Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 7 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng XHCN

Trong chương này chúng ta đã nghiên cứu một cách cơ bản về hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa Chúng ta hiểu được GCCN và sứ mệnh lịch sử của họ là gì. Chúng ta cũng biết được vì sao CM XHCN nổ ra và được tiến hành như thế nào. Cuối cùng chúng ta thấy được các giai đọan của sự phát triển hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa cùng với những đặc trưng chủ yếu cho từng giai đoạn.

ppt28 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 7 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VII SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XHCNSứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Cách mạng XHCN.Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.*Mục tiêu của chươngSau khi học xong chương này Bạn sẽ:Nắm bắt một cách cơ bản hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩaXác định những thuật ngữ then chốt về hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa.Hiểu được tính tất yếu và nội dung của CM XHCNNội dung chủ yếu ở các giai đoạn của hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa, qua đó nhận thức được tính định hướng XHCN của kinh tế Việt Nam. *Các thuật ngữ cần nắmGiai cấp công nhânSứ mệnh lịch sử của GCCNCách mạng XHCN Thời kỳ quá độ*“ Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo đều mà mong muốn dùng phương cách phê phán thế giới cũ để tìm được thế giới mớiViệc kiến tạo và tuyên bố một lần mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi” KARL MARX*I.Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 1. Giai cấp công nhân (GCCN) và sứ mệnh lịch sử của GCCN a) Khái niệm GCCN - Những quan điểm của K. Marx, F. Engels và V. Lenin về GCCN. - GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển gắn liền với nền công nghiệp hiện đại, là lực lượng sản xuất cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất và cải tạo xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH.*b) Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCNGCCN là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, đại biểu cho LLSX tiến bộ và PTSX tương lai. Vì vậy, tất yếu là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân xoá bỏ mọi chế độ áp bức và xây dựng xã hội mới. Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử cần trải qua hai bước: - GCVS chiếm lấy chính quyền và quốc hữu hoá tư liệu sản xuất. - GCVS tự thủ tiêu nhằm xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và đối kháng giai cấp.*2. Những điều kiện khách quan qui định SMLS của GCCN: a) Địa vị KT-XH của GCCN trong XH TB:GCCN vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của XH công nghiệp.Về cơ bản lợi ích GCCN là đối lập với GCTSGCCN có sự đoàn kết với nhau rất cao trong đấu tranh giành lấy lợi ích*b) Những đặc điểm chính trị – xã hội của GCCN: Có tính tiên phong, cách mạng triệt để nhất Có ý thức tổ chức kỷ luật cao Có bản chất quốc tế 3. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện SMLS của GCCN: Tính tất yếu và qui luật hình thành chính Đảng của GCCN: Thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng GCCN ý thức được vị trí của mình. Có được biện pháp đấu tranh hiệu quả. *b) Mối quan hệ giữa Đảng cộng sản và GCCN: ĐCS là tổ chức chính trị cao nhất của GCCN đại biểu cho lợi ích của GCCN và người lao động.Sự lãnh đạo của Đảng cũng chính là sự lãnh đạo của GCCN ĐCS là bộ “tham mưu” chiến đấu của GCCN*II.Cách mạng xã hội chủ nghĩa:1. Cách mạng XHCN và nguyên nhân của nó: a) Khái niệm: CM XHCN là sự thay thế chế độ TBCN lỗi thời bằng chế độ XHCN Theo nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng b) Nguyên nhân: Mâu thuẫn cơ bản trong XH tư bản.*2. Mục tiêu, động lực và nội dung của CM XHCN: a) Mục tiêu: - Giải phóng XH, giải phóng con người khỏi áp bức bất công, xoá bỏ “người bóc lột người” - Mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài b) Động lực: - GCCN vừa là GC lãnh đạo vừa là động lực CM - GC nông dân thông qua liên minh với GCCN là động lực của CM XHCN. *c) Nội dung: - Lãnh vực chính trị: giành chính quyền về tay người lao động; tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình quản lý XH.- Lãnh vực kinh tế: thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với sở hữu tư liệu SX; cải tạo qhsx cũ, xây dựng qhsx mới; thực hiện nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu. - Lãnh vực văn hoá - tư tưởng: giải phóng người lao động về mặt tinh thần; từng bước xây dựng nhân sinh quan và thế giới quan mới.*3. Liên minh giữa GCCN với GC nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN: a) Tính tất yếu và cơ sở khách quan: - Tính tất yếu:+ Theo Mác, GCCN không thể đánh đổ chế độ TB nếu không liên minh với GCND và tiểu tư sản. + Trước và sau CM tháng 10 lênin cũng chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng và củng cố liên minh công –nông*- Cơ sở khách quan: + Họ đều là những người lao động+ Công nhân và nông dân là đại diện tiêu biểu cho 2 lãnh vực SX chính trong XH+ Họ là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng và bảo vệ chính quyền mới.b) Nội dung và nguyên tắc cơ bản của sự liên minh: - Nội dung: + Liên minh về chính trị: cùng tham gia chính quyền trên lập trường của GCCN*+ Liên minh về kinh tế: trên cơ sở kết hợp đúng đắn lợi ích KT của các giai cấp, cần phải xây dựng và thực hiện các chính sách thực hiện lợi ích phù hợp. + Liên minh về văn hoá, xã hội: - Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng liên minh: + Nguyên tắc tự nguyện+ Nguyên tắc kết hợp đúng đắn các lợi ích*III. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa: - LLSX của CNTB phát triển cao càng làm gay gắt mâu thẩn cơ bản của CNTB - Cuộc đấu tranh giữa GCCN và GCTS ngày càng căng thẳng- Qua thực tiễn đấu tranh Đảng CS ra đời. *2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa: *a) Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH: - Tính tất yếu: + Do có sự khác nhau về bản chất + Sự cần thiết phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xã hội mới + Sự hình thành các quan hệ xã hội mới + Đặc điểm tiến trình xây dựng XH mới của mỗi nước là không giống nhau.*- Đặc điểm, thực chất của TKQĐ**- Nội dung của TKQĐ:+ Lĩnh vực KT: cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới trên cơ sở qui luật khách quan; tiến hành công nghiệp hoá.+ Lĩnh vực chính trị: bảo vệ thành quả CM; xây dựng và cũng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN.+ Lĩnh vực văn hoá- tư tưởng: phổ biến văn hoá- tư tưởng của GCCN; xây dựng nền văn hoá mới. + Lĩnh vực xã hội: Khắc phục những tàn dư của XH cũ, xây dựng quan hệ bình đẳng XH.*b) Xã hội xã hội chủ nghĩa:Những đặc trưng cơ bản: + CS CV-KT là nền đại công nghiệp + Chế độ công hữu TLSX được xác lập + Quan hệ lao động và kỷ luật lao động mới + Nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. + Nhà nước mang bản chất GCCN, của dân, do dân và vì dân. + Giải phóng con người, tạo điều kiện phát triển toàn diện.*c) Giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa*Những lưu ý về giai đoạn phát triển cao của hình thái CSCN*Tóm tắtTrong chương này chúng ta đã nghiên cứu một cách cơ bản về hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩaChúng ta hiểu được GCCN và sứ mệnh lịch sử của họ là gì. Chúng ta cũng biết được vì sao CM XHCN nổ ra và được tiến hành như thế nào.Cuối cùng chúng ta thấy được các giai đọan của sự phát triển hình thái KT – XH cộng sản chủ nghĩa cùng với những đặc trưng chủ yếu cho từng giai đoạn.*Tài liệu tham khảoGiáo trình những nguyên lý cơ bản của CN Mác –Lênin, nxb CTQG năm 2009, Tr 259 – 260 Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn những NLCB của CN Mác – Lênin P2, ĐHKT TP HCM *Câu hỏi ôn tậpSứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhận là gì ? Vì sao GCCN có sứ mệnh đó ?Nội dung chủ yếu của CM XHCN ?Đặc điểm, thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ?*Gợi ý thảo luậnNhững thay đổi về chất lượng của GCCN trong xã hội tư bản hiện nay có làm mất đi sứ mệnh lịch sử của GCCN không ? Vì sao ?Mâu thuẫn chủ yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Phương thức giải quyết là gì ? *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnlcobancuacnmln_chuong_vii_smls_1244.ppt
Tài liệu liên quan