Bài giảng Môn thanh toán quốc tế

. Khái niệm về thanh toán quốc tế? Phân biệt thanh toán quốc tế và thanh toán trong nước? 2. Những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán quốc tế? 3. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân?

ppt27 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môn thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: TSKH. DANG CONG TRANG Email: dangcongtrang@ hui edu.com.vn NỘI DUNG MÔN HỌC Phần I: Tổng quan về thanh toán quốc tế Chương 1: Khái niệm về thanh toán quốc tế Chương 2: Tỷ giá hối đoái Chương 3: Quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam. Phần II: Các công cụ thanh toán quốc tế Chương 5: Hối phiếu và kỳ phiếu Chương 6: Séc quốc tế Chương 7: Thẻ ngân hàng Phần III: Phương thức thanh toán quốc tế Chương 7: Phương thức chuyển tiền và ghi sổ Chương 8: Phương thức bảo lãnh và tín dụng dự phòng Chương 9: Phương thức nhờ thu Chương 10: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua. TÀI LIỆU MÔN HỌC Giáo trình thanh toán quốc tế của Trường Đại học ngoại thương Hà Nội, 2006. Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2005 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ 1. Khái niệm: Thanh toán quốc tế là tổng thể các yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia bao gồm các qui định về chủ thể tham gia thanh toán, các công cụ thanh toán và phương thức thanh toán. Căn cứ vào mục đích, thanh toán quốc tế được chia làm 2 loại: Thu chi tiền tệ từ việc dịch chuyển dòng vốn giữa các nước như: vay nợ, viện trợ, đầu tư, cho tặng, kiều hối Thu chi tiền tệ nhằm mục đích thu và trả nợ. 2. Chủ thể tham gia thanh toán quốc tế 2.1. Ngân hàng trung ương Thay mặt Chính phủ ký kết Điều ước, Luật quốc tế về tiền tệ và tính dụng Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ và Ngân hàng quốc tế Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối Tổ chức và theo dõi việc thực hiện cán cân thanh toán quốc tế Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng Quản lý và ung ứng các công cụ lưu thông tín dụng Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng và ngân hàng 2.2. Ngân hàng thương mại Trung gian tín dụng Thanh toán Sáng tạo các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt (séc, chứng chỉ tiền gởi có thể chuyện nhượng được, thẻ thanh toán) 2.3. Chủ thể khác Pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực phi ngân hàng Cá nhân 3. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế Trước 1919 là tiền vàng (được đúc bằng vàng) Sau 1919 là tiền giấy do Ngân hàng trung ương phát hành. 3.1. Phân loại tiền tệ: 3.1.1.Tiền tệ thế giới: vàng được các quốc gia trên thế giới thừa nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế mà không cần phải có sự ký kết một Hiệp định quốc tế nào. 3.1.2. Tiền tệ quốc tế (tiền tệ hiệp định): là tiền tệ chung của một khối kinh tế quốc tế ra đời từ một hiệp định tiền tệ ký kết giữa các nước thành viên. Hiệp định tiền tệ Bretton Woods (1944 – 1971) của IMF thừa nhận đồng USD là tiền tệ chung của khối với 3 chức năng cơ bản: tính toán quốc tế, thanh toán quốc tế, dự trữ quốc tế. Để bảo đảm các chức năng này Mỹ cam kết đổi tự do USD ra vàng (1 USD = 0,888671 g vàng nguyên chất) và giữ giá vàng 35 USD/Ounce. Năm 1973 sau 2 lần phá giá đồng USD, Mỹ đình chỉ đổi USD ra vàng, tuyên bố thả nổi đồng USD. Chấm dứt Hiệp ước Bretton Woods. Hiệp định tiền tệ Jamaica 1976: Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right) SDR là đồng tiền tín dụng do IMF phát hành để phân bổ quyền vay cho các nước thành viên có nhu cầu vay để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt. SDR có chức năng thay thế cho đồng USD trong thanh toán quốc tế. 1 SDR = 1 USD Hiệp định thanh toán bù trừ giữa các nước thuộc khối SEV: cho ra đời đồng Rúp chuyển khoản (Transferable Rouble). 1 Rúp = 0,987412 g vàng, nhưng nó không được chuyển đổi tự do ra các ngoại tệ khác mà chỉ được dùng để thanh toán qua ngân hàng giữa các quốc gia thuộc khối SEV. Đồng tiền chung châu Âu: EURO Năm 1957 Ý, Pháp, Đức, Bỉ, Lúc-Xăm-Bua, Hà Lan ký Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (European Economic Community – EEC) nhằm hình thành một thị trường chung về hàng hóa, vốn, lao động bằng cách bãi bỏ thuế quan và các rào cản thương mại giữa các nước thành viên. Để thực hiện mục tiêu này EEC cần có đồng tiền riêng của mình, nhằm tránh bị ảnh hưởng bởi biến động của tỷ giá hối đoái và đồng USD. Năm 1979 Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System) được thành lập với đơn vị tiền tệ là ECU (European Currency Unit). Năm 1992 EEC được chuyển thành thành Liên minh châu Âu (EU). Năm 1999 đồng ECU đổi thành đồng EURO 3.1.3. Tiền tệ quốc gia (National money): Là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt được phát hành, tồn tại và lưu thông theo Luật tiền tệ của mỗi nước. Tồn tại dưới ba hình thái: tiền mặt (Cash), tiền tín dụng (Credit money) bao gồm tín dụng bằng giấy và tín dụng điện tử (electronic money). 3.1.4. Tiền tệ tự do chuyển đổi (free convertible currency): là tiền tệ được Ngân hàng các nước chuyển đổi tự do ra tiền tệ của nước khác mà không cần phải có giấy phép như USD, EURO, GBP, JPY, AUD … 3.1.5. Tiền tệ chuyển khoản (Transferable currency): là tiền tệ của một nước hoặc khối kinh tế được chuyển khoản từ ngân hàng nước này sang tài khoản ngân hàng ở nước khác khi có yêu cầu mà không cần giấy phép. 4. Phân loại thời gian thanh toán quốc tế 4.1. Trả tiền trước: là việc trả tiền trước toàn bộ hay một phần giá trị hợp đồng. Có hai loại trả trước: a. Người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng: số tiền trả trước phụ thuộc vào nhu cầu tín dụng của người xuất khẩu, Lãi cho vay được khấu trừ vào giá hàng hóa. Công thức giảm giá: Trong đó: DP: chiết khấu giá trị trên một đơn vị hàng hóa PA: số tiền ứng trước; R: lãi suất N: thời gian cấp tín dụng ứng trước Q: số lượng hàng hóa của hợp đồng b. Người nhập khẩu đặt tiền cọc: thời gian trả tiền trước thường ngắn (10 – 15 ngày), số tiền trả trước không được tính lãi và số lượng tiền tùy từng trường hợp cụ thể. 4.2. Trả tiền ngay a. Người nhập khẩu trả tiền ngay cho người xuất khẩu ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi thỏa thuận: nhà máy, kho hàng, bến tàu, biên giới … b. Người nhập khẩu trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ gởi hàng bao gồm: hóa đơn xuất hàng, chứng từ vận tải, bảo hiểm, giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, kiểm định, xuất xứ hàng hóa, kê khai đóng gói. 3. Trả tiền sau Người nhập khẩu trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận được thông báo đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu hoặc từ ngày nhận được bộ chứng từ gởi hàng hoặc kể từ ngày nhận hàng. 4. Thời gian thanh toán hỗn hợp Bao gồm một phần giá trị hợp đồng được thanh toán trước, một phần thanh toán ngay và phần còn lại thanh toán sau. 5. Phân loại công cụ thanh toán quốc tế: Là công cụ lưu thông tín dụng được sử dụng trong thanh toán quốc tế hay còn gọi là công cụ chuyển nhượng bao gồm: Hối phiếu (Bill of exchange): là lệnh đòi tiền của người xuất khẩu đối với người nhập khẩu hoặc của ngân hàng ký phát đối với ngân hàng đại lý nắm giữ tài khoản. Ngân hàng ký phát: là ngân hàng lập và ký phát hành hối phiếu đòi nợ. Kỳ phiếu (Promisspry Note): là cam kết trả tiền của người nhập khẩu đối với người xuất khẩu. Séc: là lệnh của chủ tài khoản cho ngân hàng nắm giữ tài khoản trả một số tiền nhất định cho người cầm séc. Ý nghĩa của công cụ thanh toán quốc tế: Thay cho tiền mặt thực hiện chức năng lưu thông của tiền tệ, giảm chi phí lưu thông tiền mặt, tránh rủi ro trong chuyên chở, bảo quản, giám định tiền tệ. 6. Phân loại phương thức thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán quốc tế là nội dung và và điều kiện để tiến hành thu và chuyển trả tiền cho người thụ hưởng, bao gồm: Phương thức thanh toán không kèm theo chứng từ thực hiện nghĩa vụ: việc thanh toán không căn cứ vào chứng từ thực hiện nghĩa vụ do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình, như: chuyển tiền (Remittanca); ghi sổ (Open Accounce; nhờ thu phiếu trơn (Clean collection); thư bảo lãnh (Letter of guarantee); Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) Phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại: việc thanh toán chỉ dựa trên chứng từ thương mại do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình, như: nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection); tín dụng chứng từ (Documentary credit); thư ủy thác mua (Letter of Authority to purchase). Thanh toán trực tiếp: là phương thức mà người trả tiền trực tiếp là người có nghĩa vụ trả tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu và chuyển trả, phương thức này bao gồm: chuyển tiền (Remittanca); ghi sổ (Open Accounce; nhờ thu (collection) Thanh toán gián tiếp: là phương thức mà người trả tiền là người thứ ba không phải là người có nghĩa vụ trả tiền, phương thức này bao gồm: thư bảo lãnh (Letter of guarantee); thư tín dụng dự phòng (Standby L/C); CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm về thanh toán quốc tế? Phân biệt thanh toán quốc tế và thanh toán trong nước? 2. Những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán quốc tế? 3. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_1_tong_quan_ve_thanh_toan_quoc_te_7984.ppt
Tài liệu liên quan