Bài giảng Nhập môn Lý thuyết Tổ hợp - Chương 1: Mở đầu - Nguyễn Anh Thi
Quy nạp mạnh
Phương pháp
Khi chứng minh một khẳng định nào đó đúng với mọi số nguyên dương m
bằng phương pháp quy nạp mạnh, ta sẽ chứng minh theo các bước sau:
Chứng minh khẳng định đúng cho trường hợp m nhận các giá trị nhỏ
nhất, (thường là 0, 1, 2 . . . ).
Giả sử khẳng định đúng với mọi số nguyên m nhỏ hơn hay bằng n.
Ta chứng minh khẳng định đúng với m = n + 1.
13 trang |
Chia sẻ: HoaNT3298 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nhập môn Lý thuyết Tổ hợp - Chương 1: Mở đầu - Nguyễn Anh Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp
Nguyễn Anh Thi
ĐH KHTN, Tp HCM
2017
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 1 / 13
Chương 1
MỞ ĐẦU
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 2 / 13
Nội dung
Nội dung
1 Nguyên lý chuồng bồ câu
2 Phương pháp quy nạp toán học
Quy nạp yếu
Quy nạp mạnh
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 3 / 13
Nguyên lý chuồng bồ câu
Nguyên lý chuồng bồ câu (Derichlet) Gọi dxe là số nguyên nhỏ nhất lớn
hơn hay bằng x. Giả sử có n chim bồ câu trong k chuồng. Khi đó tồn tại ít
nhất một chuồng chứa từ dn/ke bồ câu trở lên.
Ví dụ
Trong nhóm có 367 người thì ít nhất có 2 người sinh cùng ngày.
Ví dụ
Chứng minh rằng trong 10 số tự nhiên bất kỳ có thể chọn 2 số có hiệu
chia hết cho 9.
HD: Khi chia 10 số bất kỳ cho 9 ta sẽ có mỗi số có một số dư trong 9 số
dư: 0, 1, 2, . . . , 8. Do đó theo nguyên lý chuồng bồ câu phải tồn tại ít nhất
hai số có cùng số dư. Hiệu của hai số đó sẽ chia hết cho 9.
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 4 / 13
Nguyên lý chuồng bồ câu
Ví dụ
Trong một lớp học phải có ít nhất bao nhiêu học sinh để cho có ít nhất 6
học sinh chơi cùng một nhạc cụ, biết rằng có 5 loại nhạc cụ các học sinh
được chọn học là A,B,C,D và E.
HD: Gọi số học sinh của lớp là N. Theo nguyên lý chuồng bồ câu ta có
dN5 e = 6. Khi đó
25 < N ≤ 30
Do đó ta có thể chọn N = 26. Vậy lớp phải có ít nhất 26 học sinh.
Ví dụ
Cho tập X = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}. Lấy A là tập hợp con của X gồm 6
phần tử. Khi đó trong A sẽ có hai phần tử có tổng là 10.
HD: Ta lập các chuồng như sau: {1, 9}, {2, 8}, {3, 7}, {4, 6}, {5}. Do A có
6 phần tử nên trong 6 phần tử đó sẽ có 2 phần tử trong 1 chuồng. Ta
được điều cần chứng minh.
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 5 / 13
Nguyên lý chuồng bồ câu
Ví dụ
Chứng minh rằng tồn tại một số trong dãy các số 7, 77, 777, 7777, · · · chia
hết cho 2003.
HD: Giả sử không tồn tại số nào trong dãy trên chia hết cho 2003. Ta
chọn ra 2003 số hạn đầu tiên của dãy trên và lần lượt chia chúng cho
2003. Do không có số nào chia hết cho 2003, nên các số dư của chúng ít
nhất là 1 và nhiều nhất là 2002.
Ta có 2003 số dư, và chỉ có 2002 giá trị mà các số dư có thể nhận được.
Theo nguyên lý chuồng bồ câu thì sẽ có ít nhất hai số có cùng số dư khi
chia cho 2003. Giả sử ta gọi hai số đó nằm ở vị trí thứ i và thứ j trong dãy
trên, với i < j ta gọi chúng là ai và aj.
Khi đó ai = 2003ki + r, và aj = 2003kj + r. Suy ra aj − ai = 2003(kj − ki)
chia hết cho 2003. Dễ dàng thấy rằng aj − ai = 77 . . . 7× 10i. Mà 10i và
2003 là hai số nguyên tố cùng nhau, nên suy ra 77 . . . 7 chia hết cho 2003.
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 6 / 13
Nguyên lý chuồng bồ câu
Ví dụ
Chứng minh rằng nếu có 10 điểm nằm trong một hình vuông đơn vị thì
có ít nhất hai điểm trong chúng có khoảng cách gần hơn
√
2
3 , và có ít nhất
ba điểm trong chúng nằm trong một vòng tròn bán kính 12 .
HD: -Ta chia hình vuông ra thành 9 ô vuông bởi các đường thẳng như
hình vẽ
Bởi vì có 10 điểm được đặt trong 9 hình vuông nên có ít nhất một hình
vuông chứa 2 điểm. Khoảng cách 2 điểm trong hình vuông nhỏ thì nhỏ
hơn hoặc bằng độ dài đường chéo, tức là bằng
√
2
3 .
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 7 / 13
Nguyên lý chuồng bồ câu
HD:-Ta chia hình vuông ra thành 4 phần như hình vẽ
Theo nguyên lý chuồng bồ câu có ít nhất 3 điểm nằm trong một tam giác
nhỏ. Ta thấy mỗi tam giác nhỏ thì nội tiếp trong một đường tròn có bán
kính là 12 . Do đó ta được điều cần chứng minh.
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 8 / 13
Phương pháp quy nạp toán học Quy nạp yếu
Phương pháp:
Khi chứng minh một khẳng định nào đó đúng với mọi số nguyên dương m
bằng phương pháp quy nạp yếu, ta sẽ chứng minh theo các bước sau:
Chứng minh khẳng định đúng cho trường hợp m nhận các giá trị nhỏ
nhất, (thường là 0, 1, 2 . . . ).
Giả sử khẳng định đúng với m = n. Ta chứng minh khẳng định đúng
với m = n+ 1.
Ví dụ
Với mọi số nguyên dương m, chứng minh rằng
12 + 22 + · · ·+m2 = m(m+ 1)(2m+ 1)6 .
Ví dụ
Cho A =
1 1 00 1 1
0 0 1
. Tính An, với n là một số nguyên dương nào đó.
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 9 / 13
Phương pháp quy nạp toán học Quy nạp yếu
Ví dụ
Cho a0 = 0, và an+1 = 3an + 1 với mọi số nguyên dương n. Tìm một công
thức cho am.
HD: Ta thử tính những giá trị đầu tiên của dãy số trên:
1, 4, 13, 40, 121, . . . . Có thể đoán được dạng của dãy số trên là
am = (3m − 1)/2.
Ta sẽ chứng minh khẳng định này bằng quy nạp. Dễ dàng thấy rằng kết
luận đúng với trường hợp m = 0, 1. Giả sử khẳng định đúng với m = n.
Ta chứng minh khẳng định đúng với m = n+ 1.
Theo giả thiết quy nạp ta có
an+1 = 3an + 1 =
3.(3n − 1)
2 + 1 =
3n+1 − 1
2 .
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 10 / 13
Phương pháp quy nạp toán học Quy nạp yếu
Ví dụ
Với mọi số nguyên dương n, chứng minh rằng số các tập con của tập [n] là
2n.
HD: Với n = 1, ta thấy tập [1] có hai (21) tập con là {1}, ∅. Giả sử khẳng
định đúng với n = k, ta chứng minh khẳng định đúng với n = k+ 1. Ta
chia các tập con của [n+ 1] ra thành hai nhóm. Nhóm một chứa phần tử
n+ 1 và nhóm hai không chứa phần tử n+ 1. Ta dễ dàng thấy số phần tử
của nhóm hai là 2n, chính là số tập con của [n]. Nhóm chứa n+ 1 gồm tập
con của n và n+ 1. Do đó số phần tử của nhóm này cũng là 2n. Suy ra số
tập con của [n+ 1] là 2n + 2n = 2n+1.
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 11 / 13
Phương pháp quy nạp toán học Quy nạp mạnh
Phương pháp
Khi chứng minh một khẳng định nào đó đúng với mọi số nguyên dương m
bằng phương pháp quy nạp mạnh, ta sẽ chứng minh theo các bước sau:
Chứng minh khẳng định đúng cho trường hợp m nhận các giá trị nhỏ
nhất, (thường là 0, 1, 2 . . . ).
Giả sử khẳng định đúng với mọi số nguyên m nhỏ hơn hay bằng n.
Ta chứng minh khẳng định đúng với m = n+ 1.
Ví dụ
Cho dãy số {an} được định nghĩa như sau a0 = 0, và
an+1 = a0 + a1 + a2 + · · ·+ an + n+ 1 với n ≥ 1. Chứng minh rằng với
mọi số nguyên n, ta có an = 2n − 1.
HD: Với n = 0, ta thấy khẳng định đúng. Giả sử khẳng định đúng với mọi
số nguyên m nhỏ hơn hay bằng n, ta chứng minh khẳng định đúng với
m = n+ 1. Bởi quan hệ đệ quy ta có an+1 = a0 + a1 + · · ·+ an + n+ 1 =
(20−1)+(21−1)+ · · ·+(2n−1)+n+1 = 1+2+4+ · · ·+2n = 2n+1−1.
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 12 / 13
Phương pháp quy nạp toán học Quy nạp mạnh
Ví dụ
Cho hàm f : N→ N thỏa mãn điều kiện f(m+ n) = f(m) + f(n) với mọi m
và n. Chứng minh rằng tồn tại một hằng số c sao cho f(n) = cn.
HD: Với m = 0, ta có f(n+ 0) = f(n) + f(0), suy ra f(0) = 0. Giả sử khẳng
định đúng với mọi số nguyên dương nhỏ hơn hay bằng n. Nghĩa là tồn tại
một hằng số c sao cho f(k) = ck với k ≤ n. Ta có
f(n+ 1) = f(n) + f(1) = cn+ c = c(n+ 1).
Nguyễn Anh Thi ( ĐH KHTN, Tp HCM) Bài giảng Nhập môn Lý Thuyết Tổ Hợp 2017 13 / 13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhap_mon_ly_thuyet_to_hoptohopc1_9635_2012632.pdf