Bài giảng Môi trường phát triển hệ thống

Hệ thống  Hệ thống thông tin  Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin  Vòng đời phát triển hệ thống  Phương pháp luận phát triển hệ thống  Vai trò và kỹ năng của PTV hệ thống 

ppt53 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môi trường phát triển hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môi trường phát triển hệ thống Môi trường phát triển hệ thống Hệ thống  Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống 1. Hệ thống Hệ thống là tập hợp các thành phần có liên hệ với nhau. Những thành phần này được dùng cho một tổ chức (kinh doanh hoặc công việc), nằm trong một biên xác định, và làm việc cùng nhau để đạt một mục đích nào đó. Các thành phần của hệ thống có thể là: Dữ liệu. - Qui trình xử lý dữ liệu. - Con người, máy móc thực hiện qui trình. Chín đặc trưng của một hệ thống. Các thành phần của hệ thống. - Các mối quan hệ giữa các thành phần. - Biên của hệ thống. - Mục đích mà hệ thống hướng đến. - Môi trường trong đó hệ thống hoạt động. - Các giao diện của hệ thống. - Nhập liệu của hệ thống. - Xuất liệu của hệ thống. - Các ràng buộc của hệ thống. Các đặc trưng của hệ thống Các khái niệm quan trọng về hệ thống: Sự phân rã. - Sự phụ thuộc. - Sự trọn vẹn. Sự phân rã là quá trình phân chia hệ thống thành các thành phần nhỏ hơn (hệ thống con, đơn vị, mô đun). Sự phụ thuộc nhằm nói đến phạm vi trong đó các hệ thống con phụ thuộc lẫn nhau. Sự trọn vẹn nhằm nói đến phạm vi trong đó hệ thống con thực hiện trọn vẹn một chức năng. Sự phân rã có thể tiến hành nhiều lần, theo nhiều quan niệm hoặc tiêu chí khác nhau. Sự phân rã làm cho hệ thống dễ hiểu hơn, dễ phân tích, thiết kế và bảo trì hơn. Ví dụ về sự phân rã hệ thống. Hệ thống Hệ thống thông tin  Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống Môi trường phát triển hệ thống 2. Hệ thống thông tin Các tổ chức (công ty, bệnh viện, trường học, cơ quan, …) đều có hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin hỗ trợ các tổ chức hoàn thành các mục tiêu kinh doanh hoặc hoạt động của mình. Hệ thống thông tin trong tổ chức có thể là: - HTTT truyền thống: Lưu trữ và xử lý thông tin không dựa vào công nghệ thông tin. - HTTT tin học hóa: Lưu trữ và xử lý thông tin dựa vào công nghệ thông tin. HTTT trong tổ chức bao gồm cơ sở thông tin (gồm một hoặc nhiều nguồn thông tin) và các qui trình truy xuất, cập nhật và xử lý thông tin. Các qui trình này có thể do người hoặc máy thực hiện. Ví dụ trong một công ty kinh doanh có thể có các hệ thống thông tin: - HTTT kế toán. - HTTT quản lý nhân sự. - HTTT quản lý hàng hóa. - HTTT tiền lương. - HTTT tích hợp. HTTT tin học hóa bao gồm một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu chứa cơ sở thông tin, các chương trình ứng dụng cho phép truy xuất và cập nhật cơ sở thông tin, và các giao diện người dùng đối với các nhóm người dùng khác nhau. HTTT tin học hóa = Cơ sở dữ liệu + Chương trình ứng dụng + Giao diện người dùng Môn học này chú trọng đến việc làm thế nào để xây dựng một HTTT tin học hóa cho một tổ chức. Phân loại HTTT. HTTT xử lý giao dịch. - HTTT quản lý. - Hệ trợ giúp quyết định. - Hệ chuyên gia. HTTT xử lý giao dịch (TPS - Transaction Processing Systems) là HT xử lý tự động các dữ liệu về kinh doanh hoặc công việc ở mức tác nghiệp hoặc giao dịch. HTTT quản lý (MIS - Management Information Systems) là hệ thống xử lý dữ liệu tổng hợp từ các kết quả của HTTT xử lý giao dịch. HT này trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như lập kế hoạch, tạo các báo cáo tổng hợp, ra các quyết định quản lý. Hệ trợ giúp quyết định (DSS - Decision Support Systems) là hệ thống xử lý và phân tích các dữ liệu tổng hợp, cung cấp môi trường tương tác mang tính mô phỏng giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định. Hệ chuyên gia (ES - Expert Systems) là hệ thống có khả năng biểu diễn các tri thức mô tả cách thức các chuyên gia tiếp cận giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp. Hệ thống hướng đến việc biểu diễn, cấu trúc hóa và thao tác đối với tri thức hơn là đối với thông tin. Ngoài ra còn có các HTTT khác: - Hệ tự động văn phòng (OAS). - Hệ trợ giúp điều hành (ESS). - Hệ trợ giúp làm việc nhóm (GS). Các loại hệ thống thông tin Hệ thống Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin  Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống Môi trường phát triển hệ thống 3. Phân tích, thiết kế HT thông tin Phân tích, thiết kế HTTT là quá trình xây dựng và bảo trì hệ thống thông tin tin học hóa cho một tổ chức. Quá trình phân tích, thiết kế HTTT: Phức tạp, nhiều thách thức. - Có tính tổ chức, có kế hoạch. - Được thực hiện bởi một nhóm người. - Liên quan đến nhiều người trong tổ chức. Viết tắt HTTT, hiểu là HTTT tin học hóa. Việc phân tích, thiết kế HTTT được thực hiện dựa trên: Sự hiểu biết về mục tiêu, cấu trúc và các qui trình xử lý công việc của tổ chức. - Kiến thức về cách thức khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin. Việc xây dựng HTTT được thực hiện bởi một nhóm người và thường làm việc theo kiểu dự án. Phân tích viên hệ thống và nhà quản trị dự án là hai người có vai trò quan trọng trong nhóm thực hiện dự án xây dựng HTTT. Về mặt thực hành, việc phân tích và thiết kế HTTT còn được xem là phát triển HTTT cho một tổ chức. Các cách tiếp cận phát triển HTTT: Tiếp cận hướng vào qui trình xử lý: HT có những qui trình xử lý dữ liệu nào, các qui trình này làm việc ra sao? - Tiếp cận hướng vào dữ liệu: HT có những dữ liệu gì, quan hệ giữa chúng như thế nào? - Tiếp cận hướng vào đối tượng: HT có những đối tượng gì, chúng liên kết với nhau ra sao? Hệ thống Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống  Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống Môi trường phát triển hệ thống 4. Vòng đời phát triển hệ thống Vòng đời phát triển hệ thống (SDLC - Systems Development Life Cycle) là quá trình: Tìm hiểu cách hệ thống đáp ứng tổ chức. - Thiết kế hệ thống. - Xây dựng hệ thống. - Bàn giao hệ thống cho người sử dụng. Nhân vật chủ chốt trong vòng đời phát triển hệ thống là phân tích viên hệ thống (gọi tắt là PTV). Tuy nhiên cần nhớ rằng mục tiêu chính của PTV là không phải tạo ra một HTTT hoàn hảo mà là tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức. Điều này có nghĩa là gì? HTTT mà PTV tạo ra phải đáp ứng nhu cầu của tổ chức (nhu cầu kinh doanh, công việc), hướng đến người sử dụng trong tổ chức. HTTT không nên tạo ra theo ý thích hoặc ý muốn chủ quan của PTV mà không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến lợi ích và nhu cầu của tổ chức. Vòng đời phát triển hệ thống có bốn giai đoạn căn bản: Lập kế hoạch (Planning). - Phân tích (Analysis). - Thiết kế (Design). - Xây dựng (Implementation). Mỗi giai đoạn có một số bước, dùng một số kỹ thuật, và tạo ra một số kết quả trung gian. Dự án phát triển HTTT có thể nhấn mạnh đến những phần khác nhau của vòng đời, hoặc tiếp cận các giai đoạn trong vòng đời theo những cách khác nhau. Giai đoạn lập kế hoạch. Tại sao phải xây dựng hệ thống? - Nhóm nên xây dựng hệ thống bằng cách nào? Các bước cần thực hiện: 1. Xác định giá trị kinh doanh/công việc. 2. Phân tích khả thi. 3. Lập kế hoạch công việc. 4. Tuyển dụng nhân sự cho dự án. 5. Hướng dẫn thực hiện và kiểm soát dự án. Giai đoạn phân tích. Những ai sử dụng hệ thống? - Hệ thống sẽ thực hiện những gì? - Hệ thống được sử dụng ở đâu, khi nào? Các bước cần thực hiện: 1. Phân tích giải pháp thực hiện. 2. Thu thập các yêu cầu của hệ thống. 3. Xác định yêu cầu dùng use case. 4. Mô hình hóa qui trình. 5. Mô hình hóa dữ liệu. Ví dụ mô hình hóa qui trình Ví dụ mô hình hóa dữ liệu Giai đoạn thiết kế. Hệ thống sẽ hoạt động như thế nào? - Người sử dụng sẽ dùng hệ thống như thế nào? - Hệ thống sẽ được thể hiện ra sao? Các bước cần thực hiện: 1. Lựa chọn thiết kế. 2. Thiết kế kiến trúc. 3. Thiết kế giao diện. 4. Thiết kế lưu trữ dữ liệu. 5. Thiết kế chương trình. Giai đoạn xây dựng. Hệ thống được xây dựng như thế nào? - Hệ thống được bàn giao như thế nào? Các bước cần thực hiện: 1. Xây dựng. - Xây dựng chương trình. - Kiểm tra chương trình và hệ thống. 2. Cài đặt. - Cách thức chuyển đổi hệ thống. - Kế hoạch huấn luyện người sử dụng. - Kế hoạch hỗ trợ tổ chức. Hệ thống Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống  Vai trò và kỹ năng của phân tích viên hệ thống Môi trường phát triển hệ thống 5. Phương pháp luận phát triển HT Phương pháp luận phát triển hệ thống là cách tiếp cận mang tính hệ thống đối với việc thực hiện vòng đời phát triển hệ thống. Có nhiều phương pháp luận phát triển hệ thống. Mỗi phương pháp nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau của hệ thống, xác định thứ tự thực hiện các giai đoạn trong vòng đời khác nhau, ấn định thời gian và nỗ lực dành cho mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Phân loại PP luận theo yếu tố mà PP luận nhấn mạnh đến: PP luận lấy qui trình làm chính: Các phương pháp luận nhấn mạnh đến các mô hình qui trình xử lý dữ liệu  hướng theo qui trình. PP luận lấy dữ liệu làm chính: Các phương pháp luận nhấn mạnh đến các mô hình lưu trữ dữ liệu  hướng theo dữ liệu. PP luận hướng đối tượng: Các phương pháp luận cân đối giữa qui trình xử lý và dữ liệu bằng cách kết hợp chúng vào một mô hình. Phân loại PP luận theo sự tiến hóa của PP luận phát triển hệ thống: PP thiết kế cấu trúc (Structured Design). 1. PP phát triển thác nước. 2. PP phát triển song song. PP phát triển ứng dụng nhanh (RAD - Rapid Application Development). 1. PP phát triển phiên bản. 2. PP phát triển tạo mẫu. PP phát triển hệ thống nhanh (Agile Development)  Extreme Programming. PP phát triển hệ thống kiểu thác nước. Ưu và nhược điểm của PP phát triển hệ thống kiểu thác nước. PP phát triển hệ thống kiểu song song. Ưu và nhược điểm của PP phát triển hệ thống kiểu song song. PP phát triển hệ thống kiểu phiên bản. Ưu và nhược điểm của PP phát triển hệ thống kiểu phiên bản. PP phát triển hệ thống kiểu tạo mẫu. Ưu và nhược điểm của PP phát triển hệ thống kiểu tạo mẫu. PP phát triển hệ thống kiểu phiên bản và kiểu tạo mẫu thuộc lớp PP phát triển ứng dụng nhanh (RAD - Rapid Application Development) sử dụng các công cụ và kỹ thuật đặc biệt: Công cụ CASE. - Kỹ thuật làm việc JAD. - Các NN lập trình hiển thị / thế hệ thứ tư. - Các bộ tạo mã (Code Generators). CASE (Computer-Aided Software Engineering). JAD (Joint Application Design). PP phát triển nào được xem là thích hợp đối với một HT cụ thể trong một tổ chức cụ thể? Việc chọn lựa PP phát triển HT dựa vào các tiêu chí sau đây: - Hiểu biết rõ ràng các yêu cầu của NSD. - Sử dụng thành thạo các kỹ thuật. - Sự phức tạp của hệ thống. - Độ tin cậy của hệ thống. - Thời gian và lịch trình thực hiện hệ thống. - Khả năng thấy được sự hình thành hệ thống. Hệ thống Hệ thống thông tin Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Vòng đời phát triển hệ thống Phương pháp luận phát triển hệ thống Vai trò và kỹ năng của PTV hệ thống  Môi trường phát triển hệ thống 6. Vai trò, kỹ năng của PTV hệ thống Vai trò của PTV hệ thống: Cầu nối giữa người sử dụng, lập trình viên và các chuyên gia IT. Có thể lãnh đạo nhóm thực hiện dự án xây dựng hệ thống thông tin. Có thể lãnh đạo hoặc tham gia quản lý dự án hệ thống thông tin. Vai trò của PTV hệ thống: Nghiên cứu các vấn đề và nhu cầu của tổ chức đối với HTTT. Giúp người sử dụng và nhà quản lý xác định các yêu cầu của HTTT. Tìm ra cách tiếp cận tốt nhất nhằm cải tiến HTTT của tổ chức thông qua việc sử dụng con người, các phương pháp phân tích thiết kế và công nghệ thông tin. Các kỹ năng của PTV hệ thống: Kỹ năng phân tích. - Kỹ năng kỹ thuật. - Kỹ năng quản lý. - Kỹ năng cá nhân. Kỹ năng phân tích. - Kỹ năng tư duy hệ thống. - Kỹ năng tìm hiểu tổ chức. - Kỹ năng xác định, nhận diện vấn đề. - Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Kỹ năng kỹ thuật. Những hiểu biết (lý thuyết - công nghệ - áp dụng) và các kỹ năng làm việc ở các lĩnh vực liên quan: Kiến trúc máy tính. - Ngôn ngữ lập trình. - Hệ điều hành. - Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị CSDL. - Mạng máy tính và chuẩn giao tiếp dữ liệu. - Công cụ và môi trường phát triển hệ thống. - Ngôn ngữ và công cụ phát triển Web. Kỹ năng quản lý. Quản lý tài nguyên. - Quản lý dự án. - Quản lý rủi ro. - Quản lý sự thay đổi. Tài nguyên được hiểu bao gồm tiền, đội ngũ thực hiện, máy móc, vật tư, thiết bị và cả thời gian phục vụ cho việc xây dựng HTTT. Kỹ năng cá nhân. Kỹ năng truyền thông giao tiếp. - Kỹ năng làm việc với nhóm. - Kỹ năng thúc đẩy nhóm làm việc. - Kỹ năng quản lý các mong đợi. Kỹ năng truyền thông giao tiếp được hiểu bao gồm các kỹ năng nói, viết, trình bày trước đám đông; kỹ năng phỏng vấn, lắng nghe; kỹ năng tổ chức và điều khiển cuộc họp. Tóm lại, chúng ta đã nói về … Hệ thống  Hệ thống thông tin  Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin  Vòng đời phát triển hệ thống  Phương pháp luận phát triển hệ thống  Vai trò và kỹ năng của PTV hệ thống  Phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptmoi_truong_phat_trien_ht_829.ppt
Tài liệu liên quan