Câu hỏi ôn tập chƣơng 6
1. Trình bày các bước tạo lập phần mềm?
2. Trình bày các phương pháp chuyển đổi hệ thống? ưu
nhược điểm của từng phương pháp?
3. Trình bày mục tiêu và kiểm soát vận hành hệ thống?
218 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3232 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn hệ thống thông tin kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời cung cấp. Chứng
từ thanh toán rất hữu ích để theo dõi thanh toán cho
từng hoá đơn hoặc cho từng thương vụ nhằm quản lý
kế hoạch thanh toán theo mục tiêu tài chính của
doanh nghiệp.
Biên lai, biên nhận
Thẻ; Vé
Phiếu chi; Giấy báo nợ; Uỷ nhiệm chi; Séc thanh
toán.
Chứng từ ghi nợ; Phiếu định khoản
Ghi chép các khoản điều chỉnh giảm tài khoản phải trả
người bán trong các nghiệp vụ như trả lại hàng, được
hưởng chiết khấu, giảm giá hàng bán. Kế toán cũng lập
chứng từ ngày làm cơ sở cho các nghiệp vụ điều chỉnh
do ghi sổ sai về khoản nợ phải trả. Chứng từ này ghi
thông tin về nhà cung cấp, về hàng hoá, số lượng, giá
đơn vị, số tiền của hàng trả lại hoặc được chiết khấu,
giảm giá.
Phiếu xuất kho (trả lại hàng)
Sổ kế toán ứng dụng
Chi tiết: Tài khoản 331, 133, 156, 111, 112….
Tổng hợp tài khoản 331, 133, 156, 111, 112….
Trong HT xử lý bằng máy tính, dữ liệu ghi chép trong
các tập tin
Hệ thống bảng kê báo cáo nghiệp vụ
Bảng kê nghiệp vụ
Đây là báo cáo liệt kê tất cả các nghiệp vụ phát sinh
trong một kiểu nghiệp vụ nào đó trong suốt một kỳ xử lý
như 1 tuần, 1 tháng… Ví dụ báo cáo liệu kê tất cả hoá
đơn mua hàng; tất cả phiếu nhập kho; Tất cả Debit
Memo; Tất cả chứng từ trả tiền, tất cả tiền thanh toán…
báo cáo này nhằm kiểm soát xem dữ liệu có được cập
nhật, xử lý chính xác, đầy đủ hay không.
Báo cáo kiểm soát
Là báo cáo trong hệ thống xử lý bằng máy tính với mục
đích tổng hợp tất cả các thay đổi trong một tập tin dữ
liệu, để đảm bảo tất cả dữ liệu đều được cập nhật và xử
lý đầy đủ. Tập tin ở đây được hiểu là nơi ghi chép, lưu
trữ dữ liệu như sổ nhật ký, sổ chi tiết, sổ cái được ghi
chép thủ công hoặc tập tin dữ liệu. Ví dụ: báo cáo tổng
chi phí mua hàng; hoặc báo cáo tổng Hash nào đó (tổng
mẩu tin, tổng mã số hoá đơn, …) trong tập tin xử lý.
Báo cáo đặc biệt
- Báo cáo công nợ phải trả: Liệt kê tất cả nghiệp vụmua
hàng, thanh toán với từng người bán, cũng như tổng
số nợ còn phải trả; báo cáo này có tác dụng: Thứ nhất,
dùng để đối chiếu với người bán, phát hiện sai sót hoặc
gian lận của kế toán. Thứ hai, dùng để hoạch định
chính sách thanh toán.
- Báo cáo yêu cầu tiền mặt: Đây là báo cáo phân tích
khoản phải trả đến hạn của từng nhà cung cấp nhằm
giúp bộ phận tài vụ chuẩn bị tiền để thanh toán cho
những khoản phải trả đến hạn.
Xử lý nghiệp vụ
Trong hệ thống xử lý thủ công, các nghiệp vụmua
hàng và thanh toán công nợ được mô tả như sau:
Nghiệp vụmua chịu
Thanh toán nợ phải trả cho người bán
. CHU TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
Chu trình chuyển đổi thường bao gồm ba hệ thống con:
1. Hệ thống lương: tính toán tiền lương cho nhân viên,
thanh toán lương, và các nghiệp vụ liên quan thu nhập
cá nhân.
2. Hệ thống quản trị hàng tồn kho: tổ chức quản lý dự trữ
hàng tồn kho và việc sử dụng nguyên liệu cho sản xuất…
3. Hệ thống chi phí: quản lý và tập hợp chi phí sản xuất,
tính giá thành sản phẩm và dịch vụ. Đây là hệ thống chỉ
dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Hệ thống hàng tồn kho
Hệ thống này có hai chức năng chủ yếu là:
- Thực hiện các ghi chép kế toán về tồn kho
- Quản trị hàng tồn kho. Mục đích của việc quản
trị hàng tồn kho là duy trì mức dự trữ tối ưu
nhằm tối thiểu hoá chi phí đầu tư hàng tồn kho
mà vẫn đảm bảo sản xuất tiến hành bình thường
đều đặn cho dù có thể sử dụng nguyên vật liệu
nhiều hơn mức dự tính hoặc thậm chí khi người
cung cấp chậm trể trong việc giao hàng.
Chi phí hàng tồn kho được phân thành 3 loại:
Chi phí mua hàng gồm chi phí đặt hàng, phí vận
chuyển, giá mua hàng hóa, chi phí nhận hàng…
Chi phí dự trữ gồm tất cả các chi phí bảo quản, dự
trữ như tiền lương nhân viên kho hàng, chi phí khác
liên quan bảo quản như thuê và khấu hao kho hàng,
chi phí bảo hiểm mua hàng trong kho, chi phí dịch vụ
mua ngoài, điện v…v..
Chi phí cơ hội gồm tất cả các chi phí phát sinh do
hàng tồn kho bị thiếu hụt như: lỗ do thiếu hàng bán,
định phí phải gánh chịu cao; lỗ phí cơ hội và chi phí
cơ hội của việc đầu tư hàng tồn kho.
Chứng từ
Các nghiệp vụ mua và bán hàng tồn kho được xử lý
trong chu trình chi phí và doanh thu nên các chứng từ
liên quan cũng là các chứng từ đã trình bày trong chu
trình mua và bán hàng, bao gồm yêu cầu mua hàng, đơn
đặt hàng, phiếu nhập kho, báo cáo nhận hàng, lệnh bán
hàng… Trường hợp yêu cầu nguyên vật liệu, chứng từ
sử dụng là Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, thay cho yêu
cầu mua hàng.
Kế toán hàng tồn kho
Kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp sử dụng các phần
mềm hàng tồn kho, sử dụng hệ thống mã vạch hoặc
phương pháp ghi dữ liệu thời điểm bán hàng nên đã
giảm thời gian nhập liệu và do đó phương pháp kê khai
thường xuyên sử dụng rất phổ biến và hiệu quả.
Báo cáo của hệ thống hàng tồn kho
Giống các hệ thống khác, hệ thống hàng tồn kho có
các báo cáo kiểm soát, báo cáo ghi chép, và báo
cáo đặc biệt. Hệ thống hàng tồn kho có thể cung
cấp bảng kê tình hình nhập xuất tồn kho; Báo cáo
tham vấn về hàng tồn kho; Báo cáo hàng cần bổ
sung.v..v…
Sổ sách trong hệ thống hàng tồn kho
Trong phương pháp kê khai thường xuyên doanh
nghiệp sử dụng sổ chi tiết hàng tồn kho. Sổ này có
thể đóng thành cuốn hoặc có thể tời rơi, mỗi trang
sổ ghi chép một mặt hàng tồn kho, chi tiết từng lần
nhập xuất theo lượng và giá trị.
Ghi chép bằng máy.
Hệ thống kế toán chi phí
Hệ thống kế toán chi phí ghi hai nghiệp vụ
- Tập hợp chi phí nguyên liệu, chi phí phân công, chi
phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí sản xuất vào giá trị thành phẩm.
Chứng từ
Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, Phiếu xuất kho, Thẻ
thời gian theo công việc, Thẻ thời gian, Phiếu kho
thành phẩm, Bảng phân bổ/kết chuyển, Phiếu/Bảng
tính giá thành.
Báo cáo: Gồm 2 loại chính
Báo cáo kiểm soát
Báo cáo chi phí sản xuất
CHU TRÌNH TÀI CHÍNH
Hệ thống ghi nhật ký
Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm vốn vay và vốn
chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhận tiền từ những
nguồn này và đầu tư vào tài sản. Hệ thống ghi nhật
ký xử lý những nghiệp vụ kế toán nguồn vốn này.
Các nghiệp vụ vốn
Tăng vốn (i) vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức
tài chính…, hoặc thế chấp để vay trung hạn và dài
hạn. (ii) Phát hành trái phiếu (iii) phát hành cổ phiếu.
Giảm vốn (i) rút vốn (ii) chia cổ tức.
Sổ
Sổ chi tiết vay ngân hàng, sổ chi tiết người giữ trái
phiếu/nợ trái phiếu phải trả; sổ chi tiết cổ phiếu/số cổ
đông. Doanh nghiệp có các cổ phiếu được giao dịch
trên thị trường chứng khoán sẽ thuê ngân hàng giữ
“Số cổ đông” của doanh nghiệp. Ngân hàng thực
hiện dịch vụ này gọi là đại lý chuyển nhượng cổ
phiếu.
Hoạt động kiểm soát Vay ngân hàng Phát hành trái phiếu Phát hành cổ phiếu
Ủy quyền thực hiện nhiệm vụ Phân cấp thực hiện theo giá trị
và thời hạn vay
Ban giám đốc công ty Ban giám đốc công ty thực
hiện
Bảo quản tài sản và sổ sách Đơn vị được ủy thác độc lập
giữ chứng nhận trái phiếu
Đại lý chuyển nhượng giữ các
chứng nhận cổ phiếu
Phân chia trách nhiệm Phân chia giữa người vay
ngân hàng và người ghi chép,
giữ sổ
Sử dụng người ủy thác độc lập Phân chia giữa bộ phận độc lập
giữ sổ và đại lý chuyển
nhượng cổ phiếu. Phân chia
giữa chức năng bảo quản
chứng nhận cổ phiếu chưa phát
hành, chức năng ký các chứng
nhận, và chức năng giữ sổ cổ
đông. Phân chia giữa chức
năng ký check thanh toán cổ
tức và giữ sổ cổ đông.
Chứng từ và sổ sách Việc ủy quyền phải được thực
hiện bằng giấy tờ.
Phải có sự chấp thuận của cấp
cao hơn với các khoản vay lớn
hoặc dài hạn
Ban giám đốc công ty chấp
thuận việc trả lãi. Các chứng
chỉ trái phiếu phải được đánh
số trước
Ban giám đốc công ty chấp
thuận việc trả cổ tức.
Các chứng chỉ cổ phiếu phải
được đánh số trước
Kiểm soát các nghiệp vụ vay và vốn chủ sở hữu
Hệ thống tài sản cố định (TSCĐ)
Mục đích của hệ thống này là thực hiện ghi chép
chính xác về tất cả các tài sản cố định gồm các
nghiệp vụ tăng, khấu hao hàng kỳ và lũy kế của tất
cả các tài sản này.
- Tăng tài sản cố định
- Giảm tài sản cố định
- Khẩu hao tài sản cố định
- Hoạt động kiểm soát các nghiệp vụ về tài sản
cố định
Câu hỏi ôn tập chƣơng 3
1. Trình bày nội dung của chu trình doanh thu?
2. Trình bày nội dung của chu trình chi phí?
3. Trình bày nội dung của chu trình chuyển đổi?
4. Trình bày nội dung của chu trình tài chính?
CHƢƠNG 4
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN
1. CẤU TRÚC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các chính sách
và các thủ tục thực hiện chính sách được thiết lập
bởi các cấp lãnh đạo và được toàn thể doanh
nghiệp tuân thủ nhằm cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý để đạt được ba mục tiêu:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy
- Các luật lệ và quy định hiện có được tuân thủ
- Các hoạt động kiểm soát là hữu hiệu và hiệu quả
Mục đích của các dạng kiểm soát nội bộ
Có hai dạng kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát quản lý nhằm đạt các mục tiêu
- Thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Kiểm soát sự tuân thủ của nhân viên với các chính
sách quản lý
Kiểm soát kế toán nhằm đạt các mục tiêu
- Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp
- Thẩm định tính chính xác và độ tin cậy của thông
tin kế toán.
Thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
Môi trƣờng kiểm soát
Môi trường kiểm soát là thành phần nền tảng của hệ
thống kiểm soát nội bộ, bao gồm các nhân tố sau:
- Triết lý quản lý và phong cách điều hành hoạt động của
lãnh đạo doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp
- Trách nhiệm và quyền của nhà quản lý
- Hội đồng quản trị/ban kiểm soát
- Trình độ và phẩm chất của nhân viên
- Chính sách nhân sự
- Tính trung thực và các giá trị đạo đức
Giám sát
Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên, thường là ở
các hoạt động có mức độ rủi ro cao và giám sát định kỳ
các hoạt động.
Đánh giá rủi ro
Thành phần này gồm các nhân tố:
Nhận dạng các sự kiện trong và ngoài doanh nghiệp
có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động đạt được mục
tiêu hệ thống.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đã nhận
dạng được lên thông tin kế toán.
Thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
Thông tin và truyền thông
Hệ thống ghi nhận, phân loại, phân tích, tổng hợp,
lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính cho người sử
dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp:
- Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo
- Chính sách kế toán
Thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
Các hoạt động kiểm soát:
- Phân chia trách nhiệm
- Kiểm soát quá trình xử lý thông tin
- Kiểm soát độc lập sự thực hiện
- Phân tích và soát xét việc thực hiện
Thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống thủ công Hệ thống xử lý bằng máy tính
Dấu vết kiểm toán tồn tại lâu dài Dấu vết kiểm toán tồn tại trong thời gian nhất định
Thông tin, dữ liệu dễ dàng đọc được bằng mắt Thông tin, dữ liệu đa số phải đọc trên máy
Các sai sót dễ phát hiện trong quá trình Các sai sót khó phát hiện trong quá trình
Rủi ro, gian lận, phá hủy thấp Rủi ro, gian lận, phá hủy cao
Trách nhiệm cáo cho kế toán viên Có thể làm giảm trách nhiệm của kế toán viên
Các thay đổi đơn giản và dễ dàng Ngược lại
Tính nhất quán thấp Ngược lại
Báo cáo lập lâu hơn, ít thông tin quản trị Ngược lại
Phân biệt hệ thống thủ công và hệ thống
xử lý bằng máy tính
2 KIỂM SOÁT HỆ THỐNG
Các dạng kiểm soát bao gồm: Kiểm soát ngăn ngừa, kiểm
soát phát hiện và kiểm soát sửa sai.
Kiểm soát ngăn ngừa nhằm để phòng sai sót và gian lận. Sai
sót có thể là do không cẩn thận hay có thể do thiếu kiến thức.
Sai sót đa phần là không cố ý.
Có hai dạng gian lận thường thấy:
Gian lận quản lý: Người quản lý cấp cao lạm dụng quyền hành
chỉ đạo sai lệch thông tin tài chính như báo cáo doanh thu
hoặc báo cáo lợi nhuận cao hơn thực tế nhằm hưởng thêm
tiền thưởng cho cá nhân hay làm gia tăng ảo giá trị cổ phiếu
mà họ đang nắm giữ.
Tham ô – biển thủ: Tài sản của doanh nghiệp bị lấy một cách
bất hợp pháp vì mục đích cá nhân. Tham ô, biển thủ thường
sẽ che đậy bằng cách làm sai lệch các số liệu kế toán.
Kiểm soát phát hiện là kiểm soát tìm ra các sai sót và
gian lận đã xảy ra hoặc đã được thực hiện. Thủ tục đối
chiếu các sổ chi tiết và sổ cái giữa bộ phận kế toán chi
tiết và bộ phận kế toán tổng hợp; đối chiếu các số chi
tiết, sổ nhật ký với sổ phụ ngân hàng; đối chiếu các sổ
chi tiết hàng tồn kho với thẻ kho của thủ kho; các hoạt
động kiểm kê…là các ví dụ về kiểm soát phát hiện.
Kiểm soát sửa sai là kiểm soát các sai sót và gian lận
đã phát hiện nhằm sữa chữa, giới hạn các ảnh hưởng
sai lệch của các sai sót và gian lận này đối với mức độ
chính xác và đáng tin cậy của thông tin kế toán.
Kiểm soát toàn bộ - kiểm soát chung
Kiểm soát toàn bộ - kiểm soát chung - là các thủ
tục, các chính sách được thiết kế có hiệu lực
trên toàn bộ hệ thống. Kiểm soát chung trong hệ
thống thông tin kế toán trên nền máy tính bao
gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
Tổ chức quản lý
Kiểm tra vận hành hệ thống
Kiểm soát phần mềm
Kiểm soát nhập liệu và dữ liệu nhập
Tổ chức quản lý
- Trƣởng phòng công nghệ thông tin
- Bộ phận phân tích và thiết kế hệ thống
- Bộ phận lập trình
- Bộ phận vận hành hệ thống
- Bộ phận nhập dữ liệu
- Bộ phận quản lý tài liệu
- Bộ phận kiểm soát dữ liệu và phân phối thông tin:
- Bộ phận quản lý cơ sở dữ liệu
Kiểm soát phát triển và bảo trì hệ thống
ứng dụng
Các thủ tục kiểm soát này thường bao gồm:
- Phải đã được chấp thuận của các cấp quản lý
- Yêu cầu sự tham gia của bộ phận sử dụng và kiểm
toán nội bộ (nếu có) trong việc phát triển hệ thống.
- Hệ thống mới nên được thử nghiệm cho từng
chương trình riêng và cho toàn bộ hệ thống. Việc
thử nghiệm cần được kiểm tra và chấp thuận của
các bộ phận sử dụng.
- Tài liệu liên quan đến thay đổi hệ thống phải được
tập hợp và lưu trữ hợp lý để tiện cho việc tham khảo
khi cần thiết.
Kiểm tra ứng dụng
Kiểm soát ứng dụng là các chính sách, thủ tục thực hiện
chỉ ảnh hưởng đến một hệ thống con, một phần hành
ứng dụng cụ thể.
Kiểm soát ứng dụng được thực hiện trên sự phân chia
trách nhiệm và các thủ tục kiểm soát.
- Phân chia trách nhiệm tuân thủ theo các nguyên tắc (i)
người ghi chép số sách không kiêm nhiệm việc giữ tài
sản, (ii) người ghi số chi tiết phải khác với người ghi sổ
tổng hợp. Phân chia trách nhiệm cũng tuân theo nguyên
tắc không để một người xử lý toàn bộ một chu trình
nghiệp vụ.
- Các thủ tục kiểm soát được thực hiện trên (i) việc lập,
xét duyệt, lưu chuyển, lưu trữ chứng từ, báo cáo kế toán,
ghi chép, bảo quản, kiểm tra sổ, thẻ ; …(ii) tiền, hàng tồn
kho, tài sản cố định…
3. SỰ AN TOÀN VÀ TRUNG THỰC
CỦA DỮ LIỆU
Các nguyên nhân gây mất an toàn:
Nguồn nội bộ:
- Độc lập
Thông đồng
Nguồn bên ngoài
- Độc lập
- Thông đồng
Các hình thức mất an toàn:
- Phá huỷ
- Luận lý
- Vật lý
- Đánh cắp
- Gian lận
Công nghệ cao trong sự an toàn của dữ liệu
Nhằm ngăn chặn các rủi ro gây mất an toàn dữ liệu,
người ta dùng các kỹ thuật sau:
- Hệ thống đa quản gia
- Hệ thống mật khẩu, nhận dạng
- Hệ thốngmã hoá
- Hệ thống tự động phát hiện xâm nhập bất hợp lệ
- Hệ thống lƣu trữ có theo vết mọi thâm nhập hệ
thống và thay đổi hệ thống
Đánh giá sự an toàn và trung thực của dữ liệu
Trách nhiệm của kiểm toán viên/kiểm soát viên nội
bộ.
Xem xét và đánh giá các chính sách, thủ tục của doanh
nghiệp với các thủ tục kiểm soát nội bộ trong hệ thống.
Lập báo cáo vệ hệ thống và xây dựng trình tự kiểm toán.
Các phƣơng pháp xem xét và đánh giá
Phóng vấn
Kiểm tra xuyên suốt
Thử nghiệm kiểm soát
Câu hỏi ôn tập chƣơng 4:
1. Trình bày mục đích của kiểm soát nội bộ?
2. Phân biệt hệ thống kiểm soát thủ công và hệ thống
xử lý bằng máy tính?
3. Trình bày nội dung của công tác kiểm tra ứng dụng
của hệ thống?
4. Phân tích các nguyên nhân gây mất an toàn của
dữ liệu trong hệ thống thông tin kế toán?
CHƢƠNG 5
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
Mục đích và sự cần thiết của phân tích hệ thống thông tin kế toán
Mục đích
Xác định bản chất thực sự của vấn đề đang biểu hiện nhờ đó nhà
lãnh đạo sẽ quyết định các phương pháp giải quyết gốc rễ của vấn đề
thay vì xử lý các hiện tượng.
Phân tích hệ thống thông tin kế toán nhằm xác định mục tiêu của hệ
thống xử lý cần đạt được là những mục tiêu nào, phục vụ cho yêu
cầu nào. Mục tiêu của hệ thống con có thoả mãn mục tiêu chung của
hệ thống thông tin kế toán hay không.
Xác định các khả năng tiềm tàng trong hệ thống thông tin kế toán
cũng là một mục tiêu thường thấy trong các cuộc phân tích hệ thống
ở các doanh nghiệp.
Sự cần thiết của phân tích hệ thống
thông tin kế toán
Lãnh đạo doanh nghiệp cảm nhận rằng hệ thống
thông tin kế toán hiện tại của doanh nghiệp không
đạt được mục tiêu, không hoàn tất nhiệm vụ bởi
thông tin mà hệ thống cung cấp không chính xác,
không kịp thời và không đáng tin cậy.
Các yêu cầu mới từ bên ngoài đòi hỏi doanh nghiệp
đáp ứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ
biến trong bối cảnh môi trường hoạt động kinh
doanh luôn biến động, luôn tăng trưởng.
Nhiệm vụ
Thu nhập đầy đủ các yêu cầu của thông tin đầu ra
mà hệ thống cần cung cấp cho người sử dụng. Các
yêu cầu từ cấp quản lý cao đến cấp quản lý bên
dưới. Yêu cầu của người sử dụng bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp có liên quan đến hệ thống. Yêu
cầu của thông tin đầu ra cần thu nhập bao gồm nội
dung cần thông tin, hình thức và phương thức trình
bày và công bố thông tin, đối tượng nhận thông tin,
yêu cầu về kiểm soát thông tin…
Phƣơng pháp luận trong phân tích hệ thống
thông tin
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đi từ phân tích chức năng đến mô hình hoá
Phân tích hệ thống có cấu trúc
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 140
1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Sau khi nghiên cứu tổng thể → nghiên cứu các phân hệ
của môi trường vi mô
Mô hình tổ chức Cơ chế hoạt động
Các nguồn lực Sản phẩm/dịch vụ
Môi trường vi mô
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 141
1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Với từng phân hệ, tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn…
Ban Giám đốcVăn phòng
Các Viện
tại Hà Nội
Các Viện tại
t.p HCM
Các đơn vị
ĐTTX
VP đại diện
Các Phòng
chức năng Các trường
Đại học
Các
Công ty
Trung tâm
Thông tin
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 142
2. Phương pháp đi từ phân tích chức năng
đến mô hình hóa
Phân tích HTTT phải tiến hành theo một trình tự:
phân tích chức năng của HTTT, phân tích các dòng thông tin
→mô hình hóa HTTT bằng các mô hình như DFD, mô hình
thông tin ma trận.
Mô hình là một nhóm các ký hiệu gợi nhớ và có ý nghĩa,
liên kết nhau tạo thành lược đồ diễn tả các đặc trưng quan
trọng nhất của đối tượng được mô hình hóa theo một quan
điểm nào đó và bỏ qua các chi tiết không quan trọng.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 143
2. Phương pháp đi từ phân tích chức năng
đến mô hình hóa
Ví dụ vềmô hình: “Sơ đồ chức năng quản lý tài chính của một tổ
chức”
Quản lý
tài chính
Quản lý
vốn đầu tƣ
Phân bổ
vốn đầu tƣ
Quản lý
các dự án
Lập
kế hoạch
Quản lý
ngân sách
Kế hoạch
dài hạn
Kế hoạch
ngắn hạn
Phân bổ
ngân sách
Sử dụng
ngân sách
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 144
2. Phương pháp đi từ phân tích chức năng
đến mô hình hóa
Mô hình dựa trên 3 yếu tố cơ bản:
- Nội dung thông tin mà mô hình cần diễn đạt cho
người đọc
- Hình thức mang nội dung thông tin đến người đọc
- Kiến thức cần thiết được quy ước trước giữa người đọc
và người tạo ra mô hình, để người đọc tiếp thu được
trọn vẹn ngữ nghĩa của mô hình.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 145
2. Phương pháp đi từ phân tích chức năng
đến mô hình hóa
Mô hình biểu diễn các luồng dữ liệu vào – ra đối với chức
năng Z
Nguồn A Nguồn B
Đích N
Đích M
Nguồn C
Phòng X
Chuyên
viên Y
Chức năng
Z
Dòng 2
Dòng 1
Dòng 3
Dòng 4
Dòng 5
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 146
Mô hình có 2 đặc tính quan trọng:
- tính hoàn chỉnh (completeness): các đối tượng
(thành phần) liên kết trong mô hình được mô tả đầy
đủ.
- tính nhất quán (consistency): không có sự không
phù hợp nào còn hiện diện trong mô hình.
2. Phương pháp đi từ phân tích chức năng
đến mô hình hóa
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 147
3. Phương pháp phân tích hệ thống
có cấu trúc
Nhà phân tích phải dùng một tập hợp các công cụ và
kỹ thuật đểmô tả hệ thống.
Một số các mô hình được sử dụng:
- Sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Funtion
Diagrams – BFD)
- Các sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagrams – DFD)
- Các mô hình dữ liệu (Data Models – DM)
- Ngôn ngữ có cấu trúc (Structured Language – SL)
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 148
III. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HTTT
Việc thực hiện phân tích HTTT bao gồm các công
đoạn sau đây:
1. Thu thập thông tin về tổ chức, hệ thống quản lý và
HTTT
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD)
3. Lập sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
4. Lập báo cáo phân tích HTTT
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 149
1. Thu thập thông tin cho quá
trình phân tích
Là công đoạn đầu tiên trong quá trình phân tích hệ
thống nhằm có được các thông tin liên quan tới mục
tiêu đã được đặt ra với độ tin cậy cao và chuẩn xác nhất.
Loại thông tin này có thể chia thành 3 nhóm:
- Các thông tin chung về ngành mà tổ chức đang hoạt
động
- Các thông tin về bản thân tổ chức đó
- Các thông tin về các bộ phận có liên quan trực tiếp tới
vấn đề
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 150
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
Một số phương pháp thu thập, khảo sát thông tin:
- Nghiên cứu tài liệu về hệ thống
- Quan sát hệ thống (Observational research)
- Phỏng vấn (Interview)
- Sử dụng phiếu điều tra (Questionnaires)
- Hội thảo chuyên đề (Joint Application Design)
- Làm mẫu (Prototyping)
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 151
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
a/ Nghiên cứu tài liệu về hệ thống
- Thường được áp dụng đầu tiên
- Nhằm thu nhận các thông tin tổng quát về cơ cấu tổ
chức, cơ chế hoạt động, quy trình vận hành thông tin
trong hệ thống.
- Kết quả cho ta một cái nhìn tổng thể ban đầu về đối
tượng nghiên cứu.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 152
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
Các thông tin cần nghiên cứu:
♦Môi trường của HTTT hiện tại:
- Môi trường bên ngoài - Môi trường tổ chức
- Môi trường vật lý - Môi trường kỹ thuật
♦ Các thành phần của hệ thống:
- Hoạt động của hệ thống
- Thông tin vào, thông tin ra
- Quá trình xử lý, cách giao tiếp, trao đổi thông tin
- Quan hệ giữa các phòng ban
- Khối lượng công việc của từng phòng ban
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 153
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
Đề án: ………………………………………………………………………….
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
Người thực hiện: ………………………………………………………………
Chủ đề nghiên cứu: ……………………………………………………………
Thời gian: ……………………… Địa điểm: …………………………………
Mục tiêu nghiên cứu: ………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu:
- Hoạt động của hệ thống: ……………………………………………….
-Thông tin vào của hệ thống: ……………………………………………
-Thông tin ra của hệ thống: ………………………………………………
-Quá trình xử lý thông tin: ……………………………………………….
-Cơ sở dữ liệu của hệ thống: ……………………………………………..
-…
Tóm tắt chung: …………………………………………………………………
Đánh giá tổng quát: …………………………………………………………….
Ngày … tháng … năm …
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 154
b/ Quan sát hệ thống
Thường được áp dụng khi phân tích viên hệ thống
muốn biết những thông tin không thể thu thập được
trong các phương pháp khác.
Nhờ quan sát, chúng ta sẽ biết:
+ nhân viên làm công việc gì, cách thực hiện công
việc
+ mức độ hiệu quả của các chuẩn
+ các công cụ hỗ trợ cho các công việc mà người
nhân viên thường dùng.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 155
b/ Quan sát hệ thống
Ưu điểm:
- Biết được tính chất của mỗi công việc: phải giải quyết
nhiều công việc xử lý tình huống được phát sinh ngẫu
nhiên
- Đánh giá được cường độ làm việc thực tế.
Nhược điểm:
- Người bị quan sát thường thay đổi thói quen, cách
làm việc…
- Tốn thời gian ngồi quan sát.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 156
c/ Phỏng vấn
Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin rất
hiệu quả và thông dụng.
Đây là hình thức đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp giữa
người phỏng vấn (Interviewer) và người được phỏng vấn
(Interviewee) để thu thập thông tin vềmột vấn đề nào
đó.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 157
Những điều lưu ý khi phỏng vấn:
- Chú ý lắng nghe, tỏ ra quan tâm đến ý kiến, nét mặt, cử chỉ,
dáng điệu của người được phỏng vấn
- Thiết lập quan hệ hợp tác, đúng mực trong quá trình phỏng
vấn.
- Cố gắng hòa mình với tổ chức, tập thểmà chúng ta cần
phỏng vấn.
- Biết công việc của người được phỏng vấn, đặt các câu hỏi
trong phạm vi công việc của họ.
- Các câu hỏi cần có ý nghĩa rõ ràng và hướng đến câu trả lời
mang thông tin hữu ích. Áp dụng dạng câu hỏi (dạng mở,
dạng đóng) một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh
phỏng vấn.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 158
Phỏng vấn cá nhân là tiếp xúc với từng người để đặt
câu hỏi và tìm thông tin trong câu trả lời.
Ưu điểm:
- Người phân tích viên có cơ hội hỏi thêm
- Biết được thái độ và trách nhiệm của người được
phỏng vấn về các vấn đề được hỏi.
Nhược điểm:
- Có thể xuất hiện mâu thuẫn ý kiến giữa những người
được phỏng vấn
- Tốn thời gian khi cần phỏng vấn nhiều
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 159
Phỏng vấn nhóm là phỏng vấn nhiều người cùng
một lúc qua cuộc họp, hội thảo.
Ưu điểm:
- Gia tăng sự trao đổi thảo luận
- Hạn chế quan điểm cá nhân và mâu thuẫn giữa các
câu trả lời
- Ít tốn thời gian
Nhược điểm:
- Khó thu xếp cho cuộc phỏng vấn
- Có hạn chế chung của các cuộc họp
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 160
d/ Sử dụng phiếu điều tra
Điều tra là phương pháp thông dụng của thống kê
học.
Có thể điều tra toàn bộ hoặc điều tra chọn mẫu.
Để phân tích HTTT - phương pháp điều tra chọn mẫu
với mẫu thuộc nhiều đối tượng như:
+ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống,
+ cán bộ, nhân viên trong bộmáy quản lý,
+ cán bộ tin học trong hệ thống.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 161
Việc thiết kế phiếu điều tra:
- Có vai trò quyết định
- Cần đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
+ Thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết
+ Câu hỏi khảo sát phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời
(để dễ thống kê, câu hỏi thường ở dạng đóng)
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 162
Phiếu điều tra thường có các phần sau:
- Phần tiêu đề: mô tảmục đích và nguyện vọng được
các đối tượng điều tra cộng tác trong việc trả lời các câu
hỏi
- Phần định danh đối tượng điều tra: tên, tuổi, giới
tính, nghề nghiệp, chức vụ, …
- Phần nội dung các câu hỏi: liệt kê các câu hỏi liên
quan đến nội dung thông tin cần thu thập
- Phần kết thúc: bày tỏ lời cảm ơn của người điều tra,
họ tên và chức vụ người chủ trì cuộc điều tra.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 163
e/ Phương pháp thảo luận chuyên đề (Joint Application
Design)
- Tổ chức các cuộc họp chuyên sâu dạng chuyên đề
- Có sử dụng các phương tiện hỗ trợ hội nghị (nghe, nhìn,
trao đổi ý kiến, demo, ghi chú)
- Cấu trúc:
+ Trình tự: đặt vấn đề, thảo luận, chọn giải pháp, kết luận.
+ Vai trò trong hội nghị: người chủ trì, người gợi ý, thư ký.
+ Tham gia: người sử dụng hệ thống (đặt yêu cầu), người
phát triển hệ thống (đưa phương án giải quyết), người quản lý
(đánh giá khả thi và hiệu quả).
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 164
e/ Phương pháp thảo luận chuyên đề (Joint Application
Design)
Mục đích: gia tăng các ý kiến thảo luận một cách có kiểm soát
để đưa đến giải pháp tốt nhất cho vấn đề cần phải giải quyết.
Ví dụ: để tránh tâm lý ngại phát biểu trái ý với lãnh đạo, JAD
đưa ra phương pháp che giấu tên và ý kiến được hiển thị dạng
text trên màn chiếu trong cuộc họp.
Những người ở xa vẫn tham gia được qua mạng, hoặc truyền
hình. Phương pháp này cho kết quả rất tốt, nhưng chi phí khá
tốn kém vì thời gian kéo dài và số lượng người tham dự đông.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 165
f/ Phương pháp làm mẫu (Prototyping)
- Sử dụng mẫu (như chương trình “demo”) → người
sử dụng có thể hiểu được cách xử lý các công việc → góp
ý để sửa lại “cho đúng”.
- Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần, người
phát triển hệ thống sẽ hiểu rõ mong muốn của người sử
dụng
→ bản demo ngày càng chi tiết và hướng đến thỏa mãn
hoàn toàn mong muốn của người sử dụng.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 166
f/ Phương pháp làm mẫu (Prototyping)
Ưu điểm:
- Giúp cho người phát triển hệ thống hiểu đúng yêu
cầu của người sử dụng.
- Giúp cho người sử dụng biết được hệ thống sẽ được
xây dựng nên họ sẽ không bị lúng túng khi triển khai áp
dụng.
Nhược điểm: Khó thống nhất yêu cầu của nhiều người
cùng sử dụng hệ thống.
1. Thu thập thông tin cho quá trình phân tích
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 167
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
(Business Funtion Diagram)
Khái niệm: Sơ đồ BFD là mô hình mô tả các chức năng
nghiệp vụ của một tổ chức, các mối quan hệ bên trong và
quan hệ bên ngoài của các chức năng đó.
Sơ đồ BFD - xác định hệ thống làm gì
- không quan tâm hệ thống làm như thế nào
Ý nghĩa của sơ đồ BFD:
- Cho phép xác định các chức năng của một tổ chức
- Cho biết được vị trí của mỗi công việc trong toàn bộ hệ
thống
- Là cơ sở để xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu và nghiên cứu
cấu trúc của các chương trình quản lý của hệ thống.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 168
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
Quy trình xây dựng sơ đồ BDF:
Bước 1: Khảo sát, tìm hiểu các chức năng nghiệp vụ của tổ
chức
với những thành phần sau:
- Tên chức năng
- Mô tả chức năng
- Đầu vào của chức năng (dữ liệu)
- Đầu ra của chức năng (dữ liệu)
Bước 2: Mô tả hoạt động của các chức năng dưới dạng văn
bản Text
Bước 3: Dựa vào văn bản text mô tả các chức năng và vẽ sơ đồ
BFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 169
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
Mỗi bước của quy trình đều xuất phát từmô hình nghiệp vụ
(mô tả các chức năngmột cách tổng quát), sau đó là sơ đồ
phân rã chức năng (mô tả sự phân chia các chức năng thành
các chức năng nhỏ hơn trong hệ thống theo cấu trúc hình
cây).
Các nguyên tắc phân rã chức năng:
- “thực chất”: Mỗi chức năng được phân rã phải là một bộ
phận thực sự tham gia thực hiện chức năng đã phân rã nó.
- “đầy đủ”: Việc thực hiện tất cả các chức năng ởmức dưới
trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được chức năng ởmức trên
đã phân rã ra chúng.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 170
Các ký pháp dùng để vẽ sơ đồ BFD:
- Hình chữ nhật có tên bên trong đểmô tảmột chức
năng
- Các đoạn thẳng gấp khúc hình cây mô tảmối liên kết
giữa các chức năng Tên chức năng
Tên chức
năng con
Tên chức
năng con
Tên chức
năng con
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 171
Ví dụ 1: Phòng tín dụng của Ngân hàng Công thương
có nhiệm vụ chính là Cho vay và Thu nợ.
Khi khách hàng đến vay tiền, bộ phận Cho vay phải
nhận đơn vay của khách hàng, sau đó duyệt đơn xem có
đủ điều kiện cho vay không rồi chuyển sang bộ phận trả
lời đơn. Bộ phận trả lời đơn sẽ trả lời khách hàng là từ
chối hay đáp ứng cho vay, nếu đáp ứng thì cho vay và ghi
vào Sổ nợ.
Khi khách hàng đến trả tiền, dựa vào sổ nợ, bộ phận
Thu nợ phải xác định kỳ hạn trả cho từng khách hàng.
Nếu trả trong hạn thì chuyển sang bộ phận Xử lý trong
hạn, nếu ngoài hạn thì chuyển sang bộ phận Xử lý ngoài
hạn. Cả hai bộ phận đều phải ghi vào Sổ nợ.
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 172
Sơ đồ BDF quản lý tín dụng tại Ngân hàng Công
thương: Quản lý tín dụng
2. Thu nợ
2.1. Xác định kỳ hạn
2.2. Xử lý trong hạn
2.3. Xử lý ngoài hạn
2.4. Ghi sổ nợ
1. Cho vay
1.1. Nhận đơn
1.2. Duyệt vay
1.3. Trả lời
1.4. Ghi sổ nợ
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 173
Ví dụ 2: Công ty X là một công ty sản xuất – kinh doanh với
mặt hàng chính là hàng điện tử - điện lạnh. Công ty có nhiều cửa
hàng bán sản phẩm tại các thành phố lớn trong nước.
Để quản lý bán hàng, trước hết Công ty phải Tìm kiếm thị
trường. Sau khi đã tìm được khách hàng, Công ty tổ chức ký kết
hợp đồng và cuối cùng là thực hiện việc giao hàng.
Để tìm kiếm thị trường, Công ty phải Quảng cáo sản phẩm,
sau đó giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.
Trong quá trình ký kết hợp đồng, hai bên cần thỏa thuận
phương thức thanh toán và phương thức giao hàng.
Việc giao hàng sẽ bao gồm vận chuyển hàng đến địa chỉ của
khách hàng và thu tiền của khách hàng.
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 174
Sơ đồ BDF quản lý bán hàng của Công ty X
Quản lý bán hàng
Tìm kiếm
thị trường
Quảng cáo
sản phẩm
Giới thiệu
sản phẩm
Ký kết
hợp đồng
Giao hàng
Thỏa thuận PT
thanh toán
Thỏa thuận PT
giao hàng
Vận chuyển
hàng
Thu tiền
2. Lập sơ đồ chức năng kinh doanh BFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 175
3. Lập sơ đồ luồng dữ liệu DFD
(Data Flow Diagram)
a/ Khái niệm:
Sơ đồ luồng dữ liệu DFD là một mô hình về hệ thống có quan
điểm cân xứng cho cả dữ liệu và tiến trình.
Nó chỉ ra cách thông tin được vận chuyển từmột tiến trình
hoặc từ chức năng này sang một tiến trình hoặc chức năng khác;
những thông tin nào cần phải có trước khi thực hiện một tiến
trình.
Chức năng quan trọng được mô tả trong DFD: biến đổi thông
tin,
cụ thể: - tổ chức lại thông tin
- bổ sung thông tin
- tạo ra thông tin mới
12/6/2010 Giảng viên: Vũ
Trọng Phong 176
a/ Khái niệm
Ưu điểm:
- Biểu đạt DFD là công cụ đơn giản, dễ hiểu.
- Tài liệu DFD là tài liệu phân tích hệ thống đầy đủ, súc tích
và ngắn gọn, cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn tổng
thể về hệ thống và cơ chế lưu chuyển thông tin trong hệ
thống đó.
Nhược điểm:
- Không bao hàm yếu tố thời gian.
- Không xác định được trật tự thực hiện các chức năng.
- Không chỉ ra được yếu tố định lượng đối với dữ liệu; những
thông tin là thành phần cơ bản...
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 177
3. Lập sơ đồ luồng dữ liệu DFD
b/ Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu:
Process (xử lý, tiến trình) Là ký hiệu diễn tả cho một
công việc hoặc một hành động thao tác trên dữ liệu.
Khi mô hình hóa - không quan tâm nó được thực hiện
như thế nào.
- Phần trên của ký hiệu xử lý ghi số định danh của xử lý.
Mỗi xử lý có một số định danh duy nhất trong toàn bộ
lược đồ.
- Phần dưới - ghi tên của xử lý - bắt đầu bằng một động
từ, dạng động từ - bổ ngữ và thường trùng với tên đã đặt
cho các chức năng trong sơ đồ BFD.
1.1
Lập bảng
chấm công
12/6/2010 Giảng viên: Vũ
Trọng Phong 178
b/ Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu:
Tệp hóa đơn
Data store (kho dữ liệu) Là ký hiệu diễn
tả một phương tiện trừu tượng có chức năng
lưu trữ dữ liệu, tương đương với một quyển
sổ ghi chép, một tập tin, hay một CSDL,…
Phần bên trái của Data store ghi số định
danh của nó, ví dụ: “D1”, “D2”. Phần bên
phải ghi tên của Data store, là một danh từ.
D1
12/6/2010 Giảng viên: Vũ
Trọng Phong 179
b/ Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu:
Source / Sink (nguồn phát sinh dữ liệu /
đích tiêu thụ dữ liệu) Là ký hiệu diễn tả cho
một đối tượng phát sinh dữ liệu (source) hoặc
tiêu thụ dữ liệu (sink) bên ngoài hệ thống,
Ví dụ: “nhà cung cấp”, “đại lý”; hoặc có
thể là một con người như “khách hàng”,
“người quản lý”.
Tương tự như Data store, tên của Source/
Sink phải là một danh từ.
Khách hàng
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 180
b/ Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu:
Data flow (luồng dữ liệu) là một ký hiệu diễn
tả cho chiều di chuyển của dòng thông tin (được
chuyển vào hoặc ra khỏi một tiến trình).
Data flow phải có nhãn là một danh từ mô tả
cho nội dung dữ liệu đang chuyển đi, ví dụ: “Đơn
đặt hàng”, “Hóa đơn”.
Những thông tin có trải qua một số thay đổi
thì nên mang tên đã sửa đổi: “Hóa đơn” – “Hóa
đơn đã kiểm tra”.
Data
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 181
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu:
Quy tắc vẽDFD:
- Nếu một đối tượng chỉ có outputs, chắc chắn đối tượng đó
phải là source. Tương tự, nếu một đối tượng chỉ có inputs, nó
phải là sink.
- Một xử lý phải có cả inputs lẫn outputs.
- Một dataflow phải có nhãn và có duy nhất một hướng để
chỉ rõ nơi đi và nơi đến của dữ liệu.
Nếu một nội dung dữ liệu được chuyển đi và nhận về giữa
hai đối tượng thì nó phải được vẽ bằng 2 mũi tên (theo 2
hướng ngược nhau).
3. Lập sơ đồ luồng dữ liệu DFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 182
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
Quy tắc vẽDFD (tiếp):
- Không có dòng dữ liệu trực tiếp giữa các data store,
source, sink. Vì đây là những đối tượng “thụ động”; để di
chuyển dữ liệu giữa các đối tượng này cần phải có ít nhất
một xử lý của hệ thống.
- Không có dòng dữ liệu rẽ nhánh (hoặc gộp) có nội
dung (nhãn) khác nhau. Nội dung dữ liệu ở các nhánh
phải giống y như nhau.
- Không có dòng dữ liệu trực tiếp đi từmột xử lý đến
chính nó (vì một xử lý không cần gửi dữ liệu cho chính
nó).
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 183
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu:
Quy tắc phân rã các xử lý trong DFD:
- mỗi xử lý được mô tả “từ ngoài vào trong” và “từ
tổng quát đến chi tiết”.
- Nhiệm vụ của mỗi xử lý là biến đổi các dòng dữ liệu
đi vào thành các dòng dữ liệu đi ra.
- Nếu tên gọi của xử lý không thể hiện được nó cần
làm gì để biến đổi dữ liệu đi vào thành dữ liệu đi ra, thì
xử lý đó cần phải được phân rã thành các xử lý chi tiết
hơn để người đọc có thể hiểu được.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 184
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
Quy tắc phân rã các xử lý trong DFD:
Sơ đồ ngữ cảnh
(Process 0)
DFD-0
(process 1.0, 2.0, …)
DFD-1.0
(process 1.1, 1.2, 1.3,…)
DFD-2.0
(process 2.1, 2.2, …)
Mức 0
Mức 1
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 185
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
♦ Sơ đồ ngữ cảnh: là sơ đồ tổng quát nhất mô tảmôi
trường mà hệ thống vận hành, chỉ gồm các source, sink
và các dòng dữ liệu vào ra.
Mục đích - cho biết giá trị của hệ thống đối với môi
trường:
+ Các dòng dữ liệu đi ra ↔ hệ thống cung cấp
những gì cho môi trường
+ Các dòng dữ liệu đi vào ↔ hệ thống cần gì từ
môi trường, nơi nào (bộ phận nào) cung cấp hoặc sử
dụng dữ liệu của hệ thống.
Toàn bộ hệ thống được vẽ bằng một xử lý mang số 0.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 186
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
0
Food
Ordering
System
CUSTOMER KITCHEN
Cust. Order
Receipt
Food order
RESTAURANT
MANAGER
Management reports
Những gì nằm bên ngoài
đường ranh giới này chỉ có
thể là source hoặc sink
Trong Context Diagram,
toàn bộ hệ thống được vẽ
bằng 1 xử lý duy nhất, không
có data store.
Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống Food Ordering System
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 187
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
♦ Sơ đồmức 0 (DFD-0): là sơ đồ phân rã từ sơ đồ ngữ
cảnh
♦ Sơ đồmức i (DFD-i): là sơ đồ phân rã từ sơ đồmức
i-1
Mỗi một xử lý trong DFD-i có thể được phân rã tiếp
và được vẽ bằng một sơ đồ DFD cho xử lý đó ởmức chi
tiết hơn.
♦ Sơ đồ ởmức chi tiết nhất là DFD cơ bản (primitive
DFD) của hệ thống. Như vậy, DFD thực sự là một hệ
thống các sơ đồ phân cấp từ tổng quát đến chi tiết.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 188
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
Quy tắc phân rã các xử lý trong DFD:
Xử lý i ở level n
DFD level n+1 cho Xử lý i
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 189
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
Cần chú ý:
- Số định danh của sơ đồ là số của xử lý được phân rã,
ví dụ DFD-1.0 là sơ đồ DFD cho xử lý 1.0 của DFD-0.
- Cần bảo toàn các nội dung dữ liệu vào ra giữa các
mức:
+ không làm mất dữ liệu của DFD mức tổng quát
+ không sinh ra dữ liệu ngoại lai ở mức chi tiết
- Trong trường hợp chia nhỏ dữ liệu, sơ đồ cần bổ sung
thêm từ điển dữ liệu để liên kết dữ liệu tổng hợp với dữ
liệu được chia nhỏ.
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 190
c/ Một số quy tắc thiết lập sơ đồ luồng dữ liệu
Ví dụ:
A
A
B
X
X
Level n
Level
n+1
X
a) Balancing (cân bằng)
A, B
A
B
X
Level n
Level
n+1
b) Splitting (chia nhỏ)
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 191
d/ Phương pháp xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu:
Để xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu DFD, người ta dựa
vào sơ đồ phân rã chức năng kinh doanh BFD trên
nguyên tắc:
- mỗi chức năng tương ứng với một tiến trình,
- mức cao nhất tương ứng với sơ đồ ngữ cảnh,
- các mức tiếp theo tương ứng với sơ đồmức 0, mức
1…
3. Lập sơ đồ luồng dữ liệu DFD
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 192
d/ Phương pháp xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu
Ví dụ: Dựa vào bản mô tả và từ sơ đồ phân rã chức
năng “Quản lý tín dụng” (Slide 40), ta vẽ được sơ đồ ngữ
cảnh:
ND trả lời (về
tiền vay, tiền
trả)
Tiền trả
Tiền vay
Đơn vay
Khách
hàng
0
Quản lý
tín dụng
Khách
hàng
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 193
d/ Phương pháp xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu
Từ sơ đồ ngữ cảnh → Sơ đồ DFD-0
Nội dung
trả lời
Tiền còn nợ
Thông tin
đối chiếu
Thông tin
tiền vay
Tiền trảTiền vayĐơn vay
Khách hàng
1.0
Cho vay
Khách hàng
2.0
Thu nợ
Khách hàng D1 Sổ nợ
ND trả lời
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 194
d/ Phương pháp xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu
Xử lý 1.0 →
Sơ đồ DFD-1.0
Hóa đơn
tiền vay
Đơn đã
kiểm tra
Nội dung
trả lời
Tiền vayThông tin
tiền vay
Đơn đã duyệt
Đơn vay
Khách hàng
1.1
Nhận đơn
1.2
Duyệt vay
Khách hàngD1 Sổ nợ
1.3
Trả lời
1.4
Ghi sổ nợ
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 195
d/ Phương pháp xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu
Xử lý 2.0 →
Sơ đồ DFD-
2.0
Tiền
còn nợ
Thông tin
đối chiếu
Thông tin nợ
ngoài hạn
Thông tin nợ
trong hạn
Nợ trong
hạn
Nợ ngoài
hạn
Tiền trả
Khách hàng
2.1
nh Xác đị
kỳ hạn
2.3
lý ngoài Xử
hạnD1 Sổ nợ
2.4
Ghi sổ nợ
2.2
trong h n
Xử lý
ạ
ND trả lời
12/6/2010 Giảng viên: Vũ Trọng Phong 196
d/ Phương pháp xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu
Lưu ý: tùy theo hoạch định của tổ chức cho từng công việc
mà mỗi xử lý phải tuân theo một vài quy tắc quản lý nhất định.
Khi mô hình hóa các quy tắc quản lý, tên của các xử lý thường
không thể diễn tả được đầy đủ chi tiết xử lý.
Vì vậy, người ta thường sử dụng các phương tiện mô tả bổ
sung cho các xử lý trong DFD:
- ngôn ngữ có cấu trúc giản lược (Structured language)
- cây quyết định (Decision Tree)
- bảng quyết định (Decision Table)
- từ điển dữ liệu (Data Dictionary).
12/6/2010 Giảng viên: Vũ
Trọng Phong 197
4. Lập báo cáo phân tích HTTT
- Là công đoạn cuối cùng của giai đoạn phân tích hệ thống.
- Các phần chính:
♦ Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp của giai đoạn phân tích hệ
thống
♦Mục lục
♦ Lời giới thiệu
♦ Nội dung báo cáo
♦ Kết luận
♦ Phụ lục
12/6/2010 Giảng viên: Vũ
Trọng Phong 198
4. Lập báo cáo phân tích HTTT
♦Mục lục:
♦ Lời giới thiệu: Cần nêu bật được mục đích của báo cáo,
giới hạn của người viết đối với mục đích đã chọn, phương
pháp và cách tiếp cận.
♦ Nội dung báo cáo: Trình bày một cách logic những vấn đề
đặt ra và các kết quả thu được.
♦ Kết luận: Trình bày những kết quả quan trọng nhất của
quá trình phân tích hệ thống.
♦ Phụ lục: những tài liệu cần thiết đính kèm, những bảng
biểu, minh họa, các sơ đồ luồng dữ liệu…
12/6/2010 Giảng viên: Vũ
Trọng Phong 199
4. Lập báo cáo phân tích HTTT
Nội dung chính của báo cáo
+ Phương pháp luận phân tích HTTT
+ Phân tích chức năng trong HTTT
+ Sơ đồ chức năng công việc
+ Các kết quả quan sát hệ thống, tổ chức phỏng vấn,
điều tra theo bảng câu hỏi…
+ Xác định các dòng thông tin kinh doanh trong hệ
thống
+ Dòng dữ liệu đầy đủ của hệ thống
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Tầm quan trọng của thiết kế hệ thống
Thiết kế hệ thống cung cấp những thông tin chi tiết cho
uỷ ban chỉ đạo để quyết định chấp thuận hay không chấp
nhận hệ thống mới, trước khi chuyển sang giai đoạn
thực hiện hệ thống, trong khi thiết kế, hệ thống có thể
được tiếp tục phát triển hay ngừng lại.
Thiết kế hệ thống cho phép đội dự án có một tổng quan
về cách thức làm việc của hệ thống, việc thiết kế này
càng kỹ cho phép ta càng nhận rõ những vấn đề như
tính không hiệu quả, kém chắc chắn, yếu kiểm soát nội
bộ hoặc những vấn đề khác.
Thiết kế sơ bộ
Trình bày phạm vi hệ thống
Các yêu cầu của hệ thống
- Kế xuất
- Dữ liệu
Phƣơng thức xử lý
Nhập liệu đầu vào
Các chính sách trong doanh nghiệp
Yêu cầu về tài nguyên
Trang bị phần mềm
Trang bị phần cứng
Các nguồn lực kinh tế
Báo cáo cho lãnh đạo của doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất giai đoạn thiết kế sơ bộ, hệ thống mới
chỉmới được hình thành ở những đường nét cơ bản.
Các kết quả và các đề xuất của đội thiết kế sau khi thiết
kế sơ bộ sẽ được báo cáo lên cho các nhà quản lý trong
doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo còn bao gồm toàn
bộ các tài liệu được lập trong quá trình thiết kế sơ bộ,
các chi tiết trong việc phân tích chi phí - lợi nhuận, các
chi tiết về các quy định hay chính sách cần thiết, các
khó khăn trong phát triển hệ thống và đề nghị nên hay
không nên thực hiện công việc tiếp theo. Báo cáo cũng
được gửi cho ban chỉ đạo hệ thống thông tin và các nhà
lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp.
Đặc tả chi tiết
Xác định các yêu cầu
- Đặc tả chi tiết các kết xuất
- Đặc tả chi tiết dữ liệu
- Đặc tả chi tiết nhập liệu đầu vào
- Đặc tả chƣơng trình máy tính
- Các thủ tục thủ công
- Giao diện với ngƣời dùng
Đặc tả chi tiết
Lựa chọn trang thiết bị
- Dịch vụ tƣ vấn công nghệ thông tin
- Lựa chọn ngƣời cung cấp
- Tiêu chuẩn đánh giá trang thiết bị
Đặc tả chi tiết
Lựa chọn trang thiết bị
- Dịch vụ tƣ vấn công nghệ thông tin
- Lựa chọn ngƣời cung cấp
- Tiêu chuẩn đánh giá trang thiết bị
Báo cáo cho lãnh đạo doanh nghiệp
Kết thúc giai đoạn đặc tả chi tiết, đội thiết kế lập báo
cáo và gửi cho nhà quản lý. Nội dung báo cáo bao gồm
mô tả chi tiết về mục tiêu, phạm vi và các thành phần
cơ bản của hệ thống. Các tài liệu được thu thập hay
được tạo ra trong giai đoạn đặc tả chi tiết được đính
kèm là minh chứng cho những mô tả trong báo cáo.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ban chỉ đạo hệ
thống thông tin xem xét, đánh giá thiết kế hệ thống
mới, đề nghị điều chỉnh hay yêu cầu thực hiện hệ
thống.
Kiểm toán viên và quá trình thiết kế hệ
thống
Xem xét - đánh giá các đặc tả chi tiết
- Báo cáo
- Trình tự xử lý
- Tập tin dữ liệu
- Sự lựa chọn trang thiết bị
Các Module kiểm toán
Câu hỏi ôn tập chƣơng 5
1. Trình bày mục đích và sự cần thiết của phân tích hệ
thống thông tin kế toán?
2. Trình bày các phương pháp thu thập thông tin?
3. Khái niệm và quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD?
4. Khái niệm và quy tắc vẽ sơ đồ luồng dữ liệu DFD?
5. Trình bày các bước tìm kiếm phần mềm phù hợp với
thống thông tin kế toán của doanh nghiệp?
CHƢƠNG 6
THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH
HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN
THỰC HIỆN HỆ THỐNG
Tạo lập hệ thống
- Tạo lập phần cứng
- Tạo lập phần mềm
Huấn luyện
Huấn luyện điều khiển hệ thống: là công việc khá
phức tạp đối với các hệ thống lớn, có nhiều trạm làm
việc và cấu hình hệ thống trải dải trong một không
gian rộng. Như hệ thống mạng máy ATM, hệ thống
mạng viễn thông … nối trực tiếp với các phần mềm
theo dõi tài khoản phải thu khách hàng. Hầu hết các
hệ thống thông tin kế toán khác việc huấn luyện hệ
thống là đơn giản vì hệ thống là những máy vi tính
dùng các hệ điều hành thông dụng mà hầu hêt những
người sử dụng là vận hành thành thạo.
Huấn luyện sử dụng phần mềm: Với những kế toán
viên được đào tạo tố và nhiều kinh nghiệm, việc tiếp
cận một kế toán mới có thể rất dễ dàng, nhưng để vận
hành và thấu hiểu phần mềm kế toán mới không phải
là điều chắc chắn. Điều này cũng dễ hiểu như việc một
nhân viên kế toán ởmôi trường xử lý thủ công chuyển
sang hệ thống xử lý bằng máy tính.
Chuyển đổi hệ thống
Phƣơng pháp chuyển đổi
a. Chuyển đổi trực tiếp
b. Chuyển đổi từng phần
c. Chuyển đổi song song
d. Chuyển đổi từng bƣớc thí điểm
Kiểm tra chuyển đổi
Sau khi chuyển đổi hệ thống cũ sang hệ thống mới,
việc kiểm tra dữ liệu đã chuyển đổi cần thiết được tiến
hành nhằm đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin của hệ
thống cũ đã chuyển đổi hệ thống mới đầy đủ, chính xác
và tương thích. Thông thường người ta sẽ đối chiếu
báo cáo mà hệ thống cũ. Tuy nhiên, với những báo cáo
mới mà hệ thống mới cũ không có, những người kiểm
soát phải chuẩn bị sẵn các báo cáo này để phục vụ công
việc kiểm tra.
VẬN HÀNH HỆ THỐNG
- Mục tiêu
Việc khai thác và sử dụng một hệ thống mới là
mục tiêu đương nhiên của kế toán viên, cũng
như những người sử dụng gián tiếp khác.
Thế nhưng cũng như các hệ thống khác, hệ
thống thông tin kế toán mới cũng sẽ trở nên
kém hiệu quả tỉ lệ thuận với thời gian sử dụng
hệ thống. Vì vậy, vận hành hệ thống cũng
nhắm đến mục tiêu duy trì hoạt động hiệu quả
của hệ thống.
Kiểm soát
Kiểm soát thực hiện thủ tục và các thay đổi hệ thống.
Kiểm soát thực hiện thủ tục bao gồm kiểm soát tuân
thủ các thủ tục vận hành hệ thống, thực hiện các thao
tác nghiệp vụ theo trình tự của chuỗi nghiệp vụ. Ngoài
ra kiểm soát còn bao gồm các thủ tục nhằm bảo vệ, bảo
mật và bảo dưỡng hệ thống. Kiểm soát bảo vệ được
thực hiện nhằm ngăn chặn các rủi ro liên quan đến việc
hệ thống bị phá huỷ, bị đánh cắp.
Câu hỏi ôn tập chƣơng 6
1. Trình bày các bước tạo lập phần mềm?
2. Trình bày các phương pháp chuyển đổi hệ thống? ưu
nhược điểm của từng phương pháp?
3. Trình bày mục tiêu và kiểm soát vận hành hệ thống?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_he_thong_thong_tin_ke_toan_vtphong_2010_2555.pdf