Bài giảng Nghiên cứu kinh tế - Xã hội và môi trường của dự án đầu tư
1. Thế nào là lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu
tư? Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội
có những tác dụng gì?
2. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa nghiên cứu
tài chính và nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án
đầu tư về mặt quan điểm và về tính toán?
3. Hãy trình bày các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng
của dự án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân?
4. Hãy trình bày ảnh hưởng của dự án đầu tư đến
môi trường sinh thái?
24 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nghiên cứu kinh tế - Xã hội và môi trường của dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5 - NGHIÊN CỨU KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục đích, yêu cầu:
- Trang bị những kiến thức cơ bản về nghiên cứu kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
- Nắm được kiến thức để vận dụng nghiên cứu kinh tế xã hội của dự
án đầu tư.
Nội dung chính:
- Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư (khái niệm; sự khác nhau
giữa lợi ích kinh tế xã hội và lợi ích tài chính; tác dụng của việc
nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư)
- Đánh giá ảnh hưởng của dự án đầu tư đến nền kinh tế quốc dân
(chỉ tiêu) ảnh hưởng của dự án đầu tư đến môi trường
5.1 LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
VÀ TÁC DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU
5.1.1 Lợi ích kinh tế xã hội
Theo nghĩa hẹp, lợi ích kinh tế phản ánh sự
đóng góp của dự án đầu tư về mặt kinh tế xét
trên phạm vi nền kinh tế quốc dân.
Theo nghĩa rộng là phản ánh sự đóng góp của
dự án đầu tư cả về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Theo nghĩa này, lợi ích kinh tế là tổng
thể các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã
hội thu được khi dự án đầu tư được thực hiện.
Các lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường có
thể là lợi ích định lượng được như mức gia
tăng sản phẩm, mức tăng thu nhập quốc dân,
sử dụng lao động, tăng thu ngân sách…, cũng
có thể không định lượng được như sự phù hợp
của dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, những lĩnh vực ưu tiên…
Chính vì vậy việc tính toán và đo lường các
chỉ tiêu lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường
phải có phương pháp luận đúng đắn với những
thông số được lựa chọn hợp lý, đảm bảo độ tin
cậy cao, tránh sai sót có thể xảy ra.
5.1.2. Mục tiêu và tác dụng của nghiên cứu
kinh tế – xã hội và môi trường
*Mục tiêu
- Thông qua xác định những lợi ích kinh tế – xã hội và
môi trường do dự án đầu tư mang lại mà xác định cụ thể
vị trí của dự án đầu tư trong kế hoạch kinh tế quốc dân,
tính phù hợp của dự án với mục tiêu.
- Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử
dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết và sự đóng góp thiết thực
của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội.
- Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường khi thực hiện dự án đầu tư.
* Tác dụng:
- Đối với nhà đầu tư: phần phân tích kinh tế - xã hội
là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ
quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục
các ngân hàng cho vay.
- Đối với Nhà nước: là căn cứ chủ yếu để quyết định
có cấp giấy phép đầu tư hay không.
- Đối với các Ngân hàng, các cơ quan viện trợ song
phương, đa phương: cũng là căn cứ chủ yếu để họ
quyết định có tài trợ vốn hay không. Các ngân hàng
quốc tế rất nghiêm ngặt trong vấn đề này. Nếu không
chứng minh được các lợi ích kinh tế - xã hội thì họ sẽ
không tài trợ.
5.2 SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGHIÊN CỨU TÀI
CHÍNH VÀ NGHIÊN CỨU KINH TẾ XÃ HỘI
5.2.1 Về mặt quan điểm
- Nghiên cứu tài chính chỉ mới xét trên tầng vi mô, còn
nghiên cứu kinh tế - xã hội sẽ phải xét trên tầng vĩ mô.
- Nghiên cứu tài chính mới xét trên góc độ của nhà đầu tư,
còn nghiên cứu kinh tế - xã hội phải xuất phát từ quyền lợi
của toàn xã hội.
- Mục đích chính của nhà đầu tư là tối đa lợi nhuận, thể
hiện trong nghiên cứu tài chính, còn mục tiêu chủ yếu của
xã hội là tối đa phúc lợi sẽ phải được thể hiện trong nghiên
cứu kinh tế - xã hội.
5.2.2 Về mặt tính toán
1. Thuế: Các loại thuế mà dự án có nghĩa vụ
phải nộp cho Nhà nước là một khoản chi phí
đối với nhà đầu tư thì nó lại là một khoản thu
nhập đối với ngân sách quốc gia, đối với nền
kinh tế quốc dân.
2. Lương: Lương và tiền công trả cho người
lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản
chi của nhà đầu tư nhưng lại là một lợi ích mà
dự án mang lại cho xã hội.
3. Các khoản nợ: Việc trả nợ vay (nợ gốc) là các hoạt
động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là sự chuyển giao
quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác mà
không làm tăng hoặc giảm thu nhập quốc dân. Trong
nghiên cứu tài chính đã trừ đi các khoản trả nợ, thì nay
trong nghiên cứu kinh tế - xã hội phải cộng vào, khi
tính các giá trị gia tăng.
4. Trợ giá, bù giá: Trợ giá hay bù giá là hoạt động bảo
trợ của Nhà nước đối với một số loại sản phẩm trọng
yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là một loại chi phí
kinh tế mà cả xã hội phải gánh chịu đối với việc thực
hiện dự án. Như vậy trong tính toán kinh tế xã hội phải
trừ đi các khoản trợ giá, bù giá nếu có.
5.3. CÁC CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
QUỐC DÂN.
5.3.1. Chỉ tiêu giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng gồm hai bộ phận chính
+ Phần lương được trả cho cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp.
+ Phần thặng dư xã hội bao gồm các loại thuế mà
doanh nghiệp phải trả khi thực hiện dự án, lãi suất
phải trả cho các cơ quan tài chính, lợi nhuận của dự
án đem lại cho doanh nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ dự
trữ, quỹ phát triển của doanh nghiệp.v.v...
Giá trị gia tăng thực (NPVA) được xác định bằng giá
trị gia tăng chung trừ đi phần giá trị gia tăng chuyển
ra ngoài như lương, lợi tức cổ phần.v.v... xác định
giá trị hiện tại gia tăng thực NPVA (Net Present
Value Added) theo công thức:
Nếu NPVA > 0 thể hiện dự án có đóng góp
cho nền KTQD
Nếu NPVA - PW < 0 có nghĩa là dự án hoạt
động không đủ trang trải phần lương cho cán
bộ, công nhân viên. Nếu NPVA - PW > 0 thể
hiện dự án không những trang trải đủ phần
lương mà còn đóng góp được cho xã hội. Hiệu
số hoặc tỷ lệ này càng lớn thể hiện giá trị thặng
dư của xã hội do dự án đem lại càng cao.
5.3.2. Vấn đề tạo công ăn việc làm của dự án:
Để đánh giá hiệu quả về tạo công ăn việc làm
của dự án chúng ta cần sử dụng hai nhóm chỉ
tiêu hiệu quả sau đây:
- Tổng số lao động (lành nghề và không lành
nghề) tăng lên nói chung.
- Suất việc làm toàn bộ cho lao động lành nghề
và không lành nghề trên một đơn vị vốn đầu tư
5.3.3. Tác động điều tiết thu nhập.
cơ cấu phân phối giá trị gia tăng của dự án là yếu
tố quyết định đến sự tác động điều tiết thu nhập.
Cơ cấu này được thể hiện qua 2 loại chỉ tiêu:
* Chỉ tiêu tuyệt đối: Được xác định phần giá trị
gia tăng phân phối hàng năm cho các nhóm đối
tượng khác nhau
* Chỉ tiêu tương đối: Được xác định bằng tỷ trọng
giá trị gia tăng phân phối hàng năm cho từng
nhóm đối tượng trên tổng giá trị gia tăng thực
hàng năm.
5.3.4. Hiệu quả tiết kiệm ngoại tệ
- Giá trị hiện tại lãi ngoại tệ của dự án (PVFE):
Trong đó: PVFE: giá trị hiện tại lãi ngoại tệ của dự án;
Fli: thu ngoại tệ năm i;
FOi: chi ngoại tệ năm i;
r: tỷ lệ chiết khấu được chọn để tính toán;
- Hiệu quả thay thế nhập khẩu
- Hiệu quả tiết kiệm ngoại tệ thực
5.3.5. Khả năng cạnh tranh quốc tế
Để đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế cần đề cập
đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của
sản phẩm; lợi ích ngoại tệ thu được của dự án; chi phí
ngoại tệ của dự án và chi phí để sản xuất cho xuất
khẩu.
Chỉ tiêu xác định khả năng cạnh tranh quốc tế của dự
án là tỷ lệ cạnh tranh quốc tế IC.
Nó bằng giá trị hiện tại lãi ngoại tệ (PVFE) chia cho
giá trị hiện tại của chi phí cho việc xuất khẩu (PWC).
Trong đó: Fli: Thu ngoại tệ của dự án năm i;
FOi: chi ngoại tệ của dự án năm i;
Ci: chi phí sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu
của dự án năm i;
r: tỷ lệ chiết khấu được chọn để tính toán;
n: số năm hoạt động của dự án.
5.4. ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
5.4.1 Ảnh hưởng tích cực có thể kể đến:
- Tạo thêm nguồn nước sạch cho người và sinh
vật.
- Tạo thêm cây xanh làm trong sạch không khí
và dịu mát.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh, y tế.
- Làm đẹp thêm cảnh quan, tôn tạo vẻ đẹp của
thiên nhiên.
5.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực:
- Làm thay đổi điều kiện sinh thái, mất cân
bằng sinh thái, làm khô cạn các nguồn nước
tiêu diệt các sinh vật...
- Gây ô nhiễm môi trường. Đây là trường hợp
hay gặp nhất, đặc biệt đối với các các dự án
công nghiệp: làm bẩn, nhiễm độc không khí,
các nguồn nước, nhất là nước mặt, đất đai, gây
ồn ào cho các khu vực dân cư.
TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1. Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư có thể được
hiểu:
- Theo nghĩa hẹp, lợi ích kinh tế phản ánh sự đóng
góp của dự án đầu tư về mặt kinh tế xét trên phạm vi
nền kinh tế quốc dân.
- Theo nghĩa rộng là phản ánh sự đóng góp của dự án
đầu tư cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Lợi
ích kinh tế là tổng thể các lợi ích mà nền kinh tế quốc
dân và xã hội thu được khi dự án đầu tư được thực
hiện.
2.Mục tiêu nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư
- Xác định cụ thể vị trí của dự án đầu tư trong kế hoạch
kinh tế quốc dân, tính phù hợp của dự án với mục tiêu.
- Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử
dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết và sự đóng góp thiết thực
của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội.
- Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường khi thực hiện dự án đầu tư.
Nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư có tác dụng
đối với nhà đầu tư, đối với nhà nước và đối với các Ngân
hàng, các cơ quan viện trợ song phương, đa phương.
3. Giữa nghiên cứu tài chính và nghiên cứu kinh tế xã hội
của dự án đầu tư khác nhau về quan điểm và khác nhau về
tính toán.
- Về quan điểm:
+ Nghiên cứu tài chính chỉ mới xét trên tầng vi mô, còn
nghiên cứu kinh tế - xã hội sẽ phải xét trên tầng vĩ mô.
+ Nghiên cứu tài chính mới xét trên góc độ của nhà đầu tư,
còn nghiên cứu kinh tế - xã hội phải xuất phát từ quyền lợi
của toàn xã hội.
+ Mục đích chính của nhà đầu tư là tối đa lợi nhuận, thể
hiện trong nghiên cứu tài chính, còn mục tiêu chủ yếu của
xã hội là tối đa phúc lợi sẽ phải được thể hiện trong nghiên
cứu kinh tế - xã hội.
- Về tính toán: khác nhau ở cách tính thuế, lương, các
khoản bù giá, trợ giá và giá cả.
4. Để đánh giá ảnh hưởng của dự án đầu tư đối
với nền kinh tế quốc dân, có thể sử dụng các
chỉ tiêu như chỉ tiêu giá trị gia tăng; tạo công
ăn việc làm; tác động điều tiết thu nhập; tiết
kiệm ngoại tệ và khả năng cạnh tranh quốc tế.
5. Ảnh hưởng của dự án đầu tư đến môi trường
sinh thái bao gồm ảnh hưởng tích cực và ảnh
hưởng tiêu cực
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Thế nào là lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu
tư? Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội
có những tác dụng gì?
2. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa nghiên cứu
tài chính và nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án
đầu tư về mặt quan điểm và về tính toán?
3. Hãy trình bày các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng
của dự án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân?
4. Hãy trình bày ảnh hưởng của dự án đầu tư đến
môi trường sinh thái?
HẾT CHƯƠNG II
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_5_7287.pdf