Bài giảng Phân tích chi phí – lợi ích (cost benefit analysis – cba)

3. Giúp cho việc thực hiện dự án hiệu quả hơn, khả thi hơn Một dự án thực hiện CBA trước khi thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao hơn, khả thi hơn so với dự án không thực hiện CBA hay chỉ thực hiện FA(phân tích tài chính), ECA(phân tích hiệu quả chi phí). CBA xem xét tất cả các giá trị của chi phí, lợi ích phát sinh trong từng giai đoạn của dự án. 4. Giúp thay đổi hành vi CBA xem xét tới tất cả các biến dạng thị trường, tác động ngoại ứng, vì thế có thể giúp thay đổi hành vi của cá nhân, doanh nghiệp.

ppt37 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 21378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phân tích chi phí – lợi ích (cost benefit analysis – cba), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH (COST BENEFIT ANALYSIS – CBA) Giảng viên: Phạm Hương Giang Khoa Kinh tế Quốc tế - Đại học Ngoại Thương * PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH I. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích III. Các vấn đề trong phân tích Chi phí – lợi ích IV. Ý nghĩa của công cụ CBA * I. Khái niệm phân tích chi phí – lợi ích 1. Lịch sử sử dụng CBA Năm 1667, William Petty thiết lập các chương trình chống dịch bệnh ở London, sử dụng CBA Ở Mỹ, chính phủ Mỹ chính thức chấp nhận sử dụng CBA cho công tác của chính quyền từ 1902 và bắt buộc sử dụng cùng với Đạo luật kiểm soát lũ (Flood control act) năm 1936. Ở Canada, CBA chưa được thừa nhận về mặt pháp lý để có thể sử dụng cho các cơ quan Nhà nước ở cấp liên bang và tỉnh. Từ những năm 1990s đến nay, CBA đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và vẫn còn tiếp tục phát triển * 2. Khái niệm CBA Frances Perkins: “Phân tích kinh tế, còn gọi là CBA, là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, … được sử dụng chủ yếu bởi các Chính phủ và các cơ quan Quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không” (Frances Perkins, 1994). Boardman: “CBA là một phương pháp đánh giá chính sách mà phương pháp này lượng hóa bằng tiền giá trị của tất cả các kết quả của chính sách đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội nói chung. Lợi ích xã hội ròng (NSB = B-C) là thước đo giá trị của chính sách” (Boardman, Greenbreg, D., Vining, A. , Weimer (1996). Phân tích chi phí – lợi ích: Lý thuyết và thực hành, xuất bản lần 2. Prentice Hall. New York. Chương 1) * 2. Khái niệm CBA Khái niệm CBA: Phân tích chi phí – lợi ích là công cụ xác định và so sánh chi phí và lợi ích của một chương trình, chính sách, dự án để đánh giá chương trình, chính sách, dự án làm tăng hay giảm phúc lợi kinh tế của xã hội. Ví dụ: Lựa chọn dự án nào? * 2. Khái niệm CBA Tóm lại: (1) CBA là một công cụ đánh giá các chương trình, dự án; (2) CBA xem xét đến tất cả các lợi ích và chi phí (có giá thị trường và cũng có thể không có giá thị trường); (3) CBA quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế (chương trình hay dự án có đem lại phúc lợi cho xã hội không?) (4) CBA xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung. * 3. Vai trò của CBA CBA có vai trò cung cấp thông tin giúp người ra quyết định trong việc lựa chọn dự án. => Tại sao phải lựa chọn dự án mà không thực hiện tất cả các dự án ? * 4. Các loại CBA (1) CBA được thực hiện tại thời điểm A1 - thời điểm trước khi thực hiện dự án: Ex ante CBA. (2) CBA được thực hiện tại thời điểm B1 - thời điểm khi dự án kết thúc: Ex post CBA. (3) CBA được tiến hành tại các thời điểm C, D,… là khoảng giữa khi dự án đang thực hiện: Middle CBA. (4) Nếu thực hiện kết hợp cả Ex ante CBA và Ex Post CBA là Comparative CBA: Với cách này, cần thực hiện CBA hai lần, 1 lần trước khi bắt đầu thực hiện dự án, 1 lần sau khi dự án kết thúc sau đó so sánh kết quả của Ex post CBA với Ex ante CBA. * 5. Phân biệt CBA và Phân tích tài chính (Financial Analysis – FA) * II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích 1. Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết Nhận dạng vấn đề: đó là việc nhận định tình hình hiện tại và xác định mục tiêu mong muốn đạt được. Sau khi nhận dạng vấn đề cần phải xác định các phương án để có thể làm thu hẹp khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn. Ví dụ: Phân tích chi phí - lợi ích dự án thủy điện Sơn La. * II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích 2. Nhận dạng các lợi ích và chi phí của mỗi phương án Trên phạm vi toàn xã hội, nguyên tắc chung là tính tất cả các lợi ích và chi phí bất kể ai là người nhận lợi ích hoặc trả chi phí. Ví dụ: Phân tích chi phí - lợi ích dự án thủy điện Sơn La. * II. Các bước tiến hành trong phân tích Chi phí – lợi ích 3. Tính toán các lợi ích và chi phí của mỗi phương án Ở bước thứ ba này, cần cố gắng tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án. Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị tài chính (giá thị trường), một số có thể có giá trị kinh tế thực (giá thị trường đã điều chỉnh các biến dạng thị trường) và một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả. Các phương pháp riêng để đánh giá, tính toán các lợi ích và chi phí (chương 4) * 4. Thể hiện các dòng lợi ích và chi phí theo thời gian trên bảng lợi ích chi phí Ví dụ: Một dự án đầu tư số vốn ban đầu là 5000 $, dự tính vận hành trong 5 năm, lợi nhuận thu được mỗi năm là 5000$; chi phí vận hành mỗi năm là 1000$. Kết thúc dự án sẽ thanh lý, giá trị thanh lý là 3000$. Lập bảng thể hiện dòng lợi ích và chi phí của dự án? * 4. Thể hiện các dòng lợi ích và chi phí theo thời gian trên bảng lợi ích chi phí 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án Tỷ lệ chiết khấu là Tỷ lệ phần trăm của lãi suất lũy tích dùng để điều chỉnh để đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương. Sau khi xác định được tỷ lệ chiết khấu người ta sẽ tính toán một số chỉ tiêu để phục vụ cho việc đánh giá dự án: NPV; BCR; IRR. * 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án (1) Giá trị tương lai (FV – Future Value) Công thức tổng quát: FVn = PV*(1+r)n Trong đó: (1+r)n là Giá trị tương lai của 1 đồng với thời gian n giai đoạn; r là tỷ lệ chiết khấu mỗi giai đoạn. Ví dụ 1: Tính giá trị tương lai của một số tiền Một dự án cần khoản đầu tư ban đầu là 500 triệu đồng. Lợi nhuận kì vọng của dự án vào cuối năm thứ 5 là 200 triệu đồng. Có nên đầu tư vào dự án này không? Biết lãi suất ngân hàng là 8%/ năm. * 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án 2) Giá trị hiện tại (PV – Present Value) Là giá trị của 1 khoản tiền trong tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu r. Công thức quy đổi: trong đó: r: tỷ lệ chiết khấu (r = 0,1)/ : hệ số chiết khấu Giá trị hiện tại của dòng lợi ích: Giá trị hiện tại của dòng chi phí: * 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án Ví dụ: Một dự án đầu tư số vốn ban đầu là 5000 $, dự tính vận hành trong 5 năm, lợi nhuận thu được mỗi năm là 5000$; chi phí vận hành mỗi năm là 1000$. Kết thúc dự án sẽ thanh lý, giá trị thanh lý là 3000$. Biết tỷ lệ chiết khấu r = 10%. Tính giá trị hiện tại của dòng lợi ích ròng thu được trong 5 năm. * 5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng phương án đối với cả vòng đời dự án Để đánh giá hiệu quả của một dự án sẽ xem xét đến các giá trị sau: (3) Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) NPV = Tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi ích ròng của dự án. Hai công thức được sử dụng: Hoặc Bt: Lợi ích của dự án tại năm t Ct: Chi phí phát sinh ở năm t r: tỷ lệ chiết khấu n: số năm thực hiện dự án * Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) Ý nghĩa: NPV là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá dự án theo nguyên tắc: NPV0: đầu tư hiệu quả. Giá trị NPV càng lớn thì dự án càng có hiệu quả. Ví dụ: Một dự án đầu tư số vốn ban đầu là 5000 $, dự tính vận hành trong 5 năm, lợi nhuận thu được mỗi năm là 5000$; chi phí vận hành mỗi năm là 1000$. Kết thúc dự án sẽ thanh lý, giá trị thanh lý là 3000$. Biết tỷ lệ chiết khấu r = 10%. Có nên thực hiện dự án không? * Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) Sau khi tính toán được chỉ tiêu NPV, có thể đưa ra đánh giá về dự án: Trong điều kiện các dự án không loại trừ nhau: dự án nào có NPV >0 thì nên thực hiện Trong trường hợp các dự án loại trừ nhau, nguyên tắc lựa chọn: dự án nào có NPV max. Nếu lựa chọn dự án trong điều kiện ràng buộc về vốn đầu tư: Lựa chọn các dự án thỏa mãn điều kiện vốn đầu tư + điều kiện NPV max. * Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) * Ưu điểm: Dễ tính toán Cho biết chính xác quy mô khoản lợi ích ròng của dự án Có thể sử dụng để chọn lựa các dự án đầu tư khác nhau với cùng thời gian hoạt động. Nhược điểm: NPV phụ thuộc vào suất chiết khấu r, nên nếu cho r thấp thì NPV sẽ cao và ngược lại Khó tính toán và so sánh khi các dự án đầu tư không có cùng thời gian hoạt động. NPV Không xem xét đến thời gian thực hiện và quy mô vốn đầu tư của các dự án. * Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR – Benefit Cost Ratio) (4) Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR – Benefit Cost Ratio) BCR là tỷ lệ giữa tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí Ý nghĩa: Tỷ số này >1 khi Giá trị hiện tại của dòng lợi ích > Giá trị hiện tại của dòng chi phí, do đó những phương án nào có BCR >1 là có lợi và đáng được thực hiện. Phương án nào có BCR cao nhất là đáng để lựa chọn nhất. Quy tắc lựa chọn dự án dựa vào BCR: - Đối với các dự án độc lập: chọn dự án có BCR>1 - Đối với các dự án loại trừ nhau thì BCR thường phải được sử dụng kết hợp cùng với NPV * Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR – Benefit Cost Ratio) * Ưu điểm: Cho biết khả năng sinh lời của dự án Có thể so sánh các phương án không cùng thời gian hoạt động * Nhược điểm: Không cho biết quy mô lãi của dự án: Do BCR là một chỉ tiêu mang tính chất tương đối nên không phản ánh chính xác quy mô của khoản lợi ích ròng nên thường không được sử dụng để lựa chọn các dự án loại trừ nhau. Cần kết hợp với chỉ tiêu NPV. * (5) Tỷ lệ chiết khấu (hoàn vốn) nội bộ (IRR – Internal Rate of Return) Là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó Giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng với Giá trị hiện tại của dòng chi phí. Hay nói cách khác đó là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV = 0) hoặc * Ý nghĩa: - r tăng -> NPV giảm => ý nghĩa IRR??? IRR là tỷ lệ chiết khấu tối đa mà dự án có thể chấp nhận được bởi vì nếu vượt quá tỷ lệ đó thì NPV dự án càng hiệu quả Nếu IRR = const -> r càng nhỏ dự án càng hiệu quả Nếu r = const -> IRR càng lớn -> dự án càng hiệu quả. * *Quy tắc lựa chọn dự án dựa vào IRR: Dự án độc lập: r NPV>0 thì chọn dự án Dự án loại trừ nhau: thường phải sử dụng IRR kết hợp với NPV. Để xác định IRR, người ta phải giải phương trình trên. Có thể dùng phần mềm máy tính để tính toán. Ngoài ra có thể tính IRR bằng phương pháp thử - sai. Cách thực hiện phương pháp thử sai như sau: Chọn giá trị r1 sao cho NPV1>0 (gần bằng 0) Chọn giá trị r2 sao cho NPV2 cần kết hợp sử dụng chỉ số IRR với NPV Mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu đánh giá * 6. So sánh các phương án với nhau dựa vào các chỉ tiêu đã tính toán So sánh các kết quả CBA của các phương án với nhau và xếp hạng các phương án. Cách xếp hạng chủ yếu dựa vào lợi ích xã hội ròng. Có thể xếp các phương án để lựa chọn cùng với hiện trạng theo thứ tự từ cao xuống thấp. Ngoài ra, nếu dự án còn có những ràng buộc về quy mô vốn cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR để đưa ra kết luận chính xác nhất trong việc xếp hạng các phương án. * 7. Phân tích độ nhạy (hay còn gọi là kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu) Trong các bước đã thực hiện ở trên, đã ngầm giả định rằng mỗi chi phí và lợi ích có thể được ước lượng một cách chắc chắn và vì thế ta có thể xác định giá trị NPV duy nhất. Nhưng thực thế là rất khó có thể ước lượng chính xác được giá trị của các lợi ích và chi phí. Nếu một trong số các yếu tố thay đổi thì NPV sẽ thay đổi thế nào? => cần kiểm tra độ tin cậy của các biến. =>kiểm tra độ nhạy. Kiểm tra độ nhạy là một cách tính toán lại NPV theo sự thay đổi của các biến số cùng với sự sắp xếp lại thứ tự ưu tiên các phương án. * 8. Đưa ra kiến nghị Ở bước này, người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào hay một số phương án nào là đáng mong muốn nhất. Nhà phân tích cũng thảo luận sự tin cậy của dữ liệu, giả định, và các kiến nghị. * III. Các vấn đề trong phân tích Chi phí – lợi ích 1. Vấn đề phân phối Vấn đề phân phối quan tâm tới việc ai nhận được lợi ích và ai sẽ phải gánh chịu chi phí. Trong những dự án công, vấn đề phân phối phải được xem xét cùng với vấn đề hiệu quả. CBA cần phải đề cập đến vấn đề lợi ích ròng được phân phối như thế nào giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. 2. Sự không chắc chắn Có thể chúng ta không có khả năng dự báo sở thích của người tiêu dùng tương lai - những người có thể có cách nghĩ rất khác với chúng ta về chất lượng môi trường; hoặc do thay đổi về công nghệ,... Trong một số trường hợp chúng ta có thể không biết một cách chắc chắn và chính xác về tác động của các hoạt động của con người đối với các hiện tượng tự nhiên. * III. Các vấn đề trong phân tích Chi phí – lợi ích 3. Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu r Trong nhiều dự án, giá trị này phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn sử dụng. Sử dụng r càng thấp thì chúng ta càng có xu hướng chọn những chương trình có lợi ích ròng cao trong dài hạn => những chương trình môi trường nên ưu tiên tỷ lệ chiết khấu thấp. (ví dụ việc áp dụng lò cải tiến trong sản xuất gốm sứ). 4. Vấn đề giả định trong phân tích CBA Trong CBA thường phải đề ra những giả định để có thể ước lượng được giá trị của các chi phí, lợi ích khi phân tích. Nhưng trên thực tế có thể các giả định này không xảy ra. * IV. Ý nghĩa của công cụ CBA 1. Cung cấp thông tin cho việc lựa chọn tốt hơn các công cụ khác Các thông tin từ một bản phân tích CBA có thể đóng góp cho việc lựa chọn các phương án như sau: Ưu tiên các phương án đem lại lợi ích ròng cao cho xã hội (lựa chọn phương án có NPV max) Chứng minh cái gì là chi phí, cái gì là lợi ích đối với xã hội. Chứng minh sự mất mát trong lợi ích ròng của xã hội khi chấp nhận các phương án vì nó thúc đẩy đạt tới mục tiêu công bằng xã hội và môi trường hơn là chỉ mục tiêu kinh tế. 2. Đánh giá được các chi phí lợi ích có giá và không có giá. CBA cung cấp các cách thức nhận dạng và tính toán các chi phí, lợi ích không có giá (các phương pháp này được nghiên cứu cụ thể trong chương 4) * IV. Ý nghĩa của công cụ CBA 3. Giúp cho việc thực hiện dự án hiệu quả hơn, khả thi hơn Một dự án thực hiện CBA trước khi thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao hơn, khả thi hơn so với dự án không thực hiện CBA hay chỉ thực hiện FA(phân tích tài chính), ECA(phân tích hiệu quả chi phí). CBA xem xét tất cả các giá trị của chi phí, lợi ích phát sinh trong từng giai đoạn của dự án. 4. Giúp thay đổi hành vi CBA xem xét tới tất cả các biến dạng thị trường, tác động ngoại ứng, vì thế có thể giúp thay đổi hành vi của cá nhân, doanh nghiệp. *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphg_chuong_iii_0708.ppt
Tài liệu liên quan