản xuất
SHT
The end
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ch_ng_2_pth_kd_sv_7291.pdf