Bài giảng Những vấn đề chung về kế toán chi phí

Chú thích: Tập hợp chi phí nuôi ong phát sinh trong kỳ. Kết chuyển chi phí nuôi ong phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trong chăn nuôi ong, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là chi phí nuôi ong chuyển sang năm sau.

doc88 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những vấn đề chung về kế toán chi phí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng 25.000.000 1. Tổng doanh thu : 120.000.000đ Nơi giao: Kho 1 2. Chi phí sản xuất kinh doanh Người nhận: NVB ▪ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 54.000.000 Ngày giao thực tế: 30/12/01 ▪ Chi phí nhân công trực tiếp : 32.000.000 ▪ Chi phí sản xuất chung : 25.000.000 3. Chi phí bán hàng : x 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp : x 5. Lợi nhuận ước tính : x Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Về mặt ghi chép trên tài khoản, sau khi tính giá thành, tùy thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho, kế toán căn cứ vào giá thành phản ảnh chi tiết lên tài khoản như sau: Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 154 (chi tiết) TK 155 (1) (1) TK 154 (chi tiết) (2) Giá thành thực tế thành phần nhập kho Giá thành thực tế thành phẩm chuyển giai đoạn kế tiếp Giá thành thực tế thành phẩm tiêu thụ trực tiếp không qua nhập kho Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 631 (chi tiết) TK 632 (1) Giá thành sản phẩm nhập kho hoặc chuyển bán trực tiếp. Tóm lại, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế bao gồm những nội dungn nhất định và quá trình này được tiến hành theo một trình tự nhất định có thể khái quát theo sơ đồ sau: Các yếu sản xuất Chứng từ chi phí Bảng kê, bảng phân bổ Sổ chi tiết chi phí sản xuất (TK621, 622, 623, 627) Sổ và bảng tính giá thành sản phẩm Báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trên có thể được tổ chức ghi chép chi tiết theo những sơ đồ kế toán chi sau: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo đơn đặt hàng hoặc theo quy trình sản xuất giản đơn, tính giá thành theo phương pháp giản đơn, hệ số, tỷ lệ hoặc đơn đặt hàng và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giải thích sơ đồ: Tập hợp CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh. Tập hợp chi phí nhân công thực tế của công nhân viên phục vụ, quản lý ở bộ phận sản xuất. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu thực tế phục vụ, quản lý sản xuất. Tập hợp chi phí nhân công cụ dung cụ thực tế dùng cho sản xuất. Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định dùng sản xuất. Tập hợp chi phí dịch vụ thuê thực tế ngoài phục vụ sản xuất. Tập hợp chi phí khác bằng tiền phục vụ, quản lý sản xuất. Phân bổ chi phí thực tế phát sinhn lớn và ảnh hưởng đến nhiều kỳ hạch toán liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất. Trích trước chi phí phát sinh lớn và ảnh hưởng đến nhiều kỳ hạch toán liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất dự toán trước được. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế của hoạt động sản xuất. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế của hoạt động sản xuất. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất của hoạt động sản xuất. Kết chuyển các khoản biến phí SX vượt trên mức bình thường. Kết chuyển chênh lệch định phí sản xuất chung so giảm mức sản xuất thực tế so với mức sản xuất bình thường. Giá trị phế phẩm, phế liệu bán thu tiền. Giá trị các khoản bồi thường thiệt hại trong sản xuất. Giá trị phế liệu, phế phẩm nhập kho. Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho. Giá thành thực tế thành phẩm bán không qua nhập kho. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm quy trình công nghệ sản xuất phức tạp tính giá thành theo phương án kết chuyển song song và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 621,622, 627 GĐ n TK 154 GĐ2 TK 621, 622, 627 GĐ2 TK 154 GĐ n [1] [2] [3] [4] [6] [8] [5] [7] [9] DDCKn DDĐKn DDCK2 DDĐK2 DDCK1 TK 621,622, 627 GĐ1 TK 154 GĐ1 TK 155 TK 152, 153, 334, 338, 214, 331, 111, … DDĐK1 Giải thích sơ đồ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh giai đoạn 1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh giai đoạn 2. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh giai đoạn n. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn 1 vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giai đoạn 1. Phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn 1 cho thành phẩm. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn 2 vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giai đoạn 2. Phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn 2 cho thành phẩm. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn n vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giai đoạn n. Phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn n cho thành phẩm. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, tính giá thành theo phương án kết chuyển tuần tự, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK 154 GĐ1 TK 621, 622, 627, GĐ1 TK 152, 138 TK 621, 622, 627, GĐ n TK 621, 622, 627, GĐ2 TK 154 GĐ2 Giải thích sơ đồ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh giai đoạn 1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh giai đoạn 2. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh giai đoạn n. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn 1 vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giai đoạn 1. Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành giai đoạn 1. Giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn 2. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn 2 vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giai đoạn 2. Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành giai đoạn 2. Giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 2 chuyển sang giai đoạn kế tiếp (giai đoạn 2+1). Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất giai đoạn n vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giai đoạn n. Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành giai đoạn n. Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho (giai đoạn n). Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khi hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ. Giải thích sơ đồ: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang thực tế cuối kỳ trước sang kỳ này. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng = Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ - Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phục vụ, quản lý sản xuất. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thực tế phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất. Tập hợp CP khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động SX. Tập hợp chi phí dịch vụ thực tế thuê ngoài phục vụ sản xuất. Tập hợp chi phí khác bằng tiền phục vụ, quản lý sản xuất. Phân bổ chi phí thực tế phát sinh lớn và ảnh hưởng đến nhiều kỳ hạch toán liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất. Trích trước chi phí phát sinh lớn và ảnh hưởng nhiều kỳ hạch toán liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất dự toán trước được. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung hợp lý. Kết chuyển các khoản biến phí sản xuất vượt trên mức bình thường. Kết chuyển chênh lệch định phí sản xuất chung do giảm mức sản xuất so với mức sản xuất bình thường. Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Giá trị phế liệu, phế phẩm thu bồi hoặc bán. Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho hoặc chuyển bán. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Khái quát về hoạt động xây lắp và sản phẩm xây lắp Xây lắp là một ngành sản xuất vật chất quan trong trong nền kinh tế quốc dân, đây chính là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nhà cửa, cầu đường, nhà máy,... Sản phẩm xây lắp chính là những công trình, hạng mục công trình được kết cấu bởi những vật tư, thiết bị xây lắp do tác động của lao động xây lắp và gắn liền với những địa điểm nhất định như mặt đất, mặt nước, không gian. Xét về đăc điểm kinh tế kỹ thuật, sản phẩm xây lắp có những đặc điểm sau: Sản xuất xây lắp mang tính riêng lẻ: Mỗi sản phẩm xây lắp có những kết cấu kỹ thuật, mỹ thuật, vật tư, địa điểm, nhân lực và phương pháp thi công khác nhau. Chính đặc điểm này hình thành nên sự khác nhau về dự toán chi phí thi công xây lắp, về vật tư, lao động, máy móc thiết bị thi công mà trong quản lý cũng như kế toán cần am hiểu mới có thể quản lý và hạch toán được chi phí thi công xây lắp. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn và thời gian thi công kéo dài: Mỗi sản phẩm xây lắp thường có giá trị rất lớn vì đòi hỏi phải huy động vốn từ nhiều nguồn, tài trợ. Quá trình thi công sản phẩm xây lắp thường kéo dài, có khi phải tiến hành nhiều năm, chịu sự chi phối rất lớn bởi thời tiết trong quá trình thi công. Đặc điểm này làm cho quá trình bàn giao sản phẩm, khối lượng xây lắp tiến hành nhiều lần; chi phí xây lắp phát sinh rất phức tạp. Đòi hỏi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải phân tích, theo dõi được chi phí ở từng thời kỳ, từng thời kỳ, từng lân bàn giao, theo từng nguồn vốn tài trợ. Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp tương đối dài: Mỗi sản phẩm xây lắp thường có thời gian hữu dụng khá dài. Đặc điểm này bắt buộc quá trình chuẩn bị, thi công, bàn giao, sản phẩm xây lắp phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui trình, quy phạm trong xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành và là nguyên nhân phát sinh những chi phí thiệt hại phá đi làm lại đôi khi rất lớn mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải xác định rõ phạm vi chi phí liên quan và những chi phí nào được tính vào chi phí thi công xây lắp công trình, chi phí nào không được tính vào chi phí thi công xây lắp công trình và những chi phí này được tài trợ từ những nguồn nào. Sản phẩm xây lắp gắn liền với những địa điểm cố định. Đặc điểm này làm cho quá trình thi công xây lắp gắn liền với từng địa bàn nhất định làm phát sinh sự di chuyển lao động, vật tư, máy móc thi công… Đây là nguyên nhân phát sinh tính khác biệt về chi phí lao động, vật tư, chi phí sử dụng máy móc thiết bị trong từng quá trình thi công. Về phương diện tổ chức hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp, bên B, bên trực tiếp thực hiện các công việc cho bên chủ đầu tư giao thầu. Để thực hiện quá trình thi công xây lắp, các đơn vị thi công xây lắp thường tổ chức thành các đội thi công xây lắp. Đây chính là bộ phận thực hiện hoạt động chính trong xây lắp, là trung tâm phát sinh chi phí chủ yếu trong sản xuất xây lắp. Ngoài ra, trong các doanh nghiệp xây lắp, để tận dụng năng lực kinh tế hoặc đôi khi để đảm bảo chủ động, đảm bảo chất lượng quá trình thi công xây lắp, các doanh nghiệp còn tổ chức các bộ phận phục vụ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho quá trình thi công xây lắp như hoạt động sản xuất các cấu kiện, bê tông, vật liệu, cung ứng dịch vụ điện nước, hơi gió … Về cơ bản những hoạt động này mang đặc điểm của sản xuất công nghiệp. Với những đặc điểm trên thể hiện xây lắp là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, sản phẩm xây lắp cũng như là những sản phẩm đặc thù. Đây chính là đặc điểm kinh tế kỹ thuật chi phối trực tiếp công tác kế toán và đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo chi phí thực tế được tiến hành theo nội dung cơ bản: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, từng hạng mục công trình, từng công trình hoặc địa bàn thi công (Công trường). Đối tượng tính giá thành là từng khối lượng công việc đến điểm dừng kỹ thuật hoặc hạng mục công trình, công trình hoàn thành bàn giao. Kỳ tính giá thành là tháng, quý hoặc khi bàn giao khối lượng công việc, hạng mục, công trình. Kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp Kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp gồm bốn khoản mục chi phí: (đã trình bày ở chương 2). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu sử dụng trực tiếp thi công và cấu thành nên thực thể của công trình như sắt, thép, ciment, vôi, bêtông đúc sẳn, panen, thiết bị vệ sinh, bông gió…. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện thi công (công nhân trong và ngoài định biên lao động của doanh nghiệp, nhưng không bao gồm các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cả trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân thi công xây lắp, tiền lương của công nhân khuân vác, vận chuyển, …vật tư ngoài phạm vi quy định. Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình vận hành máy móc thi công ngoài công trường, nhưng không bao gồm khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân vận hành máy thi công. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp thi công xây lắp, nhưng không thuộc những khoản mục chi phí trên. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong các doanh nghiệp xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang vẫn vận dụng những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đã trình bày phần đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên việc đánh giá sản phẩm dở dang có những đặc điểm cần chú ý sau: Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế. CP sản xuất dở dang cuối kỳ = Tổng chi phí vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, CP sản xuất chung thực tế phát sinh Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương hoặc đánh giá theo chi phí định mức. Nếu đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ x Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ Giá thành dự toán của khối lượng công việc hoàn thành + Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ Nếu đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang cuối kỳ x Định mức chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Về cơ bản, trong các doanh nghiệp xây lắp khi tính giá thành sản phẩm xây lắp thường áp dụng những phương pháp tính giá thành cơ bản sau: Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp). Với phương pháp này, giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao = Chi phí thi công xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thi công xây lắp phát sinh trong kỳ - Chi phí thi công xây lắp dở dang cuối kỳ - Khoản điều chỉnh giảm giá thành Phương pháp tỷ lệ: Với phương pháp này giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức sau: Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao = Chi phí thi công xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thi công xây lắp phát sinh trong kỳ - Chi phí thi công dở dang cuối kỳ - Khoản điều chỉnh giảm giá thành Tỷ lệ tính giá thành = Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao Giá thành dự đoán khối lượng, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao Giá thành thực tế của hạng mục i = Tỷ lệ tính giá thành x Giá thành dự đoán hạng mục i Ngoài các phương pháp trên, trong xây lắp nếu các hạng mục có mối quan hệ tương ứng tỷ lệ chúng ta có thể dùng phương pháp tính giá thành hệ số. Chứng từ và tài khoản sử dụng Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp sử dụng chủ yếu những chứng từ và tài khoản sau: CHỨNG TỪ CHI PHÍ: như phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ khấu hao… TÀI KHOẢN SỬ DỤNG: TK 621 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”. TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Các TK 621, TK 622, TK 627 được trình bày trong phần III. TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”. Công dụng : dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công trong các đơn vị thi công xây lắp. Nội dung và kết cấu: PHÁT SINH NỢ : Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ. PHÁT SINH CÓ : Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ tài khoản 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”. Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thi công trực tiếp: Chú thích: Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp cho thi công công trình xây lắp xuất từ kho hoặc quyết toán với các đội theo số tiền tạm ứng. Tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu mua ngoài dùng trực tiếp thi công xây lắp. Tập hợp chi phí tiền lương phải trả hoặc tiền lương thuê ngoài của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Tập hợp chi phí tiền lương của công nhân vận hành máy móc thi công. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho xe máy thi công. Tập hợp chi phí khấu hao xe máy thi công. Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho xe máy thi công, chi phí khác bằng tiền hoặc chi phí thuê máy thi công. Tập hợp chi phí tiền lương nhân viên phục vụ, quản lý thi công công trình. Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của toàn bộ công nhân viên thuộc bộ phận thi công. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng phục vụ, quản lý thi công công trình. Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ dùng thi công, phục vụ, quản lý thi công công trình. Phân bổ các chi phí lán trại, chi phí phục vụ, quản lý thi công xây lắp ảnh hưởng nhiều kỳ. Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định dùng phục vụ, quản lý thi công công trình. Tập hợp chi phí dịch vụ điện nước, hơi gió, bảo hiểm thuê ngoài. Tập hợp chi phí bảo vệ, y tế, tát nước, vát bùn,… Tập hợp các khoản thuế được tính vào chi phí thi công. Trích trước các khoản chi phí liên quan đến việc thi công. Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công. Quá trình kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công được thực hiện như sau: Nếu chi phí sử dụng máy thi công liên quan đến nhiều khối lượng công việc, hạng mục, công trình phải chọn tiêu thức phân bổ. Thông thường tiêu thức được chọn phân bổ là: định mức chi phí sử dụng máy thi công, số ca máy thi công phục vụ…. Hệ số phân bổ chi phí sử dụng máy thi công = Tổng chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ Tổng tiêu thức phân bổ (dự toán chi phí sử dụng máy thi công, số ca máy thi công qui đổi) Mức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng. = Hệ số phân bổ chi phí sử dụng máy thi công x Tiêu thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công của từng đối tượng Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung. Quá trình kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung được thể hiện như sau: Nếu chi phí sản xuất chung kiên quan đến nhiều công việc, hạng mục, công trình phải chọn tiêu thức phân bổ. Thông thường tiêu thức được chọn phân bổ là: chi phí nhân công dự toán hoặc thực tế, chi phí vật tư, chi ph1 trực tiếp …, cách tính phân bổ tương tự như phân bổ chi phí sử dụng máy thi công. Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường. Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi trong quá trình thi công bán ra ngoài. Giá trị vật tư phế liệu thu hồi nhập kho. Giá trị các khoản thiệt hại phá đi làm lại. Giá thành thực tế hạng mục, công trình hoàn thành chờ bán. Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục, công trình hoàn thành trong kỳ. Lưu ý: Với những đơn vị có tổ chức đội thi công cơ giới riêng, việc theo dõi và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công được kế toán như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hoạt động phục vụ. Trong trường hợp này, chi phí của đội thi công cơ giới sẽ được tập hợp theo 3 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Như vậy, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng được tính toán và đưa vào các khoản mục chi phí như sản xuất công nghiệp. Với chi phí thiệt hại phá đi làm lại nếu do bên A gây nên, thi việc hạch toán ở đơn vị thi công xây lắp được xem như là một hoạt động xây lắp và quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hoạt động này được thực hiện như nội dung kế toán chi phí sản xuất và tín giá thành sản phẩm xây lắp đã nêu trên. Ví dụ 18: Công ty xây lắp X tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, đang thi công hai công trình: Công trình nhà ở và Công trình nhà máy chế biến. Theo tài liệu tháng 9/2001 sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của TK 154 Đơn vị : đồng. Công trình nhà ở Công trình nhà máy Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dung máy thi công Chi phí sản xuất chung 32.900.000 17.500.000 9.100.000 10.500.000 60.480.000 24.000.000 18.720.000 16.800.000 Tổng cộng 70.000.000 120.000.000 Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Đơn vị : đồng Yếu tố chi phí Công trình nhà ở Công trình nhà máy Bộ phận máy thi công Thi công xây lắp Phục vụ, quản lý Thi công xây lắp Phục vụ, quản lý 1.Nguyên vật liệu chính xuất từ kho 2.Nguyên vật liệu phụ xuất từ kho 3.Nhiên liệu xuất từ kho 4.Nguyên vật liệu chính mua ngoài (thanh toán bằng tiền mặt) 5.Công cụ, ván khuôn, đà giáo (phân bổ 7 kỳ) 6.Tiền lương phải trả lao động trong danh sách 7.Tiền lương thuê ngoài 8.Khấu hao TSCĐ 9.Chi phí dịch vụ 10.Chi phí khác bằng tiền 50.000 12.000 8.000 28.000 40.000 10.000 - 2.000 10.000 - 7.000 2.000 1.000 5.000 1.020 60.000 11.000 5.000 50.000 30.000 20.000 - 3.000 1.000 - 14.000 6.000 10.000 4.500 1.660 - 2.000 4.000 - 4.000 10.000 40.000 5.000 Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính vào chi phí 19% Kết quả thực hiện của bộ phận máy thi công trong kỳ Loại máy Công trình nhà ở Công trình nhà máy A 7 ca 5 ca B 5 ca 15 ca C 5 ca 5 ca Giá thành định mức cho mỗi ca máy loại A là 1.300.000đ, máy loại B là 1.680.000đ, máy loại C là 1.960.000đ. Công trình nhà ở đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư trong kỳ theo hợp đồng góp vốn 10 căn hộ loại A, hoàn thành thủ tục chờ bán 10 căn hộ loại B. Số nguyên vật liệu chính thừa tài công trường làm thủ tục nhập kho là 4.000.000đ. Cho biết giá thành định mức từng căn hộ như sau: Khoản mục chi phí Căn hộ loại A Căn hộ loại B Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7.520.000đ 6.580.000đ Chi phí nhân công trực tiếp 4.000.000đ 3.500.000đ Chi phí sử dụng máy thi công 2.080.000đ 1.820.000đ Chi phí sản xuất chung 2.400.000đ 2.100.000đ Tổng cộng 16.000.000đ 14.000.000đ Công trình nhà máy chế biến trong kỳ đã hoàn thành bàn giao giai đoạn I và giai đoạn II cho chủ đầu tư, giai đoạn III đã thi công được 30%. Cho biết giá thành dự toán của từng giai đoạn như sau: Đơn vị : đồng Khoản mục chi phí Giai đoạn I Giai doạn II Giai doạn III Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 80.000.000 80.000.000 100.000.000 Chi phí nhân công trực tiếp 40.000.000 40.000.000 40.000.000 Chi phí sử dụng máy thi công 10.000.000 20.000.000 30.000.000 Chi phí sản xuất chung 30.000.000 40.000.000 30.000.000 Tổng cộng 160.000.000 180.000.000 200.000.000 Quá trình kế toán chi phí sản xuất và giá thành được thể hiện trên sơ đồ sau: Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công: Đơn giá một ca máy = 65.000.000đ = 1.300.000đ 20 ca + 30 ca Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho: Nhà ở : 20 ca. 1.300.000đ/ca = 26.000.000đ Nhà máy : 30 ca. 1.300.000đ/ca = 39.000.000đ Tính giá thành thực tế khu nhà ở: Tổng giá thành thực tế nhà ở: 70.000.000đ + 200.000.000đ – 00đ = 270.000.000đ Tỷ lệ tính giá thành = 270.000.000đ = 0,9 10p.16.000.000đ/p + 10pp.14.000.000đ/p Giá thành thực tế căn hộ loại A: 10p.16.000.000đ/p.0,9 = 144.000.000đ Giá thành thực tế căn hộ loại B: 10p.14.000.000đ/p.0,9 = 126.000.000đ Tính giá thành thực tế nhà máy chế: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: CPNVLTT trong chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = 60.480.000đ + 126.000.000đ .30.000.000đ = 29.400.000đ 190.000.000đ CPNCTT trong chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = 24.000.000đ + 50.000.000đ .12.000.000đ = 9.652.174đ 92.000.000đ CPSDMTC trong chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = 18.720.000đ + 35.000.000đ .9.000.000đ = 12.396.923đ 39.000.000đ CPSXC trong chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = 16.800.000đ + 39.000.000đ .9.000.000đ = 6.256.962đ 79.000.000đ Tổng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 29.400.000đ + 9.652.174đ + 12.396.923đ + 6.356.962đ = 57.806.059đ Tổng giá thành thực tế giai đoạn I & II: 120.000.000đ + 250.000.000đ – 57.806.059đ = 312.193.941đ Công ty xây lắp X PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Sản phẩm: Công trình nhà máy Tháng (quý, năm): 9/2001 Đơn vị : Đồng Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khoản điều chỉnh giảm giá thành Tổng giá thành thực tế 1 2 3 4 5 6=2+3-4-5 CPNVL trực tiếp 60.480.000 126.000.000 29.400.000 157.080.000 CPNC trực tiếp 24.000.000 50.000.000 9.652.174 64.374.826 Chi phí sử dụng máy thi công 18.720.000 35.000.000 12.396.923 41.323.077 Chi phí sản xuất chung 16.800.000 39.000.000 6.356.962 49.443.038 Tổng cộng 120.000.000 250.000.000 57.806.059 312.193.941 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc bộ phận Trường hợp doanh nghiệp xây lắp tổng thầu vừa trực tiếp thi công: Giải thích: Tập hợp chi phí thi công xây lắp do đơn vị trực tiếp thực hiện. Kết chuyển chi phí thi công xây lắp do đơn vị trực tiếp thực hiện.Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho các đơn vị trong nội bộ của doanh nghiệp có tổ chức kế toán riêng. Trong trường hợp doanh nghiệp giao thầu lại cho đơn vị theo giá khoán lại thì căn cứ vào giá khoán, trường hợp các đơn vị thực hiện và báo sổ về công ty thì căn cứ vào chi phí thực tế quyết toán với các đơn vị. Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao cho đơn vị trong kỳ. Chi phí này căn cứ giá thầu lại không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao bên A trong kỳ. Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao trực tiếp cho bên A trong kỳ. Chi phí này căn cứ giá thầu lại không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao bên A trong kỳ. Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho bên ngoài dã bàn giao trực tiếp cho bên A trong kỳ. Chi phí này căn cứ giá thầu lại không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Ví dụ 19: Công ty xây lắp A thực hiện chế độ tổng thầu. Trong kỳ, công ty đang thực hiện công trình Nhà máy chế biến công cụ gồm 6 giai đoạn. Theo tài liệu về tình hình thi công xây lắp trong kỳ như sau: Số dư đầu kỳ TK 154: 100.000.000đ (giai đoạn I), trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 40.000.000đ, chi phí nhân công trực tiếp 20.000.000đ, chi phí sử dụng máy thi công 10.000.000đ, chi phí sản xuất chung 30.000.000đ. Chi phí phát sinh trong kỳ: Báo cáo chi phí thi công xây lắp ở giai đoạn 1 và giai đoạn 6 của các đội thuộc công ty quản lý trực tiếp thi công: Chi phí nguyên vật liệu chính 80.000.000đ Chi phí nguyên vật liệu phụ 20.000.000đ Chi phí tiền lương phải trả 40.000.000đ Tiền thuê máy thi công (chưa có thuế GTGT) 25.000.000đ Chi phí điện nước phục vụ thi công 10.000.000đ Các chi phí khác phát sinh bằng tiền 5.400.000đ Báo cáo tình hình thi công và bàn giao giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của các đơn vị thi công xây lắp hạch toán kinh tế nội bộ thuộc công ty. Đơn vị thi công Giá khoán lại Giá khoán Thuế GTGT Xí nghiệp I (giai đoạn II) 100.000.000đ 10.000.000đ Xí nghiệp II (giai đoạn III) 80.000.000đ 8.000.000đ Báo cáo tình hình bàn giao của các đơn vị thuê ngoài trong kỳ: Công ty xây lắp K hoàn thành giai đoạn 4 bàn giao với giá khoán 200.000.000đ và thuế GTGT 20.000.000đ. Công ty xây lắp M hoàn thành giai đoạn 5 bàn giao với giá khoán 150.000.000đ và thuế GTGT 15.000.000đ. Tình hình bàn giao trong kỳ cho chủ đầu tư của công ty: Trong kỳ, công ty đã nghiệm thu khối lượng thi công ở các bộ phận và bàn giao cho chủ đầu tư giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, giai đoạn 5. Giai đoạn 6 công ty đang trực tiếp thi công xây lắp dở dang tri giá công việc theo chi phí định mức 50.000.000đ, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20.000.000đ, chi phí nhân công trực tiếp 10.000.000đ, chi phí sử dụng máy thi công 5.000.000đ, chi phí sản xuất chung 15.000.000đ. Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính vào chi phí là 19% tiền lương, chi phí quản lý chung từ công ty phân bổ cho bộ phận quản lý thi công trong kỳ là 20.000.000đ. Công ty xây lắp X PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Loại sản phẩm: Công trình nhà máy chế biến Tháng (quý, năm): 9/2001 Đơn vị : Đồng Khoản mục chi phí Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khoản điều chỉnh giảm giá thành Tổng giá thành thực tế 1 2 3 4 5 6=2+3-4-5 CP NVL trực tiếp 40.000 100.000 20.000 120.000 CP NC trực tiếp 20.000 40.000 10.000 50.000 CP sử dụng máy thi công 10.000 25.000 5.000 30.000 CP SXC 30.000 43.000 15.000 28.000 Tổng CP thi công 100.000 208.000 50.000 258.000 Khoán nội bộ 180.000 Giao thầu bên ngoài 350.000 Tổng giá thành bàn giao 788.000 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc bộ phận KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TINNH1 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Khái niệm về hoạt động sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trong tạo ra các loại lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp và còn có một bộ phận đáng kể được xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp thường bao gồm hai ngành sản xuất chủ yếu là ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Ngoài ra, để bảo quản và gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thì trong sản xuất nông nghiệp còn có hoạt động chế biến mang tính chất nông nghiệp. Nếu căn cứ vào chức năng sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp bao gồm hai hoạt động chính: Hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng, là những hoạt động gắn liền với trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm hải sản chủ yếu và hoạt động phục vụ, là hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho hoạt động chức năng như dịch vụ tưới tiêu, cày bừa, sản xuất phân bón… Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau: Sản xuất nông nghiệp gắn liền với đất đai, là tư liệu sản xuất cơ bản, chủ yếu và không thể thay thế được. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất đai gắn liền với phạm vi, địa hình, độ phì, các điều kiện tư nhiên khác (thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước) và những chính sách kinh tế tài chính khác mang tính đặc trưng của nông nghiệp. Đối tương sản xuất nông nghiệp là các cây trồng, vật nuôi có qui luật phát sinh, phát triển hết sức riêng biệt. Đặc điểm này tạo nên tính đa dạng và phức tạp trong tổ chức theo dõi việc đầu tư, chi phí ở từng đối tượng cụ thể để phục vụ cho việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xác định kết quả hoạt động. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu …) nhiều mặt, thời gian lao động nhỏ hơn thời gian sản xuất và mức hao phí lao động có sự khác biệt lớn trong từng giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất. Đặc điểm này làm cho việc phát sinh và hình thành chi phí không có tính chất ổn định mà có sự chênh lệch rất lớn trong từng thời kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nó đòi hỏi phải có phương pháp theo dõi và phân bổ thích ứng nhằm phản ánh đúng đắn chất lượng, hiệu quả cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Luân chuyển sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp nông nghiệp diễn ra rất phổ biến thể hiện ở chỗ sản phẩm của kỳ này làm vật liệu cho kỳ sau, sản phẩm của ngành này làm vật liệu cho ngành khác, thậm chí còn có sự chuyển hóa rất đặc biệt: cùng là một đối tượng nhưng có thể là chi phí sản xuất dở dang, cũng có thể là sản phẩm thương phẩm, cũng có thể là một dạng của tư liệu sản xuất (Vật liệu hoặc tài sản cố định). Đặc điểm này chi phối đến việc xác định phương pháp tính giá thành trong cung cấp để phục vụ cho yêu cầu đánh giá đúng đắn hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của từng kỳ sản xuất, từng ngành sản xuất trong doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp thường trải ra trên địa bàn rộng; việc quản lý và sử dụng tài sản, vốn, lao động có những sự khác biệt liên quan đến điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội nhất định. Đặc điểm này chi phí đến việc tổ chức bộ máy kế toán cũng như việc tổ chức thu thập và cung cấp những nguồn thông tin phục vụ cho yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cũng như yêu cầu khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Tất cả các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và quản trị trong sản xuất nông nghiệp chi phối đến công tác kế toán, đặc biệt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp cần nghiên cứu để vận dụng phù hợp từ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán, các phương pháp kế toán cũng như việc tổ chức bộ máy kế toán. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nông nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nông nghiệp gồm những vấn đề cơ bản sau: Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong sản xuất nông nghiệp là: Từng loại cây trồng, vật nuôi; Từng phạm vị, địa bàn sản xuất; Từng đội sản xuất. Và điểm cần chú ý là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chi phí bao gồm cả thuế giá trị gia tăng có liên quan. Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong nông nghiệp là những sản phẩm của từng loại cây trồng, vật nuôi hoặc sản phẩm thu hoạch theo từng diện tích trồng trọt. Kỳ tính giá thành được tiến hành định kỳ hàng quý, hằng năm hoặc có thể theo từng mùa vụ. Kết cấu thành sản phẩm nông nghiệp cũng bao gồm ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ những chi phí về nguyên liệu, vật liệu dùng trực tiếp trong quá trình trồng trọt chăn nuôi như cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu …. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi còn bao gồm chi phí sản xuất của những sản phẩm từ hoạt động phục vụ, hoạt động sản xuất nông nghiệp khác chuyển sang làm nguyên liệu trực tiếp cho quá trình chăn nuôi chế biến như phân bón, giống, cây giống, con giống…. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương (tiền công) và các khoản trích theo lương của người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình trồng trọt, chăn nuôi từ giai đoạn đầu đến khi thu hoạch sản phẩm trong kỳ. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm nông nghiệp nhưng không thuộc hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến việc phục vụ, quản lý trồng trọt, chăn nuôi ở các đội, nông trường như: Chi phí lương và các khoản trích theo lương bộ phận quản lý đội sản xuất, nông trường. Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong việc phục vụ quản lý ở các đội, nông trường. chi phí khấu hao máy móc thiết bị trồng trọt chăn nuôi, vườn cây, súc vật sinh sản. Chi phí dịch vụ thuê ngoài hoặc tự sản xuất trong kỳ như chi phí về dịch vụ tưới tiêu, bảo hiểm y tế … Các chi phí khác bằng tiền. Các khoản thuế liên quan như thuế đất, thuế tài nguyên, tiền thu sử dụng đất…. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Trong sản xuất nông nghiệp, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được lựa chọn một trong những phương pháp đã trình bày ở phần II. Tuy nhiên, cần chú ý khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản phẩm tương đương thường qui đổi thành trọng lượng cây trồng, vật nuôi hoặc diện tích gieo trồng. Phương pháp tính giá thành: Trong sản xuất nông nghiệp, tính giá thành cũng được lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành như đã trình bày ở phần kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp như phương pháp giản đơn, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ… Chứng từ và tài khoản sử dụng CHỨNG TỪ CHI PHÍ: như phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ khấu hao . . . TÀI KHOẢN SỬ DỤNG: Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp, kế toán cũng như sử dụng những tài khoản chủ yếu sau: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nông nghiệp theo chi phí thực tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cây ngắn ngày: Cây ngắn ngày gồm các loại cây trồng có thời gian canh tác tính từ lúc làm đất, gieo trồng đến thu hoạch sản phẩm chỉ trong vòng 1 năm trở lại như: lúa, khoai, bắp, đậu… Chi phí sản xuất của cây ngắn ngày phát sinh gắn liền với 4 giai đoạn canh tác và được phân loại: Chi phí làm đất, chi phí gieo trồng,chi phí chăm sóc,chi phí thu hoạch. Chi phí sản xuất của cây ngắn ngày liên quan đến diện tích thu hoạch trong năm và diện tích thu hoạch của năm sau. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của cây ngắn ngày có thể khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến cây ngắn ngày. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Kết chuyển chi phí sản xuất sản xuất chung. Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ trong hoạt động trồng trọt cây ngắn ngày thường được tính theo diện tích gieo trồng với công thức sau: Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau = Chi phí sản xuất năm trước chuyển sang + Chi phí sản xuất phát sinh trong năm - Chi phí thu hoạch trong năm x Diện tích chưa thu hoạch chuyển sang năm sau Tổng diện tích thu hoạch trong năm và chưa thu hoạch chuyển sang năm sau Hoặc có thể tính theo công thức: Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau = Chi phí sản xuất năm trước chuyển sang + Chi phí sản xuất phát sinh trong năm - Chi phí thu hoạch trong năm x Diện tích ước thu chuyển sang năm sau Tổng sản lượng thu hoạch trong năm và sản lượng ước thu chuyển sang năm sau Giá trị sản phẩm phụ, sản phẩm tận thu. Giá thành thực tế sản phẩm thu hoạch trong kỳ nhập kho. Tổng giá thành sản phẩm thu hoạch trong năm = Chi phí sản xuất năm trước chuyển sang + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi chí sản xuất chuyển sang năm sau - Giá trị sản phẩm phụ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm thu hoạch trong năm Khối lượng sản phẩm thu hoạch trong năm Nếu trên cùng một diện tích tiến hành trồng xen hai loại cây trồng, khoản chi phí nào phát sinh có tính chất riêng biệt phải có tổ chức theo dõi riêng, những khoản chi phí liên quan đến cả hai loại cây và không phân biệt được thì tiến hành phân bổ cho từng loại cây trồng theo từng loại diện tích gieo trồng của từng loại cây. Chi phí sản xuất tính cho từng loại cây trồng xen = Chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến 2 loại cây x Diện tích gieo trồng của mỗi loại cây Tổng diện tích gieo trồng của 2 loại cây Diện tích gieo trồng của mỗi loại cây trồng = Khối lượng thực tế hạt giống gieo Định mức hạt giống gieo cho 1 ha nếu trồng riêng Nếu cây trồng cho nhiều loại sản phẩm cấp khác nhau, để xác định giá thành sản phẩm theo từng phẩm cấp thì kế toán dùng phương pháp tỷ lệ (tỷ lệ giữa chi phí thực tế với chi phí kế hoạch hoặc phương pháp hệ số nếu có hệ số qui đổi giữa các phẩm cấp). Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần có thể khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn chăm sóc. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp giai đoạn chăm sóc. Tập hợp chi phí sản xuất chung trong giai đoạn chăm sóc. Phân bổ chi phí làm đất, gieo trồng lần đầu. Mức phân bổ chi phí làm đất cho từng kỳ = Chi phí làm đất và gieo trồng thực tế phát sinh Số kỳ thu hoạch dự kiến (năm) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung. Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường. Chi phí sản xaut61 dở dang cuối kỳ (chi phí sản xuất của diện tích chưa thu hoạch) Giá trị sản phẩm phụ, sản phẩm tận thu. Giá thành thực tế sản phẩm thu hoạch trong kỳ nhập kho hoặc chuyển bán dã xác định tiêu thụ. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cây lâu năm: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cây lâu năm được khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí chăm sóc phát sinh trong năm. Chi phí sản xuất sản phẩm cây lâu năm chỉ bao gồm những khoản chi phí liên quan đến chăm sóc, thu hoạch sản phẩm cây lâu năm và khấu hao vườn cây lâu năm. Kết chuyển chi phí chăm sóc trong năm Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trong trồng trọt cây lâu năm, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chính là chi phí sản xuất chuyển sang năm sau: Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau = Chi phí năm trước chuyển sang + Chi phí chăm sóc phát sinh trong năm x Sản lượng dự kiến thu hoạch thuộc năm sau Sản lượng đã thu hoạch trong năm + Sản lượng dự kiến thu hoạch thuộc năm sau Giá thành thực tế sản phẩm thu hoạch trong năm nhập kho hoặc chuyển bán. Giá trị sản phẩm phụ thu hoạch trong năm. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành chăn nuôi súc vật sinh sản: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành chăn nuôi súc vật sinh sản có thể khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí chăn nuôi phát sinh trong năm. Kết chuyển chi phí chăn nuôi trong kỳ. Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trong chăn nuôi súc vật sinh sản, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chính là chi phí chăn nuôi chuyển sang năm sau: Chi phí chăn nuôi chuyển sang năm sau = Chi phí chăn nuôi năm trước chuyển sang + Chi phí chăn nuôi phát sinh trong năm x Số ngày con chăn nuôi của đàn súc vật dang chửa và đang nuôi con Tổng số ngày con chăn nuôi của toàn đàn súc vật sinh sản trong năm Giá thành thực tế súc vật con tách mẹ chuyển đàn nuôi béo. Giá thành thực tế súc vật con tách mẹ bán trong kỳ. Giá thành 1 kg súc vật con tách mẹ = Chi phí chăn nuôi năm trước chuyển sang + Chi phí chăn nuôi phát sinh trong năm - Chi phí chăn nuôi chuyển năm sau - Giá trị sản phẩm phụ Tổng trọng lượng của súc vật con tách mẹ trong năm Giá thành súc vật con tách mẹ = Trọng lượng bình quân của 1 súc vật con x Giá thành 1 kg súc vật con tách mẹ Giá trị sản phẩm phụ trong chăn nuôi chuyển sản xuất phụ. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành chăn nuôi súc vật lấy sữa: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành chăn nuôi vật lấy sữa có thể khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí chăn nuôi súc vật lấy sữa phát sinh trong năm. Trong chăn nuôi súc vật lấy sữa, chi phí chăn nuôi súc vật lấy sữa bao gồm chi phí chăm sóc súc vật trong kỳ và khấu hao súc vật giống. Kết chuyển chi phí chăn nuôi súc vật lấy sữa trong kỳ. Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trong chăn nuôi súc vật lấy sữa chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chính là chi phí chăn nuôi chuyển sang năm sau. Giá thành thực tế sản phẩm phụ từ chăn nuôi lấy sữa (súc vật con chuyển chăn nuôi béo). Giá thành thực tế sữa thu hoạch nhập kho hoặc chuyển bán trong kỳ. Giá thành 1 kg sữa tươi = Chi phí chăn nuôi năm trước chuyển sang + Chi phí chăn nuôi phát sinh trong năm - Chi phí chăn nuôi dở dang đang chuyển năm sau - Giá trị sản phẩm phụ Tổng trọng lượng sữa thu được trong năm Giá trị sản phẩm phụ trong chăn nuôi lấy sữa (phân). Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành chăn nuôi súc vật lấy thịt: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành vật nuôi có thể khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí chăn nuôi súc vật lấy thịt phát sinh trong kỳ. Chi phí chăn nuôi súc vật lấy thịt bao gồm chi phí cho con giống, chi phí chăn nuôi trong kỳ. Kết chuyển chi phí chăn nuôi súc vật lấy thịt trong kỳ. Chi phí sản xuất dở dnag cuối kỳ. Giá thành thực tế trọng lượng thịt tăng trong kỳ. Do đặc điểm chăn nuôi lấy thịt lả phải phân đàn theo độ tuổi nên trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm chăn nuôi súc vật lấy thịt phải được tổ chức chi tiết theo độ tuổi phù hợp với tổ chức và kỹ thuật chăn nuôi. Quá trình tính giá thành có thể khái quát như sau: Trọng lượng thịt tăng trong kỳ = Trọng lượng thịt hơi của súc vật hiện có cuối kỳ + Trọng lượng thịt hơi của súc vật xuất bán và chuyển đàn trong kỳ - Trọng lượng thịt hơi của súc vật hiện có đầu kỳ - Trọng lượng thịt hợi của súc vật mua vào, chuyển từ đàn khác vào Giá thành 1 kg thịt tăng = Chi phí chăn nuôi phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ Trọng lượng thịt tăng trong kỳ Ngoài giá thành trong lượng thịt tăng, trong chăn nuôi súc vật lấy thịt còn phải xác định giá thành trọng lượng thịt hơi để phục vụ cho việc tính toán giá trị súc vật chuyển đàn cũng như tính toán kết quả tiêu thụ sản phẩm, giá thành trọng lượng thịt hơi cũng phải tính toán theo từng nhóm tuổi như trong tính giá thành trọng lượng thịt tăng. Trọng lượng thịt hơi của đàn gia súc vật trong kỳ = Trọng lượng thịt hơi của súc vật hiện có cuối kỳ + Trọng lượng thịt hơi của súc vật tách đàn trong kỳ (không tính súc vật bị chết, mất) Giá thành 1 kg thịt hơi = Giá trị súc vật hiện có đầu kỳ + Giá trị súc vật nhập đàn + Giá thành trọng lượng thịt tăng - Giá trị súc vật chết, mất Tổng trọng lượng thịt hơi của đàn súc vật trong kỳ Giá trị sản phẩm phụ trong chăn nuôi súc vật lấy thịt (phân) Kế toán chi phí sản xuất và giá thành súc vật nuôi lấy thịt có thể khái quát như sau: Chú thích: Giá thành thực tế trọng lượng thịt tăng. Giá trị súc vật của đàn khác nhập vào. Giá trị súc vật mua thêm vào. Giá trị súc vật chuyển sang đàn khác. Giá trị súc vật bị chết, mất. Giá trị trọng lượng thịt hơi tiêu thụ trong kỳ. Trong chăn nuôi súc vật lấy thịt có thể do dịch bệnh và một số nguyên nhân khác làm cho bị chết, mất. Khi phát hiện súc vật bị chết, mất cần phải xác định trị giá của chúng ta (căn cứ vào trọng lượng và giá thành kế hoạch) để phản ánh như sau: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành chăn nuôi gia cầm: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành chăn nuôi gia cầm có thể khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chăn nuôi gia cầm phát sinh trong kỳ. Tập hợp chi phí sản xuất chung chăn nuôi gia cầm trong kỳ. Phân bổ giá trị gốc đàn gia cầm đưa vào sử dụng trong kỳ. Mức phân bổ giá trị gốc của đàn gia cầm sinh sản trong kỳ (tháng, quý) = Giá trị gốc của đàn gia cầm sinh sản đưa vào sử dụng - Giá trị đào thải ước tính của đàn gia cầm sinh sản đưa vào sử dụng Thời gian phân bổ (tháng, quý) Giá trị đào thải đàn gia cầm đưa vào sử dụng. Giá trị thiệt hại đàn gia cầm đưa vào sử dụng. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chăn nuôi gia cầm. Kết chuyển chi phí sản xuất chung chăn nuôi gia cầm. Giá thành trứng nhập kho. Giá thành gia cầm chuyển đàn nuôi lấy thịt. Nếu việc chăn nuôi lấy trứng và lấy gia cầm con không tổ chức hạch toán riêng thì khi tính giá thành sản phẩm cần phải qui đổi gia cầm con thành trứng theo hệ số qui đổi: Giá thành một quả trứng = Chi phí chăn nuôi - Giá trị sản phẩm phụ Số lượng trứng thu được + Số lượng trứng qui đổi từ gia cầm con Giá thành 1 gia cầm con = Giá thành 1 quả trứng x Hệ số qui đổi. Nếu việc chăn nuôi lấy trứng và gia cầm con được tổ chức theo dõi riêng thì khi tính giá thành từng loại sản phẩm, kế toán sử dụng công thức: Giá thành một quả trứng = Chi phí chăn nuôi - Giá trị sản phẩm phụ Số lượng trứng thu được Giá thành 1 gia cầm con = Chi phí chăn nuôi kỳ trước chuyển sang + Chi phí chăn nuôi phát sinh trong kỳ - Chi phí chăn nuôi chuyển sang kỳ sau - Giá trị sản phẩm phụ Số lượng gia cầm con đủ tiêu chuẩn Giá trị sản phẩm phụ thu hồi. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành chăn nuôi ong: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chăn nuôi ong có thể khái quát như sau: Chú thích: Tập hợp chi phí nuôi ong phát sinh trong kỳ. Kết chuyển chi phí nuôi ong phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trong chăn nuôi ong, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là chi phí nuôi ong chuyển sang năm sau. Chi phí nuôi ong chuyển sang năm sau = Chi phí nuôi ong năm trước chuyển sang + Chi phí nuôi ong phát sinh trong kỳ x Sản lượng mật ong ước thu của số ong còn lại Sản lượng mật ong đã thu trong kỳ + Sản lượng mật ong ước thu của số ong còn lại Giá thành mật ong thu hoạch nhập kho trong kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_ke_toan_chi_phi_9495.doc
Tài liệu liên quan