Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Đối tượng và phương pháp

c.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và ppphân tích Các chỉ tiêu được lựa chọn phải phản ánh được đầy đủ , toàn diện và đảm bảo chất lượng. Phương pháp áp dụng phải tuỳ thuộc và phương tiện và trình độ của người phân tích. d.Viết báo cáo và tổ chực hội nghị phân tích KD Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá về thực trạng và tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh được thuyết minh và mô tả bằng bảng biểu và đồ thị. Đồng thời báo cáo phân tích phải đưa ra được những giải pháp khắc phục và định hướng phát triểntrong thời gian tiếp theo và phải được góp ý kiến của hội nghị.

pdf48 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10971 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Đối tượng và phương pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhập môn Phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh Số tín chỉ: 3 (45 tiết: 35 tiết lý thuyết, 5 tiết bài tập, 5 tiết bài tập lớn) Mục tiêu, yêu cầu môn học: - Kiến thức: trang bị những kiến thức cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh. - Kỹ năng: sv có khả năng tổng hợp, phân tích các yếu tố nguồn lực (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) và kết quả sxkd của 1 đơn vị sản xuất. Phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung gồm 6 chương: - Đối tượng và phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp - Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất - Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.3. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh: Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh là những kết quả kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các nhân tố kinh tế. Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, như: mua hàng, bán hàng, sản xuất hàng hóa hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.2. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào kết quả thực hiện các định hướng, các mục tiêu, các kế hoạch hoặc so sánh kết quả kinh doanh của các kỳ trước đó nhằm xác định xu thế biến động của các kết quả kinh doanh. Trong phân tích hoạt động kinh doanh cần phân biệt chỉ tiêu với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu có nội dung kinh tế tương đối ổn định, như: doanh thu bán hàng, tổng lợi nhuận... còn trị số của chỉ tiêu luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm cụ thể. 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.3. Nội dung và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.3.1. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh - Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về nguồn lực (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ lệ...) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.3. Nội dung và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.3.2. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm các nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó - Đề xuất giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hoạt động k.doanh 1.1.4.1. Khái niệm nhân tố Nhân tố là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả nhất định cho hiện tượng và quá trình kinh tế. 1.1.4.2. Phân loại nhân tố Theo nội dung kinh tế bao gồm: - Nhân tố thuộc điều kiện kinh doanh (lao động, vật tư, tiền vốn); các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. - Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh, các nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng đến sản xuất tiêu thụ từ đó ảnh hưởng đến tài chính. 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hoạt động k.doanh 1.1.4.2. Phân loại nhân tố  Theo tính tất yếu của nhân tố bao gồm: - Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến hđộng k.doanh tuỳ thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. - Nhân tố khách quan là những nhân tố phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu ngoài sự chi phối của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh  Theo tính chất của nhân tố bao gồm: - Nhân tố số lượng là những nhân tố phản ánh quy mô, điều kiện hoạt động kinh doanh - Nhân tố chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu suất hoạt động kinh doanh. 1.1. Đối tượng và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hoạt động k.doanh 1.1.4.2. Phân loại nhân tố Theo xu hướng tác động của các nhân tố phân ra: - Nhân tố tích cực là những nhân tố có tác động tốt, hay làm tăng độ lớn của kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Nhân tố tiêu cực là những nhân tố có tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết qủa hoạt động kinh doanh. 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh 1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết 1.2.3. Phương pháp loại trừ 1.2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn 1.2.3.2. Phương pháp số chênh lệch 1.2.4. Phương pháp tương quan hồi quy 1.2.4.1. Phương pháp hồi quy đơn 1.2.4.1. Phương pháp hồi quy bội 1.2.5. Phương pháp liên hệ 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động k.doanh chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong PTKD. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây: a) Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) - Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng... 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh b) Ðiều kiện so sánh: Chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. Điều kiện của chỉ tiêu so sánh về mặt thời gian: - Phản ánh cùng nội dung kinh tế. - Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính. - Phải cùng một đơn vị đo lường. Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh b) Ðiều kiện so sánh: Ví dụ: Nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của 2 DN A và B. DN A có lợi tức là 100 triệu đồng và DN B là 50 triệu đồng. c) Kỹ thuật so sánh: - So sánh bằng số tuyệt đối: là việc so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh c) Kỹ thuật so sánh: - So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: - So sánh bằng số tương đối: + Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh - So sánh bằng số tương đối: + Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ: Ví dụ: Phân tích chi phí tiền lương của công nhân viên bán hàng giữa thực hiện với kế hoạch đặt trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại một DN với số liệu thu thập như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện 1. Chi phí lương (tr.đồng) 100 110 2. Doanh thu tiêu thụ (tr.đồng) 1.000 1.200 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh Sau khi tính toán ta được bảng số liệu như sau: * So sánh mức biến động tuyệt đối: - So sánh số tuyệt đối về Tổng quỹ lương thực tế so với kế hoạch 110 trđ - 100 trđ = 10 triệu đồng - So sánh số tuyệt đối về chỉ tiêu doanh thu giữa thực tế và kế hoạch ta có: 1200 trđ - 1000 trđ = 200 trđ. Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh Mức % 1. Chi phí lương (tr.đồng) 100 110 +10 10 2. Doanh thu tiêu thụ (tr.đồng) 1.000 1.200 +200 20 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh * So sánh theo số tương đối: - Số tương đối hoàn thành kế hoạch quỹ lương là: - Số tương đối hoàn thành kế hoạch doanh thu là: Như vậy so sánh theo số tương đối thì: - Tổng quỹ lương tăng 10% - Tổng doanh thu tiêu thụ tăng 20% Nếu xét riêng chỉ tiêu chi phí lương thực tế so với kế hoạch DN đã vượt chi 10% tương ứng 10 tr.đồng. %110100 100 110  %120100 1000 1200  1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh Nếu xét chỉ tiêu tổng quỹ lương trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ trong năm cho ta thấy, tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ nhanh hơn tốc độ tăng chi phí lương là 10%(120% - 110%). Mức biến động chi phí lương = 110trđ - 100trđ x120% = 110 - 120 = -10 trđ Như vậy kết quả mức độ biến động tương đối có điều chỉnh trên cho ta thấy, so với kế hoạch, thực tế số tiền đã tiết kiệm được trong chi trả lương là 10 triệu đồng. Qua đây mới cho ta thấy rõ được thực chất tình hình chi trả lương của DN. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh * So sánh theo số tương đối: + Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu. Ví dụ: Có t.liệu ptích về kết cấu lao động ở 1 DN như sau: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tổng số công nhân viên 1000 100% 1200 100% Trong đó: - Công nhân sx 900 90% 1020 85% - NV quản lý 100 10% 180 15% 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh * So sánh theo số tương đối: + Số tương đối kết cấu: Như vậy cùng với sự biến động của tổng số công nhân viên thì kết cấu lao động cũng thay đổi, tỷ trọng công nhân sản xuất giảm từ 90% xuống còn 85%, tỷ trọng nhân viên quản lý tăng từ 10 lên 15%. Xu hướng thay đổi này không tạo điều kiện tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh * So sánh theo số tương đối: + Số tương đối động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh * So sánh theo số tương đối: + Số tương đối động thái: Ví dụ: Có tài liệu về doanh thu tại 1 DN như sau: Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 - Doanh thu ( tr.đồng) 1000 1200 1380 1518 1593,9 - Số t.đối động thái kỳ gốc cố định - 120% 138% 151,8% 159,39% - Số t.đối động thái kỳ gốc liên hoàn - 120% 115% 110% 105% 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.1. Phương pháp so sánh * So sánh theo số tương đối: + Số tương đối động thái: - Như vậy doanh thu qua các năm của DN đều tăng so với năm 1999, điều này cho thấy quy mô của DN có mở rộng, tuy nhiên tốc độ phát triển của DN có xu hướng chậm dần qua các năm. - So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tương đối, nó biểu hiện tính chất và đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung nào đó có cùng một tính chất. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Ví dụ: Trong phân tích giá thành, chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm thường được chi tiết theo các khoản mục giá thành. Trong phân tích tiêu thụ, doanh số tiêu thụ (hay giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện) được chi tiết theo doanh số từng mặt hàng- những bộ phận cấu thành doanh số đó… 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết -Chi tiết theo thời gian: Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh. Tuỳ đặc tính quá trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và tuỳ mục đích phân tích…..khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian và chỉ tiêu phải chi tiết cho phù hợp. Ví dụ: Trong sản xuất công nghiệp, có thể chi tiết sản lượng, sản xuất theo tháng, quý trong năm hoặc tuần kì trong tháng để nghiên cứu tính đều đặn của sản xuất 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.2. Phương pháp phân tích chi tiết -Chi tiết theo địa điểm: Phân xưởng, đội, tổ…thực hiện các kết quả kinh doanh trong các trường hợp sau: Một là, đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ. Hai là, phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Ba là, khai thác các khả năng tiền tàng về sử dụng vật tư lao động, tiền vốn, đất đai…trong kinh doanh. 1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Ta có thể sử dụng 2 phương pháp sau: - Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp số chênh lệch 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ 1.2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn Xác định ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Các nguyên tắc khi sử dụng phương pháp: - Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng - Lần lượt thay thế, nhân tố số lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất lượng. - Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ 1.2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: A = a . b . c Kỳ phân tích: A1 = a1.b1.c1 Kỳ gốc là: A0 = a0.b0.c0 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ 1.2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. ΔA = A1 - A0 Bước 2: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp. Thế lần 1: a1.b0.c0 Thế lần 2: a1.b1.c0 Thế lần 3: a1.b1.c1 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ 1.2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn Bước 3: Xác định các nhân tố ảnh hưởng + Ảnh hưởng của nhân tố a: ΔAa = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b: ΔAb = a1.b1.c0 - a1.b0.c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c: ΔAc = a1.b1.c1 - a1.b1.c0 Bước 4: Tổng hợp kết quả Tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố: ΔA = ΔAa + ΔAb + ΔAc Bước 5: Phân tích kết quả 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ 1.2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn 1.2.3.2. Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Bước 2 và 3 của PP thay thế liên hoàn được thay thế bằng 1 bước: + Ảnh hưởng của nhân tố a: ΔAa = (a1-a0) .b0.c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b: ΔAb = a1.(b1 -b0) .c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c: ΔAc = a1.b1.(c1-c0) 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ Ví dụ: Phân tích doanh thu trong mối quan hệ với khối lượng và giá cả của 1 loại sản phẩm tiêu thụ: Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu qua 2 năm TT Chỉ tiêu Năm trước Năm nay So sánh 1 Doanh thu bán hàng (1000đ) 100.000 120.000 +20.000 2 Khối lượng tiêu thụ (sp) 1.000 1.250 +250 3 Giá bán đơn vị (1000đ) 100 96 - 4 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ Từ bảng số liệu trên, ta tính toán được bảng như sau: Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Chênh lệch Mức Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng (1000đ) 100.000 120.000 +20.000 + 20 Khối lượng tiêu thụ (sp) 1.000 1.250 +250 + 25 Giá bán đơn vị (1000 đồng) 100 96 - 4 - 4 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ Ta có phương trình kinh tế: Doanh thu = Khối lượng tiêu thụ x Giá bán đơn vị D = Q x g Ta có: D1 = Q1 x g1 và D0 = Q0 x g0 Đối tượng phân tích: D = D1 – D0 = 120.000 - 100.000 = +20.000 (nghìn đồng) - Các nhân tố ảnh hưởng: + Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ Q D(Q) = Q1.g0 – Q0.g0 =1.250x100-100.000= +25.000(ngđ) + Do ảnh hưởng nhân tố giá bán đơn vị g D(g) = Q1.g1 – Q1.g0 =1.250x96-1.250x100= - 5.000 (ngđ) 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ - Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố ΔD = ΔDQ + ΔDg =25.000+(-5.000)=+20.000(ngđ) Nhận xét: Doanh thu năm nay tăng so với năm trước 20 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 20%. Việc tăng doanh thu là kết quả của hai nhân tố ảnh hưởng: + Do khối lượng tiêu thụ năm nay tăng 25% tương ứng với mức tăng là 250 sản phẩm so với năm ngoái khiến cho doanh thu của doanh nghiệp tăng 25 triệu đồng. Nguyên nhân có thể là doanh nghiệp đã tổ chức và quản lý tốt công tác tiêu thụ, maketing sản phẩm… Đây là một thành tích của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để phát huy thành tích này. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.3. Phương pháp loại trừ + Do giá bán đơn vị sản phẩm trong năm nay giảm 4% so với năm trước, tương ứng với mức giảm là 4 nghìn đồng/sp khiến cho doanh thu của doanh nghiệp giảm 5 triệu đồng. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp giảm được giá thành sản xuất sản phẩm nên đã hạ giá bán sản phẩm - đây là một thành tích của doanh nghiệp; việc hạ giá bán có thể là do chất lượng sản phẩm giảm sút – đây là một khuyết điểm của doanh nghiệp… Doanh nghiệp cần đi sâu tìm hiểu kỹ các nguyên nhân là thành tích hay khuyết điểm để từ đó có các biện pháp phù hợp… 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.4. Phương pháp tương quan hồi quy 1.2.4.1. Phương pháp hồi quy đơn 1.2.4.1. Phương pháp hồi quy bội 1.2.5. Phương pháp liên hệ Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau giữa các mặt, các bộ phận... Để lượng hoá các mối quan hệ đó, trong phân tích k.doanh sử dụng các cách liên hệ: - Liên hệ cân đối có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh: Giữa tổng số vốn và tổng số nguồn vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu với chi ...Mối liên hệ cân đối vốn có về lượng của các yếu tố... dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa các mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. 1.2. Các phương pháp phân tích HĐKD chủ yếu 1.2.5. Phương pháp liên hệ - Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Có thể phân thành 2 loại quan hệ chủ yếu: + Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá bán, giá thành... Trong những trường hợp này các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào: giá bán tăng (hoặc giá thành giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng... + Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng - Liên hệ phi tuyến: là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn luôn biến đổi. 1.3. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh của DN 1.3.1. Khái quát chung về tổ chức phân tích HĐKD Tổ chức phân tích là vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ ra những sai lầm và tìm biện pháp sửa chữa thiếu sót trong kinh doanh. Tổ chức phân tích có thể quy về những loại công việc chủ yếu như : a. Lựa chọn cách kết hợp với các loại hình phân tích phù hợp với mục tiêu và nội dung phân tích. b. Tổ chức lượng cán bộ và phương tiện thực hiện mục tiêu phân tích đã nêu. c. Xây dựng quy trình tổ chức phân tích phù hợp với mục tiêu và lực lượng cùng các điều kiện hiện có. 1.3. Tổ chức phân tích HĐKD của DN 1.3.2. Các loại hình phân tích HĐKD Để quản lý kinh doanh, cần kết hợp nhiều loại hình phân tích. Trong tổ chức phân tích, cần biết cặn kẽ ý nghĩa và đặc tính của từng loại hình. a) Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh Căn cứ theo thời điểm của kinh doanh thì phân tích chia làm ba hình thức: - Phân tích trước khi kinh doanh - Phân tích trong kinh doanh - Phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh doanh 1.3. Tổ chức phân tích HĐKD của DN 1.3.2. Các loại hình phân tích HĐKD b) Căn cứ theo thời điểm lập báo cáo -Phân tích thường xuyên -Phân tích định kỳ c) Căn cứ theo nội dung phân tích -Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp -Phân tích chuyên đề Việc đạt ra nội dung phân tích phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của quá trình quản lý sản xuất kinh doanh đề ra. Vì vậy cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn thích hợp các loại hình phân tích có hiệu quả thiết thực nhất. 1.3. Tổ chức phân tích HĐKD của DN 1.3.3. Quy trình tổ chức phân tích hoạt động k.doanh a.Lập kế hoạch phân tích hoạt động kinh doanh Xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. b.Sưu tầm và kiểm tra tài liệu Ngoài tài liệu về kế hoạch, thống kê, báo cáo kế toán- tài chính….còn phải sưu tầm các tài liệu liên quan như: các văn bản pháp quy, nghị quyết đại hội Đảng, các báo cáo tổng kết….Đồng thời phải tiến hành kiểm tra các tài liệu theo cách: - Kiểm tra tính pháp lý của tài liệu - Kiểm tra tính logic - Kiểm tra độ chính xác về nội dung 1.3. Tổ chức phân tích HĐKD của DN 1.3.3. Quy trình tổ chức phân tích hoạt động k.doanh c.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và pp phân tích Các chỉ tiêu được lựa chọn phải phản ánh được đầy đủ , toàn diện và đảm bảo chất lượng. Phương pháp áp dụng phải tuỳ thuộc và phương tiện và trình độ của người phân tích. d.Viết báo cáo và tổ chực hội nghị phân tích KD Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá về thực trạng và tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh được thuyết minh và mô tả bằng bảng biểu và đồ thị. Đồng thời báo cáo phân tích phải đưa ra được những giải pháp khắc phục và định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo và phải được góp ý kiến của hội nghị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfch_ng_1_pth_kd_sv_3764.pdf